“3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ đúng hay sai?

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 23 Tháng một 2014.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ đúng hay sai?

    Sau đây là ví dụ 146 trong chương 25 : “Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

    “146 – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

    Kỷ................Kỷ...............Giáp...............Bính
    Mùi...............Tị................Dần...............Dần

    Các đại vận:
    Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

    Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.


    Rõ ràng tác giả viết: “Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần“ nên tác giả kết luận: “Nhật Nguyên quá vượng“, nghĩa là Thân quá vượng. Bởi vì tác giả tin vào câu mà các cổ nhân để lại là : “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhận“ mà ở đây Dần là chi Lộc của Giáp (tức Giáp ở trạng thái Lộc tại Dần).

    Chính vì cái câu “Bất Hủ“ không thể sai được này nên cho dù thực tế cho biết qua 4 vận “Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp“, tức là can chi đều theo phương Thủy Mộc nên có theo trường phái Can trọng hay Chi trọng đều phải kết luận Thủy và Mộc của Tứ Trụ này phải là hỷ dụng thần, tức Tứ Trụ này Thân phải nhược. Chính vì vậy tác giả không còn cách nào khác đành phải “Đẽo, Gọt“ cho nó phù hợp với Thân Vượng như sau:

    Đầu tiên tác giả cho rằng : “Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy“, có nghĩa tác giả cho rằng Thân vượng mà có Thực Thương thì Thân càng vượng càng đẹp, tức là theo tác giả thì Tứ Trụ này có Thân vượng vẫn có thể lấy Tỷ Kiếp làm hỷ dụng thần cho dù Tứ Trụ này không phải ngoại cách, rõ ràng đây là một điều ngụy tạo Trắng Trợn. Chưa hết tác giả còn cho rằng: “Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết…“ trong khi Hỏa nắm lệnh còn có Bính thấu và được Mộc sinh. Nói chung chúng ta thấy tác giả thỏa sức “Đẽo, Gọt“ cứ như xung quanh không có ai cả ấy.

    Điều này đủ để chứng minh câu “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhân“ là sai. Vậy thì “Phương Pháp Xác Định Thân Vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi liệu có thể giải đáp để cho thực tế phù hợp với ví dụ này hay không?

    Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:
    [​IMG]

    Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

    Chỉ cần dừng ở đây cũng đủ để chứng minh Tứ Trụ này có Thân chỉ hơi vượng chứ không như sách đã kết luận “Nhật Nguyên quá vượng“. Theo lý thuyết của tôi thì Chi ở trạng thái Lộc hay Nhận chỉ được thêm 4,05 hay 4,3 đv nên nếu can ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt thì chi Lộc hay Nhận của nó cũng không thể gấp 3 lần can được còn nếu can được lệnh hoặc ở trạng thái suy hay bệnh thì chi Lộc hay Nhận không thể gấp 2 lần can được.

    Nhưng còn để cho Tứ Trụ này phù hợp với thực tế thì ta cũng phải “Đẽo, Gọt“ như thế nào để cho Thân phải nhược một cách hợp lý chứ không thể “Gọt, Đẽo“ mà lại “Trắng Trợn“ như sách này được.

    Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.

    Tương tự như can chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau thì ở ví dụ này ta thấy Dần trụ ngày có Dần bên cạnh là trụ giờ trợ giúp nên ta có thể đưa ra giả thiết nó cũng có thể sinh được cho Tị là trụ tháng ở ngay bên cạnh một số đv nào đó là hợp lý.

    Để đơn giản ta đưa ra giả thiết :

    Nếu 1 chi A trong Tứ Trụ có chi bên cạnh là B mang hành sinh cho nó hay giống nó (cho dù chi B ở trong hợp hóa hay không hóa, nếu đã hóa thì hành mới và hành cũ đều có tính chất giống nhau) mà chi A lại có thể sinh được cho chi C bên cạnh nó thì điểm vượng trong vùng tâm của hành chi C sẽ được thêm ít nhất 0,09 đv (để đơn giản ta lấy 0,1 đv) chỉ khi chi A và C không bị khắc gần hay trực tiếp hay ở trong hợp (trừ khi Chi chủ khắc trực tiếp ở trong hợp).


    (Vì ở đây mà lấy điểm vượng của chi Dần trụ ngày sinh cho điểm vượng của Tị trụ tháng thì phức tạp mà chưa chắc đã đúng.)

    Nếu sử dụng giả thiết này thì Hỏa có 17,96 đv + 0,09 đv = 18,05 đv. Theo lý thuyết của tôi thì với số điểm này Thân chỉ có 19,04 không lớn hơn Hỏa 1 đv nên Thân không thể được coi là vượng được và dĩ nhiên như vậy thì Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp phải là hỷ dụng thần của Tứ Trụ này nên nó phù hợp với thực tế của ví dụ này.
     
    Last edited by a moderator: 23 Tháng một 2014

Chia sẻ trang này