“Binh Pháp Tôn Tử“ trong Tử Bình

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 18 Tháng hai 2014.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    “Binh Pháp Tôn Tử“ trong Tử Bình

    Nói về cuốn “Binh Pháp Tôn Tử“ - một cuốn sách cổ của người Tầu (cách nay hơn 2500 năm) - thì một bài báo phương Tây nói hơi ngoa rằng “Mọi người lính Mỹ hầu như đều có hay biết về cuốn sách này“, với người lính đã quan trọng như vậy thì dĩ nhiên nó càng quan trọng hơn đối với các tướng soái cũng như các vua chúa hay các nhà lãnh đạo đất nước hiện nay.

    Vậy thì chúng ta liệu có thể vận dụng các Binh Pháp này vào trong luận đoán của Tử Bình hay không?

    Sách “Tích Thiên Tủy“ trong “Chương 8 – Địa Chi“ có viết:

    “…khi luận đoán cần nên biết hỷ thần thuộc về ta, kỵ thần thuộc về người“.

    Theo tôi đây chính là 1 trong các “Binh Pháp Tử Bình“ tối quan trọng, có thể cho nó là quan trọng bậc nhất cũng không sai. Ta có thể gọi đây là Binh Pháp Tử Bình số 1.

    Bởi vì “Binh Pháp Tôn Tử“ có nói “Biết Địch Biết Ta Trăm Trận Trăm Thắng“, cho nên nếu trong Tứ Trụ mà ta không xác định được chính xác hỷ dụng thần (là ta, phe ta) và kỵ thần (là người tức địch, phe địch) thì làm sao có thể “Điều Binh Khiển Tướng“ được (tức suy luận) mà hòng dành chiến thắng (tức dự đoán đúng).

    :::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::::

    Để ứng dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1“ này xin mọi người (hay các cao thủ Tử Bình) hãy suy luận để tìm ra chỗ sai trong ví dụ số 178 trong “Chương 22 – Thương Quan“ của cuốn "Tích Thiên Tủy" (nếu ai chưa có cuốn “Tính Thiên Tủy“ xin vào đọc chủ đề “Tích Thiên Tủy“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ bên trang web “Diễn Đàn Huyền Không Lý Số“ hay trang web “Lý Số Việt Nam“) như sau:

    “178- Canh ngọ kỷ mão nhâm thân kỷ dậu

    Canh thìn/ tân tị/ nhâm ngọ/ quý mùi/ giáp thân/ ất dậu

    Nhâm thủy sanh tháng mão, thủy mộc thương quan. Mừng quan ấn thông căn, chi năm phùng tài, thương quan có chế hóa, nhật nguyên sanh vượng, có thể lấy quan làm dụng thần. Tị vận, quan tinh lâm vượng, liên đăng bảng vàng, làm quan; nhâm ngọ quý mùi vận, nam phương hỏa địa, làm quan tể tướng nổi danh châu mục; giáp thân, ất dậu, kim đắc địa, mộc lâm tuyệt địa, tuy từ chức quay về, mà an hưởng cầm thư, kỳ nhạc thoải mái vậy“.


    Theo tôi chủ đề này có thể kéo dài vô tận bởi vì mục đích của chủ đề này là tìm ra các Binh Pháp mà Tôn Tử đã đúc kết được chuyển chúng sang áp dụng vào trong Tử Bình.
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng hai 2014
  2. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần theo phương pháp của tôi như sau:
    [​IMG]

    Qua sơ đồ ta thấy Thân của Tứ Trụ này là Thủy chỉ có 1,33đv (điểm vượng) trong khi Quan Sát có đến 9,6 đv và mặc dù Kiêu Ấn có đến 6,48 đv nhưng do Nhật can Nhâm bị khắc gần bởi 2 Kỷ nên Nhâm không có khả năng nhận được sự sinh từ Thân cùng trụ. Nếu ta cứ thử cho Nhật can Nhâm nhận được 1/3đv hay tất cả 4,1đv của Thân cùng trụ hoặc tất cả điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn thì Thân cũng chỉ có 6,48đv + 1,33đv = 7,81đv, như vậy Thân của Tứ Trụ này vẫn là nhược.

    Vậy thì tại sao tác giả dám kết luận Tứ Trụ này Thân vượng?

    Có một điều chúng ta đều dễ dàng biết rằng tất cả các ví dụ mẫu trong sách mà tác giả đã chọn để đăng thì dĩ nhiên tác giả phải biết rõ các vận trình xấu tốt của đương số đã xẩy ra trong thực tế, vì vậy tác giả luận theo Thân vượng hay nhược thường là đúng.

    Ở đây nếu như chúng ta không dựa vào những quy tắc cụ thể nào đó để xác định sự sinh khắc của ngũ hành của các can chi tronmg Tứ Trụ thì quả thực không có cách nào để mà có thể xác định đúng Thân vượng hay nhược được. Thân nhược hay vượng lúc đó hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ người luận nếu như người luận không biết thực tế đã qua của đương số.

    Do vậy để giải quyết khâu khó khăn này tôi đưa ra “Binh Pháp Tử Bình số 2“ như sau:

    Nếu Can hay Chi bị khắc (Chú ý: ở đây khắc theo ngũ hành chứ không phải khắc theo kiểu Tứ Hành Xung) gần (các can hay chi ngay trụ bên cạnh nếu chúng không bị hợp) hay bị khắc trực tiếp (các can hay chi cùng trụ nếu chúng không cùng bị hợp, trừ khi tất cả các can chi trong cùng trụ tạo thành 2 tổ hợp hóa hay không hóa) thì các can hay chi này không có khả năng nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác.

    Nếu như chúng ta thừa nhận Binh Pháp này thì rõ ràng Tứ Trụ này Thân phải nhược nhưng tác giả lại căn cứ thực tế của đương số nên khẳng định Thân phải là vượng. Vậy thì cái nào đúng và cái nào sai, chả nhẽ Binh Pháp Tử Bình số 2 này lại sai chăng?

    Chỉ còn một cách duy nhất để cứu vãn Binh Pháp này, đó là vì ta thấy ví dụ 179 ngay bên dưới có trụ giờ là Kỷ Dậu, cho nên ta có quyền nghi ngờ người dịch đã nhìn Gà hóa Cuốc mà ghi lộn.

    Nếu đúng như vậy thì qua phương pháp của tôi chỉ có giờ Canh Tý và Tân Hợi thì Tứ Trụ này mới có Thân vượng. Mà trong 2 giờ này thì giờ Tân Hợi chính xác hơn vì tác giả đã viết: “nhâm ngọ quý mùi vận, nam phương hỏa địa, làm quan tể tướng nổi danh châu mục“. Điều này phù hợp với vận Quý Mùi có tam hợp Hợi Mão Mùi cho biết tên tuổi người này mới nổi tiếng như vậy, trong khi giờ Canh Tý chỉ có bán hợp Mão Mùi kém hơn nhiều nên không thể nổi tiếng như vậy được.

    Sau đây là sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần theo giờ Hợi:
    [​IMG]

    Điều này có thể đã chứng minh được rằng muốn áp dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1“ thì phải biết đến “Binh Pháp Tử Bình số 2“ chăng ?


    Hy vọng ai có Binh Pháp Tử Bình nào mới xin hãy đăng tiếp ở đây để mọi người cùng kiểm nghiệm và trao đổi kinh nghiệm.
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng ba 2014
  3. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Cùng chủ đề này trong mục Tử Bình bên trang web Tuvilyso.org, TuBinhTuTru đã viết:

    "Vulong777,

    Theo phương pháp của Vulong777 thì tứ trụ (Nam) sau đây là thân vượng hay nhược hoặc có cách cục hay không và dụng thần là gì?

    Quý Dậu - Tân Dậu - KỶ MÃO - Ất Hợi

    ĐH: Canh Thân, Kỷ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ, Bính Thìn ...

    Chỉ đơn thuần toán theo phương pháp của Vulong777 mà thôi ..."

    Tôi đã trả lời:

    Sau đây là sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược của tôi:
    [​IMG]
    Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân nhược mà Thực Thương là kỵ thần số 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn nhưng đáng tiếc trong Tứ Trụ không có đành phải lấy đến dụng thần thứ 2 là Tỷ Kiếp nhưng trong Tứ Trụ cũng lại không có. Vậy thì lấy gì làm dụng thần bây giờ?

    Nếu như Quan Sát là kỵ thần số 1 thì khi Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp không có thì dụng thần thứ 3 là Thực Thương vì mặc dù nó làm xì hơi Thân là xấu nhưng kéo lại nó chế ngự Quan Sát là tốt cho Thân. Nhưng ở đây Thực Thương và Tài đều cường vượng nên lấy cái nào làm dụng thần cũng đều xấu cả. Trong trường hợp này đành phải phá “Lệ Làng“ vậy, ta đành phải lấy chính Nhật can Kỷ làm dụng thần bởi vì theo phương pháp của tôi Nhật can được coi như một can bình thường khi hợp với tuế vận hóa cục, tức khi đó Hành của Thân (tức Nhật Nguyên) không thay đổi. Do vậy chẳng có lý do nào mà lại không thể lấy chính Nhật can làm dụng thần (mặc dù trước đây viết trong sách tôi không thừa nhận điều này).

    Tứ Trụ này theo trường phái của cụ Thiệu thì nó thuộc cách Thực Thương sinh Tài (chủ về phú quý tự nhiên đến) còn hỷ dụng thần là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp. Cho nên vào các vận hỷ dụng thần là Kỷ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tị và Bính Thìn đều đẹp (đẹp nhất là vận Mậu Ngọ). Từ vận Ất Mão trở đi là kỵ vận nên xấu nhiều tốt ít (có thể thất lộc ở vận này), còn vận đầu là Canh Thân là kỵ vận nhưng may mắn có Canh hợp với Ất hóa Kim thành cách Tòng Nhi nên cũng đẹp (vì theo tôi chỉ còn một Mão trụ ngày Tử Tuyệt ở lệnh tháng và đại vận thêm bị khắc gần bởi Dậu trụ tháng nên nó không có đủ sức để phá cách).

    Vì Tứ Trụ này coi như không có dụng thần, đành phải dựa vào tuế vận nên chắc chắn mức độ phát sẽ bị giảm đi nhiều so với Tứ Trụ có dụng thần.

    Đại khái khả năng dự đoán về Tài Quan Ấn của tôi đến lúc này chỉ đến như vậy hy vọng TuBinhTuTru hồi âm xem đúng sai ra sao tôi sẽ rút kinh nghiệm tiếp.

    Thân chào
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng ba 2014
  4. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    TuBinhTuTru đã hồi âm:

    Lẽ tất nhiên, đây là Tứ trụ có Thân nhược quá rõ và qua đó cho ta thấy các Âm can Nhật nguyên không thể tuân thủ Trường Sinh chi địa như Dương can Nhật nguyên được. Nghĩa là, Nhật nguyên (Kỷ) lý ra khởi Trường Sinh ở Dậu (niên-chi và nguyệt-chi) thì phải Vượng, nhưng không phải vậy. Tuy nhiên, do bát tự thuần âm nên bị (khắc chế, xích khí) không đến đỗi mà lại được Cách cục thành hình (THỰC THẦN CÁCH); cho nên, DỤNG thần là phải có (protocol - hệ thống các quy tắc) dù cho trong bát tự không có. Bát tự không có thì DỤNG thần không bị hình, hợp, xung, khắc, hại v.v... trực tiếp ở bình diện "tiên thiên" nhưng sẽ gặp ở các Đại vận thuộc "hậu thiên".

    THỰC THẦN CÁCH - Nhật nguyên yếu mà có nhiều Quan, Sát hay Thực, Thương thì đều dùng ẤN làm DỤNG thần, TỶ-KIẾP là HỶ thần ...

    ĐV: Canh Thân, Sát (Ất) bị bó buộc chứ không Ất-Canh hợp hóa Kim
    ĐV: Kỷ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ, Bính Thìn, đều là Kiêu/Ấn-Tỷ/Kiếp sinh-trợ
    ĐV: Ất Mão, Sát vượng và không còn Ấn/Tỷ sinh-trợ nữa nên mạng vong

    Cách cục này không phải cách Thực Thương sinh Tài mà là Thực Thần chế Sát vô nề nếp kỷ luật thuộc về quân đội, tướng lĩnh hơn là kinh thương. Cách cục có chính và biến và cách cục này là chính. Để được đắc cách THỰC THẦN tất cần Thân vượng, nếu như Thân vượng thì không nên gặp Ấn nhưng trong Tứ trụ này vắng bóng Ấn thì phải chờ gặp ở Đại vận ắt thành công vậy.

    Do đó, có những cách cục đã được lập thành mà có DỤNG thần trong Tứ trụ thì ổn định khi còn nhỏ nhưng khi ra đời DỤNG thần gặp phải Hình, Xung, Khắc, Hợp, Hại ắt tai biến xảy ra, cách cục tan rã ngay ...

    Tôi cũng chỉ có 3 xu hồi âm chia sẽ mà thôi ... và muốn nhắn với Vulong777 và các bạn khác rằng khi xem Bát Tự Tứ Trụ phải khán tổng thể từ Cách Cục đến Thân vượng suy cùng các Ngoại cách để khỏi thiếu sót trong muôn một.
     
  5. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Vô tình TuBinhTuTru đã đưa ra một ví dụ cực kỳ hay mà đơn giản để kiểm nghiệm "Binh Pháp Tử Bình số 1" của tôi ở chủ đề này. Bởi vì đây là một ví dụ hầu như chỉ cần ước lượng qua ai cũng thừa sức xác định được Thân của Tứ Trụ này là nhược mà không cần đến sự giúp đỡ của "Binh Pháp Tử Bình số 2".

    Khi chúng ta đã xác định được Thân nhược rồi thì rõ ràng đã biết hỷ dụng thần phải là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mà theo "Binh Pháp Tử Bình số 1" thì “hỷ thần thuộc về ta, kỵ thần thuộc về người“. Sau đó ta chỉ cần xét can chi đại vận mang các hành Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp thì nó thuộc về ta (tức phe ta hay phe mình) vì chúng giúp đỡ, sinh trợ cho ta thì dĩ nhiên các vận đó phải đẹp (trừ khi chúng hợp hoá thành kỵ thần). Ở Tứ Trụ này rõ ràng 4 đại vận "Kỷ Mùi, Mậu Ngọ, Đinh Tỵ, Bính Thìn" can chi đều mang hành hỷ dụng thần (Hoả và Thổ) nên ta kết luận chúng là các vận đẹp.

    Còn vận Ất Mão mang hành Mộc khắc dụng thần Thổ nên vận này là Hung vận (tức xấu nhất) rất dễ toi mạng.

    Vận đầu tiên là Canh Thân mang hành Kim là kỵ thần nên vận này xấu vì Kim đã cường vượng trong Tứ Trụ lại vào vận Kim nên Kim càng cường vượng xì hơi Thân để sinh cho Tài càng mạnh. Do vậy Thân đã quá nhược so với Thực Thương (Kim) và Tài tinh (Thuỷ) lại càng thêm nhược trong khi Tài đã cường vượng hơn Thân nay lại được sinh thêm lại càng thêm vượng. Điều này tất yếu sẽ dẫn đến trường hợp "Thân nhược không thắng được Tài nên vì Tài mà gặp tai hoạ" là cái chắc. Nhưng ở đây may mắn có Ất trong Tứ Trụ hợp với Canh đại vận hoá Kim thành công (vì không những có thần dẫn là lệnh tháng Dậu mà còn có cả chi đại vận Thân cũng là thần dẫn). Điều này dẫn đến cách Thực Thần chuyển thành cách Tòng Nhi (tức tòng Thực Thương) nên từ vận xấu đã trở thành vận đẹp.

    Nếu theo TuBinhTuTru thì Ất hợp Canh không thể hoá được Kim thì làm sao có thể trở thành cách Tòng Nhi mà đẹp được. Do vậy ở đây Ất Hợp Canh phải hoá được Kim thì mới đúng với thực tế của Tứ Trụ này. Với trường hợp này thì Hoàng Đại Lục luôn luôn cho rằng hoá được Kim mà không cần đến thần dẫn (nếu như ông ta nhớ được Ất hợp Canh thuộc ngũ hợp của Thiên Can) trong khi TuBinhTuTru lại ngược lại cho rằng không hoá được Kim. Tại sao 2 người lại đi đến kết luận ngược nhau như vậy? Điều này có thể giải thích một cách đơn giản là hầu như các sách Tử Bình từ cổ tới kim chưa có một cuốn sách nào đưa ra quy tắc can chi trong Tứ Trụ hợp với Tuế Vận hoá cục cả, ngay cả cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa cũng chỉ đưa ra các quy tắc hợp hoá của các can chi trong Tứ Trụ mà thôi (ngoại trừ cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi - tính đến thời điểm này mà tôi biết). Đó là lý do mà TuBinhTuTru không dám kết luận ngũ hợp này hoá được Kim là như vậy.

    Còn Hoàng Đại Lục thì sao?

    Trong “Chương 2 – Luận dụng thần biến hóa“ cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục, ông ta đã viết:

    “… mệnh cục có ngọ không có tuất, chữ ngọ cùng chữ dần bán hợp, cũng là có thể hóa hỏa. Luận cách cục thì, ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần, Trầm thị đối với việc này cũng không có đưa ra yêu cầu“.

    Chính vì vậy mà Hoàng Đại Lục mới tin và cho tất cả các tổ hợp hoá cục hết không cần đến thần dẫn là như vậy.

    Nói chung qua hồi âm của TuBinhTuTru thì tôi đã luận đoán ví dụ này đúng 100%, kể cả hạn chết. Điều này đã chứng minh "Binh Pháp Tử Bình sô 1" là hoàn toàn đúng, xứng đáng với vị trí số 1 của nó.

    Cái mà tôi muốn biết là thực tế người này phát phú quý nhưng bị giảm đến mức nào vì trong Tứ Tụ không có dụng thần, nhưng đáng tiếc là TuBinhTuTru chưa cho biết. Còn dĩ nhiên là Tứ Trụ này có "Thực Thần sinh Tài phú quý tự nhiên đến" nhưng vì Thân quá nhược nên vào các vận Thân vượng chủ yếu chỉ được hưởng bởi chữ Quý mà thôi. Mà chữ Quý tức chủ về quan lại. Trong Tứ Trụ còn có thông tin "Thực Thần chế Sát" (Quý trụ năm là Tài, Tân trụ tháng là Thực còn Ất trụ giờ là Sát) mà Sát chủ về võ nghiệp (tức quân đội) nên nếu phát quan thì thường về võ nghiệp.
     
    Last edited by a moderator: 6 Tháng ba 2014
  6. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Trong các sách cổ có viết “Hợp Sát lưu Quan“ hay “hợp Quan lưu Sát“. Điều này chứng tỏ cổ nhân đã cho chúng ta biết một tính chất vô cùng quan trọng của Tử Bình, đó là “Các Can Chi trong tổ hợp không có khả năng tác động với các Can Chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại“. Nếu kết hợp với lý thuyết của tôi thì Binh Pháp Tử Bình thứ 3 sẽ là:

    Binh Pháp Tử Bình số 3:

    “Các Can Chi trong tổ hợp không có khả năng sinh hay khắc với các Can Chi bên ngoài tổ hợp và ngược lại, trừ các Can Chi cùng trụ không cùng bị hợp khi tính điểm vượng trong vùng tâm nhưng nếu các trụ trong Tứ Trụ mà chỉ có tất cả các Can và Chi của các trụ này tạo thành 2 tổ hợp thì các Can Chi cùng trụ của các trụ này vẫn sinh hay khắc được với nhau“.

    Sau đây là ví dụ số 89 trong “Chương 12: Bát Cách“ của cuốn “Trích Thiên Tủy“:

    “89 - Tân mão bính thân quý mão nhâm tuất

    Ất mùi/ giáp ngọ/ quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần

    Mệnh này ấn thụ cách, lấy thân kim làm dụng thần, bính hỏa lâm bệnh địa, nhâm thủy thấu xuất là dược, tức bệnh có cứu, ngũ hành cân bằng, thu lệnh thủy thông nguyên. Vận quý tị, kim thủy phùng sanh trợ, khoa giáp liên đăng; nhâm thìn vận gặp bệnh có thuốc cứu, làm đến huyện lệnh; vận tân mão, canh dần phùng kim không thể sanh hỏa mà trở thành ấn sinh nhật chủ, danh lợi song toàn”.


    Sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này theo phương pháp của tôi:
    [​IMG]

    Theo “Binh Pháp Tử Bình số 3” thì Bính trụ tháng khắc được Thân cùng trụ, Quý khắc được Mão cùng trụ đã hóa Hỏa và Nhâm khắc được Tuất cùng trụ cũng đã hóa Hỏa.
    Theo “Binh Pháp Tử Bình số 2” thì Bính trụ tháng khắc gần Tân trong hợp. Tân bị khắc gần nên không khắc được Mão cùng trụ. Thân trụ tháng khắc gần Mão trụ năm.

    Theo sơ đồ trên thì Thân (Thủy) của Tứ Trụ này là nhược vì nó chỉ có 9đv không lớn hơn Hỏa 1đv. Do vậy hỷ dụng thần của “Binh Pháp Tử Bình số 1” là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp còn kỵ thần là Thực Thương, Tài và Quan Sát.

    Nếu như can chi trong tổ hợp mà tác động được với các can chi bên ngoài và ngược lại thì Bính trụ tháng ở trong hợp sẽ bị Quý trụ ngày khắc gần và Nhâm trụ giờ khắc cách 1 ngôi nên điểm vượng trong vùng tâm của Bính chỉ còn 4.2/3 .3/4 đv = 2,58đv. Như vậy hành Hỏa trong vùng tâm chỉ có 6,09đv nó nhỏ hơn hành Thủy hơn 1đv. Do vậy Thân sẽ là vượng.

    Nếu Thân vượng thì Kim và Thủy phải là kỵ thần thì vào vận Quý Tị có Tị hợp với Thân trụ tháng hóa Thủy thành công. Như vậy đã vào vận kỵ thần Thủy còn thêm cục Thủy kỵ thần (tức can chi đều là kỵ thần) thì làm sao mà “khoa giáp liên đăng” được.

    Điều này đã chứng minh được rằng “Binh Pháp Tử Bình số 3“ là đúng.

    Ví dụ 89 này tác giả đã cho biết các vận Quý Tị, Nhâm Thìn, Tân Mão và Canh Dần đều là các vận đẹp. Vậy thì ở đây Can hay Chi đại vận là trọng? Ta thấy các vận có các chi là Dần, Mão, Thìn và Tị đều mang hành kỵ thần là Mộc, Hỏa và Thổ lại đẹp là một điều vô lý trong khi can của 4 vận này đều mang hành hỷ dụng thần đều là Kim và Thủy đã phản ánh đúng với thực tế của đương số. Điều này đủ để chứng minh rằng đại vận Can trọng hơn Chi, đúng như tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã viết trong (cuốn sách "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" của Từ Nhạc Ngô):

    Chương 25 : Luận Hành Vận

    Nguyên văn:
    Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra”.


    Đơn giản chỉ có vậy mà người bình là Từ Nhạc Ngô lại trắng trợn thay đổi ý của tác giả cho rằng phải lấy chi của đại vận làm trọng.

    Từ chú thích:
    Riêng vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương…”.


    Còn 2 vận đầu tiên là Ất Mùi và Giáp Ngọ can chi đều là kỵ thần nên là xấu, không cần phải bàn luận.

    Qua ví dụ này đã cho chúng ta biết rằng muốn sử dụng “Binh Pháp Tử Bình số 1” thì chúng ta thường phải sử dụng đến “Binh Pháp Tử Bình” số 2 và 3.

    Trong 3 Binh Pháp đầu tiên này thì “Binh Pháp Tử Bình số 2” chắc chắn là của riêng tôi (do tôi tìm ra). Bởi vì đến nay theo tôi biết chưa có một ai hay một cuốn sách nào đề cập đến nội dung như vậy.

    (Giải thích thêm về nội dung “Binh Pháp Tử Bình số 3” như sau: Nếu với sơ đồ trên mà giả sử chỉ có Thân trụ tháng hợp với Tị trụ năm nhưng không hóa Thủy chẳng hạn thì Bính vẫn khắc được Thân nhưng nếu Thân trụ tháng hợp với Tị trụ năm và Tị trụ ngày chẳng hạn thì Bính không khắc được Thân bởi vì can trụ ngày không tham gia vào tổ hợp của Bính với Tân.)
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng ba 2014
  7. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ví dụ 169 trong “Chương 22 - Thương Quan” của cuốn “Trích Thiên Tủy” đã viết:

    “169 - Kỷ mùi quý dậu mậu tuất canh thân

    Nhâm thân/ tân mùi/ canh ngọ/ kỷ tị/ mậu thìn/ đinh mão

    Trụ này thổ kim thương quan, chi thuộc phương tây, kim khí quá trọng, lấy kiếp làm dụng thần. Mừng kỷ thổ khắc quý thủy, cho nên kế thừa dòng dõi nho học; đổi lại vận trình phương nam hỏa địa, làm quan từ huyện lệnh đến châu mục, được tiến cử nhà vua. Cả đời gặp hung hóa cát, công danh không gặp sóng gió vậy”.


    Còn ví dụ 93 trong “Chương 10: Luận dụng thần biến hóa” của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú” đã viết:

    “93 - Quý Dậu / Đinh Tị / Nhâm Ngọ / Bính Ngọ

    Hành vận: Bính thìn / ất mão / giáp dần / quý sửu / nhâm tý / tân hợi

    Tứ trụ của Tùng hỗ hộ quân sứ Hà Phong Tòng: Nguyệt lệnh Tài Sát, nhật nguyên cực nhược, hay ở chỗ Tị Dậu hợp lại, Tài hóa ra Ấn, Quý khắc mất Đinh, khiến Đinh chẳng hợp Nhâm, cũng chẳng thương Ấn, là dùng Kiếp hộ Ấn. Can giờ Bính hỏa thấu ra, Tài vượng sanh Quan, nhờ có Tài Ấn chẳng hại nhau, toại thành quý cách. Nếu chỉ được Quý thủy cứu ứng, mà không gặp được Tị Dậu biến hóa, cũng không thành nổi vậy”.



    Theo “Binh Pháp Tử Bình số 3” thì với ví dụ 169 có Mậu trụ ngày đã hợp với Quý trụ tháng rồi thì làm sao mà Kỷ trụ năm có thể khắc được Quý trụ tháng. Tương tự với ví dụ 93 có Nhâm trụ ngày hợp được với Đinh trụ tháng rồi thì làm sao mà Quý trụ năm có thể khắc được Đinh trụ tháng cơ chứ?

    Câu “Quý khắc mất Đinh, khiến Đinh chẳng hợp Nhâm” thì phải chăng đây chính là tính chất đối xứng của Ngũ Hợp (tức cái có thể phá được Ngũ Hợp)? Để kiểm tra tính đúng sai của giả thiết này là hơi khó nếu chỉ xét các can trong Tứ Trụ (vì gặp khá ít các trường hợp như thế này) nhưng lại không khó đối với tổ hợp của các can giữa Tứ Trụ với tuế vận (nếu chúng ta thừa nhận can trong Tứ Trụ khắc can đại vận hay can lưu niên cũng được xem là khắc gần). Bởi vì theo “Phương Pháp Tính Điểm Hạn” của tôi thì hầu như khi sử dụng giả thiết này thì kết quả tính được đều sai so với thực tế đã xẩy ra. Chính vì vậy mà cho tới giờ tôi vẫn chưa tìm được tính đối xứng với ngũ hợp của thiên can là cái gì cả (tức là cái có thể phá được ngũ hợp thiên can).

    Qua 2 ví dụ này chúng ta có thể nhận thấy tác giả hay người bình 2 cuốn sách kinh điển hay nhất về Tử Bình hiện nay là “Trích Thiên Tủy” “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú” vẫn chưa biết đến nội dung của “Binh Pháp Tử Bình số 3”.

    Vì sao lại như vậy? Theo tôi chắc họ cũng như với đa số người hiện nay chỉ thừa nhận câu “Hợp Quan lưu Sát” hay “Hợp Sát lưu Quan” chỉ đúng với Quan hay Sát mà thôi thì phải? Nếu đúng như vậy thì không phải chỉ “Trăm Năm Mệnh Lý Què Quặt” mà nghìn năm nữa mệnh lý vẫn thế thôi.
     
    Last edited by a moderator: 17 Tháng ba 2014
  8. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã viết trong (trích cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô):

    "Chương 25 : Luận Hành Vận

    Nguyên văn:

    Phương pháp luận vận và xem mệnh cũng không khác nhau. Xem mệnh lấy can chi tứ trụ phối với hỷ kị nguyệt lệnh, còn thủ vận thì lại lấy can của vận phối hỷ kị Bát tự. Cho nên ở hành vận, mỗi vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay là kỵ, cát hung phân rõ ra”.

    Từ câu này và kết hợp với lý thuyết của tôi, ta có thể đưa ra Binh Pháp Tử Bình thứ 4 nhau sau:

    Binh Pháp Tử Bình số 4:

    Hành của Can đại vận được xem như bổ xung cho hành trong Tứ Trụ, cho nên vận đó đẹp thường nó là hỷ dụng thần (nếu nó không bị thương tổn hay hợp hóa thành kỵ thần) và vận đó xấu thường nó là kỵ thần.
    Chi đại vận chủ yếu dùng để xác định trạng thái vượng suy của các can chi trong Tứ Trụ và đại vận ở tại vận đó ngoài ra nếu nó hợp hóa cục thì xét thêm hóa cục này là hỷ dụng thần thì nó có lợi cho Thân còn là kỵ thần thì nó không có lợi cho Thân“.


    Muốn dự đoán đúng các đại vận là đẹp hay xấu thì ngoài 3 Binh Pháp Tử Bình đầu tiên ra không thể thiếu “Binh Pháp Tử Bình số 4“ này.
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng ba 2014

Chia sẻ trang này