“Vượng Suy Pháp“ Đại Chiến với “Cách Cục Pháp“

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 26 Tháng hai 2012.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    “Vượng Suy Pháp“ Đại Chiến với “Cách Cục Pháp“

    Tôi mở chủ đề này hy vọng mọi người sẽ cung cấp các ví dụ mẫu và tham gia mổ sẻ chúng để biết được những ưu điểm hay nhược điểm của từng phương pháp này.

    Sau đây là ví dụ số 2 trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên bản nghĩa“ của Hoàng Đại Lục (trong “Chương 2 - Luận dụng thần biến hóa“):

    “2 - Chúng ta lại xem mệnh người thứ hai, một nam mệnh là:
    Tầi kiếp nhật thương
    Mậu giáp ất bính
    Tuất dần sửu tý

    Đại vận: ất mão/ bính thìn/ đinh tị/ mậu ngọ/ kỷ mù̀i

    Ất mộc sinh ở dần nguyệt, lộ ra bính hỏa thương quan ở thời can, địa chi có tuất không có ngọ, nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài, nhưng sự thật lại không phải như thế. Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn. Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên. Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền.

    Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận Mậu Ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ có chữ ngọ mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm“.


    Hoàng Đại Lục viết: “… nếu như dần tuất có thể hóa hỏa, cách thành thương quan sinh tài, như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn, đinh tị này tất nhiên đã gặp đạ̣i phát tài…“. Với những ai mới nhập môn Tử Bình theo trường phái cụ Thiệu cũng đủ biết rằng chả bao giờ có cái chuyện Dần Tuất là bán hợp hóa Hỏa cả. Điều này chỉ có ở những người theo các trường phái khác mà thôi. Ngoài Dần bán hợp với Tuất họ còn cho rằng cả Thân bán hợp với Dậu hóa Kim, …. nữa mới “Khủng“ chứ.

    Hoàng Đại Lục viết tiếp: “nhưng sự thật lại không phải như thế“. Điều này chứng tỏ ông ta không biết vì sao 2 vận Bính Thìn và Đinh Tị người này không phát tài nên mới phải đưa ra câu hỏi Ngớ Ngẩn “nếu như“ là vậy.

    Hoàng Đại Lục đặt câu hỏi: “Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận Mậu Ngọ mới xảy ra xoay chuyển?“

    Và ông ta tự trả lời: “Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa“.

    Dù sao thì đến đây cũng phải khen ông ta đã hơn hẳn nhiều người, đó là sự dũng cảm khẳng định cái “bán hợp“ Dần với Tuất không thể hóa Hỏa được.

    Để khẳng định cho sự nghi ngờ trên của mình đúng ông ta đã đi đến kết luận “có chữ ngọ mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa“. Điều này đủ để chứng minh ông ta quả thực là một người “Thông Minh“ tuyệt vời. Nếu ai không tin thì cứ thử hỏi xem có mấy ai biết tam hợp Dần Ngọ Tuất có Bính dẫn hóa mà có thể hóa được Hỏa cơ chứ.

    Ông ta đã luận tiếp: “khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm“.

    Nếu chỉ có vậy thì tại sao vào các năm Ngọ như năm Canh Ngọ thuộc đại vận Đinh Tị hay Mậu Ngọ, hoặc năm Mậu Ngọ thuộc đại vận Bính Thìn hay Định Tị gì đó “nguyệt kiếp cách“ không “biến thành thực thương cách“ để “làm cho mệnh chủ phất lên như sấm“ hay sao ?

    Để đơn giản ta lấy ngay năm Giáp Tuất. Ông ta đã viết: “Mệnh chủ lần đầu phát tài là ở vận mậu ngọ năm giáp tuất, được huynh đệ mình trợ giúp mà phát hơn trăm vạn.“.

    Ấy vậy mà ngay năm sau là Ất Hợi ông ta lại viết: “Năm sau ất hợi tỉ kiên tranh tài, liền phá mất đi mấy chục vạn nguyên“. Rõ ràng ở đây ông ta không hề đả động gì tới tam hợp Hỏa (tức “Thực Thương cách“) đã bị phá mà ông ta chỉ cho rằng bại tài là do Ất lưu niên là tỷ đã tranh đoạt tài với Thân, còn năm Giáp là Kiếp thì ông ta cho rằng Kiếp đã giúp đỡ Thân để thắng tài. Vậy mà mồm ông ta nói xoen xoét: “Thân vượng hay nhược không quan trọng miễn là Cách Cục được thành lập“. Hóa ra là ông ta chơi cái kiểu “Lập Lờ đánh lận con đen“, bởi vì ông ta không có khả năng để chứng minh năm Giáp Tuất phải có Thân nhược nên mới có chuyện Tỷ Kiếp trợ Thân, còn năm Ất Hợi phải có Thân vượng thì mới có chuyện Tỷ Kiếp tranh đoạt tài với Thân.

    Thực chất là ông ta không thể hiểu được tại sao năm Giáp Tuất đại phát tài còn năm Ất Hợi là bại tài cũng như Thân có bị thay đổi hay không trong khi cách cục không bị phá.

    Ở đây tôi hoàn toàn sử dụng “Cách Cục Pháp“ với chính lý thuyết của Hoàng Đại Lục để phản biện lại ông ta chứ tôi chưa sử dụng “Vượng Suy Pháp“ của tôi. Hy vọng các cao thủ của “Cách Cục Pháp“ hãy chứng minh những điều suy luận của tôi ở trên là sai, tôi xin cám ơn vô cùng.

    Tôi sẽ dùng “Vượng Suy Pháp“ để luận ví dụ này sau.

    (Nếu như không nhầm thì tôi đã dùng “Vượng Suy Pháp“ của tôi để phản biện lại bài luận này rồi thì phải.)
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng hai 2012
  2. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Mai an ha bên Tuvilyso.org đã viết trong chủ đề “Luận mệnh theo “Trường phái cách cục““ như sau:

    “ Dần-Tuất có thể bán hợp được hay không ? . Hoàng Đại Lục đã đưa ra một ví dụ để chứng minh rằng không thể. (TBCTBN toahuongqui dịch). mah xin chép lại vd này,nhân tiện diễn giải rõ thêm ý của Hoàng đại ca.

    Mậu Tuất - Giáp Dần – ngày Ất Sửu - Bính Tý

    Ất mão/bính thìn/đinh tị/mậu ngọ/kỉ mùi

    HĐL viết "...nếu như Dần Tuất có thể hóa hỏa (tức có thể được tính là bán hợp. mah), cách thành thương quan sinh tài,như vậy mệnh chủ ở trong hai vận bính thìn,đinh tị này tất nhiên đã gặp đại phát tài,nhưng sự thật lại không phải như thế...Phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một,đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không đủ hợp hóa thành hỏa,chỉ có tới vận mậu ngọ,có chữ ngọ mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa,...".
    sau đây là luận của mah (vẫn dựa theo ý của HĐL):

    Nhân nguyên tàng trong Dần cả 3 đều thấu,tất nhiên giáp bản khí nặng ký hơn nên được mang tên cách: Nguyệt kiếp cách. 2 thấu Bính Mậu còn lại tạo thành thương quan sinh tài. Nhìn cách bố cục của các can trên ta thấy Thương sinh tài thì cứ sinh tài,còn việc đoạt tài là chuyện của Kiếp chẳng gì cản nổi (Kiếp tài là đệ nhị ác thần trong 4 hung thần, cực hung hản; là cường đạo chuyên môn đoạt tài. Vương Khánh) nên dù vận Bính thìn, Đinh tị có đến sinh tài cũng không giữ nổi.

    Phải dụng phép thần thông di sơn đảo hải chuyển hóa Nguyệt kiếp cách biến mất mới mong nghinh ông Phú vào nhà. Và đây vận Ngọ chính là phép thần. Tam hợp dần ngọ tuất khiến nguyên cục nguyệt kiếp cách biến thành Thực thương cách sinh Tài:

    Vậy thì vào các năm Ngọ của vận Bính Thìn và Đinh Tị tam hợp Dần Ngọ Tuất không thể hóa được Hỏa để “…khiến nguyên cục nguyệt Kiếp cách biến thành Thực thương cách sinh Tài“ hay sao?

    Năm Giáp tuất phát tài vì : khi dần tham gia hỏa cục tam hợp mất gốc, thân trở nên nhược trước cách cục mới, Giáp lưu niên đến thông gốc giúp thân gánh tài (thực tế là nhờ huynh đệ trợ giúp).

    Vậy thì năm Mậu Dần vì sao cũng phát tài (“Sau này ở năm mậu dần, kỷ mão lại phất lên dữ dội một vài khoản tiền“) khi mà “…Thân trở nên nhược…“ mà không có “…Giáp lưu niên đến thông gốc giúp Thân gánh tài“ ?
    (nếu năm Mậu Dần không thuộc đại vận Mậu Ngọ thì Hoàng Đại Lục đã nói, hơn nữa ông ta đã khẳng định chỉ có vận Mậu Ngọ thì “Nguyệt Kiếp Cách mới trở thành Thực Thương Cách nên mệnh chủ mới phất lên như sấm“).


    Năm sau Ất hợi : hợi tí sửu thủy cục chế Thực thương sinh tỉ kiếp đoạt tài nên bại tài.

    Tý và Sửu đã hóa Thổ rồi còn đâu nữa mà Hợi có thể hợp được. Hợi thái tuế xung phá tan Thổ cục chắc ? Hơn nữa thần dẫn ở đâu cho tam hội này hóa Thủy ?

    Đơn giản chỉ có thế!
    mai an hạ“.
     
  3. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    “Hố Tử Thần” trong Tử Bình

    Khái niệm về sinh và khắc của Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ) là tối quan trọng không thể bỏ qua được khi học Tử Bình. Khái niệm này hầu như là gắn liền với Tử Bình như hình với bóng. Dĩ nhiên nếu một ai khi nghiên cứu Tử Bình mà bỏ qua không xét đến tính chất sinh hay khắc trong một lĩnh vực quan trọng nào đó sẽ là một điều không thể chấp nhận được (như xét Thân vượng hay nhược, xét tranh phá hợp giữa các địa chi, xét hỷ kỵ thần bị khắc thương tổn ra sao,…..).

    Ở đây tạm thời không động chạm gì tới các sách khác về Tử Bình mà chỉ nói tới cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ” của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa.

    Ngay đầu tiên chúng ta thấy điều khó khăn nhất khi học Tử Bình là làm sao xác định chính xác Dụng Thần của Tứ Trụ. Mà muốn xác định chính xác dụng thần thì đầu tiên phải xác định chính xác Thân của Tứ Trụ là vượng hay nhược.

    Muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược thì Trần viên đã tổng kết qua mục: “1 - Sự vượng, suy của can ngày” – trang 74. Trong mục này hầu như ai đọc cũng chỉ chú ý tới các điều mà Trần Viên đã viết về can ngày như: được lệnh, đắc địa, được sinh và được trợ giúp mà ít ai để ý tới nội dung mà câu d phía dưới đã đề cập:

    “d – Các can chi khắc mình làm hao tán hoặc xì hơi mình gặp xung hoặc bị chế phục, bị hợp mất, hoặc cách xa thì vẫn được xem là Thân vượng, ngược lại là Thân nhược”.

    Xét với phạm vi rộng thì cứ hỏi từ cổ tới kim đã in và bán công khai có cuốn nào đã đề cập tới nội dung của câu d này để xét Thân vượng hay nhược hay chưa, kể cả các sách kinh điển nổi tiếng như “Trích Thiên Tủy” hay “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú”?

    Theo tôi được biết hầu như không có mấy ai sử dụng nội dung câu d này, nếu có chắc chỉ có cụ Thiệu và các đệ tử trực tiếp của cụ mà thôi. Chính vì xét Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tới câu d nên đến cả các đại cao thủ về Tử Bình qua vài ba chục năm nghiên cứu cuối cùng đã phải tuyên bố hùng hồn rằng: “Thân vượng hay nhược cũng như hỷ kỵ thần không quan trọng”. Rõ ràng điều này chứng tỏ họ đã phủ nhận tính chất khắc của ngũ hành ĐỂ XÉT THÂN VƯỢNG HAY NHƯỢC. Vâng, đây chính là cái “Hố Tử Thần” mà Hoàng Đại Lục, Đoàn Kiến Nghiệp, Vương Khánh….. đã tự nguyện chui vào.

    Câu " d - Các can chi khắc mình..." tôi đã dùng ti tỉ lần để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần. Ngôn ngữ mà tôi sử dụng là can chi tỷ kiếp bị khắc gần hay trực tiếp.

    Như Tứ Trụ của Khach bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ bảo về kỵ thần”[/B ]ở mục Tử Bình:

    Nhâm.......Kỷ...........Quý..........Quý
    Thân.......Dậu........ Sửu......... Sửu

    .....................
    Đơn giản thôi, bạn cứ thử dùng ý tưởng này của tôi để giải thích xem các đại vận Đinh Sửu, Mậu Dần và Kỷ Mão của ThienKhanh trong chủ đề : "Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" xem nó có phù hợp với thực tế đã xẩy ra mà ThienKhanh đã cho biết không? Bởi vì 2 Tứ Trụ này có nét chính tương đồng với nhau (tất cả các can chi của Thân đều bị khắc gần (tức can hay chi ngay trụ bên cạnh bị khắc) hay trực tiếp (là can chi cùng trụ khắc nhau)).

    Theo sơ đồ trên thì rõ ràng Nhâm trụ năm và Quý Nhật can bị Kỷ (tức Can) khắc gần còn Quý Nhật can và Quý trụ giờ đều bị 2 Sửu cùng trụ (tức chi) khắc trực tiếp. Đây chính là nội dụng của câu: "d - Các can chi khắc mình" tức khắc Nhật can nói riêng còn khắc Nhâm và Quý trụ giờ cũng là khắc Thân (Thủy) cũng là khắc mình (tức Thân) mà câu d đã đề cập tới.

    Khi muốn xác định chính xác Thân vượng hay nhược mà không sử dụng tính khắc của ngũ hành này mà chỉ sử dụng tính sinh, trợ giúp,... thì làm sao có thể xác định chính xác được Thân vượng hay nhược (còn nhiều quy tắc quan trọng khác nhưng đây là quy tắc cơ bản nhất).

    (Chú ý: sinh khắc ngũ hành có khác với tương khắc của Tứ Hành Xung.)

    Còn như Tứ Trụ của ThienKhanh cũng bên tuvilyso.org với chủ đề: “Xin chỉ giáo: Nhật chủ vượng hay nhược" ở mục Tử Bình:

    Giáp............Bính.............Đinh.......... ....Ất
    Tý................Tý.................Hợi...... .........Tị


    Qua Tứ Trụ này ta thấy các can chi tỷ kiếp (tức các can chi của mình) đều bị khắc gần hay trực tiếp. Như Bính trụ tháng bị Tý cùng trụ khắc trực tiếp, còn Đinh Nhật can bị Hợi khắc trực tiếp, Tị trụ giờ bị Hợi trụ ngày khắc gần.

    Chú ý: Hợi và Tị tương xung với nhau chỉ để xét khả năng tranh phá hợp của các địa chi còn xét Thân vượng hay nhược thì chỉ xét Hợi khắc Tị mà thôi (tức khắc ngũ hành).

    Mọi người cứ thử suy luận xem khi xét Thân vượng hay nhược (tức xét sự vượng suy của ngũ hành) mà chỉ để ý đến sinh, trợ giúp.... mà không hề xét đến tính khắc của ngũ hành thì còn gì là Tử Bình. Chính vì lý do này mà hầu như tất cả các sách (kể cả các sách kinh điển, trừ sách của cụ Thiệu) thì hầu như không bao gờ động chạm tới tính chất khắc ngũ hành này để xác định Thân vượng hay nhược nên tôi mới phải sử dụng từ "Hố Tử Thần Trong Tử Bình" để cảnh báo cho những người mới nhập môn biết.

    (Chủ đề này tôi lập ra chỉ để cảnh báo cho những người mới nhập môn phải cảnh giác khi học Tử Bình và kiểm tra xem những ai từng vỗ ngực học theo trường phái "Vượng Suy Pháp" của cụ Thiệu có hiểu nổi câu: "d - Các can chi khắc mình..." hay không mà thôi.)

    Mục đích sâu xa của tôi ở đây là ai đã hiểu câu: "d - Các can chi khắc mình" thì dĩ nhiên họ đã hiểu xét vượng suy của ngũ hành (tức 5 hành Kim, Mộc,Thủy, Hỏa và Thổ xem chúng cường nhược - tức vượng hay suy - so với nhau đến mức độ nào) mà hành của Thân (Nhật Chủ) chỉ là 1 hành trong 5 hành này. Dĩ nhiên muốn biết điều này thì phải sử dụng tính chất đầu tiên tối quan trọng của Tử Bình là tính Sinh khắc của ngũ hành (chứ không phải tính chẩt tương khắc của Tứ Hành Xung) giữa các can chi trong Tứ Trụ với nhau.

    Còn muốn xét toàn diện 1 Tứ Trụ để đi đến kết luận chính xác Tứ Trụ đó có Thân vượng hay nhược thì tôi đã trình bầy trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ". Hầu như 200 trang lý thuyết chính của cuốn sách này tôi đã đăng bằng tiếng Việt tại các chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp và cao cấp cho tất cả mọi người" trên các trang web Diễn Đàn Lý Học Đông Phương, Huyền Không Lý Số..., trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ.

    Mọi người cứ thử đọc lại tất cả các sách từ cổ tới kim (đối với những người đã biết Tử Bình và tiếng Trung...), kể cả các cuốn kinh điển nổi tiếng xem có cuốn sách nào như cụ Thiệu nói tới việc xét Thân vượng hay nhược phải sử dụng tính khắc của ngũ hành hay không thì sẽ biết ngay.

    Chính vì lý do không xét đến tính chất khắc ngũ hành này nên làm sao họ có thể xác định được chính xác sự vượng suy giữa 5 hành trong Tứ Trụ mà đòi xác định được Thân (tức 1 trong 5 hành này) là vượng hay nhược so với 4 hành kia.

    Vì sao một tính chất cơ bản của Tử Bình vô cùng quan trọng như vậy mà đến nay hầu như không mấy ai biết (kể cả các đại cao thủ như Hoàng Đại Lục, Vương Khánh, Đoàn Kiến Nghiệp... là những người Tầu cũng đều bị lừa như chúng ta), trừ các sách gia truyền như của Thầy Minh mà Nana đã giới thiệu. Bởi vì họ là người Tầu mà đã là người Tầu thì mọi người Việt Nam đều biết qua câu cửa miệng của mọi người là "Thâm Nho Như Người Tầu".

    Hy vọng với mấy dòng này sẽ giúp ích được ít nhiều cho những người mới nhập môn Tử Bình.

    Thân chào.
     
  4. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Để cho khách quan tôi đã đưa ra một ví dụ nó vẫn thường xẩy ra trong thực tế cho các học sinh cuối cấp tiểu học của tôi như sau:

    Nếu có 2 người đi làm có mức lương cao như nhau (trong Tử Bình được gọi là khả năng sinh của ngũ hành, tức khả năng làm ra tiền):

    Trong đó người thứ nhất thì ăn tiêu tiết kiệm có tính toán hợp lý....(tương ứng với tính khắc của ngũ hành, tức là nó bị mất đi ngược với tính sinh là làm ra tiền) nên sau nhiều năm tháng người này đã mua được nhà riêng, xe hơi,..... vợ con đề huề.

    Còn người thứ hai thì ăn tiêu vô độ không biết tính toán cho hợp lý lại còn nghiện ngập riệu, chè, chích hút, ... thêm vay mượn, lừa đảo người khác để nhằm thỏa mãn cơn nghiện của mình nên trở thành con nợ của bao người khác, vì vậy mà sống vạ vật...

    Vậy thì trong 2 người này ai là người được gọi là giầu còn ai là người được gọi là nghèo?

    Hầu hết học sinh của tôi đều trả lời người thứ nhất sẽ được gọi là giầu còn người thứ hai được gọi là nghèo.

    Trong Tử Bình cũng tương tự như vậy nếu muốn xét sự vượng suy của 5 hành với nhau mà chỉ sử dụng tính chất sinh mà không sử dụng đến tính chất khắc của ngũ hành thì sẽ kết luận hai người trên là giàu hay nghèo như nhau.

    Với ví dụ này mà những ai còn không hiểu được danh từ "Hố Tử Thần trong Tử Bình" mà tôi đưa ra ở đây thì chính xác Tứ Trụ của họ thuộc "Cách Cục Đầu Đất". Hay nói nôm na theo ngôn ngữ dân gian là loại "Ngu Lâu Khó Đào Tạo".
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng mười 2013

Chia sẻ trang này