Bồ Tát, A La Hán chết đi về đâu?

Thảo luận trong 'TỔNG HỢP - SO SÁNH GIỮA CÁC KINH ĐIỂN KHOA HỌC - DỊCH - MINH - PHẬT PHÁP' bắt đầu bởi tutru, 4 Tháng tư 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    BỒ TÁT, A LA HÁN KHI CHẾT ĐI VỀ ĐÂU
    Bồ Tát, A La Hán khi chết đi về đâu

    *******************

    Ông Tỳ kheo Lễ Thành An, từ chỗ ngồi đứng dậy, ra trước Đức Phật, trịch vai áo bên phải, quì gối, chắp tay bạch cùng Đức Phật rằng:

    - Kính bạch Đức Thế Tôn: Con có thắc mắc, Như Lai có dạy, trong Tam giới có các sự sống như sau:

    1/- Loài Trời thì ở các cõi Trời.

    2/- Loài Tiên thì ở nước Tịnh Độ.

    3/- Loài Thần, Người, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Địa

    Ngục thì ở trái đất này.

    4/- Nhưng chúng con không nghe Đức Thế Tôn dạy Bồ Tát và A La Hán, khi hết duyên sống nơi thế giới này, sanh vào cõi nào, kính xin Đức Thế Tôn dạy chúng con?

    Đức Phật dạy:

    Này Tỳ kheo Lễ Thành An, Như Lai dạy ông:

    1/- Người tu hạnh Bồ Tát là tu 4 phần:

    – Một là phải tu phước cho được vô lượng.
    – Hai là phải tu thành tựu 2 căn tai và mắt được viên thông, tức được 2 phần giác.
    – Ba là phải có hạnh nguyện lớn là “Tầm thinh khắp Ta Bà, để cứu khổ cứu nạn, cho người nào bị oan khổ, cho người nào bị oan trái.
    – Khi hết duyên sống nơi thế giới này, Bồ Tát vào nước Tịnh Độ ẩn vào hoa sen, 1 ngày và 1 đêm được sinh ra là 1 vị Bồ Tát.

    Vì sao Bồ Tát được như vậy?

    – Vì Bồ Tát là người có đầy đủ 4 thứ:

    1/- Phước đức vô lượng.
    2/- Có được Thiên nhãn.
    3/- Có được Nhĩ căn viên thông.
    4/- Có lời nguyện “Tầm thinh khắp Ta Bà, cứu nạn cứu khổ, cho bất cứ ai cầu xin đến Ngài”.

    Do đó, Bồ Tát hết duyên sống làm người, được vào nước Tịnh Độ ẩn vào hoa sen lớn nhất, 1 ngày 1 đêm được sinh ra, không qua công thức vật lý Âm Dương của Tiên nam và Tiên nữ. Khi Bồ Tát được hoa sen sinh ra, liền thực hiện ngay công việc của mình và có danh hiệu là Bồ Tát “Quán Thế Âm”, tức nghe tiếng kêu cứu của loài người, nơi mà Bố Tát trước kia sinh sống.

    2/- Còn A La Hán:

    Như Lai dạy ông về người tu hành đạt quả vị A La Hán: Sau khi chết sẽ vào sống chung với cõi Thần ở nơi trái đất này, là có lý do như sau:

    – Người tu hành muốn chứng đắc 4 quả Thinh văn thì tu như sau:

    – Ngày nào cũng dụng công tu ép cho tâm vật lý được thanh tịnh và an trú trong đó, gọi là vào được Niết bàn Tịch tĩnh, để hưởng cái thanh tịnh do mình dụng công tu hành mà đạt được.

    – Người ở trong thanh tịnh, những ham muốn và hành động của người này được diệu dụng gọi là có “thần thông”. Danh hiệu người này gọi là “A La Hán”, tức người sống trong “Niết bàn Tịch tĩnh”.

    – Khi còn làm người, người này không làm phước, nên sau khi chết không vãng sanh đến các cõi Trời sống được.

    – Vì có thần thông nên không vào thai loài người để quên được.

    – Vì vậy, ở trái đất này, nơi thích hợp nhất cho người có thần thông như là A La Hán, là chỉ có cõi Thần.

    Cho nên, người tu hành đạt quả vị A La Hán, khi hết duyên sống làm người, duy nhất phải vào cõi Thần. Nhưng, tiêu chuẩn người vào sống cõi Thần phải có 2 phần:

    Một là, phải có phước đức vô lượng.

    Hai là, phải có thần thông thật cao.

    Nhưng A La Hán chỉ có thần thông ở cấp thấp, phước đức thì không có. Vì vậy, phải xin cư trú cõi Thần. A La Hán muốn vào cõi Thần sinh sống thì phải cam kết:

    – Có gì sử dụng nấy, không so bì với Thần chánh thức. Nói tóm lại, A La Hán vào sống nơi cõi Thần, được xếp vào “phó Thần dân”, cũng gọi là “Thần dân hạng 2”. Còn nói theo thế giới này gọi là “phó thường dân” vậy.

    Thần chủ nói gì cũng đồng ý, nên mới được nhập thai.

    Thần nữ tá túc để dược sanh ra làm “phó Thần dân”.

    Ban đầu, cái gì cũng hứa, nhưng khi được sanh ra làm Thần dân phó rồi, thấy Thần dân chánh có đủ quyền lợi, còn mình thì không có quyền lợi gì, nên sanh ra cự lộn với những Thần dân chánh thức.

    Vì lý do như vậy, nên Thần và A La Hán thường giao chiến với nhau.

    Ông Tỳ kheo Lễ Thành An, nghe Đức Phật dạy xong, ông hết sức vui mừng đảnh lễ Đức Phật rồi lui ra.

    Trích quyển 10: “Huyền ký của Đức Phật truyền theo dòng Thiền tông” – tác giả Nguyễn Nhân.

    Nguồn: http://thientong.vn/san-pham/bo-tat-a-la-han-khi-chet-di-ve-dau-101.html
     

Chia sẻ trang này