Cách xây dựng bậc cầu thang?

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi thanhnhutdang, 23 Tháng mười một 2011.

  1. Thực tế xây dựng bậc cầu thang thì nó được tính theo:
    "sinh, lão, bệnh, tử".
    Nhưng theo phong thủy thì cách này không chính xác cho từng người,
    Nó được tính theo 12 trực:
    " Kiến, trừ, mãn, bình, định, chấp, phá, nguy, thành, thâu, khai, bế".
    Sau đó 12 trực này được quy về ngũ hành...
    - Xác định mệnh của gia chủ thuộc mệnh gì?
    Sau đó tính toán ra số bậc thang!
    Nhưng em lại không hiểu cách bấm theo thập nhị địa chi như thế nào để ra được số bậc cầu thang!
    Mong mấy anh trong diễn đàn giúp đỡ, nếu nhu có bản tính cho từng mệnh thì chia sẽ cho em với!
    Cảm ơn đã giúp đỡ!~_bighug
     
  2. Hà Quảng

    Hà Quảng Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    78
    Điểm thành tích:
    6
    Bài viết này có từ lâu rồi mà chủ nhân của nó có lẽ không còn trong diễn đàn này nữa . Nhưng nội dung mới là điều đáng bàn
    - Phong thủy không nói gì đến số bậc cầu thang , người ta chỉ quan tâm đến vị trí đặt cầu thang , có chăng về bậc cầu thang người ta dựa vào câu :
    Sinh - Lão - Bệnh - Tử ( 4 chữ ) thì có chữ Sinh là đẹp nhất còn lại là xấu dần , cho nên phải chọn chữ Sinh , để có chữ Sinh số bậc cầu thang phải là : n4+1

    Còn 12 chi trực: Phép ghi “ Kiến trừ…”

    Mười hai trực đi thành đôi một , gồm Kiến –Trừ , Mãn – Bình , Định – Chấp , Phá – Nguy , Thành – Thu , Khai – Bế . Nhằm để chỉ nội dung của một chu kỳ 12 tháng . Theo Dịch học thì cái gì diễn ra đều có Âm có Dương , vì vậy 12 chi trực là 12 giai đoạn phát triển của 6 cặp phạm trù đối xứng diễn ra liên tiếp từng đôi một của mọi sự việc
    • Kiến –Trừ : hai giai đoạn đối xứng của sự khởi đầu , việc gì cũng có “ Kiến lập “lúc đầu tương ứng với số 1-2 của Tạo Hóa . Đã có Kiến phải có Trừ để bỏ bớt cái cũ cho cái mới phát triển
    • Mãn – Bình : Là gia đoạn phát triển tràn đầy của sự vật , tương ứng với 2 số 3- 4 của tao hóa . Số 3 là cực , đại diên cho ba thế lực lớn của Dịch gọi là Tam Tài ( Thiên – Địa –Nhân ) nên gọi là Mãn có nghĩa là tràn đầy , đủ cho mọi sự biến hóa . Đã đầy thì phải Bình lại , cho nên sau Mãn đến Bình để điều chỉnh Mãn
    • Định - Chấp : Sự vật đã Bình thì phải ổn Định , rồi đến giữ vững ( Chấp ) thế ổn định đó lâu dài bao nhiêu tùy theo từng sự vật
    • Phá – Nguy : Giữ mãi cái ổn định thì lại muốn Phá cái ràng buộc để tiến đến cái mới . Phá rồi cảm thấy Nguy và có Nguy mới biết tiết chế cái muốn phá . Vì vậy Phá – Nguy là 2 chu kỳ đối xứng tất yếu của mọi quá trình tiến hóa
    • Thành – Thu : Đã biết Nguy để diều chỉnh lạ cái Phá thì sẽ dẫn đến cái Thành , có Thành phải có Thu “ tức thu hoạch . Thu – Thành là 2 quá trình đối xứng của mọi tiến hóa
    Như vậy là sự vật nào cũng có sinh , có trưởng ,có ổn định , có giao động rồi có thành công . Đến đay trải qua 10 giai đoạn của 5 chu kỳ đối xứng, từ Kiến – Trừ đến Thành – Thu. Số 10 là số cuối cùng của Hà Đồ . Sự vật lại phải chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp trung gian để bước sang một chu kỳ Kiến – Trừ mới .Giai đoạn chuyển tiếp trung gian đó là cặp Khai – Bế
    • Khai – Bế : Giai đoạn này như 2 quẻ Dịch Càn – Khôn , một mở ra ,một đóng lại . Muốn có quá trình mới tiêp theo phải có sự “ Khai “ mở ra toàn bộ . Sau đó lại phải đóng dần lại “ Bế “ đẻ cho sự vật phát triển theo hướng chu trình Kiến -Trừ mới
    Đây là chu kỳ của một vòng tiết khí - Có một số sách người ta đưa vào để chon ngày
    Vì thế nó không liên quan gì đến cầu thang cả
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng bảy 2012

Chia sẻ trang này