Dịch - Dự báo tìm Cát tránh Hung có lý chăng?

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi tutru, 1 Tháng tư 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Một số hiểu biết về dịch
    Trích từ Sách dịch lý và phương pháp luận

    Hỏi: Dịch?
    Đáp: Thánh nhân làm Dịch cốt cho người theo cát tránh hung. Nếu cát
    không theo, Họa không tránh được, Thánh nhân làm Dịch ích gì?
    Hỏi: Kinh Dịch chỉ cho người ta bói toán để quyết địch sự nghi hoặc, nếu
    theo đạo lý nên làm thì vẫn là cứ làm, nếu theo đạo lý mà không nên làm tự nhiên
    không thể làm được. Thế thì cần gì mà cần phải xem?
    Đáp: Là vì có khi cùng trong một việc mà hoặc là lành, hoặc là dữ hay là có
    thể xử trí hai cách khác nhau. Bởi vậy không thể không xem.
    Hỏi: Hào Dương phần nhiều là lành, Âm phần nhiều là dữ. Lại xem ngôi
    của nó đã ở ra sao? Lại có khi Dương dữ mà Âm lành là cớ sao?
    Đáp: Bởi vì có việc nên làm, cũng có việc không nên làm. Nếu nên làm mà
    không làm, không nên mà cứ làm, dù Dương cũng hung. Hỏi: Hậu Thiên, Tiên Thiên và Thể Dụng?
    Đáp: Tiên Thiên lấy Thái Bỉ-Kiền Khôn làm đầu: THỂ.
    Hậu Thiên lấy Kỷ Tế, Vị Tế-Khãm Ly làm chủ: DỤNG.
    Hỏi: Đạo Dịch?
    Đáp: Đại để trong gầm trời chỉ có thiện, ác mà thôi. Có điều ngôi người ta
    phải ở khác nhau. Cái thời gặp cũng không giống nhau mà cái CƠ thì rất nhỏ. Chỉ
    vì người trong thiên hạ không thể hiểu thấu cho nên Thánh nhân dụng phép Bói
    toán để dạy người.
    Lúc bình cư thì xem Tượng ngẫm lời. Lúc hành động thì xem sự biến đổi
    mà ngẫm lời chiêm đoán, không bị mê hoặc trong đường phải trái được mất.
    Hệ từ nói: Dịch để thông chí thiên hạ, để định nghiệp thiên hạ, để đoán sự
    nghi ngờ của thiên hạ-đó là Đạo vậy.
    Hỏi: Như thế tại sao Chu Dịch không phải là sách Bói toán?
    Đáp: Một số người chưa nghiên cứu sâu đã vội vã cho Chu Dịch là sách Bói
    toán thì cũng là điều bình thường vì vốn sách Dịch rất khó đọc. Đọc được, hiểu
    được lại càng khó. Hiểu được để vận dụng Chu Dịch thì càng khó hơn nữa. Phục
    Hy vạch nét liền, đứt tượng khí Âm, Dương qua lại, biến hóa, để giải thích toàn
    vẹn vận hành của vũ trụ thì sắc thái bói toán vốn có trong Dịch là đương nhiên.
    Hỏi: Tới thời khoa học hiện đại, Kinh Dịch còn có giá trị hay không?
    Đáp: Kinh Dịch vốn là một phương pháp luận của một nền học thuật tư
    tưởng Đông Phương, không phải chỉ là môn học mà trái lại, tư tưởng của Kinh
    Dịch là nguồn gốc của bất cứ một môn học thuật nào. Bởi thế khi dùng phương
    pháp của Kinh Dịch, ta có thể tìm ra nguyên lý vận hành của toàn khắp vũ trụ, tìm
    ra phương thức sinh diệt, biến hóa của muôn loài, định được quy củ cho mọi hành
    vi trong cuộc nhân sinh, luật lệ cho cuộc hợp quần xã hội và cũng có thể khám phá
    được các định luật tiến hóa của con người và thiên nhiên.
    Hỏi: Một số nhà nghiên cứu Kinh Dịch cho rằng DỊCH vốn phát sinh từ dân
    tộc Việt. Người Trung Hoa có công xiển minh đúng hay không?
    Đáp: Nước Nam Việt của nhà Triệu bị nội thuộc nhà Hán 110 năm trước
    Công Nguyên. Tất cả mọi sinh hoạt từ kinh tế (nông nghiệp) cho đến văn hóa,
    phong tục, nghi lễ... Kể cả văn học (chữ Hán) đều bị Bắc thuộc hoàn toàn. Gần
    300 năm sau mới có được một Thứ Sữ đầu tiên là người Giao Chỉ và phải thêm
    100 năm nữa hai người Giao Chỉ khác mới được bổ nhiệm Huyện Lệnh ở Hạ Dương và Lục Hợp
    8[8]
    . Hán Học lúc này đã được truyền bá khắp Giao Châu đưa
    Kinh Dịch phổ cập và Đạo Khổng thịnh hình khắp dân gian, thăng hoa song song
    với Đạo Phật và Đạo Lão. Nếu Khổng Tử đã làm cho ý nghĩa của Kinh Dịch rộng
    thêm thì Lão Tử phát huy được nền triết lý của dòng Bách Việt mà Hùng Vương là
    ngành Trưởng của dòng họ này xưa đóng đô ở Phong Châu9[9]
    . Vậy có thật phải
    khi xưa nhà Thành Chu đóng đô ở đất Bân đất Kỳ sau dời đô sang Phong Châu của
    dòng Bách Việt Hùng Vương? Cũng theo truyền thuyết và thư tịch cổ của nước ta
    thì địa bàn của nước Văn Lang rất rộng. Đông giáp Nam Hải, Tây đến Ba Thục,
    Bắc đến Động Đình, Nam giáp Hồ Tân (Chiêm Thành). Các sử gia thời cuối Lê
    đầu Nguyễn như Ngô-Thì-Sĩ, trong Việt Sữ Tiêu Án, Phan Huy Chú trong Lịch
    Triều Hiến Chương Loại Chí, Quốc Sử quán Triều Nguyễn trong Khâm Định Việt
    Sử Thông Giám Cương Mục
    10[10]
    ... lại đều tỏ ý nghi ngờ về cương giới quá rộng
    của nước Văn Lang với nhiều lý do giải thích khác nhau. Đối với các sử gia mặc
    dù có sự nghi nghờ về cương giới nhưng không thể phủ nhận mối quan hệ bà con
    gần gủi giữa những nhóm người Việt cấu thành Dân Văn Lang-Người Lạc Việt,
    Âu Việt, với nhóm người Việt- trong đại gia đình TỘC VIỆT nói chung được.
    Trong khi đó vào thời đại này, cương giới hay lãnh thổ mỗi Quận hay mỗi Nước
    chỉ căn cứ vào độ số của các Vì Sao chứ lúc này rõ ràng là “Chín Châu chưa chia,
    Liệt Quốc chưa phân, các Nước lớn nhỏ ở lẫn lộn với nhau”. Chữ Hán mới thịnh
    hành sau khi bị Bắc thuộc làm văn tự ghi lại lịch sử hàng ngàn năm trước do người
    chính người Hán ghi chép thì quả thật một số nhà nghiên cứu Kinh Dịch cho rằng
    Dịch vốn phát sinh từ dân tộc Việt-gọi là Việt Dịch. Cũng như người Trung Hoa
    cho rằng Kinh Dịch vốn phát sinh từ Trung Hoa-cả hai thuyết cũng đều có cơ sở
    nên chưa có thể phủ nhận được thuyết nào cả.

    [​IMG]
    [​IMG]

    Nguồn https://www.facebook.com/groups/thaoluankinhdich.vn/permalink/1255750054538355/
    Nguyên gốc ở sách: Sách dịch lý và phương pháp luận
     

Chia sẻ trang này