Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi baotran, 23 Tháng ba 2009.

  1. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Địa bàn vốn 12 chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tý Ngọ Mão Dậu là 4 ngôi chính, Dần Thân Tỵ Hợi là nơi trường sinh của ngũ hành, Thìn Tuất Sửu Mùi là nơi hưu cữu của ngũ hành. Do đó dùng 12 chi thì chi nào cũng là chân chính. Chỉ vì 12 chi có âm có dương ngay trong đó nên khó dùng, do vậy phải gia thêm thiên can Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý trong đó Mậu, Kỷ tại trung cung nên không dùng; gia thêm 8 phương Càn, Khôn, Cấn, Tốn, Chấn, Đoài, Khảm, Ly trong đó Chấn, Đoài, Khảm, Ly trùng với Mão, Dậu, Tý, Ngọ nên 4 quẻ này tàng chứa ngay trong đó. Cộng lại chỉ dùng 12 chi 8 thiên can và 4 duy Càn Khôn Cấn Tốn hình thành 24 sơn.
    Vì 8 thiên can và 4 duy dùng phân chia khí quẻ nên điểm giữa của Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý Càn Khôn Cấn Tốn khí quẻ rất cứng rắn khó xuyên qua nên gọi quy giáp không vong hay là Đại không vong dùng thì đại hung.
    Lằn ranh giới giữa 24 sơn vì là nơi phân âm phân dương của khí quẻ nên khí tại đây rất hỗn tạp, nên gọi Tiểu không vong, dùng thì hung.

    Khôn Nhâm Ất Thìn là quẻ Cấn
    Cấn Bính Tân Tuất là quẻ Đoài
    Tý Mão Mùi Tỵ là quẻ Khảm
    Ngọ Dậu Sửu Hợi là quẻ Ly
    Giáp Quý Thân Tốn là quẻ Chấn
    Dần Đinh Canh Tân là quẻ Tốn
    Nói không xuất quái là Long, Hướng, Sa, Thuỷ đều thuộc về một quái như trên. Nếu không thuộc về một quái như trên thì gọi là xuất quái. Lập tinh bàn ví dụ như sơn Quý hướng Đinh kiêm lấy Sửu Mùi thì chỉ đơn thuần là kiêm hướng, không phải là kiêm quẻ xuất quái.

    Nam Phong
     
  2. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào bạn BaoTran
    Có phải là chính hướng + - 3 độ để tránh Đại Không Vong?
    Có sách lại nói là chính hướng thì hồi xưa bị cấm dùng là do "luật lệ ban hành"
    vậy thì phải làm sao?
    Thân
     
  3. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chỉ cần + - 2 độ là được rồi.
    12 địa chi thì Sửu Dần Thìn Tỵ Mùi Thân Tuất Hợi dùng được chính hướng, Tý Mão Ngọ Dậu không dùng chính hướng được mà phải lệch đi 2 độ như 8 can và 4 duy.
    Câu "Chính sơn chính hướng lưu chi thượng, quả yêu tao hình trượng" đã bị hiểu sai là phải lập chính hướng mới có khí thuần.

    Nam Phong
     
  4. Namtri

    Namtri New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào Bạn Bảo Trân !
    Mong bạn giải thích và xuất xứ của :
    Khôn Nhâm Ất Thìn là quẻ Cấn
    Cấn Bính Tân Tuất là quẻ Đoài
    Tý Mão Mùi Tỵ là quẻ Khảm
    Ngọ Dậu Sửu Hợi là quẻ Ly
    Giáp Quý Thân Tốn là quẻ Chấn
    Dần Đinh Canh Tân là quẻ Tốn
    Quy luật sự vận hành này như thế nào vậy để nói nên có cùng Huyền Thông Khiếu ?
    Cảm ơn Bạn nhiều !
     
  5. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    :eek::eek::eek:
    Là phép biến quẻ của Đại Huyền Không. Nhưng ai giải thích thấu đáo được thì Nam Phong xin chắp tay gọi là Thầy. Địa lý thực sự có một ranh giới mà tại đó chỉ có thể hiểu chứ không diễn tả bằng lời được, diễn tả ra bằng lời thì đọc rồi cũng... không hiểu được.
    Nói nôm na phép biến quẻ này dựa vào Lý âm dương giao cấu, âm cực dương sinh, dương cực âm sinh.
    "Khôn Nhâm Ất Cự môn(Cấn) tùng đầu xuất
    Cấn Bính Tân vị vị thị Phá quân(Đoài)
    Tốn Thìn Hợi tẫn thị Vũ khúc(Càn) vị
    Giáp Quý Thân Tham lang(Chấn) nhất lộ hành"
    Mấy câu này ai học phong thủy phần nhiều có biết, nó chính là các câu mở đầu của "Thanh nang áo ngữ", một trong những kinh văn phong thủy rất nổi tiếng mà cũng rất...khó hiểu(Thiên Ngọc Kinh, Đô Thiên Bảo Chiếu cũng vậy). Bạn đối chiếu với các quẻ ghi bên trên của mình thử xem. Đúng hết, chỉ có câu Tốn Thìn Hợi tẫn thị Vũ khúc(Càn) vị là khác. Vì sao? Hi, ở đây mình hiểu nhưng không biết phải diễn tả kiểu nào X(
    Diễn giải lòng vòng với bạn như vậy để bạn hiểu rằng các câu trên thực sự rất cao sâu chứ không phải phịa ra mà nói. :-D
    Hiện nay mình đang... ngâm cứu bộ Thanh nang kinh để tìm lời giải cho nhiều vấn đề lắm đây, nếu thông thì Bát trạch-Tam hợp-Huyền không sẽ thành một, hiện nay đang có nhiều dấu hiệu khả quan rồi: nạp giáp quy quái của Bát trạch, phân Đông Tây nhị trạch của Bát trạch, vòng Trường sinh của Tam hợp, Thủy khẩu của Tam hợp, Cửu tinh phi tinh của huyền không, Thành môn quyết của huyền không có thể sẽ thành một mối. Tìm Trường sinh sẽ thấy Sinh khí, Tham lang trong đó, định thủy khẩu sẽ thấy rõ thành môn, xem phân kim sẽ rõ ngũ hành luân chuyển... Hi, nhưng con đường đến đó còn xa lắm, cố gắng thôi. :">:">:">

    Nam Phong
     
  6. Namtri

    Namtri New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào bạn Bảo Trân !
    Rất cám ơn bạn đã trả lời !
    Bạn đã nghiên cứu vòng 60 long nhập thủ , mong bạn giải thích giúp khi phân kim thẩm nhận khí vào huyệt của vòng này nhé !
    Chúc Bạn thành công rực rỡ trong học thuật , mình luôn ủng hộ Bạn !
    Nam tri !
     
  7. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Tam hợp 60 thấu địa long dùng xem lai long nhập mạch. 24 sơn chia làm 12 phân vị, cứ 2 cung liền nhau làm 1 phân vị bắt đầu từ Nhâm, mỗi phân vị 30 độ chia ra 5 phần, mỗi phần 6 độ, như vậy mỗi phân vị 2 cung quản 5 long, 12 phân vị quản 60 long.
    5 long tại phân vị Nhâm Tý: Giáp Tý, Bính tý, Mậu tý, Canh tý, Nhâm tý.
    5 long tại phân vị Quý Sửu: Ất sửu, Đinh sửu, Kỷ sửu, Tân sửu, Quý sửu.
    5 long tại phân vị Cấn Dần: Bính dần, Mậu dần, Canh dần, Nhâm dần, Giáp dần.
    5 long tại phân vị Giáp Mão: Đinh mão, Kỷ mão, Tân mão, Quý mão, Ất mão.
    Các phân vị còn lại cũng bố trí như trên theo quy luật: số can sẽ thuận theo thứ tự Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý, hết một vòng lại quay lại. Chi thì theo chi tại cung vị đó. Như vậy Giáp tý khởi đầu ở Nhâm Tý, đến Ất sửu khởi đầu ở Quý Sửu, đến Bính dần khởi đầu ở Cấn Dần... đến Càn Hợi là Ất hợi. Đây là vòng Giáp tý.
    Lại đến Bính tý khởi vòng 2 Nhâm Tý, đến Đinh sửu khởi vòng 2 Quý Sửu, đến Mậu dần khởi vòng 2 Cấn Dần... đến Càn Hợi là Đinh hợi. Đây là vòng Bính tý.
    Đến Mậu tý khởi vòng 3 Nhâm Tý, đến Kỷ sửu khởi vòng 3 Quý Sửu, đến Canh dần khởi vòng 3 Cấn Dần... đến Càn Hợi là Kỷ hợi. Đây là vòng Mậu tý.
    Đến Canh tý khởi vòng 4 Nhâm Tý, đến Tân sửu khởi vòng 4 Quý Sửu, đến Nhâm dần khởi vòng 4 Cấn Dần... đến Càn Hợi là Tân hợi. Đây là vòng Canh tý.
    Đến Nhâm tý khởi vòng cuối Nhâm Tý, đến Quý sửu khởi vòng cuối Quý Sửu, đến Giáp dần khởi vòng cuối Cấn Dần... đến Càn Hợi là Quý hợi. Đây là vòng Nhâm tý.

    Vòng Giáp tý là Cô bại khí
    Vòng Nhâm tý là Hư bại khí
    (Vì Càn Khôn rút quẻ thể thì trên dưới chỉ còn thuần dương, thuần âm)
    Vòng Mậu tý là Sát diệu không vong tuyệt khí
    (Vì Khảm Ly rút quẻ thể thì trên dưới còn lại tuyệt giao)
    Vòng Bính tý là Vượng khí
    Vòng Canh tý là Tướng khí
    (Vì Cấn Tốn Đoài Chấn rút quẻ thể thì trên dưới âm dương giao cấu)

    Phân kim chỉ nên chọn Vượng và Tướng. Tránh Cô và Hư vì dù là huyệt tốt lâu ngày sẽ Tuyệt tự. Tránh sát diệu không vong vì sát khí mạnh.
    Như vậy cũng như 72 long xuyên sơn, 60 long thấu địa thực chất chỉ có 24 long của vòng Bính tý và Canh tý là tốt mà thôi, 36 long còn lại là bại tuyệt cả.

    Nam Phong.
     
  8. Namtri

    Namtri New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào bạn Bảo Trân !
    Nếu theo vòng 72 long xuyên sơn thì quả thực 24 huyệt châu bảo đều nằm ở 12 địa chi còn 60 long thấu địa nằm đều 24 sơn hướng của vòng địa bàn chính trâm !
    Khi thu khí vào eo vong nhân chẳng hạn thì khi lập hướng lại một lần phân kim nữa ! Vậy là 2 lần phân kim !
    Rất mong Bạn cùng trao đổi về vấn đề này !
    Chúc Bạn luôn vui khỏe !
    Nam tri !
     
  9. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Vậy là bạn đã rõ rồi.
    "Quần long tu hướng địa trung hành"
    Tất cả long đều muốn nhằm chữ địa chi mới là chân long, vì sao? vì vòng Bính tý và Canh tý của 72 xuyên sơn đều nằm ở địa chi, nếu là Thiên can thì không gặp cô hư cũng gặp vô khí đều là bại long cả. Lời nói cổ nhân bí hiểm như vậy đó.
    60 Thấu địa long thì lại phân đều ở 24 sơn là để xác định âm dương của lai long. Ví dụ như mạch nhập thủ từ Tý là dương long, nếu rơi vào phân kim Canh tý thì mới là tốt. Từ xác định long là dương thì mới quyết định đến lập hướng thu thủy được.
    Phân kim thì còn tùy vào mỗi phái và đất lớn hay nhỏ mà định, ngoài 2 phân kim trên còn 120 phân kim của Thiên bàn để tính thủy lai khứ, 120 phân kim của Nhân bàn để biện sa, phân kim gia giảm của địa bàn... cái chung trong các phân kim là phải chọn vượng, tướng bỏ cô hư không vong, kế nửa phải tính đến ngũ hành sinh khắc.

    Nam Phong
     
  10. dongqot68

    dongqot68 New Member

    Tham gia ngày:
    16 Tháng một 2008
    Bài viết:
    141
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Xin chào BaoTran,
    Như vậy khi phân kim lần 01, trục nhà tọa Bắc hướng Nam (Bính Ngọ) thì phải phân kim tiếp để lấy hướng cửa (khai môn) tại vòng Bính Tý hoặc Canh Tý (tức là lấy Nhâm Ngọ hoặc Bính Ngọ).

    Tương tự cho trục Đông -> Tây (Canh Dậu), phải khai môn tại Ất Dậu hoặc Kỷ Dậu.
    Nếu đúng như vậy thì thật là quá khó để đạt được.
    :D :D
    Thân ái
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng năm 2009
  11. Namtri

    Namtri New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Xin chào Bảo Trân !
    Nói chuyện với Bạn mình rất thích !
    Mình muốn hỏi Bạn là quan điểm về Dương long lập âm hướng để có đủ điều kiện Âm dương hóa sinh , vậy theo Bạn quan điểm đó có đúng không ?
    Chúc Bạn với những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống !=D>
    Nam tri !~_rose
     
  12. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    donggot68: 60 thấu địa long mình nói bên trên là định lai long nhập thủ, chủ yếu dùng trong âm trạch. Dương trạch thì có khác, hiện nay nhà tại đô thị san sát nhau, đường sá thì trải nhựa bằng phẳng, làm sao xác định lai long? Nên 60 long thấu địa làm sao dùng được.

    72 xuyên sơn vốn dùng lập huyệt thừa khí. Dùng trong dương trạch là đón cát khí tránh hung, bại khí. Cái này thì lại dùng được. Khi hướng nhà xấu không thể thay đổi được(nhà tại đô thị đâu phải muốn xoay sao cũng được) thì dùng phân kim vượng tướng cho hướng cửa để đón cát khí. Nếu hướng nhà đã tốt thì lập cửa chính một hướng với hướng nhà luôn để đón cát khí toàn phần, ở đây là một phân kim cho cả hướng nhà và cửa.

    Đúng là trong phong thủy để tìm được một địa cục toàn mỹ có khi mất cả đời cũng không tìm được, 7 phần tốt 3 phần xấu là được rồi. Vả lại địa cục quá toàn mỹ lại hóa không hay. Cái này bạn nào suy nghĩ sâu sắc một chút chắc hiểu được. Như người suốt ngày ăn đồ bổ mà không vận động vậy, làm sao thọ hơn người ăn đủ thứ mà lại vận động tốt. :-D:-D:-D

    Nam Phong
     
  13. Namtri

    Namtri New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    13
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào bạn Bảo Trân !
    Bạn cho mình hỏi , có phải hành long ở 72 long xuyên sơn đều phải là khởi tổ hành long ở 12 địa chi đi tới rồi cuối cùng nhập thủ vào 24 sơn hướng của 60 long , ví dụ như khởi tổ từ hợi chuyển qua tý , dần rồi chuyển giáp nhập thủ bơm khí vào huyệt ! Và từ nhập thủ long giáp của 60 long thấu địa mới tính được cục thủy pháp Mộc dương cục Hợi - Mão - Mùi thủy chảy từ tả sang hữu thì phát cho ngành thứ và út còn ngành trưởng thì bại có phải không Bạn ?
    Rất mong hồi âm của Bạn !~_rose
    Nam tri !
     
  14. baotran

    baotran New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    68
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Đại không vong, tiểu không vong và xuất quái

    Chào bạn.
    Tôi thực chưa có được hân hạnh quan sát hành long khởi tổ nên không dám trả lời, chỉ quan sát được vài mộ cổ đã chứng phát thì thấy có cái long nhập thủ là địa chi(có cái không xác định được long nhập thủ vì... trình độ còn yếu :)):)):)) thì nói gì đến chuyện xác định long nhập thủ có đúng 24 huyệt vượng tướng hay không).
    Thủy pháp thì còn tùy theo chọn thủy pháp nào, theo cách nói của bạn tôi đoán là Trường sinh thủy pháp(thập nhị thần), tuy nhiên phát hay bại còn tùy theo thủy đến và đi như thế nào(ở phương sinh vượng hay hưu tù), dòng chảy của thủy, tính tình của thủy... Nói chung là phức tạp, chứ nếu khư khư nói Mộc dương cục Hợi - Mão - Mùi thủy chảy từ tả sang hữu thì phát cho ngành thứ và út còn ngành trưởng thì bại thì... chết liền.

    Nam Phong.
     

Chia sẻ trang này