1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Tôi được đọc bài viết: Hỏi – đáp và chia sẻ học hỏi trên minhtrietmoi.org, thấy có đoạn trao đổi về Địa ngục rất hay, xin chép lại ra đây để quý vị cùng trao đổi:
    1. [​IMG]
      Học Tinh Tấn
      October 11, 2016 at 6:25 pm
      Kính gửi Webmaster, jupiter nguyen và các Huynh kính mến.
      Thật tuyệt khi tìm được nơi mà nhiều Dịch giả đã giải thích cặn kẽ giáo lý từ tiếng Anh sang tiếng Việt cho những người như tôi, một chữ tiếng Anh không biết. Xin cám ơn tất cả.

      Tôi có đọc được bài viết: http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/never-give-up-khong-bao-gio-bo-cuoc/#comment-1513 . Trong đó, bên dưới bài viết, phần trao đổi, Huynh jupiter nguyen đã trích dẫn chính xác trong giáo lý của Đức Chân Sư DK về “Địa ngục”.

      Tôi đọc và thấy khó hiểu quá, xin các Huynh Webmaster, jupiter nguyen và Quý vị, có thể giải thích thêm làm rõ nghĩa của “Địa ngục” trong giáo lý của Đức DK với “Địa ngục” trong Kinh Phật có đồng nghĩa không?

      Bởi Luật Nhân Quả là luật Vũ trụ, vậy nếu không có “Địa ngục của Linh hồn sau khi chết”, tức Linh hồn chỉ trả Quả báo khi đầu thai lại cõi Trần hay sao? Thế thì chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Thật khó hiểu quá các Huynh, nếu thế, sự tiến hoá của Linh Hồn sẽ gián đoạn khi ở giai đoạn sau khi chết – Cõi Trung Giới hay sao?
      Mong các Huynh giải thích giùm. Xin cảm ơn!

      Reply
      • [​IMG]
        webmaster
        October 12, 2016 at 2:40 pm
        Chào bạn,

        Cám ơn bạn đã có những lời nói tốt đẹp về trang web của chúng tôi. Về câu hỏi của bạn:

        “Địa ngục” trong giáo lý của Đức DK có đồng nghĩa với “Địa ngục” trong Kinh Phật không? Bởi Luật Nhân Quả là luật Vũ trụ, vậy nếu không có “Địa ngục của Linh hồn sau khi chết”, tức Linh hồn chỉ trả Quả báo khi đầu thai lại cõi Trần hay sao? Thế thì chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Thật khó hiểu quá các Huynh, nếu thế, sự tiến hoá của Linh Hồn sẽ gián đoạn khi ở giai đoạn sau khi chết – Cõi Trung Giới hay sao?

        Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

        Trong giáo lý của đức DK, không có “địa ngục” như ta thấy giảng dạy trong Phật giáo phổ truyền–nghĩa là, hình ảnh một nơi chốn để trừng phạt con người sau khi chết do đã làm những điều tàn ác khi còn sống–. Bạn hỏi, chẳng lẽ giáo lý của Đức Phật không còn phù hợp nữa hay sao? Chúng tôi nghĩ, những điều mà người ta nói về địa ngục … có đúng là chính lời Phật dạy hay không? Chúng tôi xin trích đoạn sau đây từ quyển Problems of Humanity của Chân sư DK để bạn suy nghĩ:

        The doctrine of the verbal inspiration of the Scriptures of the world (deemed particularly applicable to the Christian Bible) is today completely exploded and with it the infallibility of interpretation; all the world Scriptures are now seen to be based on poor translations and no part of them—after thousands of years of translation—is as it originally was, if it ever existed as an original manuscript and was not in reality some man’s recollection of what was said. At the same time, it must be remembered that the general trend and the basic teaching, as well as the significance of the symbols, is usually correct, though again, symbolism itself must be subjected to modern translation and not to the misinterpretation of ignorance. The point is that dogmas [Page 127] and doctrines, theology and dogmatic affirmations, do not necessarily indicate the truth as it exists in the mind of God, with Whose mind the majority of dogmatic interpreters claim familiarity. Theology is simply what men think is in the mind of God.

        Giáo lý về nguồn cảm hứng bằng lời nói của các Kinh Thánh của thế giới (đặc biệt là Kinh Thánh Cơ Đốc giáo) ngày nay hoàn toàn sụp đổ, cùng với nó là những giải thích không thể nào sai lầm;tất cả các Thánh Kinh trên thế giới ngày nay được nhìn thấy được dựa trên những bản dịch kém cõikhông phần nào của chúng, sau hàng ngàn năm được dịch lại – là giống như nguyên bản ban đầu–nếu đã từng tồn tại một bản thảo gốc—và thực tế không phải là hồi ức của một số người về những gì đã được nói. Đồng thời, ta phải nhớ rằng xu hướng chung và giáo lý cơ bản, cũng như ý nghĩa của các biểu tượng, thường là đúng, mặc dù, một lần nữa, chính biểu tượng phải lệ thuộc vào bản dịch hiện đại chứ không phải sự giải thích sai lệch do thiếu hiểu biết. Vấn đề là những giáo điều [Trang 127] và giáo lý, những khẳng định thần học và giáo điều, không nhất thiết phải chỉ ra chân lý như nó tồn tại trong trí của Thượng đế, cái trí mà phần lớn các nhà diễn giải giáo điều tuyên bố quen thuộc. Thần học chỉ đơn giản là những gì mà con người nghĩ rằng ở trong trí của Thượng đế.

        The more ancient the Scripture, the greater, necessarily, the distortion. The doctrine of a vengeful God, the doctrine of retribution in some mythical hell, the teaching that God only loves those who interpret Him in terms of some particular school of theological thought, the symbolism of the blood sacrifice, the appropriation of the Cross as a Christian symbol, the teaching about the Virgin Birth and the picture of an angry Deity only appeased by death are the unhappy results of man’s own thinking, of his own lower nature, of his sectarian isolationism (fostered by the Jewish Old Testament, but not generally found in the Oriental faiths) and of his sense of fear, inherited from the animal side of his nature—all these are fostered and inculcated by theology but not by Christ, or the Buddha or Shri Krishna.

        Các Kinh thánh càng cổ xưa thì sự biến dạng nhất thiết càng lớn. Giáo lý về một Thiên Chúa đầy hận thù, giáo lý về sự trừng phạt ở một số địa ngục trong truyền thuyết, giáo lý rằng Thiên Chúa chỉ yêu những người nào giải thích Ngài theo thuật ngữ của một số trường phái của tư tưởng thần học đặc biệt, các biểu tượng của sự hiến tế máu, chiếm đoạt thập giá thành một biểu tượng của Kitô giáo, giáo lý về sự sinh sản đồng trinh, và hình ảnh của một vị thần linh nổi giận chỉ dịu đi bởi cái chết là những kết quả không vui vẻ của những suy nghĩ riêng của con người, của bản chất thấp kém của y, của chủ nghĩa biệt lập bè phái của y (được thúc đẩy bởi những người Do Thái trong Cựu Ước, nhưng nói chung không được tìm thấy trong các tôn giáo phương Đông) và của cảm giác sợ hãi, thừa hưởng từ phương diện thú vật của mình -tất cả những điều này được nuôi dưỡng và khắc sâu bởi thần học, chứ không phải do đức Christ, đức Phật hay đức Shri Krishna.

        Reply
        • [​IMG]
          Học Tinh Tấn
          October 13, 2016 at 11:12 am
          Kính thưa Huynh webmaster.

          Xin cám ơn Huynh webmaster đã giành thời gian minh giải về sự mâu thuẫn khó hiểu mà tôi gặp phải khi nghiên cứu giáo lý về Minh Triết Mới của Đức DK và Kinh điển của Đức Phật, việc làm rõ ràng được cảnh giới ” Địa ngục” có hay không là điều cực kỳ cần thiết với mọi người mong muốn phát triển tiến hoá Tâm Linh, bởi cả 2 giáo lý đều cao siêu, nhưng Đức Phật ở “Ngôi” cao, siêu vượt hơn hẳn Chân Sư (Theo cấp độ tiến hoá Tâm Linh), cho lên nếu không làm rõ được vấn đề ” Địa ngục không có ” theo giáo lý của Đức DK thì rất không tốt cho rất rất nhiều người vì ” Chẳng biết theo đâu mà Tu “, như Huynh đã giải thích ở trên:

          ….. Trong giáo lý của đức DK, không có “địa ngục” như ta thấy giảng dạy trong Phật giáo phổ truyền–nghĩa là, hình ảnh một nơi chốn để trừng phạt con người sau khi chết do đã làm những điều tàn ác khi còn sống ….

          Có nghĩa là, Đức DK nói rằng “Địa ngục” của Phật giáo phổ thông hiện nay là do lỗi như Huynh nêu ở trên

          ….. Các Kinh Thánh càng cổ xưa thì sự biến dạng nhất thiết càng lớn …,

          Tức là, nguyên nhân của sự hiểu sai lệch về ” Có Địa ngục trong Kinh Phật phổ truyền ” hiện nay là do sự minh giải Kinh Phật lầm lạc của những người Đệ tử của Đức Phật sau này, trứ Đức Phật không phát biểu như vậy.

          Về câu dịch này của Huynh, như Huynh dịch từ Giáo lý của Chân Sư DK từ Tiếng Anh ra tiếng Việt có nghĩa là như thế, tức ” … Không có Địa ngục – Hình ảnh một nơi chốn để trừng phạt con người sau khi chết do đã làm những điều tàn ác khi còn sống ….”. Tôi thấy Huynh dịch đoạn này, nếu viết rõ như vậy thì hiển nhiên là đúng, tức Đức Chân Sư DK dạy như vậy hoàn toàn đúng, và cũng luôn đúng, trùng khớp với Kinh Phật mà Đức Phật đã dạy về ” Địa ngục ” trong Phật giáo, và như vậy, theo tôi, chúng ta nên hiểu rằng, thuật ngữ “Địa ngục” của Chân Sư DK dạy (Với hàm nghĩa Huynh đã giải thích như trên) thì không có gì mâu thuẫn với ” Địa ngục ” trong Kinh Phật dạy, bởi nếu hiểu đúng ” Địa ngục ” trong Kinh Phật đã dạy, không được hiểu ” Địa ngục ” là nơi ” giam cầm, tra tấn tội nhân gì cả “, mà tất cả là do ” HẾT THẢY PHÁP DO TÂM TƯỞNG SANH “.

          Như vậy ” Địa ngục ” mà Đức Phật đã dạy cũng chính là do “Tâm Tưởng Sanh” mà ra, xin các Huynh đọc đoạn giảng Kinh Địa Tạng của Pháp Sư Tịnh Không:

          ….Từ đây mới hiểu ra những gì nói trong Kinh Địa Tạng về những hình phạt, những dụng cụ tra tấn, quỷ dạ xoa, ác độc quỷ đều là những hình tướng do những ác nghiệp của chính mình biến hiện tạo nên. Cũng như khi chúng ta nằm mộng vậy, những hình tướng ta thấy trong mộng đó là có nhưng thể của nó thì không, sự có nhưng lý không, những cảnh tượng trong mộng nhất nhất đều sai khác muôn vàng, đây đều là do những ý niệm vọng tưởng của chúng ta biến hiện ra mà thôi. Thế nên Phật dạy rất hay: ” Hết thẩy pháp từ tâm tưởng sanh”.
          Nguồn tin lấy theo: http://nhantrachoc.vn/index.php?threads/het-thay-phap-tu-tam-tuong-sanh.7542/

          Rõ ràng Địa ngục trong Minh Triết của Chân Sư DK và Đức Phật dạy không có gì là mâu thuẫn cả. Mâu thuẫn ở đây, nếu có, là do hiểu Địa ngục – Là nơi giam cầm, tra tấn tội nhân (Linh Hồn) bằng các dụng cụ …., nhưng sự thực, Địa ngục Đức Phật đã dạy không phải như vậy, mà là do ” Nghiệp lực, do Tâm tưởng sanh …) mà thôi.

          Xin có vài dòng tham gia trao đổi với các Huynh.
          Chúc mọi người An lành – Hạnh phúc – Tinh tấn.

          Reply
    2. [​IMG]
      Jupiter Nguyen
      October 13, 2016 at 9:35 am
      – ” Thần học chỉ đơn giản là những gì mà con người nghĩ rằng ở trong trí của Thượng đế.

      Theology is simply what men think is in the mind of God. ”

      . Câu nói đó của Chân sư DK thật là cao siêu và thật sự là một định nghĩa rất mới lạ và trí tuệ về từ Thần Học .

      . Có một điều chắc chắn là ngôn từ thì không phải là chính sự vật [ ví dụ cái bàn khác với từ cái bàn , từ cây viết thì không phải là chính cây viết ] , ngôn từ được tạo ra để gọi tên sự vật chứ nó không phải là chính sự vật.

      . Do đó cũng tương tự và chính xác như vậy thì ” những gì mà con người nghĩ – what men think ” thì rất có thể không phải là ” Sự Thật Cuối Cùng ” .

      . Còn nói ” ở trong trí của Thượng đế – in the mind of God ” thì tôi hiểu rằng chính con người [ những nhà thần học , những kẻ tin và tạo ra nó tức là chủ thuyết thần học của họ ] đã làm cho điều không có thật thành điều có thật [ hiển nhiên là hữu hạn ] , đã làm cho điều không bao giờ tồn tại trước đó [ tức là trước khi có họ cùng với chủ thuyết thần học vô nghĩa đó của họ ] thành điều tồn tại hữu hạn trong không gian và thời gian bằng chính Sức Mạnh Của Niềm Tin của chính họ.

      . Phải chăng khi con người tin vào điều gì thì điều đó sẽ có thật đối với y [ tức là y đã tạo ra một điều gì đó có thật mà do y nghĩ ra – what men think ] ?

      . Và phải chăng Thần học cũng như những học thuyết Thần học đó của họ đã làm cho điều không quan trọng thành quan trọng ?

      . Và phải chăng Thần học cũng như những học thuyết Thần học đó của họ đã làm cho điều không hề có một chút thiêng liêng và có sự thật thành điều thiêng liêng và có thật [ hiển nhiên là chỉ điều thiêng liêng và có thật đối với họ và những ai tin vào học thuyết đó của họ ] bằng chính Sức Mạnh Của Niềm Tin của chính họ ?

      *** Tôi nghĩ rằng đúng thật là khi ” con người suy tưởng như thế nào thì y sẽ trở nên như thế đó ” và khi con người tin chắc vào điều gì thì điều đó sẽ có thật đối với y và sẽ ràng buộc y [ vào điều mà y đã tin tưởng và tạo ra ] .

      Và phải chăng khi mà tồn tại một số đông người cùng suy tưởng và tin tưởng vào một điều gì đó trong một thời gian khá lâu thì sẽ tạo ra cái mà chúng ta gọi là Thần học và những học thuyết Thần học ? [ và thật là khinh khủng vì họ đã làm cho điều không có thật thành điều có thật , điều không hề có một chút thiêng liêng thành điều thiêng liêng , điều không bao giờ tồn tại trước đó thành điều tồn tại sau đó . ]

      **** Do đó mà Chân sư DK mới nói rằng :

      ” Con người trở thành tù nhân của trạng thái do con người tạo ra. ”

      The man becomes the captive of the man-made state. ”

      [ Esoteric Astrology 3. Spiritual Effects of the Zodiacal Constellations. – Part 13 – page 377 ]
    Nguồn: http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/hoi-dap-va-chia-se-hoc-hoi/#comment-1520
     

Chia sẻ trang này