Gặp Ma Trướng phải làm sao?

Thảo luận trong 'Thực hành Thiền hàng ngày - Pháp biến cải tâm thức và nghiệp chướng vi diệu' bắt đầu bởi tutru, 4 Tháng bảy 2016.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    KHI GẶP MA CHƯỚNG, CHÚNG TA KHÔNG TRANH, PHẢI CẤP TỐC NHƯỜNG BƯỚC, TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐỐI LẬP, KHÔNG CÓ SÂN HẬN, KHÔNG CÓ BÁO THÙ THÌ NGƯỜI NÀY ĐÃ GIÁC NGỘ

    Người giác ngộ có thể cứu chính mình, chúng sinh mê hoặc cùng với người giác ngộ bất hòa, người giác ngộ có thể hòa thuận với chúng sinh mê hoặc, vì người giác ngộ không tranh với họ. Họ muốn tiền, chúng ta đưa tiền, muốn danh đưa danh, muốn thứ gì, ta cho thứ đó. Chúng ta không mong cầu thì không xảy ra xung đột. Vì cả hai cùng tham cầu nên mới xảy ra xung đột. Người mê cho rằng nếu không tranh thì không được, người trí hiểu rõ nhường nơi này, thì lại được ở nơi kia, có khi còn được nhiều hơn cái đã cho. Càng xả càng được nhiều, không cần phải cầu. Đó là đạo lý đức Phật đã dạy nhưng đáng tiếc, chúng sinh lại không tin.

    Cầu vãng sinh tịnh độ, thực hành xả bỏ !

    Chúng tôi đã giảng điều này hàng trăm lần ngàn lần, nhưng không có người nghe thấu, không có người chịu làm theo. Chúng tôi vẫn phải giảng hàng vạn lần, ai nhập tâm, y giáo phụng hành thì sẽ được lợi ích.

    Hóa Giải Lòng Oán Hận Sâu Nặng:

    Hóa giải vì cuộc sống hạnh phúc trên bình diện toàn cầu
    Đối với người tu tịnh độ, hóa giải xung đột vô cùng quan trọng. Trong các kinh điển, Thế Tôn đã giới thiệu thế giới cực lạc là thế giới hòa bình, bình đẳng, nơi các bậc thượng thiện tụ hội.

    Nếu tâm không bình đẳng, giờ phút nào cũng mang nỗi oán hận, nhất định sẽ chướng ngại việc vãng sinh. Người vãng sinh tâm phải thanh tịnh, các tổ sư vẫn thường nói “Tâm tịnh thì cõi Phật tịnh”, hay nói cách khác, tâm không thanh tịnh, thì bất luận người đó dụng công thế nào, có niệm hàng vạn danh hiệu đức Phật cũng không thể vãng sinh:


    “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn
    Đau mồm rát họng chỉ uổng công”

    Cho nên, phải xem việc này là việc lớn để lo liệu. Không nên cho rằng việc niệm Phật cầu vãng sinh không liên quan tới an định xã hội và hòa bình thế giới. Trước khi vãng sinh, giải thoát trở thành kẻ đại tự tại thì trước tiên chúng ta phải làm cho xã hội an định. Được như vậy, mới chắc chắn có thể vãng sinh tịnh độ, cùng Phật đồng tâm, đồng nguyện, đồng đức, và đồng hạnh. Chúng tôi đã hai lần tham gia hội nghị hòa bình của Liên Hiệp quốc, đặc biệt lần ở Cang Sơn Nhật Bản, cảm xúc rất sâu sắc về vấn đề này.


    Theo Phật pháp, mỗi người đời đời kiếp kiếp đều có chủng tử oán hận trong A Lại Da thức. Người người cùng ở với nhau, luôn cảm thấy không vừa mắt, điều này ai cũng có thể kiểm nghiệm, bất luận thấy người nào, việc gì cũng đều không vừa lòng, đều thấy không vui. Đó là oán hận tích lũy từ vô lượng kiếp, nếu đồng thời bộc phát ra, thế giới này sẽ bị hủy diệt như các tôn giáo phương Tây từng dự đoán. Ngày tàn chính là toàn thế giới bị hủy diệt, trở lại từ đầu.


    Xã hội thế gian vào thời kỳ có nhiều người tu tập, nhờ vậy mà bạo phát không xuất hiện. Nhưng tương lai khó ai biết trước. Một số ghi chép gần đây trên internet cho biết, cậu bé bảy tuổi đầu thai đến thế giới này sau khi mãn một kiếp ở hỏa tinh. Tuổi tác tuy rất nhỏ, nhưng trí tuệ, năng lực hơn hẳn các nghiên cứu sinh đại học. Cậu cho biết, quả địa cầu này vào mấy trăm vạn năm trước đã từng bị hủy diệt, chìm xuống đáy biển. Nơi đó hiện giờ chính là Ấn Độ Dương. Các nhà khảo cổ học không thể kiểm chứng được vì sự việc xảy ra quá lâu trong khi năng lực nghiên cứu hiện tượng lịch sử chỉ có thể thực hiện trong khoảng vài nghìn năm, như nổi bật nhất là sự kiện của cách đây 5000 năm, một mảng đại lục chìm vào đáy biển Đại Tây Dương.


    Một mảng đại lục chìm xuống Ấn Độ Dương hàng trăm vạn năm đến nay mới được tiết lộ bởi cậu bé bảy tuổi này. Có thể hiểu oán khí nhiều đời cùng lúc bạo phát mà nhà Phật vẫn nói “Cảnh tùy tâm chuyển”. Cũng vậy, nếu mỗi người đều có lòng oán hận, thế giới này ắt sẽ hủy diệt. Ngược lại, mỗi người đều hoan hỉ, đều có tâm yêu thương, thế giới trở thành cực lạc. Ta bà và cực lạc thực ra không hề khác biệt. Thế giới cực lạc không phải do Phật A Di Đà tạo, ta bà của chúng ta cũng không phải do thượng đế, vua Diêm La làm chủ tể, mà kinh Phật nói chính nơi tâm chúng ta làm chủ. Tâm khởi niệm thiện, thế giới mọi thứ đều thiện, người người đều thiện, không có gì bất thiện, thế giới này chính là Hoa Tạng, là cực lạc. Đức Phật thường nói “Tất cả pháp do tâm tưởng sinh”, người thế gian cũng thường nói “Tâm nghĩ sự thành”. Ta nghĩ đến thế giới cực lạc thì thế giới cực lạc liền hình thành; ta nghĩ thế giới này an định, mọi người đối xử bình đẳng, hòa thuận với nhau, không chỉ mình ta nghĩ mà mọi người cùng nghĩ, chắc chắn sẽ thành tựu. “Tâm nghĩ sự thành” thế tại sao chúng ta lại không chịu nghĩ tốt?

    HT: TỊNH KHÔNG
    — cùng với Hoa Vô Ưu.


    Theo https://www.facebook.com/photo.php?...109.1073741829.100001824755577&type=3&theater


    Xem thêm:
    Đức Phạt khi Thiền Định, sắp Giác Ngộ, Ma Trướng là những người con Gái tuyệt đẹp, mình Ngọc Ngà, thân phận Cao quý ở Trời ... đến quyến dũ mà Đức Phật đã không động Tâm để ý, bỏ qua để đạt tới Giác Ngộ

    >>> TA CẦN NHẤT LÀ GIỮ ĐƯỢC TÂM THANH TỊNH, KHÔNG SAO ĐỘNG TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP GẶP MA TRƯỚNG, DÙ GẶP CẢNH GÌ ĐI NỮA ( XẤU, ĐẸP NHƯ TIÊN CẢNH, GHÊ SỢ, HUNG ÁC ....)
     

Chia sẻ trang này