Giúp trẻ 'thoát' bệnh hen mùa lạnh

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 3 Tháng một 2012.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Mùa lạnh, cần đặc biệt chăm sóc để trẻ tránh bị mắc bệnh hen.






    Hen là một bệnh mãn tính xảy ra khi phế quản bị viêm. Các cơ của thành phế quản chít hẹp lại và sản sinh thêm chất nhầy làm hẹp đường thở, dẫn đến các triệu chứng từ khò khè nhẹ đến khó thở nặng. Trẻ bị hen có nguy cơ tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Dấu hiệu và triệu chứng Triệu chứng của bệnh hen có thể từ mức độ nhẹ đến nặng. Tất cả các cơn hen đều có dấu hiệu báo trước. Học cách nhận biết dấu hiệu cảnh báo và điều trị sớm triệu chứng giúp phòng ngừa các cơn hen hoặc giữ cho cơn hen không nặng thêm.
    [​IMG]
    Phòng tránh bệnh hen cho trẻ rất cần sự chung tay của cha mẹ. (Ảnh minh họa).
    Dấu hiệu cảnh báo ở người lớn:

    - Thở đoản hơi hoặc khò khè nhiều

    - Rối loạn giấc ngủ do thở đoản hơi, ho hoặc khò khè

    - Ngực căng hoặc đau

    - Tăng nhu cầu dùng thuốc giãn phế quản.

    Dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em:

    - Nghe rõ thấy tiếng thở rít hoặc khò khè khi trẻ hít vào

    - Ho, đặc biệt nếu ho thường xuyên và xảy ra co thắt

    - Đi lại trong đêm kèm theo ho hoặc khò khè

    - Khó thở xảy ra khi trẻ gắng sức hoặc không

    - Cảm giác ngực trẻ bị căng lên.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa.
    Khi nào cần đi khám

    - Nếu bạn nghĩ mình bị hen. Khò khè, khó thở, đau hoặc căng tức ngực, hoặc ho mà không kèm các triệu chứng khác. Đặc biệt, khò khè là triệu chứng thường gặp của bệnh hen ở trẻ em. Tuy vậy một số trẻ bị bệnh hen không bao giờ khò khè. Thay vào đó, trẻ bị ho co thắt, thường nặng thêm vào buổi tối. Nếu bạn hoặc con bạn bị ho thường xuyên kéo dài trên vài ngày hoặc có các dấu hiệu/triệu chứng của bệnh hen, hãy đi khám bác sĩ.

    - Nếu bạn được chẩn đoán bệnh hen, hãy thảo luận với bác sĩ về các cách điều trị bệnh, tìm cách kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa cơn hen hoặc ngăn chặn cơn hen tiến triển. Không cố gắng tự điều trị bệnh hen. Hầu hết các ca tử vong do hen là vì không điều trị đúng.

    - Nếu thuốc không có tác dụng. Đôi khi thuốc không giảm được bệnh. Đến gặp bác sĩ ngay nếu liều thuốc kê đơn không có tác dụng. Không tự ý dùng thêm thuốc vì dùng quá liều thuốc hít hoặc quá nhiều thuốc có thể nguy hiểm.

    Điều trị: Bác sĩ sẽ đưa ra đợt điều trị dựa vào tuổi của bạn hoặc con bạn và mức độ tồn tại dai dẳng của triệu chứng.

    - Các thuốc giãn phế quản làm mất triệu chứng cấp tính hoặc phòng ngừa các cơn hen

    - Corticosteroid và các thuốc khác ức chế viêm đường hô hấp trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng

    - Liệu pháp miễn dịch hoặc tiêm giải mẫn cảm dị ứng Tự chăm sóc:

    Để duy trì sức khỏe chung và làm giảm nguy cơ xảy ra cơn hen, bạn có thể:

    - Tập luyện. Khoảng 30 phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu từ từ và cố gắng tăng dần hoạt động mỗi ngày. Nếu tập luyện trong thời tiết lạnh, nhớ đeo khẩu trang để làm ấm không khí thở.

    - Sử dụng máy điều hòa không khí. Điều này giúp giảm phơi nhiễm với phấn hoa và cỏ.

    - Làm sạch các đồ trang trí. Hãy bọc nệm, gối bằng lớp bọc chống bụi để có thể thường xuyên thay giặt. Giặt khăn trải giường, áo gối và lót đệm hàng tuần bằng nước nóng. Thay gối bằng chất liệu tổng hợp 2-3 năm/lần.

    - Duy trì độ ẩm tối ưu. Giữ độ ẩm thấp (khoảng 40-50%) trong nhà và văn phòng.

    - Giữ sạch không khí trong nhà. Kiểm tra máy điều hòa không khí và lò sưởi mỗi năm 1 lần. Thay lưới lọc lò sưởi và máy điều hòa không khí theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn dùng máy hút ẩm hãy thay nước hàng ngày.

    - Hạn chế lông súc vật nuôi. Nếu bạn dị ứng với lông, tránh nuôi súc vật có lông.

    - Thường xuyên lau dọn. Lau dọn nhà cửa thường xuyên. Để hạn chế bụi, cần đeo khẩu trang hoặc thuê người khác lau dọn.

    - Hạn chế sử dụng kính áp tròng. Cố gắng đeo kính thay cho kính áp tròng vì bụi nhỏ và phấn hoa có thể mắc dưới kính áp tròng.
    Theo ThS – BS Vũ Tuyết Mai
     

Chia sẻ trang này