Giải trừ câu bùa chú " Thân cường mới có thể đảm tài quan"

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi phuluc, 17 Tháng mười 2013.

  1. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    -dịch từ bài 解除“身强才能担财官”的紧箍咒 của Hoàng Đại Lục-

    Ban đầu mọi người nghĩ rằng chân con người dẫm trên trái đất cố định và bất động, mặt trời thì luôn xoay quanh địa cầu. Cho đến khi nhà địa lý danh tiếng thuộc nhà Tống tên là Thái Mục Đường lần đầu tiên trong Phát Vi Luận nói đến thiên tai động đất, ông ta cho rằng trái đất xoay quanh mặt trời. Sau đó hàng trăm năm, người phương Tây Nicolaus Copernicus cũng phát hiện và chứng thật điều mà thế nhân đều không thể tin là sự thật.

    Mọi người đều biết cơ thể con người là một tiểu vũ trụ. Như vậy không hề nghi ngờ bát tự cũng là một tiểu vũ trụ. Trái đất trong bát tự vậy ở đâu? Chính là tại nhật nguyên. Thái dương trong bát tự ở đâu? Ở nguyệt lệnh. Tại sao? Bởi vì nguyệt lệnh như là thái dương chúa tể trong thái dương hệ, nghĩa là Xuân Hạ Thu Đông là chúa tể mệnh cục. Nhật nguyên xoay quanh nguyệt lệnh, hay là nguyệt lệnh xoay vòng quanh nhật nguyên? Hiển nhiên không cần nói cũng biết.

    Tuy nhiên kể từ Nhậm Thiết Tiều tại cuối nhà Thanh đến nay, có rất nhiều nhà mệnh lý cùng nhất trí cho rằng bát tự lấy nhật nguyên làm trung tâm, bảy chữ còn lại xoay quanh nhật nguyên. Họ phân tích bát tự đầu tiên nhất định việc làm chính là phân tích nhật nguyên vượng hay suy, tạo ra phép "Phù ức nhật nguyên" nhằm "Thăng bằng dụng thần", mục đích là vì thăng bằng ngũ hành bát tự sẽ khiến cho nhật nguyên có thể đảm được Tài Quan Sát Thực. Bởi vậy, họ viết mệnh trong sách tràn ngập cách thức nhật nguyên vượng thì như thế nào, nhật nguyên nhược thì như thế nào ..., trong đó đại biểu chính là sách Tích Thiên Tủy Xiển Vi có vài đoạn Nhậm Thiết Tiều luận như vậy. Thí dụ như chương "Thể Dụng" đã viết “Nếu nhật chủ vượng tướng, đề cương là Tài, Quan hoặc Thực Thương, đều có thể là dụng; nhật chủ mà suy thì tìm can chi trong tứ trụ giúp thân làm dụng...... Như tứ trụ can chi Tài Sát quá vượng, nhật chủ vượng biến thành suy, nên tìm chữ nào bang trợ thân chế hóa Tài Sát mà dụng...... Như nhật chủ không đủ lực, lại hợp can khác mà hóa, thì lấy Hóa Thần làm dụng; Hóa Thần có thừa, thì lấy tiết Hóa Thần làm dụng; Hóa Thần không đủ, thì lấy sinh trợ Hóa Thần làm dụng thần" ...vân vân … Mỗi một điều đều là triển khai phương pháp luận xoay quanh nhật chủ có đảm được Tài Quan Sát Thực hay không.

    Nhậm Thiết Tiều và những người theo ông dường như cho rằng tiền đề của bát tự phú quý có điều kiện tiên quyết nhật chủ phải là thân cường (trừ tòng cách), bởi vì chỉ có "Thân cường mới có thể đảm Tài Quan". Nếu như thân nhược, có Tài Quan Ấn Thực cũng vô dụng. Vì vậy họ xét mệnh tốt không phải là "Thân Sát lưỡng đình" (cả thân và Sát đều yếu), mà là "Thân Tài lưỡng vượng" (cả thân và Tài đều vượng), họ xét mệnh tiện không phải là "Tài nhiều thân nhược", mà là "Sát trọng thân khinh" (Sát mạnh hơn thân) hoặc bát tự nát vụn như "Nhật nguyên thụ đáo khắc tiết giao gia” (nhật chủ vừa bị khắc lại bị tiết).

    Ý thức chung bình thường trong cuộc sống là "Thân cường mới có thể gánh vác trọng trách" một khi bị Nhâm Thị tăng lên thành quy tắc lý luận quan trọng nhất trong bát tự, liền rất nhanh chiếm được sự công nhận rộng rãi trong giới mệnh học. Vì vậy, câu "Thân cường mới có thể đảm Tài Quan" là những lời như Đường Tăng đọc bùa chú trói buộc đầu óc đông đảo mệnh lý học giả, khiến cho họ nhiễm ám ảnh tin rằng nhật nguyên không có thân cường thì không thể làm gì được. Hơn một thế kỷ qua, rất ít người hoài nghi sự hợp lý trong câu nói trên. Tất cả mọi người đã quên lời chí lý của Khổng Tử: "Lao tâm giả trì nhân, lao động giả trì vu nhân" (phân biệt người có thể dùng trí hay dùng thân thể mà làm việc). Thân thể cường tráng chọn việc nặng cũng không là mệnh tốt. Người có mệnh tốt tuyệt đại đa số đều là người lao tâm, là những người toàn y phục lụa là sang trọng, không phải là người nuôi tầm! Đã như vậy, chúng ta tại sao muốn đem câu "Thân cường" coi là một điều kiện tiên quyết để đạt phú quý? Thời trước, Từ Hi còn là thiếu nữ tay trói gà không chặt đã không phải có thể đánh bại tám đại thần mạnh như hổ sói mà đoạt được thiên hạ sao? Mặc dù là một người bệnh nặng nằm ở trên giường bệnh không thể động đậy, nếu như có một người đến cướp đoạt vòng quí đeo trên cổ, chính lúc này chỉ cần có cảnh sát ở bên cạnh là có thể bình yên vô sự, nếu như người bịnh muốn đồ vật gì, thân nhân cũng sẽ giúp đỡ, vậy tại sao lại nói người vốn thân thể không cường lại không thể tốt? Tại sao chúng ta phải tìm kiếm thăng bằng giữa Sát và Thân, giữa Tài và Thân, giữa Thân và Thực?

    Đồng dạng đạo lý đó, nhật chủ muốn đạt Tài Quan Ấn Thực, muốn chế phục Sát Thương Kiêu Nhận, không phải dựa vào thân cường, mà là cần nhờ có phương thức để đạt được hoặc chế phục những thứ này. Có nghĩa là cần "Lao tâm" mà không phải "Lao động".
     
  2. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Hai chữ " Lao tâm" ở bát tự thể hiện như thế nào đây? Nếu như nói nhật nguyên có trọng căn chính là "Thân cường", lấy Tỉ Kiếp đối kháng Quan Sát chính là "Lao động", như vậy đối với Quan Sát mà lấy Ấn hóa, Thực chế chính là "Lao tâm". Tử bình sở dĩ nói "Gặp Sát xem Ấn" mà không nói "Gặp Sát xem Tỉ Kiếp", dụng ý là nói rõ Thất Sát phải có Ấn hóa hoặc Thực chế mới có thể đạt được đại biểu của Thất Sát là vinh dự, địa vị cùng quyền lợi, nếu không bằng vào thân cường là không chiếm được. Nhưng mặc dù thân nhược vô lực, cũng chỉ cần Quan Sát có chế hóa, mệnh chủ cũng có thể đạt được những lợi ích mà Quan Sát đại diện. Hơn nữa, khi "Chúng Sát càn rỡ, một người có thể hóa", nghĩa là can hay chi chế hóa chỉ cần chiếm cứ vị trí thuận lợi ở bát tự, dù là Sát trọng chế nhẹ, cũng có thể là một người có khả năng tốt cũng chống lại được vạn người, tức là lấy yếu thắng mạnh, lấy ít thắng nhiều là những hiệu quả lý tưởng, căn bản không cần lo lắng nhật nguyên vượng suy hay mạnh yếu.

    Như vậy, tại sao có nhiều người vẫn mang Tài Quan cùng thân tụ về một chỗ mà xét đoán và ôm mãi câu "Thân cường mới có thể đảm tài quan" thành 1 tín điều không tha? Cơ bản là vì luận cứ sai lầm rằng nhật nguyên là trung tâm! Từ khi nhận rằng nhật nguyên là trung tâm bát tự là phải lo tìm quan hệ giữa Tài Quan Ấn Thực và nhật nguyên, lo tìm thân nhật chủ có thể nhậm chức quan hay không, có thể đảm tài hay không, có chịu ấn sinh hay không, có chống lại thực thương hóa tiết hay không…vân vân và vân vân…, tức là cứ phải luận theo cách "Thăng bằng dụng thần".

    Chính tông Tử Bình không lấy nhật nguyên làm trung tâm bát tự, mà lấy nguyệt lệnh làm trung tâm bát tự. Còn lại bảy chữ phối hợp với nguyệt lệnh tạo thành cách cục, mà không phải bảy chữ phối hợp với nhật nguyên! Tử bình xem xét đối mặt với nguyệt lệnh là Tài Quan Ấn Thực, giống như chúng ta người bình thường lo cho tiền tài, vinh dự, sang trọng, vẻ đẹp, đấy là muốn thông qua phương thức hợp lý hợp pháp để đạt được những điều này, mà không phải nhờ vào thân cường lực tráng để chiếm đoạt. Bởi vậy, Tử Bình xem xét chính là quan hệ của Quan Sát và Ấn, Ấn và Tài, Tài và Kiếp, Kiếp và Thực, Thực và Sát, Sát và Kiếp, mà không phải xét đoán quan hệ Tài Quan Ấn Thực với nhật nguyên. Nói cách khác, Tử Bình không xét nhật nguyên hỉ cái gì kị cái gì, mà là nguyệt lệnh dụng thần hỉ cái gì kị cái gì. Cho nên trong Tử Bình Bảo Pháp mới nói "Gặp Quan xem Tài, gặp Sát xem Ấn, gặp Ấn xem Quan......" mà không nói gặp thân nhược xét cái gì, gặp thân cường xét cái gì!

    Tử bình sở dĩ đem nguyệt lệnh gọi là "Đề cương", xem thành tính chất thống lĩnh bát tự, là then chốt cơ bản của bát tự, chính là bởi vì nguyệt lệnh giống như mặt trời trong thái dương hệ, vượng suy thăng giảm là bảy chữ còn lại xoay quanh chủ tể này; vạn vật sinh trưởng dựa vào thái dương mà. Không những như thế, quan trọng hơn chính là nguyệt lệnh còn xác định nhật nguyên mệnh chủ có thể thừa hưởng từ mã di truyền của chủng tộc thế nào, hoặc như phái Mệnh Lý Cửu Cung viết rằng nguyệt lệnh là nhà, dụng thần trong nguyệt lệnh chính là đồ vật trong nhà kế thừa của tổ tông. Nguyệt lệnh Tài Quan Ấn Thực là 4 dạng thức tốt cần được bảo vệ, Tài sợ Kiếp (bị cướp), Quan sợ Thương (Thương Quan), Ấn sợ bị phá hư, Thực sợ bị đoạt (Kiêu đoạt Thực). Nguyệt lệnh Sát Thương Kiêu Nhận là 4 dạng thức khắc phá, thì nên cần hạn chế chúng, 4 ác thần không có chế không có hóa thì luận phá cách (trừ tòng cách), mặc kệ nhật nguyên là cường, là nhược, là vượng hay là suy!

    Đương nhiên, vật tạo mà ít, hiếm có thì quý, cách cục mà thanh (minh bạch) thì kỳ diệu, thứ gì quá nhiều sẽ không hi hãn rồi. Một Quan quản lý ngàn dân, một Tài nắm ngàn vàng, một Ấn là có phúc dày nhất, một Thực có thể thắng Tài Quan. Quan nhiều là Sát, Ấn nhiều thành Kiêu, Thực nhiều là Thương, Tài nhiều thì bị trói buộc. Tức là chính lệch bị hỗn tạp, cách cục không thể luận rõ ràng, trong đó đặc biệt quan sát hỗn tạp làm hung hại lớn nhất. Cho nên, dụng thần không nên nhiều, nhiều thì giảm trừ bớt đi. Giảm trừ bớt có mục đích không phải là vì sau đó khiến nhật nguyên có thể đảm Tài Quan Ấn Thực hay không, mà là vì khiến cho Cách Chính Cục Thanh!

    Nói tới đây, những người bị tẩy não bởi "Thăng bằng dụng thần" sẽ phản bác rằng: "Tại sao mệnh tài nhiều thân nhược, tới vận Ấn Tỉ giúp thân cùng hội Tài vận thì chuyển biến tốt đẹp? Cổ nhân tại sao nói “Tài nhiều gặp Tỉ Kiếp, Tài vượng người ân phú”, “Tài cách nếu gặp Ấn, tiền tài hàng năm tiến”? Không phải chính xác cho thấy đạo lý đơn giản là Tài nhiều thân nhược thì phải giúp thân ư?

    Nghe qua thì phản bác như vậy tựa hồ rất có đạo lý, nhưng mà cân nhắc nghiêm túc sẽ không thấy có lý! Bởi vì nói Tài nhiều, chính là Dụng Thần nhiều, mà Dụng Thần nhiều thì cần giảm trừ bớt, lúc này tác dụng Tỉ kiếp mà nói là giúp thân, tốt hơn hết là nói là vì giảm được dư thừa của dụng thần nên giảm trừ được bệnh của cách cục. Ngũ Ngôn Độc Bộ viết: "Cách trung nhược khứ bệnh, tài lộc hỉ tương tùy" (cách cục mà khử được bệnh, bổng lộc và may mắn luôn bên mình). Dụng thần quá nhiều chính là một loại bệnh của cách cục. Tuế vận mà có thể khử được bệnh, là có thể được phúc lợi, Tỉ Kiếp giúp hay không giúp thân không có liên can gì.

    Đương nhiên, nếu chỉ toàn lập luận thì vô nghĩa, chúng ta dùng thí dụ thật để minh chứng.

    Thí dụ 1: Quý Mão, Giáp Dần, Canh Thìn, Đinh Sửu

    Mệnh này địa chi tam hội tài cục (Dần Mão Thìn), nhật nguyên Canh kim được Sửu thổ sinh thân, thuộc về cách “Tài đa thân nhược” không thể nghi ngờ. Sau 31 tuổi, đại vận Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu thân là những đại vận có Ấn Tỉ giúp thân, theo phương pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, gọi là vừa vặn hình thành được cục diện “Thân Tài lưỡng vượng” thăng bằng, mệnh chủ ứng phải làm quan phát tài. Nhưng mệnh chủ đến nay vẫn là một công nhân bình thường, cho dù năm ngoái 46 tuổi trong vận Kỷ Dậu, năm Kỷ Sửu 2009, có tới 4, 5 cái Ấn Tỉ đến giúp thân, mệnh chủ chẳng có dấu hiệu nào phát tài. Những câu như "Tài nhiều gặp tỉ kiếp, vận vượng người ân phú", "Tài cách nếu gặp Ấn, tiền tài hàng năm tiến" ..., một câu cũng không thấy hiệu lực!

    Có vài người không hiểu mệnh sư thuyết cách cục, lấy cách cục luận mệnh chỉ thích hợp luận thành cách bát tự phú quý, mệnh người bình thường thì sẽ dụng pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, nhưng mệnh này chính là một người bình thường, tại sao tình huống “Tài đa thân nhược” gặp vận ấn tỉ giúp thân lại không phát tài?

    Thí dụ 2: Nhâm Dần, Giáp Thìn, Canh Tý, Bính Tuất

    Nguyệt thấu tài tinh (Giáp), Tý Thìn hợp Thủy, cũng thuộc loại mệnh “thân nhược Tài nhiều”. Mệnh chủ lúc 29 tuổi bắt đầu 10 năm vận Tân Sửu có Thổ Kim giúp thân, hẳn là nên hưng phát một lần? Song, mệnh chủ tự nhận là vận này là vận khổ sở nhất, nhiều lần sinh non, mấy lần bị cướp, thêm phá tài, ly hôn, không gặp một điểm nào tốt! Vì sao thân và Tài đều vượng, đại vận cũng vượng lại liên tiếp xui xẻo?

    Thí dụ 3: Quý Mão, Giáp Dần, Tân Tị, Đinh Dậu

    Giống như trên, nhật chủ Canh Thìn mệnh không mấy kém, cũng thuộc mệnh “Tài nhiều thân nhược”. Nhưng mà mệnh này ở vận Tân Hợi khởi xuất làm chủ tịch 1 tập đoàn công ty, đến vận Canh Tuất càng vang danh, thu được vô số tiền của.

    (viết là "nhật chủ Canh Thìn" là sai, vì tứ trụ lại có trụ ngày Tân Tị, đây là lỗi đánh máy văn bản mà thôi)

    Thí dụ 4: Quý Tị, Giáp Dần, Tân Sửu, Nhâm Thìn

    Bát tự bị háo tiết nhiều, sinh phù nhật nguyên Tân kim chỉ có Sửu thổ cùng trụ mà thôi, cũng thuộc mệnh “Tài đa thân nhược”. Nhưng mệnh chủ ở vận Tân Hợi thu hoạch mấy ngàn vạn, nhập vận Canh Tuất lại được hàng tỉ.

    4 mệnh kể trên cùng là “Tài đa thân nhược”, cũng đồng dạng vào vận có Ấn Tỉ giúp thân, tại sao 2 mệnh đầu hoàn toàn không phát triển, 2 mệnh sau lại phát động trời đây? Khác nhau như thế nào mà lớn như vậy? Nếu lấy câu "Tài nhiều thân nhược cần giúp thân" mà suy lý, sẽ không hiểu sự khác nhau. Bởi vì vấn đề là ở cách cục, mà không liên can gì đến thân cường hay thân nhược.

     
  3. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Giải thích:

    Mệnh thứ nhất (Quý Mão, Giáp Dần, Canh Thìn, Đinh Sửu): Trụ giờ có Quan Ấn tương sinh, luận theo Quan Ấn cách. Cách cao nhất của Quan ấn cách là Quan trọng Ấn nhẹ, mà mệnh này Đinh hỏa Quan tinh vốn là căn nhẹ lực mỏng, gặp vận hành thủy kim mạnh, Đinh hỏa gặp tử tuyệt nên khó khăn, công việc làm tầm thường, tài vận không phát.

    Mệnh thứ nhì (Nhâm Dần, Giáp Thìn, Canh Tý, Bính Tuất): Cũng như thế, mệnh có Sát Ấn cách, Sát nhẹ là bệnh, tại vận Tân Sửu gặp thêm 1 Ấn, bệnh càng thêm trọng, nên mọi việc bất lợi.

    Mệnh thứ ba (Quý Tị, Giáp Dần, Tân Sửu, Nhâm Thìn): Mặc dù trụ giờ cũng có thất sát (Đinh), nhưng không có Ấn tinh (Mậu hay Kỉ), không thể cấu thành Sát Ấn cách, chỉ có thể cấu thành Tài hỉ Tỉ cách, tức Đinh hỏa Sát tinh là bệnh. Cũng may Tị Dậu hợp, có Tỉ Kiếp khứ bệnh, nên phát tài hiện ra. Đại vận Hợi xung Tị hỏa là được khứ bệnh, nên có thể bộc lộ tài năng ở thương trường. Vận Canh Tuất là mộ của Hỏa, Tuất thổ tiết hỏa sinh kim, hóa kị thành hỉ, nên đặc biệt phát lớn.

    Mệnh thứ tư (Quý Tị, Giáp Dần, Tân Sửu, Nhâm Thìn): Cũng là bởi vì bát tự có Tị hỏa Quan tinh phá tài cách, nhưng mừng có Quý thủy cái đầu khứ bệnh, cách thành mà cao. Đại vận vừa đến khứ bệnh, mệnh chủ tựa như đại bàng giương cánh, phi xa ngàn dặm.

    Ngẫm lại, chúng ta có lý do gì cho rằng 2 mệnh sau là “Tài đa thân nhược” nhưng phát tài là do vận giúp thân? Tại sao 2 mệnh trước cũng đồng dạng là gặp vận giúp thân nhưng lại im hơi bặng tiếng? Đáp án rất rõ ràng: Vấn đề không phải do thân và Tài Quan có thăng bằng hay không, mà ở cách cục thành bại cao thấp! Nếu có ai còn nên tiếp tục điên đảo dày vò ở câu bùa chú "Thân cường mới có thể đảm tài quan" thì không nên ngại mà xem thêm mấy mệnh lệ tiếp tục sau đây.

    Mệnh của cục trưởng họ Ngô: Giáp Ngọ, Quý Dậu, Giáp Tuất, Canh Ngọ

    Mệnh của người họ Triệu "đầu to": Canh Dần, Ất Dậu, Ất Mão, Kỷ Mão

    Hai mệnh so sánh nhau, người nào càng đến gần cách " Thân sát lưỡng đình" đây? Không hề nghi ngờ, đó là mệnh của Triệu. Ất mộc nhật nguyên mặc dù sinh ở cuối mùa thu lá rơi mộc khô, nhưng ở trụ năm, trụ ngày, trụ giờ có trọng căn, không thể nói là thân không mạnh. Đại vận gặp Mậu Tí Kỷ Sửu, Tài đến sinh Quan, không thể nói là Quan không vượng. Thế nhưng, thân vượng quan vượng mệnh này phát gì đây? Người này đọc sách không được, kinh thương thất bại, chơi bời lêu lổng, mơ màng như say rượu, họ hàng mà gặp đều phải lắc đầu mà gọi là “đầu to" (kẻ phá của).

    Mệnh của cục trưởng Ngô có nhật nguyên Giáp mộc vô căn, khắc tiết cùng lúc, vừa nhìn liền biết là thân nhược, nhưng mà ở vận Đinh Sửu đảm nhiệm chức cục trưởng huyện Cục Công Thương, vận Mậu Dần được thăng chức cục trưởng thành phố. Tại sao mệnh “thân nhược không thể đảm tài quan” này so với mênh “Thân Quan lưỡng đình” lại tốt số hơn? Bởi vì Tử Bình đã viết: " Gặp Sát xem Ấn". Ngô mệnh có Thất Sát ở thiên can được Ấn hóa, ở địa chi có Thương chế (Đinh), Sát Ấn tương sinh mà thành quý cách, cho dù là tẩu vận Mậu thổ, cũng bởi nhờ Mậu Quý hợp hỏa mà chế Sát nên không tổn hại cách. Mệnh của Triệu thì gặp Quan không có Ấn mà phá cách, chỉ dựa vào thân cường đảm quan sát cho nên Triệu mệnh không bằng Ngô mệnh. Đạo lý đơn giản như vậy, lý luận lấy " Thân cường mới có thể đảm tài quan" có thể nói rõ ràng sao?
     
  4. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Mệnh của Hàn Nghiễm: Bính Dần, Quý Tị, Bính Tuất, Tân Mão

    Mệnh của 1 người họ Chu: Nhâm Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Kỷ Hợi

    Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ. Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát, lẽ ra mệnh của Chu có Sát tinh được trọng căn (Nhâm ở Hợi), còn mệnh của Hàn có Tỉ Kiên lại càng dễ dàng gặp loại “Thân Sát lưỡng đình”. Thật ra vận mệnh tốt lại là ở Hàn, ông ta vừa vào vận Bính Thân, Đinh Dậu thuộc phương tây là trúng tuyển thi cử, quan chức liên thăng, trở thành học giả đại phú đại quý.

    Còn anh họ Chu trong vận Mậu Thân, Kỷ Dậu lại là nông dân bần khốn, lúc nào mặt cũng nhìn xuống đất lưng ngửa lên trời! Tại sao 2 người lại khác nhau một trời một vựa? Không phải họ đều là “Thân cường hỉ Tài Quan”, mà thêm cũng cùng gặp Tài Quan vận sao? Muốn nói “Thân Sát lưỡng đình”, không phải mệnh của Chu là càng đúng sao?

    Nếu như chúng ta cứ mê muội không chịu thay đổi, cứ nhất định tìm kiếm thăng bằng ở Thân cùng Sát, như vậy chúng ta sẽ vĩnh viễn bị hãm sâu ở trong vũng bùn "Thăng bằng dụng thần" mà không thể thoát ra được. Nếu chúng ta luận theo Cách Cục Tử Bình, vấn đề liền có thể dễ dàng đối phó.

    Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý.

    Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế, trên cơ bản là không hình thành được cách cục gì, vận Mậu Thân Kỷ Dậu càng tăng thêm tệ hại vì Mậu Kỷ thổ cùng Ất mộc tranh chế Thất Sát, hình thành cách “chế hóa lưỡng lập” là cách phá mệnh, vì vậy mà mệnh Chu so với mệnh Hàn kém mười vạn tám ngàn dặm rồi!
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng mười 2013
  5. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Mệnh Từ Tấn: Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Tý, Ất Hợi

    Mệnh 1 người nam: Canh Tý, Ất Dậu, Giáp Tý, Ất Hợi


    Hai mệnh so sánh với nhau, mệnh của Từ có 1 Quan 4 Ấn, mệnh của người kia có 1 Sát 3 Ấn, bệnh của mệnh đều là "Quan nhẹ Ấn trọng". Nếu mà xét tòng Quan Ấn, mệnh của người nam càng thấy thăng bằng hơn. Như vậy có cho rằng mệnh của Từ xui xẻo hơn? Không dám à! Trên thực tế, Từ Tấn là tiến sĩ giữ chức Lễ bộ Thị Lang, mà người nam kia chỉ là một người công nhân đường sắt bình thường. Vận Mậu Tý, năm Đinh Mão, người này bị điện cao thế giật ở đôi tay, phải chịu cưa tay nên cuộc sống không còn bình thường. Hãy nhìn mà xem, cả hai đều là cách “Sát Ấn tương sinh” , vì sao một mệnh là quý mệnh, một mệnh thì quá xui xẻo đây? Nếu không phải vấn đề ở thân cùng Sát thăng bằng, cũng không ở Sát cùng Ấn thăng bằng, vậy thì ở đâu? Chính là ở tổ hợp cách cục!

    Mệnh của người công nhân thấu Sát mà không thấu Ấn nên ở thiên can không thể hình thành tổ hợp “Sát Ấn tương sinh”, hơn nữa 2 Ất không hợp 1 Canh, như thế là Thất Sát không có chế là trạng thái phá cách, mệnh chủ không có quý khí. Gặp vận Bính Tuất, Đinh Hợi, Bính Đinh còn có thể chế Sát, nên mệnh chủ có thể hoàn thành trình độ trung học và có công ăn việc làm chắn chắn. Vận Mậu Tý vừa đến, Thất Sát không có chế mà công phạt thân, năm Đinh Mão gặp Sát Nhận xung chiến, phá cách nghiêm trọng, trở thành phế nhân. Còn mệnh của Từ gặp đại vận Nhâm Thân, Tân Mùi, Canh Ngọ, Kỷ Tị, Mậu Thìn, Quan Sát thấu thì thành “Sát Ấn tương sinh”, Tài thấu thì do Ấn nhiều mà không phá cách, cho nên bình an, hưởng đại phú quý.
     
  6. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Mệnh Chu Gia Hoa và Tiền Tư Lượng giống nhau: Quí Tị, Đinh Tị, Đinh Mão, Bính Ngọ

    Chu Gia Hoa và Tiền Tư Lượng có bát tự và đại vận hoàn toàn giống nhau, hai người đều có bằng cấp cao; người trước nhậm chức bộ trưởng giáo dục, người sau nhậm chức viện trưởng viện Khoa Học. Hai người sự nghiệp đều cao, chỉ là quyền vị của Chu hơi lớn hơn Tiền, mặc dù đều là quan viên cấp Bộ. Có thể là nhờ mộ tổ được phong thủy tốt mà thành. Theo bát tự mà nói, mệnh này Mộc Hỏa chiếm nhiều, Quý thủy Thất Sát hư phù (không căn). Lạc căn thì còn có thể dụng, không căn thì vô dụng. Thời trẻ gặp vận mộc là cách “Chuyên vượng gặp Ấn” nên học hành xuất chúng. Trung niên gặp vận thủy kim nâng dậy quý thủy, cách biến thành “Nguyệt kiếp dụng Sát”, nên có thể đạt được con đường quan chức cấp cao, danh tiếng khắp hoàn vũ.

    Mệnh một người họ Trương: Quí Tị, Đinh Tị, Đinh Mão, Quí Mão

    So với bát tự và đại vận của Chu, Tiền cơ bản giống nhau, đều là mộc hỏa một vùng, mộc vận đi trước, sau là thủy kim vận. Nếu xét theo "Thăng bằng dụng thần" mà luận, anh Trương này cũng đáng nên có văn bằng đại học, cũng nhậm chức bộ trưởng viện trưởng gì đấy, nếu mà tổ phần không chôn ở đất tốt, thì cũng không khó gì mà có được 1 chức quan nho nhỏ nào? Nhưng thật tế mệnh chủ này chỉ có trình độ trung học, nhiều năm qua là công nhân mỏ than, trong vận thì cũng có lúc làm tổ trưởng, nhóm trưởng, vân vân. Nhưng sau khi đơn vị phá sản thì làm việc khổ nhọc ở hãng gạch ngói. Không phải sách mệnh nói "Nhật chủ vượng mà tài quan nhược, vận nhập tài quan danh lợi trì" sao? Tại sao Chu và Tiền thì có được danh lợi, còn Trương thì không được? Người luận si mê theo giả thiết “Thăng bằng dụng thần" nói là Quan Sát và nhật nguyên của Trương không đạt trạng thái thăng bằng, như vậy thử hỏi mệnh của Chu, Tiền đạt tới rồi sao? Bát tự Trương không phải còn có thêm 1 Quí thủy sao? Như vậy lại càng tiến gần tới „thân và Sát thăng bằng“ mà?

    Kỳ thật, vấn đề không nằm ở thân cùng Sát thăng bằng hay không, mà ở tổ hợp Sát cùng Ấn (cũng không do Sát cùng Ấn thăng bằng) trong bát tự đạt thành cách cục thành bại cao thấp. Như vấn đề nêu ra, mặc dù là đại sư đứng đầu loại "Thăng bằng dụng thần luận" cũng không có đáp án hợp lý, bởi vì các mệnh lệ trên đủ để nói rõ thân cùng Sát hoặc Sát cùng Ấn không nhất định phải thăng bằng.

    Với mệnh pháp Tử Bình luận cách cục, nguyên nhân mệnh của Trương không phú quý là đơn giản và sáng tỏ. Mệnh Trương bởi vì Sát có Ấn hóa, nên luận theo cách Sát Ấn, mà không lấy cách „Nguyệt kiếp dụng Sát“ để luận. Sát nhẹ Ấn trọng, không có Tài chế Ấn và sinh Sát nên cách cục thấp. Cho dù gặp vận phương bắc Sát vượng, cũng đồng thời Ấn tinh được tăng cường, vẫn không thể bỏ được bệnh của tứ trụ là Sát nhẹ, cho nên không thể so với phú quý của 2 mệnh Chu và Tiền được.
     
  7. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Cuối cùng, chúng ta bàn một chút về hóa khí cách. Nhâm Thị cho rằng, cho dù là hóa khí cách, nếu như Hóa Thần quá vượng thì cũng dùng cách thăng bằng mà luận, tức là thân nhược thì cần sinh phù, còn thân vượng thì cần khắc tiết. Nguyên văn là: "Hóa Thần có thừa, thì lấy tiết Hóa Thần làm dụng thần", thí dụ như Ất Canh hóa Kim cách, nếu mà Kim thái vượng, thì lại cần Thủy đến tiết Kim mới tốt. Thế là thế nào? Thôi thì hãy lấy thí dụ thực tiễn mà trả lời.

    Mệnh của Phùng Quốc Chương: Mậu Ngọ, Ất Sửu, Ất Tị, Canh Thìn

    Mệnh của Phạm Chí Nghị (Fan Zhiyi): Kỷ Dậu, Giáp Tuất, Ất Dậu, Canh Thìn

    Hai mệnh đều thuộc cách Ất Canh hóa Kim. Phùng sinh ở tháng Sửu, trụ năm có địa chi Ngọ hỏa, đại vận hành hướng đông nam mộc hỏa, Hóa Thần hiển nhiên không đủ, song mệnh chủ ở vận Kỷ Tị trong tay có binh quyền, làm quan nhất phẩm. Vận Canh Ngọ thế quyền tổng thống chủ trì cả nước. So sánh với mệnh của Phạm, Hóa Thần nhiều nên càng vượng, không có một chữ nào khắc tiết Hóa Thần, có thể nói là Hóa Thần thừa thãi. Theo Nhâm Thị thì mệnh này muốn dùng thủy là "Dụng thần", đại vận phải đi thủy vận mới tốt, nhưng mà mệnh chủ bắt đầu đã gặp hai bước kim vận, hơn nữa ngay lúc kim vận là thiếu niên thành danh, đạt được danh hiệu "Trung Quốc bóng đá tiên sinh", sau lại gia nhập đội bóng đá Anh quốc chuyên nghiệp, lấy được vô số giải thưởng, lương hàng tuần cao tới 10 ngàn bảng Anh.

    Tại sao hóa kim cách mà Hóa Thần không đủ, không gặp kim vận cũng có thể quý tới cực điểm? Mà Hóa Thần có thừa lấy thủy làm "Dụng thần", không gặp thủy vận cũng có thể đạt sự nghiệp thành công rực rỡ? Tại sao đồng dạng là mệnh hóa kim cách, một là đại quân phiệt, một là ngôi sao bóng đá danh tiếng? Dùng lối của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" có thể nói rõ đạo lý sao? Hiển nhiên là không thể, bởi vì "Thăng bằng dụng thần luận" vốn chính là đám người ăn theo Nhâm Thị không tiêu hóa nổi mà tuôn ra, không phải là Tử Bình chính tông.

    Dụng mệnh pháp Tử Bình cách cục luận, nguyệt lệnh tức là dụng thần, phối hợp với 7 chữ còn lại mà thành công dụng. Mệnh của Phùng Quốc Chương nguyệt lệnh là Sửu thổ, trong đó có Tân kim là Sát tinh, nhật nguyên tọa Tị hỏa là Thương Quan, Thương Quan sinh Sửu thổ Tài tinh, Sửu thổ tái chuyển sinh dụng thần Tân kim, biểu kì nhật nguyên chính là thông qua Thương Quan chuyển sinh Thất Sát, mà Thương Quan cùng Sát đều là tín hiệu của nghiệp võ, cho nên mệnh chủ tòng nhưng mà thành quân phiệt Bắc Dương. Mệnh cục có Sửu hại Ngọ, là thủy trong nguyệt lệnh Sửu thổ hại khắc phá hư địa chi Ngọ hỏa, gia tăng cho Ngọ hỏa có Mậu thổ cái đầu hóa tiết, chuyển kị thành hỉ, nên cách thành mà cao.

    Mệnh của Phạm Chí Nghị không giống vậy, vì Tuất thổ là đương lệnh, trong đó có Đinh hỏa Thực thần, trên có Giáp mộc cái đầu sinh Đinh hỏa, tức là Kiếp tài cùng Thực thần liên thủ, thể hiện là lòng yêu thích thể thao cùng tín hiệu cơ thể tốt. Tuất hại Dậu tức là tâm ý không muốn thuần tòng theo. Hóa kim cách lấy mộc hỏa là kị, Giáp Kỷ hóa thổ, là hóa kị thành hỉ, đại vận gặp kim là nơi hỏa tử, nên cách thành mà cao. Mệnh chủ có thể dùng được Kiếp tài cùng Thực Thương thật là tốt, dùng tài nghệ cao siêu mà dành được đại danh đại lợi.

    Mệnh của Úc Ba Sinh: Giáp Tuất, Đinh Sửu, Ất Dậu, Canh Thìn

    Mệnh này cùng Phùng Quốc Chương và Phạm Chí Kiên cực kỳ tương tự, đều là có tiêu chuẩn Ất Canh hóa kim cách, nhưng vì sao mệnh này cũng chỉ là một tiểu phú ông ở một vùng quê? Dùng cách luận của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" không có cách nào giải thích. Lấy tử bình cách cục mà luận, mệnh này không cao quý là có nguyên nhân không phải ở chỗ Hóa Thần vượng hoặc yếu, mà ở Đinh hỏa cao thấu, Giáp mộc ở tháng Sửu tọa quan đái, nên có lực sinh Đinh hỏa. Như thế thì đại vận gặp Canh Thìn, Tân Tị, Đinh hỏa sẽ trực tiếp thương khắc Canh Tân kim, vì thế mà phá hư hóa kim cách, tổn hại quý khí. Cũng may vận Canh Thìn xung thẳng Giáp mộc, khứ Kiếp hộ Tài (Tướng thần), nên làm việc mệt nhọc mà kiếm tiền, dần dần cũng thành tiểu phú. Vận Tân Tị, Đinh hỏa thực thần rơi mất căn vì Tị Dậu Sửu tam hợp kim cục, hóa kị vi hỉ, lại càng trở thành vận tốt nhất, bởi vậy mệnh chủ bỗng nhiên được đại lợi, giàu có nhất làng, nhưng vẫn không thể như Phạm Chí Kiên dùng được tài nghệ mà thành danh. Mệnh chủ ở vận Ngọ là vận kị thần được lộc nên bệnh mà chết, chính là vì kị thần Đinh hỏa ở đại vận không được thanh trừ.

    Đến đây, chúng ta có nên hoàn toàn buông tha cho phép luận của Nhâm Thị gọi là "Thăng bằng dụng thần luận", giải trừ cái bùa chú trói mình gọi là "Thân vượng mới có thể đảm tài quan", thoải mái trở về với quỹ đạo của Tử Bình luận mệnh qua cách cục mà tiến lên không?

    (toàn bài đã dịch xong)
     
  8. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ví dụ 7 và 8 của Hoàng Đại Lục đã luận như sau:

    “Ví dụ 7: Mệnh của Hàn Nghiễm: Bính Dần, Quý Tị, Bính Tuất, Tân Mão

    Ví dụ 8: Mệnh của 1 người họ Chu: Nhâm Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Kỷ Hợi

    Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ. Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát, lẽ ra mệnh của Chu có Sát tinh được trọng căn (Nhâm ở Hợi), còn mệnh của Hàn (chỉ) có Tỉ Kiên nên (mệnh của Chu) lại càng dễ dàng gặp loại “Thân Sát lưỡng đình”. Thật ra vận mệnh tốt lại là ở Hàn, ông ta vừa vào vận Bính Thân, Đinh Dậu thuộc phương tây là trúng tuyển thi cử, quan chức liên thăng, trở thành học giả đại phú đại quý.

    Còn anh họ Chu trong vận Mậu Thân, Kỷ Dậu lại là nông dân bần khốn, lúc nào mặt cũng nhìn xuống đất lưng ngửa lên trời! Tại sao 2 người lại khác nhau một trời một vựa? Không phải họ đều là “Thân cường hỉ Tài Quan”, mà thêm cũng cùng gặp Tài Quan vận sao? Muốn nói “Thân Sát lưỡng đình”, không phải mệnh của Chu là càng đúng sao?

    Nếu như chúng ta cứ mê muội không chịu thay đổi, cứ nhất định tìm kiếm thăng bằng ở Thân cùng Sát, như vậy chúng ta sẽ vĩnh viễn bị hãm sâu ở trong vũng bùn "Thăng bằng dụng thần" mà không thể thoát ra được. Nếu chúng ta luận theo Cách Cục Tử Bình, vấn đề liền có thể dễ dàng đối phó.

    Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý.

    Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế, trên cơ bản là không hình thành được cách cục gì, vận Mậu Thân Kỷ Dậu càng tăng thêm tệ hại vì Mậu Kỷ thổ cùng Ất mộc tranh chế Thất Sát, hình thành cách “chế hóa lưỡng lập” là cách phá mệnh, vì vậy mà mệnh Chu so với mệnh Hàn kém mười vạn tám ngàn dặm rồi!“


    Sau đây là bài phản biện của tôi:

    Sơ đồ mô tả sự áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ để xác định sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ như sau:

    Ví dụ 7:

    [​IMG]

    1 - Cái đầu tiên chúng ta thấy các can chi trong Tứ Trụ được biểu diễn theo sơ đồ trên là hợp lý, vì các Thiên Can được coi là ở trên trời nên đặt chúng ở trên còn các Địa Chi được đặt ở dưới vì chúng được xem là ở dưới mặt đất.
    2 - Số điểm ghi bên cạn các Địa Chi và Thiên Can tương ứng với các trạnh thái vượng hay nhược của chúng ở Lệnh Tháng (hay Nguyệt Lệnh), như Tị tại lệnh tháng Tị ở trạng thái Đế Vượng và có điểm cao nhất là 10, Bính tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Quan Đới có 9 điểm… cuối cùng Tân trụ giờ tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Tử có 3 điểm là thấp nhất. Các số điểm đặc trưng cho từng trạng thái này tôi đã tìm ra qua các ví dụ thực tế.
    Điều này có đúng là phản ánh các trạng thái vượng suy của các Can Chi trong Tứ Trụ theo “Tứ Thời“ hay không?
    3 – Quý trụ tháng khắc gần Bính trụ năm (tức Can khắc Can hay Chi khắc Chi ngay trụ bên cạnh) và khắc trực tiếp Tị cùng trụ (tức Can và Chi cùng trụ khắc nhau). 2 lực khắc này là mạnh nhất nên qua các ví dụ trong thực tế các Can hay Chi bị khắc trực tiếp hay gần thì chúng không có khả năng sinh hay nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không còn khả năng khắc các Can Chi khác.
    Điều này có đúng là đã sử dụng tính chất Khắc của Ngũ Hành của Tử Bình hay không? Vậy thì từ Cổ tới Kim đã có các sách nào đã sử dụng chúng để xác định sự vượng suy giữa các hành trong Tứ Trụ với nhau như của ông Thiệu đã đưa ra trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“?
    4 – Vì Tử Bình lấy Nhật Can (can trụ ngày) đại diện cho người có Tứ Trụ nên hiển nhiên chúng ta thấy sực tác động của các Can Chi ở các khoảng cách xa gần khác nhau trong Tứ Trụ tới Nhật Can phải khác nhau cho dù chúng có cùng một trạng thái của Lệnh Tháng. Do vậy muốn biết chính xác sự tác động của từng Can Chi này với Nhật Can thì chúng ta phải làm cách nào khử đi yếu tố xa gần này. Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được tỉ lệ giảm đi của các Can Chi ở các vị trí xa hay gần sao cho chúng tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần nữa.
    Các điểm hạn và điểm vượng của từng hành trong Tứ Trụ được biểu diễn phía trên và phía dưới ngay hành của chúng (tôi gọi là “Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm“, vùng tâm là vùng mà các điểm vượng của các hành tác động tới Nhật Can là như nhau không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can nữa).
    Điều này có đúng là áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ vào Tứ Trụ hay không?
    5 - ……………………………..

    Đại khái là như vậy, nếu ai quan tâm thì xin vào đọc chủ đề “Lớp Học Tứ Trụ Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Cấp cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ… trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“ hay “Huyền Không Lý Số“.

    Ví dụ 8:

    [​IMG]
    .................................

    Với Tứ Tru 7:
    Câu đầu tiên ông ta luận: “Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ.“ là hoàn toàn đúng bởi vì không cần tính toán, ai nhìn vào các can chi trong 2 Tứ Trụ này đều có thể ước lượng được hành Hỏa vừa nắm lệnh lại vừa nhiều trong khi Tài và Quan Sát thất lệnh lại còn ít, nên cả hai phương pháp “Vượng Suy Pháp““Cách Cục Pháp“ đều lấy hành Quan Sát làm hỷ, dụng thần. Nhưng câu sau ông ta luận: “Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát,“ thì lại không đúng bởi vì chả nhẽ với trình độ của ông ta mà không nhìn thấy vào đại vận Bính Thân của ví dụ 7 và Mậu Thân của ví dụ 8 không có Tị trụ tháng hợp với Thân ở đại vận hóa Thủy (vì có thần dẫn là Quý hay Nhâm) hay sao?

    Điều này chỉ có thể khẳng địng rằng với trình độ của ông ta, ông ta không thể giải thích được vì sao cả 2 ví dụ này vào đại vận Thân đều có lệnh tháng hóa Thủy mà mệnh của 2 người lại khác nhau một trời một vực như vậy. Chính vì Quá Bí không thể giải thích được nên ông ta đã lờ đi coi như không nhìn thấy lệnh tháng đã hóa thành Thủy. Vì vậy ông ta đã ra sức “Gọt, Đẽo…“, bằng chứng là ông ta đã luận “Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt Kiếp dụng Quan“….“ hay câu: "Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát", có nghĩa là theo ông ta lệnh tháng Hỏa không thay đổi đối với mệnh của Hàn trong đại vận Thân.

    Với Tứ Trụ của Hàn, chúng ta dễ dàng nhìn thấy Thân Hỏa quá cường vượng nhưng không thể tạo thành cách "Hỏa Độc Vượng" được bởi vì có Quý trụ tháng phá nó. Rõ ràng Thân Hỏa cường vượng thì phải cần có Quan Sát áp chế Tỷ Kiếp, mà Quý trụ tháng mặc dù hưu tù ở lệnh tháng nhưng không bị thương tổn (tức không bị khắc gần hay trực tiếp) nên vẫn áp chế (tức khắc gần hay trực tiếp) được Bính trụ năm và Tị trụ tháng. Đó là một yếu tố cần có của một Tứ Trụ phú quý, chỉ cần đến vận Tài và Quan mạnh là có thể phát.

    Thực tế vào vận Bính Thân là vận kỵ thần (Bính là kỵ thần theo “Vượng Suy Pháp“) nhưng Bính đại vận đã hợp với Tân trụ giờ còn Thân hợp với Tị trụ tháng hóa Thủy thành công (vì lực hợp của Tị với Thân lớn hơn lực xung của Dần với Thân). Chính Thủy cục này làm cho Tứ Trụ thăng bằng không những có tác dụng điều hầu làm cho ngũ hành sinh hóa hữu tình mà còn làm cho Hỏa không còn quá cường vượng và Thủy nhược nay vượng nên đủ sức áp chế Tỉ Kiếp. Chính điều này đã làm cho mệnh chủ trở thành đại phú đại quý.

    Sang vận Đinh Dậu cũng là kỵ vận (vì Đinh là kỵ thần) nhưng may mắn có Dậu đại vận hợp với Tị trụ tháng hóa Kim thành công (có Tân trụ tháng làm thần dẫn) nên Hỏa không những bị mất điểm vượng của Tị nên đỡ nóng mà Quan là Quý trụ tháng được Tài của Kim cục sinh cho nên trở thành vượng có thể chế ngự được Tỷ Kiếp để bảo vệ Tài nên vận này phát Tài là chủ yếu (Bính trụ năm được lệnh nhưng nhược ở đại vận nên chỉ khắc được 1/4 điểm hạn âm của Kim cục). Đinh đại vận mặc dù vượng ở đại vận nhưng không khắc được Kim cục ở dưới và Tân trụ giờ (vì Tân ở trong tổ hợp) nên hầu như Đinh trở thành vô dụng còn bị Quý trụ tháng chế ngự (nhất là vào các năm Quý vượng ở lưu niên).

    Hoàng Đại Lục làm sao biết được thực chất của sự phát đại phú đại quý trong 2 vận này nên ông ta chỉ có thể nói chung chung là :
    “Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý“.

    “Chỉ cần Quan tinh ở đại vận đứng vững….“ một câu luận đầy mơ hồ thường có ở những người “Học Gạo“ và quen “Đẽo, Gọt…“.

    Với ví dụ 8:
    Còn Tứ Trụ của Chu, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Thân Hỏa quá cường vượng cũng rất cần có Quan Sát để chế ngự Tỷ Kiếp nhưng đáng tiếc rằng Quan Sát ở đây là Nhâm trụ năm và Hợi trụ giờ lại bị khắc gần hay trực tiếp bởi Thìn trụ năm và Kỷ trụ giờ nên có vào các vận hỷ dụng Thủy và Kim… cũng khó phát (vì còn có thêm Kỷ trụ giờ chế ngự Thủy và Bính trụ ngày chế ngự Kim). Điều xấu nhất là mệnh này không gặp vận tốt cộng thêm tổ hợp của Tứ Trụ lại quá xấu. Như vào vận Mật Thân có Thân đại vận hợp với Tị trụ tháng hóa Thủy nhưng lại bị trụ giờ Kỷ Hợi thiên khắc địa xung với trụ tháng Ất Tị làm cho mất Thủy cục chỉ còn lại tổ hợp. Còn vào vận Kỷ Dậu cũng có Dậu đại vận hợp với Tị nhưng không có thần dẫn để hóa nên tổ hợp đã bị mất khi bị thiên khắc địa xung (tức một thiên khắc địa xung chỉ phá được cục, trừ tam hợp và tam hội, nhưng vẫn còn tổ hợp và phá được tổ hợp nếu tổ hợp đó không hóa - bí kíp này làm sao Hoàng Đại Lục có thể biết). Ở 2 vận này Thực Thương (Mậu và Kỷ) là vận hỷ thần không có Tài Kim để hóa nên khắc trực tiếp Nhâm là Sát ở trụ năm, vì vậy Sát chết hẳn không thể hóa thành quyền bính được (tức không thể chế ngự được Tỷ Kiếp) nên nghèo khó là vậy.

    Trong khi Hoàng Đại Lục lại luận là:
    “Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế,…

    Có nghĩa Hoàng Đại Lục cho rằng Ất trụ tháng đã hóa Nhâm trụ năm nên Nhâm không còn khả năng chế ngự Tỷ Kiếp nữa nên vận này xấu. Theo theo Phương Pháp của tôi thì Ất trụ tháng có Nhâm bên cạnh nên có thể sinh được ½ điểm vượng của nó cho Tị cùng trụ nhưng Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Thìn cùng trụ nên nếu không có Ất thì Nhâm trụ tháng cũng không thể chế ngự được Tỷ Kiếp là Bính trụ ngày hay Tị trụ tháng. Bí kíp này thì Hoàng Đại Lục làm sao có thể biết được khi ông ta không hề biết đến phải sử dụng tính khắc của ngũ hành để xét sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ với nhau. Điều này đủ để chứng minh ông ta đã tự chui vào “Hố Tử Thần trong Tử Bình“).

    Ở đây tôi chỉ phản biện một số điểm sai lầm chính mà Hoàng Đại Lục đã mắc phải khi luận do không nắm được những kiến thức cơ bản của Tử Bình truyền thống. Một trong các kiến thức đó chính là tính chất Sinh và Khắc của Ngũ Hành đã xây dựng nên “Vượng Suy Pháp“.
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười một 2013
  9. lavazza

    lavazza New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng mười 2013
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Trong sách Tứ Trụ Dự Trắc Học của Thiệu Vĩ Hoa, chương thứ 5 "Tứ trụ nhật nguyên", đệ nhị tiết "Nhật kiền ngũ hành thủ dụng nghi kị" viết:
    tạm dịch chỗ in đậm:

    Nhật can là Hỏa (tức là Bính hay Đinh), cần phải phân biệt lực Hỏa dư thừa hay thiếu. Nếu Hỏa nhiều mà Mộc cũng nhiều thì cần dùng Thủy cứu, nhưng mà Thủy suy nhược thì gặp Kim cũng tốt (hàng chữ gạch dưới là câu chót này).

    mệnh của Hàn Nghiễm: Bính Dần - Quí Tị - Bính Tuất - Tân Mão


    Ngẫm lại thì thấy là Bính sinh tháng Tị, có thêm Bính, có Dần, Mão, trong Tuất cũng có Đinh hỏa, còn Quí thủy một mình đứng đó vô căn gốc! là ở trường hợp này. Cho nên gặp vận Bính THÂN, Đinh DẬU là "gặp Kim cũng tốt", chứ không luận rằng Thân Tị hóa Thủy. Rồi cũng không phải suy luận là Thủy nhược (vì vô căn gốc) gặp Kim cũng tốt là vì Kim sinh Thủy!. Mà là vì Bính, Đinh là Hỏa vượng (thân vượng có ấn sinh là thái vượng) nên khắc được Kim là Tài và do đó mới luận được theo kiểu là "thân vượng dụng thần là Tài hay Quan". Chỗ này thấy Tài thì khắc Tài, mà "khắc nó" là nghĩa "thâu hoạch được nó"!

    Chính là trong sách của ông Thiệu Vĩ Hoa đã viết rõ ràng quá rồi.

    Ông Thiệu không luận cách cục, nhưng cũng hàm chứa tinh túy của phương pháp này, vì luận theo Cách là Kiến Lộc cách, thân vượng thì Tài, Quan, Ấn đều có thể dụng. Người khác thì nói là "tòng vượng cách" cũng là hàm ý này không khác chút nào, vì tòng vượng là dụng Hỏa, vận có Hỏa là tốt. Kim chỉ là "mồi ngon" cho Hỏa xơi thôi! Manh phái thì nhìn theo kiểu "nghề nghiệp là gì thì cần có đối tác để hành nghề", cũng là con đường muốn luận tính chất của Hỏa là đốt Kim, cho nên Hỏa vượng mà gặp Kim thì như mèo thấy mỡ đó mà.
     
  10. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Tóm lại theo trường phái nào cũng được nhưng người dự đoán phải biết sử dụng cả 2 tính chất sinh và khắc của Ngũ Hành để xác định sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ cũng như phải biết các quy tắc tranh phá hợp của các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận. Chỉ khi đã sử dụng đến 2 tính chất cơ bản vô cùng quan trọng này của Tử Bình thì mới biết được Phương Pháp luận nào mới thật sự là đúng, còn nếu không thì mọi dự đoán đều là "Gọt, Đẽo..." mà thôi.
     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng mười một 2013
  11. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Bác Phuluc có bài viết rất hay giải thích kiến thức sâu sắc về môn Tutru.

    Đúng là như chúng tôi, khi đọc sách đôi khi đọc nhanh, không hiểu hết cái ý nghĩa "Biến động" như dịch học đã nói, ông Thiệu Vĩ Hoa cũng nhắc lại câu " Biết một lý lẽ hiểu vạn lý lẽ ", quả thực khi đọc sách tôi cũng luôn cố gắng hiểu cái Lý lẽ của người viết với trường hợp cụ thể đó, sau khi nhìn nhận lại và so sánh với nguyên lý chung tổng thể thì đều thấy đúng cả, chỉ có mình nghĩ nghĩ mãi mới ra.

    Như vậy, đọc sách + Suy ngẫm với khả năng bao quát kiến thức từ tổng thể đến chi tiết mới tiếp thu được phần nào kiến thức từ sách vở, bởi trong sách chúng ta thường gặp lỗi do in ấn khá nhiều, nhưng đọc tổng thể cả bài thì cũng thấy cái lý trong bài viết vẫn đúng với kiến thức tổng thể, chẳng thấy sai khác là mấy.

    Bác VuLong có nhiều bài viết, trong đó phản bác cũng có, đó cũng là một quan điểm mà chúng ta cùng suy ngẫm, còn đúng sai thực sự chỉ mỗi chúng ta là người yêu mếm môn học này cần tìm cho ra lời giải đáp đúng để áp dụng, mà kiến thức đúng phải được phản ánh bằng nghiệm chứng dự đoán thực tế phải đúng >>> Đó là kiến thức ta cần ghi nhớ.

    Tôi thấy cách hiểu sách của bác Phuluc thật sâu sắc.

    Cám ơn mọi người.
     
  12. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Hoàng Đại Lục đã viết:

    "Thí dụ 1: Quý Mão, Giáp Dần, Canh Thìn, Đinh Sửu

    Mệnh này địa chi tam hội tài cục (Dần Mão Thìn), nhật nguyên Canh kim được Sửu thổ sinh thân, thuộc về cách “Tài đa thân nhược” không thể nghi ngờ. Sau 31 tuổi, đại vận Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu thân là những đại vận có Ấn Tỉ giúp thân, theo phương pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, gọi là vừa vặn hình thành được cục diện “Thân Tài lưỡng vượng” thăng bằng, mệnh chủ ứng phải làm quan phát tài. Nhưng mệnh chủ đến nay vẫn là một công nhân bình thường, cho dù năm ngoái 46 tuổi trong vận Kỷ Dậu, năm Kỷ Sửu 2009, có tới 4, 5 cái Ấn Tỉ đến giúp thân, mệnh chủ chẳng có dấu hiệu nào phát tài. Những câu như "Tài nhiều gặp tỉ kiếp, vận vượng người ân phú", "Tài cách nếu gặp Ấn, tiền tài hàng năm tiến" ..., một câu cũng không thấy hiệu lực!

    Có vài người không hiểu mệnh sư thuyết cách cục, lấy cách cục luận mệnh chỉ thích hợp luận thành cách bát tự phú quý, mệnh người bình thường thì sẽ dụng pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, nhưng mệnh này chính là một người bình thường, tại sao tình huống “Tài đa thân nhược” gặp vận ấn tỉ giúp thân lại không phát tài?"

    Sau đây là bài phản biện của tôi:
    [​IMG]
    Cái xấu nhất của Tứ Trụ này là không thể Tòng Tài (Mộc) được vì có Ấn là Sửu trụ giờ.
    Nhật can Canh tử tuyệt tại lệnh tháng không có Tỷ Kiếp trợ giúp còn bị Đinh trụ giờ khắc gần nên Canh không thể nhận được sự sinh của Sửu trụ giờ hay bất kỳ can chi Kiêu Ấn nào khác. Mệnh này càng xấu hơn khi Mộc lại quá cường vượng. Chính vì vậy mà vào các vận hỷ dụng thần (Thổ và Kim) cho dù Thân có được sinh trợ cũng khó mà thắng được Tài tinh để mà phát Tài.
    Vào vận Kỷ Dậu và năm Kỷ Sửu có Giáp hợp với Kỷ đại vận và Kỷ lưu niên không hóa nên 2 Kỷ thành mất. Dậu đại vận hợp được với Sửu trụ giờ và Sửu lưu niên hóa được Kim nhưng lại bị Đinh trụ giờ vượng ở Dậu đại vận khắc mất ½ nếu Đinh nhược ở lưu niên và mất hết nếu Đinh vượng ở lưu niên. Số lượng Kim cục còn lại không đủ giúp Thân (Kim) thắng được Tài (Mộc) quá cường vượng nên không thể phát Tài được.

    Mặc dù đại vận Kỷ Dậu thiên khắc địa xung với trụ năm Quý Mão nhưng theo giả thiết 176/61 (tức bí kíp của tôi) thì Kim cục không bị phá.

    (176/61 - Nếu hai chi của TKĐK không là Thổ hóa thành 2 cục có hành giống hành của các chi của chúng thì TKĐX thành vô dụng khi trong chúng có ít nhất 1 hóa cục có trước TKĐX này.)

    Chắc Hoàng Đại Lục cho rằng một người gục ngã trong sa mạc chờ chết do khát, chỉ cần cho người đó vài giọt nước là họ có thể hết khát để đứng lên tiếp tục cuộc hành trình thì phải ?

    Từ ví dụ này chứng tỏ Hoàng Đại Lục:
    1 - Không có khả năng xác định được tương quan lực lượng giữa Tài và Thân để dự đoán có thể phát Tài hay không?
    2 - Không hề biết đến các quy tắc hợp hóa cũng như các quy tắc tranh phá hợp của các can chi trong Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận.

    Chứng tỏ Hoàng Đại Lục chỉ là một người học Vẹt, học Gạo, không hề có một chút nào là suy luận logic cả (vì có ai hay cuốn sách nào dậy cho ông ta biết về các điều này đâu).
     
    Last edited by a moderator: 11 Tháng mười một 2013
  13. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ví dụ 2 Hoàng Đại Lục đã viết:

    "Thí dụ 2: Nhâm Dần, Giáp Thìn, Canh Tý, Bính Tuất

    Nguyệt thấu tài tinh (Giáp), Tý Thìn hợp Thủy, cũng thuộc loại mệnh “thân nhược Tài nhiều”. Mệnh chủ lúc 29 tuổi bắt đầu 10 năm vận Tân Sửu có Thổ Kim giúp thân, hẳn là nên hưng phát một lần? Song, mệnh chủ tự nhận là vận này là vận khổ sở nhất, nhiều lần sinh non, mấy lần bị cướp, thêm phá tài, ly hôn, không gặp một điểm nào tốt! Vì sao thân và Tài đều vượng, đại vận cũng vượng lại liên tiếp xui xẻo?"

    Sau đây là bài luận của tôi:

    [​IMG]

    Với sơ đồ trên chúng ta thấy Thân (Kim) và Tài tinh không quá chênh lệnh như ví dụ trên nhưng cả 3 hành Thực Thương, Tài và Quan Sát đều cường vượng.

    Nhật can Canh ở trạng thái hưu tù không có can chi Tỷ Kiếp trợ giúp còn bị thương tổn do Bính trụ giờ khắc gần nên nó không thể nhận được sự sinh của Tuất trụ giờ hay các can chi Kiêu Ấn nào khác.

    Vào đại vận Tân Sửu mặc dù là vận dụng thần (vì Tân là dụng thần) nhưng đáng tiếc rằng Bính trụ giờ hợp với Tân hóa Thủy thành công (vì lệnh tháng là Thủy (Tý trụ ngày hợp với Thìn trụ tháng hóa Thủy) nên từ vận dụng thần đã hóa thành vận kỵ thần. Và theo lý thuyết của tôi thì Sửu đại vận không có khả năng bổ xung cho Thổ trong Tứ Trụ.

    Do vậy Thân đã quá nhược không những không được sinh hay được trợ giúp mà còn bị xì hơi bởi Thủy cục nên càng nhược còn Tài đã vượng hơn Thân lại được Thực Thương (Thủy đã vượng còn thêm Thủy cục) sinh cho nên càng vượng thêm thì làm sao Thân có thể thắng Tài mà phát Tài được.

    Ví dụ 5 và 6 Hoàng Đại Lục đã viết:
    " Ví dụ 5: Mệnh của cục trưởng họ Ngô: Giáp Ngọ, Quý Dậu, Giáp Tuất, Canh Ngọ

    Ví dụ 6: Mệnh của người họ Triệu "đầu to": Canh Dần, Ất Dậu, Ất Mão, Kỷ Mão

    Hai mệnh so sánh nhau, người nào càng đến gần cách " Thân sát lưỡng đình" đây? Không hề nghi ngờ, đó là mệnh của Triệu. Ất mộc nhật nguyên mặc dù sinh ở cuối mùa thu lá rơi mộc khô, nhưng ở trụ năm, trụ ngày, trụ giờ có trọng căn, không thể nói là thân không mạnh. Đại vận gặp Mậu Tí Kỷ Sửu, Tài đến sinh Quan, không thể nói là Quan không vượng. Thế nhưng, thân vượng quan vượng mệnh này phát gì đây? Người này đọc sách không được, kinh thương thất bại, chơi bời lêu lổng, mơ màng như say rượu, họ hàng mà gặp đều phải lắc đầu mà gọi là “đầu to" (kẻ phá của).

    Mệnh của cục trưởng Ngô có nhật nguyên Giáp mộc vô căn, khắc tiết cùng lúc, vừa nhìn liền biết là thân nhược, nhưng mà ở vận Đinh Sửu đảm nhiệm chức cục trưởng huyện Cục Công Thương, vận Mậu Dần được thăng chức cục trưởng thành phố. Tại sao mệnh “thân nhược không thể đảm tài quan” này so với mênh “Thân Quan lưỡng đình” lại tốt số hơn? Bởi vì Tử Bình đã viết: " Gặp Sát xem Ấn". Ngô mệnh có Thất Sát ở thiên can được Ấn hóa, ở địa chi có Thương chế (Đinh), Sát Ấn tương sinh mà thành quý cách, cho dù là tẩu vận Mậu thổ, cũng bởi nhờ Mậu Quý hợp hỏa mà chế Sát nên không tổn hại cách. Mệnh của Triệu thì gặp Quan không có Ấn mà phá cách, chỉ dựa vào thân cường đảm quan sát cho nên Triệu mệnh không bằng Ngô mệnh. Đạo lý đơn giản như vậy, lý luận lấy " Thân cường mới có thể đảm tài quan" có thể nói rõ ràng sao?"


    Tại sao ở Tứ Trụ 5 này Hoàng Đại Lục lại nhìn thấy Mậu đại vận hợp với Quý trụ tháng hóa Hỏa mà ở ví dụ 2 ông ta không nhìn thấy Tân đại vận hợp với Bính trụ giờ hóa Thủy?

    Có phải Mậu hợp Quý và Bính hợp Tân đều là Ngũ Hợp của Thiên can mà bất kỳ một ai mới nhập môn Tử Bình đều phải học thuộc lòng hay không? Vậy thì tại sao Hoàng Đại Lục lại không biết điều này?

    Điều này chỉ có thể giải thích rằng Hoàng Đại Lục không có khả năng học thuộc lòng, tức "Học Vẹt" hay "Học Gạo" mà lúc đầu tôi đã nhận xét về ông ta.

    Do vậy đây là một bằng chứng không thể chối cãi được đã chứng minh Tứ Trụ của Hoàng Đại Lục thuộc "Cách Cục Đầu Đất". Vậy mà ông ta đã viết và bình rất nhiều sách về Tử Bình và rất nhiều người hâm mộ tôn ông ta lên thành Đại Sư hay Tổ Sư gì đó về Tử Bình thế mới Kinh chứ. Chắc những người hâm mộ này cũng thuộc "Cách Cục Đầu Đất" thì phải?
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng mười một 2013
  14. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Tứ Trụ 13; 14 và 15 Hoàng Đại Lục đã viết:

    "Tứ trụ 13: Mệnh của Phùng Quốc Chương: Mậu Ngọ, Ất Sửu, Ất Tị, Canh Thìn

    Tứ Trụ 14: Mệnh của Phạm Chí Nghị (Fan Zhiyi): Kỷ Dậu, Giáp Tuất, Ất Dậu, Canh Thìn

    Hai mệnh đều thuộc cách Ất Canh hóa Kim. Phùng sinh ở tháng Sửu, trụ năm có địa chi Ngọ hỏa, đại vận hành hướng đông nam mộc hỏa, Hóa Thần hiển nhiên không đủ, song mệnh chủ ở vận Kỷ Tị trong tay có binh quyền, làm quan nhất phẩm. Vận Canh Ngọ thế quyền tổng thống chủ trì cả nước. So sánh với mệnh của Phạm, Hóa Thần nhiều nên càng vượng, không có một chữ nào khắc tiết Hóa Thần, có thể nói là Hóa Thần thừa thãi. Theo Nhâm Thị thì mệnh này muốn dùng thủy là "Dụng thần", đại vận phải đi thủy vận mới tốt, nhưng mà mệnh chủ bắt đầu đã gặp hai bước kim vận, hơn nữa ngay lúc kim vận là thiếu niên thành danh, đạt được danh hiệu "Trung Quốc bóng đá tiên sinh", sau lại gia nhập đội bóng đá Anh quốc chuyên nghiệp, lấy được vô số giải thưởng, lương hàng tuần cao tới 10 ngàn bảng Anh.

    Tại sao hóa kim cách mà Hóa Thần không đủ, không gặp kim vận cũng có thể quý tới cực điểm? Mà Hóa Thần có thừa lấy thủy làm "Dụng thần", không gặp thủy vận cũng có thể đạt sự nghiệp thành công rực rỡ? Tại sao đồng dạng là mệnh hóa kim cách, một là đại quân phiệt, một là ngôi sao bóng đá danh tiếng? Dùng lối của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" có thể nói rõ đạo lý sao? Hiển nhiên là không thể, bởi vì "Thăng bằng dụng thần luận" vốn chính là đám người ăn theo Nhâm Thị không tiêu hóa nổi mà tuôn ra, không phải là Tử Bình chính tông.

    Dụng mệnh pháp Tử Bình cách cục luận, nguyệt lệnh tức là dụng thần, phối hợp với 7 chữ còn lại mà thành công dụng. Mệnh của Phùng Quốc Chương nguyệt lệnh là Sửu thổ, trong đó có Tân kim là Sát tinh, nhật nguyên tọa Tị hỏa là Thương Quan, Thương Quan sinh Sửu thổ Tài tinh, Sửu thổ tái chuyển sinh dụng thần Tân kim, biểu kì nhật nguyên chính là thông qua Thương Quan chuyển sinh Thất Sát, mà Thương Quan cùng Sát đều là tín hiệu của nghiệp võ, cho nên mệnh chủ tòng nhưng mà thành quân phiệt Bắc Dương. Mệnh cục có Sửu hại Ngọ, là thủy trong nguyệt lệnh Sửu thổ hại khắc phá hư địa chi Ngọ hỏa, gia tăng cho Ngọ hỏa có Mậu thổ cái đầu hóa tiết, chuyển kị thành hỉ, nên cách thành mà cao.

    Mệnh của Phạm Chí Nghị không giống vậy, vì Tuất thổ là đương lệnh, trong đó có Đinh hỏa Thực thần, trên có Giáp mộc cái đầu sinh Đinh hỏa, tức là Kiếp tài cùng Thực thần liên thủ, thể hiện là lòng yêu thích thể thao cùng tín hiệu cơ thể tốt. Tuất hại Dậu tức là tâm ý không muốn thuần tòng theo. Hóa kim cách lấy mộc hỏa là kị, Giáp Kỷ hóa thổ, là hóa kị thành hỉ, đại vận gặp kim là nơi hỏa tử, nên cách thành mà cao. Mệnh chủ có thể dùng được Kiếp tài cùng Thực Thương thật là tốt, dùng tài nghệ cao siêu mà dành được đại danh đại lợi.

    Tứ Trụ 15: Mệnh của Úc Ba Sinh: Giáp Tuất, Đinh Sửu, Ất Dậu, Canh Thìn

    Mệnh này cùng Phùng Quốc Chương và Phạm Chí Kiên cực kỳ tương tự, đều là có tiêu chuẩn Ất Canh hóa kim cách, nhưng vì sao mệnh này cũng chỉ là một tiểu phú ông ở một vùng quê? Dùng cách luận của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" không có cách nào giải thích. Lấy tử bình cách cục mà luận, mệnh này không cao quý là có nguyên nhân không phải ở chỗ Hóa Thần vượng hoặc yếu, mà ở Đinh hỏa cao thấu, Giáp mộc ở tháng Sửu tọa quan đái, nên có lực sinh Đinh hỏa. Như thế thì đại vận gặp Canh Thìn, Tân Tị, Đinh hỏa sẽ trực tiếp thương khắc Canh Tân kim, vì thế mà phá hư hóa kim cách, tổn hại quý khí. Cũng may vận Canh Thìn xung thẳng Giáp mộc, khứ Kiếp hộ Tài (Tướng thần), nên làm việc mệt nhọc mà kiếm tiền, dần dần cũng thành tiểu phú. Vận Tân Tị, Đinh hỏa thực thần rơi mất căn vì Tị Dậu Sửu tam hợp kim cục, hóa kị vi hỉ, lại càng trở thành vận tốt nhất, bởi vậy mệnh chủ bỗng nhiên được đại lợi, giàu có nhất làng, nhưng vẫn không thể như Phạm Chí Kiên dùng được tài nghệ mà thành danh. Mệnh chủ ở vận Ngọ là vận kị thần được lộc nên bệnh mà chết, chính là vì kị thần Đinh hỏa ở đại vận không được thanh trừ.

    Đến đây, chúng ta có nên hoàn toàn buông tha cho phép luận của Nhâm Thị gọi là "Thăng bằng dụng thần luận", giải trừ cái bùa chú trói mình gọi là "Thân vượng mới có thể đảm tài quan", thoải mái trở về với quỹ đạo của Tử Bình luận mệnh qua cách cục mà tiến lên không?"

    ..................................................

    Trong “Chương 2 – Luận dụng thần biến hóa“ cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục, ông ta đã viết:

    “…Từ ví dụ này có thể biết, mệnh cục có ngọ không có tuất, chữ ngọ cùng chữ dần bán hợp, cũng là có thể hóa hỏa. Luận cách cục thì, ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần, Trầm thị đối với việc này cũng không có đưa ra yêu cầu“.

    Có nghĩa là Hoàng Đại Lục cho rằng theo Trầm thị thì “…ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần,…“ chỉ có đúng trở lên không thể sai… Chính vì vậy mà ba ví dụ trên (13; 14 và 15) ông ta đã mặc nhiên thừa nhận Ất hợp Canh luôn luôn hóa Kim không cần có thần dẫn (tức hóa thần). Điều này đủ để chứng minh cho mọi người biết rằng Hoàng Đại Lục là một Thiên Tài trong Tử Bình đại diện cho những người có “Cách Cục Đầu Đất“ vĩ đại đến mức độ nào.
     
  15. admin2

    admin2 Ban Quản Trị Thành viên BQT

    Tham gia ngày:
    24 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    1
    Chúng tôi nhắc nhở hội viên VULONG về phong cách viết bài. Đây cũng là nội quy của nhiều diễn đàn, yêu cầu hội viên đáp ứng.

    Không chỉ trích, chê bai cá nhân bất kỳ người nào với thái độ khiêu khích, dù người này có mặt tham gia sinh hoạt trong bài viết hay không.


    Phản biện nội dung trong bài viết yêu cầu thuần lý giải về học thuật mà không cần phải chứng minh lý lẽ của mình là đúng nhất và lý lẽ của người khác là dở.

    Đây là lần nhắc nhở đầu tiên và cũng là lần cuối. Những bài viết vi phạm khác sẽ bị xóa bỏ không thông báo.
     

Chia sẻ trang này