Giữ Giới và Quả Phước: Diễn giải Thân - Khẩu - Ý về Sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói giối ... đầy đủ

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi tutru, 24 Tháng một 2018.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    GIỮ GIỚI (SILA) VÀ QUẢ PHƯỚC
    Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda



    [​IMG]Có hai loại giới là giới tự nhiên (Prakati sīla) và giới chế định (Paññatti). Giới tự nhiên là bất cứ cái gì mà sau khi làm xong chúng ta cảm thấy cắn rứt, hối hận và không yên tâm – là đã phạm giới tự nhiên. Đó là những nguyên tắc và giá trị sống mà những người lương thiện(sappurisa) trân quí và tôn trọng, mặc dù không có trong văn bản pháp luật. Người có tàm (hiri) – xấu hổ khi làm điều xấu ác, và quí (ottappa) – sợ hãi vì biết điều xấu ác đem lại hậu quả tai hại, thì họ giữ giới một cách tự nhiên. Hai phẩm chất này là nền móng căn bản cho đời sốngđạo đức.

    Giới chế định là những luật lệ được đặt ra để duy trì đời sống có chuẩn mực cho cá nhân, tổ chức và cộng đồng, xã hội. Nếu một tổ chức mà không có điều lệ thì tổ chức đó rất lỏng lẻo, dễ bị lợi dụng, và mau tan rã. Nếu một xã hội mà không có luật pháp thì xã hội đó sẽ đi đến chỗ rất loạn, người ta sẽ giẫm đạp lên nhau mà sống, không còn tôn tri trật tự và kỷ cương nào nữa. Một cộng đồng cũng có những nguyên tắc sống và phong cách cư xử nào đó phù hợp với nhận thức chung của các thành viên trong cộng đồng đó. Khi đặt ra giới luật cho Tăng Già (Sangha – community) cộng đồng của những người tu theo ý chỉ của đức Phật, bậc Giác Ngộ đã chỉ ra 10 lý do để một điều luật được chế định và thực thi trong cộng đồng đó.[ii]

    Trong bài này, chúng ta sẽ bàn chủ yếu đến giới tự nhiên, nhất là năm giới cấm của nhà Phật – những tiêu chuẩn của đời sống đạo đức chung cho các cộng đồng Phật tử - cả tại gia và xuất gia. Mặc dù là giới tự nhiên nhưng cũng cần có tín tâm và động lực thì mới gìn giữ được trong sạch.

    Có năm tiêu chuẩn đạo đức căn bản cho người Phật tử. Sau khi Quy y, là phát nguyện giữ giới để sống đời sống trong sạch. Giữa năm giới trong sạch là nhân để sinh làm người đầy đủ các căn, khỏe mạnh, sống đúng tuổi thọ và an toàn.

    1. Pāṇātipāta veramāni - Không giết, không bảo giết, không vui thích khi thấy hay nghe về giết hại, dù đó là người hay các sinh vật khác. Không sát sinh và không làm hại các sinh linh có quả phước hiện tại là không phải lo lắng bất an vì lỡ làm điều ác, ít kẻ thù; trong đời sống tương lai là được sống lâu, khỏe mạnh, có sắc thái an hòa, có bạn tốt, được nổi tiếng, không phải xa lìa người thân yêu, được phục vụ đầy đủ và mỹ mãn. Những quả phước khác của việc giữ giới không sát sinh là có tính cách can đảm, mạnh mẽ, thẳng thắn và không sợ hãi.

    Người giết chóc và thích làm hại thì nghiệp quả có thể đưa đến địa ngục, bị hành hạ khổ đau, chết một cách bạo lực, sinh làm thú vật cũng luôn bị bất an truy đuổi, sinh làm ngạ quỉ thì bị áp bức đến khốn cùng, làm người thì có sức khỏe kém, hay bệnh tật và yểu mạng.

    Ở mức độ cao hơn, người Phật tử biết trân trọng đời sống, giúp đỡ để người, vật được an tâm bớt khổ, phóng sinh và bảo dưỡng đời sống hài hòa trên trái đất là ngôi nhà chung của muôn loài.

    2. Adinnādāna veramani - Không trộm cắp, không xúi giục hay khuyến khích trộm cắp lừa đảo, không vui thích khi thấy hay nghe về việc trộm cắp lừa đảo. Trộm cắp là phạm vào năm giới căn bản, là thất bại khi bị khuynh đảo bởi một số trong 44 phiền não chướng theo kinh Sallekkha (MN 8). Khi tâm chưa vững thì nên tránh những môi trường và tình huống mà nó có thể đưa đẩy mình đến chỗ phạm giới. Một người có giới tự nhiên thì cho dù sống trong môi trường mà phần lớn những người khác trộm cắp, lừa đảo và gợi ý hối lộ thì người có giới vẫn đủ bản lĩnh (sallekkhavāra) để không làm theo số đông. “Người khác có thể trộm cắp hay cướp bóc những gì không được tự nguyện cho, nhưng ta sẽ không làm như vậy.” – Đó chính là sinh khởi lên cái tâm (cittuppādavāra) biết tàm quí và quyết định sống có nguyên tắc – chuẩn mực, cho dù điều đó không phải là điều được tán thưởng hay thực hành bởi đám đông. Như vậy người Phật tử chọn lựa (parikkamanavāra) cho mình một con đường sống khác, sống với tư cách thanh bạch.

    Người không trộm cắp và sống thanh bạch, lại biết bố thí nữa thì có được 11 lợi ích như sau: sinh ra trong gia đình giàu có, của cải dư dả, muốn gì cũng được cung cấp, hay có quà bất ngờ, tài sản luôn tăng trưởng, vừa mới thích đã được như ý, không bị trộm cướp phá hoại, không bị mất tài sản do nước, lửa, nhân tai hay thiên tai; sinh làm chư thiên thì sắc tướng mỹ diệu, phương tiện dồi dào dễ dàng.

    Nghiệp quả của việc trộm cắp và cướp giật có tính toán chủ ý là có thể bị đẩy vào địa ngục, sinh ra trong thế giới động vật do sống không có nguyên tắc luật lệ, phải làm ngạ quỉ thiếu đói, và nếu được sinh làm người thì nghèo khó thiếu thốn lại hay bị mất mát tài sản, không gặp cơ hội tốt.

    3. Kamesumicchācāra veramani - Không tà dâm, không tìm vui thú một cách sai trái, không xúi dục tà dâm, không vui thích khi thấy hay nghe về tà dâm và các trò chơi biến thái. Với người tại gia thì giới này là chung thủy và tôn trọng người bạn đời của mình, không xâm hại đến tiết hạnh của những người khác phái mà không có các ràng buộc cam kết có nghĩa vụ che chở bảo vệ đối tượng. Kinh điển đề cập đến 20 loại phụ nữ[iii] mà người đàn ông chân chính không nên quan hệ, vì nếu quan hệ với họ thì hậu quả khó lường.

    Với người xuất gia hay sống đời phạm hạnh (brahmacariya) thì giới này là việc tránh xa các hoạt độngmang tính dâm dục để thỏa mãn các ham muốn nhục dục thấp hèn của con người. Quả là khó để giữ giớ không dâm dục. Nhiều người nghĩ rằng dâm tiết là một bản năng không thể loại trừ, và nếu cố gắngức chế thì có thể mất cân bằng sức khỏe & sinh thái! Người tu là những hành giả lội ngược dòng, luôn phải nỗ lực để vượt qua những bản năng tự nhiên của con người, không để cho tham, sân, si và dục vọng sai sử dẫn đến mất tiết hạnh.

    Việc tu hành diệt dâm dục này bắt đầu từ việc bảo hộ các căn môn không cho phóng túng khiến các phiền não du nhập vào tâm thức qua việc tiếp xúc giữa căn và trần. Bước tiếp theo là như lý tác ý(Yoniso manasikāra) khi có tiếp xúc thì phải tỉnh giác để tâm không phan duyên suy nghĩ lầm lạc dẫn đến vọng tưởng và điên đảo kiếm tìm khao khát bản năng. Khi tâm ý được theo dõi và hướng dẫn đúng cách, nó không tìm vui thú bên ngoài, cũng không tưởng tượng thêu dệt các mộng cảnh mà vốn thực sự không có. Có như lý tác ý thì hành giả sẽ thấy KHỔ - TẬP- DIỆT (không còn ngã chấp) - ĐẠO, chứ không thấy thường lạc ngã tịnh trong các pháp đang tương tác và diễn biến. Như vậy sẽ không còn chỗ cho tham dâm và ảo giác về việc hưởng thụ dục lạc của các bản ngã. Đức Phật ví dâm dục như người bị bệnh cùi hủi chân tay lở loét tìm đến hố than hừng để hơ nhằm giải tỏa cơn ngứa ngáy bức bức báchkhó chịu. Càng gần lửa càng thấy sướng vì đỡ ngứa mặc dù thịt da cháy xèo xèo! Nhưng khi đã được chữa trị hết bệnh cùi hủi rồi thì dù có hai người lực lưỡng kéo đến chỗ than hừng, người đó cũng sẽ dùng hết sức bình sinh để cưỡng lại vì sợ hãi sức nóng của nó. Cũng như vậy người đã tu hành thanh tịnh sẽ không thấy vui thích hưởng thụ dục lạc thế gian, không cảm thấy việc tiếp xúc thân xác là điều đáng thèm muốn nữa. Cơ thể và tâm thức của họ được nuôi dưỡng bằng hỷ lạc của thiền định, nội tỉnh nhất tâm và mất hẳn nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc từ bên ngoài.

    Nghiệp ác của người phạm vào giới tà dâm thì thường bị mất danh tiếng, gia đình lục đục không hạnhphúc, tổn hại sức khỏe và tiền bạc, phải nói dối và bị mất tin tưởng, có nhiều kẻ thù, sau khi chết do tâm tham dục quá mạnh chi phối dễ sinh vào địa ngục, ngạ quỉ và súc sinh, bị thiến hoạn đau đớn. Khi được sinh lại làm người thì bị nghi ngờ về giới tính, có gia đình thì bị phản bội và không hạnh phúc.



    Phần thưởng cho thiện nghiệp của việc giữ giới trong sạch & đời sống phạm hạnh là được kính trọng, không có kẻ thù, không sợ phải sinh vào khổ cảnh, đuờng đường chính chính mọi nơi vì không có quan hệ mờ ám, đi đâu cũng tự tin thoải mái, nói năng tự tin không phải e dè, không phải úp úng sợ hãi khi nói chuyện, được nhiều người tin tưởng, có đời sống hôn nhân hạnh phúc trọn vẹn, ngủ ngon giấc, không phải lo lắng về chuyện ăn mặc và các nhu cầu đời sống, tính tình hiền hòa không nóng giận.

    4. Đạo đức qua lời nói và giao tiếp – khẩu nghiệp có 4 khía cạnh cần lưu ý.

    a. Không nói dối (musāvāda veramani), không bảo nói dối, không ưa thích sự dối trá. “Những người khác có thể nói lời dối trá, nhưng chúng tôi – những người đệ tử Phật sẽ không nói dối”. Như vậy chúng ta khởi tâm và quyết định sống trung thực, không để cho môi trường xung quanh lôi kéo vào chuyện bất thiện. Nếu có thấy, có nghe, có biết mà lại nói là không thấy, không nghe, không biết để lừa dối người khác thì gọi là nói dối. Có bốn yếu tố cấu thành tội nói dối: 1. Lời nói đó không đúng với sự thật; 2. Có ý định dối lừa; 3. Khẳng định cái không thực là thực; 4. Người nghe chấp nhận điều đó. Như vậy người nói đã tạo khẩu nghiệp bất thiện. Nếu lời nói đó mang đến đau khổ và bất lợi cho người khác, nhất là cho người tu hành thanh tịnh hay đã chứng quả, thì nghiệp này rất nặng và có thể dẫn đến cảnh giới bất hạnh lâu dài. Hậu quả của việc nói dối là làm mất niềm tin nơi người khác, sau đó lời nói của kẻ nói dối sẽ không có ảnh hưởng lớn. Khi thân hoại mạng chung dễ sinh vào đường ác, khi được sinh làm người thì hay bị dèm pha, bị vu oan giá họa và mắc nạn do vạ miệng.

    Người nghiêm túc thì ngay cả nói láo để mua vui, làm trò giỡn cợt họ cũng không nói. Người không nói dối thì luôn được tin tưởng và kính trọng.Trong việc kiện tụng, khi phải làm chứng giữa pháp đường hay tòa án, việc chân thực và nói đúng sự thật như mình thấy, nghe, biết lại càng quan trọng hơn vì nó liên quan đến mạng sống và danh dự của người khác. Người nói lời chân thật có những quả lành như: được tin tưởng và yêu mến, miệng có mùi thơm, có răng trắng và đều, có khả năng nói chuyên thu phục nhiều người, có tài thuyết phục, tinh thần an tịnh và có chú tâm tốt, các căn tươi sáng, không giả bộ này nọ nên được nhiều người quí mến, có gương mặt và cơ thể phát triển hài hòa cân đối, có giọng nói ngọt ngào, ấm áp & truyền cảm.

    b. Không nói lời chia rẽ (pisunavācā), lời chia rẽ là lời nói với ác ý làm cho hai người hay hai hội chúng đang hòa hợp đi đến chia rẽ. Vì người nói lời chia rẽ trước đó có tâm không hoan hỉ với sự đoàn kết thương yêu của người khác ghành cho nhau nên có ý định làm cho họ mất đoàn kết, chia rẽ để dễ bề thao túng họ. Đôi khi người ta chỉ đưa chuyện nơi này đi nói ở nơi kia, những câu chuyện làm quà đã có thêm bớt, đã gia giảm và làm cho nó hấp dẫn hơn, nhưng vô tình đã khiến hiểu lầm, mất đoàn kết và gây ra nghi kỵ lẫn nhau cho những người có liên quan. Điều này rất tai hại, và phần lớn những hiểu lầmvà phiền não trong đời sống có nguyên nhân là những câu chuyện ngồi lê đôi mách này. Chính vì vậynên bậc Đạo sư khuyên các hành giả tu Phật nên hết sức cẩn thận với lời nói. Khi gặp nhau, nếu khôngnói về Pháp và Luật thì hãyim lặng như chánh pháp, đừng bép xép và nói những điều không cần thiết.

    Nghiệp quả của việc nói lời chia rẽ là sẽ cô đơn, bị chia rẽ và oán ghét, bị nghi kỵ, bị chia ly khỏi những người mà mình yêu mến và muốn gắn bó nhưng không thể đến với nhau được.

    Thay vì nói lời gây chia rẽ, người Phật tử nên nói lời mang đến hòa ái, đến sự hiểu biết và cảm thông. Nếu người ta đã có sự mất đoàn kết, hãy nói theo cách để họ thông cảm và đoàn kết. Hoan hỷ khi thấy hòa hợp và đoàn kết.

    c. Không nói lời mắng nhiếc sỉ nhục, và khiêu khích (Pharusavācā). Là những lời chửi rủa, dèm pha, lời cay nghiệt nguyền rủa với ác tâm hay sân tâm. Búa nằm trong miệng. Đôi khi tức giận, đố kỵhay ghanh tỵ hẹp hòi, người ta nói những lời nặng nề độc ác. Những lời nói gây tổn thương còn độc hạihơn cả đòn roi, vì nó có thể hủy hoại nhân cách, có thể tạo ra những bất thiện nghiệp khác do lời nóiđộc địa khiến người nghe sân hận và đau khổ và phản ứng bạo lực. Như vậy lời nói không thiện xảo sẽ tạo ra nghịch duyên, phá hỏng các mối quan hệ tốt đẹp, để lại những cảm xúc xấu và tai hại lâu dài. Quả báo của việc nói lời độc địa thô ác là bị người ghét, các mối quan hệ không mỹ mãn, miệng xấu xí, có mùi hôi. Nặng hơn thì có thể sinh vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh với nọc độc như rắn, rết, nhện, bò cạp.

    “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Người nói lời hay ý đẹp (ái ngữ) thì có phúc báo là giọng nói êm đềm, ngọt ngào và âm vực sâu lắng, trầm bổng dễ nghe. Lời nói có sức thuyết phục. Miệng và lưỡi có màu hồng tươi dẹp và phát ra mùi thơm. Giọng nói và cách nói thể hiện khí chất của một người. người thanh cao hay tốt bụng thì có giọng nói thánh thót, nhẹ nhàng hay trầm ấm dễ thương.

    d. Không nói lời nhảm nhí vôích (samphappalāpa). Hầu hết những trò giải trí bây giờ là chuyện nhảm nhí, chúng ta vui thích xem những chương trình vô bổ đó, mua những trận cười sống sượng và kệch cỡm … như vậy là chúng ta đang hoan hỷ với những trò nhảm nhí vô ích. Có bao giờ chúng ta tự hỏi vì sao mình nói bép xép nhảm nhí? Vì sao mình cứ bật và thay các kênh truyền hình? Vì nhàm chánvà không biết sống với chính mình nên người ta đi tìm bạn để nói chuyện giết thời gian. Thời nay với Internet và điện thoại, người ta có thể tám chuyện mà không cần đi đâu cả. sau những cuộc tám chuyện hay đọc, xem những trò nhảm nhí chúng ta có thấy khá hơn không? Có bớt cô đơn trống rỗng không? Chắc chắn là không.

    Một người phật tử chơn chánh thì không có nhu cầu tán gẫu và nói hay phát tán những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Họ biết quí trọng thời giờ và chỉ nói những gì hữu ích, có ý nghĩa trong cuộc sống.

    5. Giữ gìn nhân phẩm – Không say sưa nghiện ngập. Đây là giới không uống rượu và các chất kích thích gây say sưa nghiện ngập, không bảo uống chất say, không vui thích khi thấy hay nghe về việc say sưa nghiện ngập. Rượu và các chất gây nghiện có tác hại lên hệ thần kinh. Lúc đầu khi mới dùng những chất kích thích đó người ta có cảm giác mình mạnh mẽ hơn, dũng cảm hơn và bạo lực hơn. Nhưng thực tế những chất đó bào mòn, làm tê liệt và yếu dần sức khỏe thể lực cũng như tinh thần của người dùng. Những chất gây say và nghiện ngập làm cho người ta mất đi nhân cách của mình. Khi đã say sưa, họ phạm vào tất cả các cấm kỵ khác, không còn tàm – quí nữa, họ có thể trần truồng, nằm bờ té bụi, giết người, hiếp dâm, trở nên bạo lực một cách không kiểm soát và gây ra những tai nạn thương tâm để rồi hối hận cả đời cũng không kịp.

    Say sưa nghiện ngập là một trong bốn nguyên nhân khiến người đi đến chỗ bại vong.

    Quả báo của việc say sưa nghiện ngập là thất thoát tài sản, tổn hạisức khỏe, tổn hạidanh tiếng, mất nhân cách, có thể mất gia đình và bạn bè, khi sinh ra thiểu năng trí tuệ, không được kính trọngtin tưởngtrong hôn nhân cũng như trong giao tế.
    Tránh xa việc nghiện ngập say sưa thì có được phúc quả là được kính trọng tin tưởng, giữ gìn được hạnh phúc, sức khỏe và tài sản, có nhân cách khả kính và danh tiếng tốt. Tránh được nhiều ác nghiệpác sự. Được nhiều người thương yêu và giúp đỡ. Sinh ra đã có sức khỏe tốt, tư chất trầm tĩnh và trí tuệ sáng suốt hơn người.
    Pháp Hỷ Dhammanada
    Thư Viện Hoa Sen
    Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a29231/giu-gioi-va-qua-phuoc
     

Chia sẻ trang này