Hương sắc vườn Văn

Thảo luận trong 'Thơ / Văn' bắt đầu bởi Như Ý, 27 Tháng năm 2011.

  1. Như Ý

    Như Ý New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng năm 2011
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Theo tôi, cái gì làm cho đời người phong phú lên là cái ấy đẹp. Phong phú về mặt vật chất cũng như vẻ tinh thần, vì vật chất và tinh thần liên quan mật thiết với nhau. Một kiểu áo giúp cho điệu bộ ta uyển chuyển hoặc nghiêm trang, một trái cam ăn vào ta thấy cơ thẻ nhẹ nhàng sảng khoái, một nền trời lấp lánh những vì sao, một cánh đồng thơm tho những lúa chính, một định lý hóa học, một hành vi bác ái... những cái đó đều là cao đẹp cả

    Hiểu như vậy thì cái Đẹp bao trùm cả cái Chân và cái Thiện; mà mục đích của đời người là tìm tòi thực hiện rồi hưởng cái Đẹp. Chúng ta càng văn minh bao nhiêu thì càng bỏ nhiều thì giờ để theo đuổi mục đích đó bấy nhiêu.

    Ta thừong nghe nhiều người phàn nàn mõi ngày chỉ lo cho có đủ hai bữa cơm mà phải làm tối tăm mặt mũi quanh năm suốt tháng. Thực ra, chúng ta bận rộn, lo lắng có phải chỉ vì mấy chén cơm mà toi đâu. Nếu chỉ cần có cái gì ăn cho no, mặc cho ấm như tổ tiên ta thời cổ, thì phần đông chúng ta có lẽ mỗi ngày làm vài giờ cũng đủ rồi. Nhưng chúng ta cần có rượu, có trà, có trái cây, sữa hộp, có giày, có nón, có kính đeo mắt, có dao cạo râu... lại cần đọc báo, đọc sách, đi coi hát bóng, đá banh, cần cho con đi học, cho vợ đi nghỉ mát... biết bao cái ngày nay ta cho là cần thiết thì hồi xưa chỉ là xa xỉ. Đó là kết quả tự nhiên của văn minh.

    (Hương sắc trong vườn văn - Nguyễn Hiến Lê)
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng năm 2011
  2. Như Ý

    Như Ý New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng năm 2011
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hương sắc vườn Văn

    Vậy quả thực là loài người sống đẻ tìm cái Đẹp, thực hiện cái Đẹp và hướng cái Đẹp. Không một ai thoát khỏi luật chung đó. Cả những người sống rất giản dị, không chút xa hoa, như các vị hiền triết, cũng là để hướng cái Đẹp, cái Đẹp của trăng, mây, hoa, cỏ, cái đẹp của tĩnh mịch, an nhàn.

    Nghệ thuật có mục đích ghi và thực hiện được cái Đẹp Trong vũ Trụ; mà trong các nghệ thuật, văn chương và âm nhạc phổ ập hơn hết, cảm người ta sâu hơn hết; riêng văn chương lại có công dụng giảng giải, truyền bá các nghệ thuật khác, nên từ khi nhân loại có chữ viết, thì bất kỳ ở thời nào và xứ nào, nó cũng được coi trọng hơn mọi môn và được dạy nhiều nhất trong các trường học.
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng năm 2011
  3. Như Ý

    Như Ý New Member

    Tham gia ngày:
    25 Tháng năm 2011
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Hương sắc vườn Văn

    Xét ra trong văn cổ, Chỉ có bài Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Văn tế trận vong tướng sĩ của Nguyễn Văn Thành là có giọng hùng tráng:
    [​IMG] [​IMG]


    Ta thường nghe: Kỷ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Ví thử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được?

    Các ngươi vốn dòng võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi việc đời trước hẵng tạm không bàn. Nay ta lấy chuyện Tống, Nguyên mà nói: Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu! Cốt Ðãi Ngột Lang là người thế nào? Xích Tu Tư tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà xông vào chốn lam chướng xa xôi muôn dặm đánh quỵ quân Nam Chiếu trong khoảng vài tuần, khiến cho quân trưởng người Thát đến nay còn lưu tiếng tốt!

    Huống chi, ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn. Thật khác nào đem thịt ném cho hổ đói, tránh sao khỏi tai họa về sau.

    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù; dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm.

    Các ngươi ở lâu dưới trướng, nắm giữ binh quyền, không có mặc thì ta cho áo; không có ăn thì ta cho cơm. Quan thấp thì ta thăng tước; lộc ít thì ta cấp lương. Ði thủy thì ta cho thuyền; đi bộ thì ta cho ngựa. Lâm trận mạc thì cùng nhau sống chết; được nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. So với Công Kiên đãi kẻ tỳ tướng, Ngột Lang đãi người phụ tá, nào có kém gì?

    Nay các ngươi ngồi nhìn chủ nhục mà không biết lo; thân chịu quốc sỉ mà không biết thẹn. Làm tướng triều đình đứng hầu quân man mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết căm. Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng nhảm. Nếu bất chợt có giặc Mông Thát tràn sang thì cựa gà trống không đủ đâm thủng áo giáp của giặc; mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh. Vườn ruộng nhiều không chuộc nổi tấm thân ngàn vàng; vợ con bận không ích gì cho việc quân quốc. Tiền của dẫu lắm không mua được đầu giặc; chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai. Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác; chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có được chăng?

    Nay ta bảo thật các ngươi: nên lấy việc đặt mồi lửa dưới đống củi nỏ làm nguy; nên lấy điều kiềng canh nóng mà thổi rau nguội làm sợ. Phải huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên, khiến cho ai nấy đều giỏi như Bàng Mông, mọi người đều tài như Hậu Nghệ, có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt dưới cửa khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhaị Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?

    Nay ta chọn lọc binh pháp các nhà hợp thành một tuyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời ta dạy bảo, thì trọn đời là thần tử; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời ta dạy bảo thì trọn đời là nghịch thù.

    Vì sao vậy? Giặc Mông Thát với ta là kẻ thù không đội trời chung, mà các ngươi cứ điềm nhiên không muốn rửa nhục, không lo trừ hung, lại không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà xin đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây, sau khi dẹp yên nghịch tặc, để thẹn muôn đời, há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời che đất chở này nữa?

    Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta."
     
  4. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Hương sắc vườn Văn

    Văn bi hùng tôi còn thấy có đoạn trong Văn Tế Trận Vong Tướng Sĩ của Nguyễn Văn Thành.


    Kẻ thời theo cơ đích - chạy sang miền khách địa, hăm hở mài nanh giũa vuốt, chỉ non Tây thề chẳng đội trời chung; kẻ thời đón việt mao - trở lại chốn sa cơ, dập dìu vén cánh nương vây, trông cõi Bắc quyết thu về đất cũ.
     
  5. Apollo

    Apollo Guest

    Ðề: Hương sắc vườn Văn

    Ta đây:
    Núi Lam sơn dấy nghĩa
    Chốn hoang dã nương mình
    Ngẫm thù lớn há đội trời chung
    Căm giặc nước thề không cùng sống
    Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời
    Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
    Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
    Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
    Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
    Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi
    Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
    Chính lúc quân thù đang mạnh.
    Lại ngặt vì:
    Tuấn kiệt như sao buổi sớm,
    Nhân tài như lá mùa thu,
    Việc bôn tẩu thiếu kẻ đỡ đần,
    Nơi duy ác hiếm người bàn bạc,
    Tấm lòng cứu nước,
    Vẫn đăm đăm muốn tiến về Đông,
    Cỗ xe cầu hiền,
    thường chăm chắm còn dành phía tả.
    Thế mà:
    Trông người, người càng vắng bóng,
    Mịt mù như nhìn chốn bể khơi.
    Tự ta, ta phải dốc lòng,
    vội vã hơn cứu người chết đói.
    Phần vì giận quân thù ngang dọc,
    Phần vì lo vận nước khó khăn,
    Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần,
    Lúc Khôi Huyện quân không một đội.
    Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
    Ta gắng trí khắc phục gian nan.
    Nhân dân bốn cỏi một nhà,
    dựng cần trúc ngọn cờ phất phới

    ( Trích Bình Ngô Đại Cáo - Nguyễn Trãi)
     
    Last edited by a moderator: 7 Tháng sáu 2011

Chia sẻ trang này