Hiến tạng theo quan điểm của Phật Giáo

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 9 Tháng bảy 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    514
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể, Tạo Ra "Một Lợi Ích Về Nghiệp" Cho Phật Tử
    28/08/2015 20:03:00Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
    Đã đọc: 920 Cỡ chữ: [​IMG] [​IMG]
    [​IMG]

    - Cuộc Phỏng Vấn Với Robert A. F. Thurman - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: beadonor.org

    Giáo sư Thurman là vị chủ tịch nghiên cứu về tôn giáo, và là giáo sư "Jey Tsong Khapa" nghiên cứu Phật Giáo tại Đại Học Columbia, thành phố Nữu Ước; chủ tịch của Tibet House (Hội Tây Tạng); và là một cựu tu sĩ Phật giáo Tây Tạng. Cuộc phỏng vấn nầy, lần đầu tiên xuất hiện trong On The Beat, Spring(Mùa Xuân) / Summer(Mùa Hè) 2005, một ấn phẩm của New York Organ Donor Network (Hội Những Người Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Ở Nữu Ước).



    Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Martin Woolf, Quản Lý Truyền Thông tại New York Organ Donor Network (Hội Những Người Hiến Tặng Bộ Phận Cơ Thể Ở Nữu Ước).

    (MW: Martin Woolf)



    MW: Về việc hiến tặng bộ phận cơ thể, quan điểm chung của Phật Giáo là gì?



    Thurman: Sự tiếp nối liên tục trong các kiếp sống của những người bình thường, chính là sự tiếp nối liên tục của thần-thức của họ. Những người nầy không muốn nói về cái-tôi, và họ cũng không thoải mái nói về linh-hồn, bởi vì linh-hồn cũng có thể xem như là cái-tôi. Khi họ chết, thần-thức hoàn toàn rời khỏi thân thể của họ. Thân thể không có gì là thiêng liêng trong ý nghĩa đó. ... Vì vậy, không có điều gì ngăn cấm, trong việc họ hiến tặng bộ phận cơ thể. Trên thực tế, chuyện hiến tặng bộ phận cơ thể được xem là một việc làm vô cùng đạo đức, đặc biệt là trong Phật Giáo Đại Thừa.



    MW: Có khía cạnh nào về hiến tặng bộ phận cơ thể, mà một số Phật Tử xem như là có vấn đề?



    Thurman: Đó là sự giải phẫu, mặc dù giải phẫu sẽ không gây đau đớn cho những người hiến tặng, nhưng giải phẩu có thể làm gián đoạn quá trình ra đi của thần-thức khi rời khỏi thân thể của họ. ... Thậm chí, ngay cả điều nầy xảy ra, và nếu họ đã chuẩn bị tinh thần để cho tặng, sự hiến tặng bộ phận cơ thể vẫn là một đức tính cao quý, và có thể giúp ích cho sự tái sinh của họ.



    MW: Tôi đã đọc về tầm quan trọng của lòng từ bi trong Phật Giáo.



    Thurman: Đúng như thế, nhưng trong khi thực hành, người Phật Tử không cố gắng tạo áp lực cho người khác phải làm nhiều hơn những gì họ có thể làm được, cũng như những gì họ thật sự muốn làm. ... Nếu họ chuẩn bị, và mở lòng ra, họ có thể làm nhiều hơn những gì họ nghĩ họ có thể làm được. Không phải ai cũng có một trình độ dính mắc giống nhau. ... Món quà tặng cơ thể là một lợi ích to lớn, đó là một lợi ích về nghiệp. Thật thế, hiến tặng cơ thể là một chuyện làm cao quý, và miễn là họ có thể làm điều nầy mà không có quá nhiều lo lắng, và miễn là họ có sự chuẩn bị, và họ được gia đình của họ chấp nhận, tôi nghĩ rằng, theo quan điểm Phật Giáo, đây là một việc làm tích cực. Trong Phật Giáo, không có sự tôn thờ xác chết.



    MW: Có một câu chuyện về tiền thân Đức Phật, khi ngài là Thái Tử Mahasattva đã cứu sống một con hổ cái, và các hổ con sắp chết đói, bằng cách hiến tặng thân thể của ngài. Thái Tử Mahasattva đã tự cắt cổ họng của mình, để con hổ cái ăn máu thịt của ngài dễ dàng. Câu chuyện nầy đã dạy chúng ta bài học gì?



    Thurman: Vào đoạn cuối của câu chuyện nầy, vị hoàng tử trẻ tuổi an ủi bố mẹ của ngài đang thương tiếc ngài, bằng cách xuất hiện trên bầu trời như một vị thiện thần đẹp đẽ, sáng chói, đến từ một cõi trời nào đó. Vị thần nói với bố mẹ ngài hãy ngừng khóc lóc, rên rỉ, bởi vì ngài đã muốn làm như thế, và đó là một cơ hội tuyệt vời để ngài hiến tặng thân thể của ngài. Ngài đã nhận được công đức to lớn về nghiệp, và chuyện nầy mang lợi ích đến với ngài. Chúng tôi cũng thông báo cùng quý vị, là đừng vội vàng chạy đến nộp mạng cho cọp ăn thịt. Chúng ta hãy còn là người phàm, chúng ta chưa ở trình độ có thể làm được điều nầy bằng sự vui thích.



    MW: Câu hỏi: Làm thế nào để những người thực hành Phật Giáo trong thế giới hiện đại, tự có được sự hiểu biết và có lý do thúc đẩy việc hiến tặng bộ phận cơ thể?



    Thurman: Trong trường hợp hiến tặng bộ phận cơ thể, ở đây, bạn không nói về việc một người đang còn sống, hiến tặng thân thể của chính mình cho một con hổ cái ăn thịt, đó là một hành động anh hùng. Bạn sẽ phải chết, nghĩa là, lúc chết thần-thức của bạn đi ra khỏi năm giác quan. Lúc đó, bạn sẽ không còn cảm thấy đau đớn. Vì vậy, đây là một việc làm không đau đớn, mà lại nhận được công đức to lớn, khi bạn hiến tặng bộ phận cơ thể của bạn, khi bạn chết. ... Dưới cái nhìn Phật Giáo, người ta thật sự thấy rằng, cuộc sống là một vòng tròn luân hồi, mà sự tái sinh là sự thay đổi từ thân thể nầy sang thân thể khác. ... Một người Phật Tử thật sự, là những người nhìn thấy được, thân thể là một vật dùng tạm thời cho kiếp hiện tại - đây chỉ là một trong nhiều kiếp mà họ sẽ sống - nên họ có thể hiến tặng cơ thể của họ khá dễ dàng.



    MW: Nếu người thân thuộc của họ không biết sự mong muốn của họ, những người nầy có thể nói không với sự hiến tặng cơ thể của họ.



    Thurman: Đây là chuyện bạn cần suy nghĩ kỹ càng trong quá trình hiến tặng của bạn, khi mà nhiều thành viên trong gia đình bạn từ chối việc bạn hiến tặng cơ thể. Điều nầy đặc biệt thường xảy ra cho những "Phật Tử có nguồn gốc Âu Châu", nghĩa là chính cá nhân họ là Phật Tử, nhưng gia đình họ lại theo đạo Do Thái Giáo, hoặc theo đạo Thiên Chúa Giáo. Vì vậy, theo quan điểm tôn giáo của gia đình bạn, họ có thể cho rằng, "Không được, bạn cần phải có thân thể nguyên vẹn, khi bạn vào gặp Thiên Chúa." Họ không hiểu rằng, bạn là người Phật Tử, nên bạn không tin tưởng vào điều nầy.



    MW: Ông là người có mối quan hệ rất gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông đã có bao giờ thảo luận về các vấn đề liên quan đến việc hiến tặng bộ phận cơ thể với ngài không?



    Thurman: Không, chúng tôi thật sự đã không thảo luận về đề tài nầy, nhưng chúng tôi đã thảo luận về những chuyện tương tự trong y khoa, vân vân... Có lẽ, chính ngài sẽ không làm điều nầy, vì ngài biết rằng những người dân Tây Tạng, sẽ không ai muốn bác sĩ giải phẩu lấy đi những bộ phận trong thân thể của ngài. Nhưng tôi tin chắc rằng, ngài rất mong muốn được hiến tặng bộ phận cơ thể của ngài. Và tôi không có điều gì nghi ngờ, là ngài sẽ khuyến khích mọi người hãy hiến tặng bộ phận cơ thể.



    Giáo Sư Thurman là học giả uy tín của trường Đại Học Columbia, và Tibet House (Hội Tây Tạng), và còn là chủ tịch của Hội Nghiên Cứu Phật Giáo Hoa Kỳ; ông là dịch giả của "Quyển Sách Tây Tạng Nói Về Cái Chết"; ông là tác giả viết về Phật Giáo có nhiều người đọc; ông ở trong hiệp hội quan trọng nhất có sự liên hệ gần gũi với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giáo sư Thurman là bố của năm người con, trong đó có nữ diễn viên Uma Thurman.



    Để biết thêm thông tin về Giáo Sư Thurman Và Tibet House (Hội Tây Tạng), hãy vào đọc trang www.tibethouse.org.



    -----------------------------------


    Source-Nguồn: http://www.beadonor.org/storage/documents/buddhism_perspective.pdf


    Organ Donation Offers a “Karmic Advantage” to Buddhists - An interview with Robert A. F. Thurman - Source-Nguồn: beadonor.org

    Nguồn: http://www.daophatngaynay.com/vn/ph...tao-ra-mot-loi-ich-ve-nghiep-cho-phat-tu.html
     
  2. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    514
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết, trong quan niệm của Phật giáo, việc hiến mô, tạng và thi thể hoàn toàn không có một trở ngại gì cho tiến trình tái sinh của người chết sau đó mà ngược lại, nó còn có những “quả phúc” rất đáng kể. Do vậy, những người quan tâm đến hạnh phúc của cuộc sống nên tình nguyện hiến tạng mà Đức Phật gọi là bố thí nội tài.
    Tại buổi tư vấn truyền hình trực tuyến " Hiến tạng - Cho đi là còn mãi ", do Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống(suckhoedoisong.vn) phối hợp với Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức, Thượng tọa, Tiến sĩ Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Viện trưởng - Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã giải đáp nhiều thắc mắc của độc giả về vấn đề tâm linh cũng như phước báo của vịệc hiến tạng.

    Quan điểm của Phật giáo về hiến tạng, mô và hiến xác - Thượng tọa Thích Nhật Từ.

    Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi

    Hồi đáp câu hỏi "Liệu rằng trong đạo Phật có điều răn nào là người theo đạo Phật không được hiến tạng, hiến xác khi chết hay không?", Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết: Triết lý Phật giáo không ngăn cấm những hành động từ bi và nhân văn cao cả như hiến mô, hiến xác, hiến tạng cho y học. Trong Phật giáo có khái niệm bố thí nội tài bên cạnh bố thí các tài sản vật chất, bố thí tri thức và bố thí niềm vui, không sợ hãi. Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm là những tri phần trực thuộc trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Phật giáo về bản chất, lý thuyết và thực tiễn là khích lệ việc hiến mô, tạng, vì đó là sự bố thí nội tạng.

    "Vào thời điểm khi Đức Phật đề cập đến sự khích lệ, bố thí nội tài thì nhiều người không hiểu là Ngài nói đến điều gì, vì khi đó y học chưa tiến bộ như ngày nay. Khi y học phát triển thì tầm nhìn của Đức Phật về khích lệ lòng nhân ái mang lại sự sống là rất sâu sắc. Do đó những người tu học Phật có được thuận lợi ở chỗ là đã được Đức Phật khích lệ hãy hiến tặng bằng lòng từ bi lớn, bằng thái độ vô ngã lớn, bằng sự quan hoài lớn đối với những ai có nhu cầu lắp ghép để sự sống của họ có thể tái sinh thêm một lần nữa ngay trong kiếp sống này"- Thượng tọa lý giải.

    [​IMG]

    Thượng tọa Thích Nhật Từ.

    [​IMG]

    Khoa học chỉ ra cách đơn giản giúp hết khó ngủ: ai cũng làm được ngay

    [​IMG]

    Bí quyết chữa đau lưng, ngăn ngừa tái phát hạn chế lệ thuộc thuốc giảm đau

    Do đó, Thượng tọa cho rằng, chương trình vận động hiến mô, tạng và cơ thể cho y học rất phù hợp với triết lý Phật giáo và tăng ni, Phật tử trong nước cũng như người Việt ở nước ngoài. Trong nhiều năm qua kể từ khi chương trình này được thực hiện đã có những dấn thân rất tích cực.

    Thượng tọa đã đăng ký hiến mô tạng và hiến xác

    Một thực tế cho thấy đã có rất nhiều nhà tu hành, nhà sư đã đến các bệnh viện để đăng ký tình nguyện hiến tạng sau khi chết não, thậm chí ngay cả khi còn sống. Điều đó chứng tỏ, các nhà tu hành đều nhận thức rất rõ ý nghĩa cao cả của việc hiến tạng để cứu người. Bản thân Thượng tọa Thích Nhật Từ, từ năm 2014, Thượng tọa đã đăng ký hiến mô tạng và hiến xác; đồng thời rất tích cực vận động mọi người cùng tham gia hoạt động nhân văn này.

    “Các Phật tử có kết nối trên mạng facebook với tôi năm 2014 đã có 215 người hưởng ứng, ngày 26/11/2016 vừa qua phối hợp với Trung tâm điều phối Quốc gia về hiến, ghép mô tạng và bộ phận cơ thể người, chúng tôi đã vận động thành công 449 người. Tôi cho rằng, tấm lòng cao thượng như một tiềm năng ở mỗi con người ai cũng có cả...”- Thượng tọa nói.

    Trước những do dự của nhiều người trong vấn đề hiến tạng, hiến xác, Thượng tọa Thích Nhật Từ nhắn nhủ, nói theo Phật giáo là hãy an nhiên, thư thái, thoải mái, thảnh thơi, rũ bỏ hết tất cả mọi nỗi lo để làm một nghĩa cử cao thượng cho cuộc đời. Thầy cũng tha thiết kêu gọi mọi người hãy nhập cuộc, hãy làm việc thiện để giúp ích cho cuộc đời. Khi đó chúng ta sẽ không còn lo trong tương lai là nguồn cung cấp tạng bị khan hiếm như bây giờ. Là một con người, chúng ta đừng đánh mất cơ hội hoặc trì hoãn, kéo dài cơ hội để mình đóng góp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, hạnh phúc của con người ngày càng được vun đắp và đó chính là sự màu nhiệm của cuộc sống.

    [​IMG]

    Nhiều thắc mắc của bạn đọc đã được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến " Hiến tạng - Cho đi là còn mãi ".

    Sai lầm khi nghĩ "chết phải toàn thây"

    Vấn đề lớn nhất khiến nhiều người chưa sẵn sàng cho việc hiến tạng khi chết não là quan niệm "Chết toàn thây" ăn sâu bao đời. Về vấn đề này, Thượng tọa Thích Nhật Từ khẳng định, việc cho rằng, hiến mô tạng và thi thể cho y học sẽ dẫn đến kết quả không toàn vẹn trong kiếp sau là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Trong quan niệm của Phật giáo, việc hiến mô, tạng và thi thể hoàn toàn không có một trở ngại gì cho tiến trình tái sinh của người chết sau đó mà ngược lại nó còn có những “quả phúc” rất đáng kể. Do vậy, những người quan tâm đến hạnh phúc của cuộc sống nên tình nguyện hiến tạng mà Đức Phật gọi là bố thí nội tài.

    Thượng tọa lý giải cặn kẽ: “Không có cách chết nào với các hình thức tống táng nào mà dẫn đến sự toàn thây được. Nếu có chăng thì cũng chỉ là tạm thời thôi. Hình thức tống táng chúng ta thấy trong mấy nghìn năm lịch sử đã sử dụng phổ thông nhất là thổ táng và những loại gỗ quý có thể giữ thi thể người chết trong vòng vài chục năm thì các loại gỗ làm linh cữu thông thường chỉ có thể giữ thi thể trong vòng vài năm là tan rã, trở thành tro bụi. Ngày nay thì có phương pháp hỏa táng thì trong vòng 4-6 tiếng thi thể con người cũng trở thành tro bụi nhanh hơn.

    Xa xưa tại Tây Tạng mà ngày nay một số bộ tộc tại khu vực này vẫn còn sử dụng là điểu táng, tức là biến thi thể người chết trở thành phương tiện trong ngày hôm đó cho các loài động vật ăn thi thể này để chúng không có cơ hội và không cần giết các con vật nhỏ hơn. Như vậy là người Tây Tạng xa xưa đã nhìn thấy được rằng thi thể tưởng chừng như vô dụng, vốn có thể tạo ra sự đau buồn về sinh ly tử biệt lại có thể trở thành hữu dụng để cứu lấy các con vật khác. Cách đó người ta còn gọi là lâm táng, tức là treo thi thể ở trong rừng, những trường hợp để ngoài trởi thì gọi là thiên táng. 3 phương pháp tống táng này đều làm cho cơ thể không còn nguyên vẹn. Do đó, việc cho rằng, hiến mô tạng và thi thể cho y học sẽ dẫn đến kết quả không toàn vẹn trong kiếp sau là quan niệm hoàn toàn sai lầm”.

    Cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng trong cuộc đời...

    Đi theo Phật giáo thì cái chết không phải là dấu chấm cuối cùng trong cuộc đời. Chỉ trong vòng vài tích tắc sau khi chết là sự sống được tái sinh trong hình thái một phôi thai của một người mẹ mới. Lúc đó thì tâm thức của người chết đã hiến mô, tạng và thi thể sẽ được tái tạo trong bào thai của một người mẹ mới và phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ đó, di truyền của người mẹ và người cha mới nên khi sinh ra vẫn toàn vẹn, ngoại trừ những trường hợp bị dị tật bẩm sinh do chế độ ăn uống không thích hợp trong thời kỳ mang thai”- Thượng tọa Thích Nhật Từ cho biết.

    Dương Hải
    Nguồn: http://www.baomoi.com/thuong-toa-th...khuyen-khich-viec-hien-mo-tang/c/21123570.epi
     

Chia sẻ trang này