Hư Vân thiền sư - Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc từ chối gặp Mao Trạch Đông

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 15 Tháng mười hai 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    BÍ ẨN
    Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc từ chối gặp Mao Trạch Đông

    10-01-2017

    Hư Vân thiền sư (1840 – 1959), được xưng là cao tăng đệ nhất thời cận đại Trung Quốc. Ông từng là thượng khách của Tưởng Giới Thạch, giúp Tưởng Giới Thạch tiên đoán kết cục của chiến tranh thế giới thứ II. Nhưng cả đời ông từ chối gặp lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông.
    [​IMG]Đệ nhất cao tăng thời cận đại Trung Quốc, Hư Vân thiền sư. (Ảnh: Internet)

    Theo “Tự thuật niên phổ” của Hư Vân hòa thượng, ông khi sinh ra hình hài trông như tảng thịt lớn. Mẹ ông sau khi sinh thể lực suy yếu, lại tuổi cao, vừa trông thấy hình hài con trẻ, bà quá đỗi kinh hãi, không chịu đựng nổi mà qua đời.
    Tình cờ khi ấy, một ông lão râu trắng làm nghề bán thuốc đi ngang qua, tự nguyện vào hỗ trợ gia đình, dùng dao xé bào thịt này, bên trong là một bé trai trắng trẻo mập mạp, chính là Hư Vân hòa thượng sau này. Trong thời kỳ Thanh triều, Hư Vân hòa thượng với thanh danh cao tăng đắc đạo đã lan truyền rộng khắp.

    Giúp Tưởng Giới Thạch tiên đoán kết cục chiến tranh thế giới thứ 2

    Theo tư liệu ghi chép lại, một ngày tháng 11/1942, Lâm Sâm – chủ tịch Trung Hoa dân quốc đi tới Nam Hoa thiền tự, nghênh thỉnh Hư Vân hòa thượng đến Trùng Khánh chủ trì “Pháp hội đại bi giải tai ương hộ quốc” ngày 9/12, do Lâm Sâm, Tưởng Giới Thạch khởi xướng. Hư Vân hòa thượng nhận lời, sau đó đồng thời cử hành đàn tế ở 2 chỗ khác nhau là Từ Vân tự, Hoa Nham tự, kỳ hạn 49 ngày.

    Lúc ấy có rất nhiều chính khách của Trung Hoa dân quốc cũng đều theo làm môn đồ của Hư Vân hòa thượng. Hơn nữa Hư Vân cũng là thượng khách của Tưởng Giới Thạch. Trong ngày diễn ra pháp hội, Tưởng Giới Thạch hỏi Hư Vân hòa thượng về chiến tranh kháng Nhật và đại chiến thế giới thứ 2 tương lai kết quả sẽ ra sao?

    Đối với điều Tưởng Giới Thạch hỏi, Hòa thượng Hư Vân không trả lời, suy nghĩ một chút, từ trong túi lấy ra tờ giấy ghi chép câu trả lời, bảo người phục vụ mang ra một cái kéo, cầm kéo cắt mảnh giấy thành hình vuông, rồi gấp chéo 3 lần, sau đó cắt ngang. Giấy bị cắt xong rơi xuống, mở ra, trong tay Hư Vân hòa thượng là 3 chữ, một là chữ “十” (Thập), đại biểu cho quân Italy, một cái là chữ “卍” (Vạn), đại biểu cho phát xít Đức, còn một cái là chữ “日” (Nhật), đại biểu cho lãnh thổ Trung Hoa bị quân Nhật tùy ý xâm lấn.

    Hư Vân hòa thượng trầm tư một lát, rồi nói thêm, lần này sau khi kháng chiến thắng lợi, Trung Quốc sẽ xuất hiện một diện mạo khác. Tưởng Giới Thạch nghi hoặc, hỏi diện mạo khác là gì? Lão hòa thượng trầm mặc không nói gì, cũng không trả lời câu hỏi đó.

    Đúng như tiên đoán của Hư Vân hòa thượng, 3 năm sau, Italy đầu hàng vô điều kiện, phát xít Đức bại trận, Nhật vốn cũng không thể không ký hiệp thương đầu hàng. Ngay sau đó, chiến tranh 2 đảng Dân quốc – Cộng sản diễn ra, đến năm 1949 mới bình ổn.

    Cự tuyệt tiếp kiến Mao Trạch Đông

    Trong dân gian luôn lưu truyền một câu chuyện xưa, kể rằng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng chính quyền, có một lần ở Vũ Hán, Mao Trạch Đông nghe kể chuyện về Hư Vân hòa thượng, nghe xong Mao Trạch Đông rất động tâm, nghĩ ngay đến việc mời Hư Vân hòa thượng đến Vũ Hán, nhưng đã bị Hư Vân cự tuyệt. Hư Vân hòa thượng nói, xưa nay Pháp vương đều cao hơn nhân vương, Mao Trạch Đông cần quy theo, ông ta cần phải đến Nam Hoa, chuyện này sau đó bị bỏ mặc.

    Hư Vân không chỉ cự tuyệt gặp Mao Trạch Đông, hơn nữa còn cự tuyệt đảm nhiệm chức Hội trưởng hội Phật giáo của ĐCSTQ. Năm 1953, lãnh đạo ĐCSTQ mời Hư Vân đến Bắc Kinh phụng dưỡng tuổi già, nhưng Hư Vân lão hòa thượng lúc ấy đã 114 tuổi vẫn cự tuyệt lời mời này, vẫn ở tại Giang Tây, Vân Cổ tự cùng các đồ đệ tu hành.[​IMG]

    Bị vu “phản cách mạng” và hãm hại trong phong trào “trấn áp phản cách mạng”

    Trong cuộc vận động ‘trấn áp phản cách mạng” của ĐCSTQ, Hư Vân hòa thượng đã hơn 100 tuổi cũng không thể thoát khỏi, ông cũng bị dán nhãn “phản cách mạng”, và bị hãm hại.

    Theo loạt bài xã luận “Cửu bình Cộng sản đảng” của trang Epoch Times có miêu tả, năm 1952, Trung Quốc thành lập “Hội Phật giáo Trung Quốc”. Năm 1952, ĐCSTQ cử đại diện đến tham dự lễ ra mắt của Giáo hội Phật giáo Trung Quốc. Tại buổi lễ, nhiều “Phật tử” trong Giáo hội đã đề nghị bãi bỏ những giới cấm của Phật. Họ nói rằng những quy định này đã gây ra cái chết của nhiều thanh niên nam nữ.

    Một số người thậm chí còn biện hộ rằng “mọi người phải được tự do tin theo bất cứ tôn giáo nào. Tăng ni nên được tự do lập gia đình, uống rượu, và ăn thịt. Không ai nên can thiệp vào những việc này”. Vào lúc đó, Hòa thượng Hư Vân có mặt tại buổi lễ và thấy rằng Phật giáo đang phải đối mặt với nguy cơ bị hủy diệt ở Trung Quốc. Ông đã bước lên phản đối những đề xuất này và đề nghị giữ gìn những giới cấm và y phục của Phật giáo.

    Hư Vân hòa thượng sau đó đã bị phỉ báng, và bị dán nhãn là “phản cách mạng”. Ông bị giam giữ trong phòng trụ trì, không được ăn uống gì cả, thậm chí còn không được ra khỏi phòng để đi vệ sinh. Ông cũng bị ép phải giao nộp vàng, bạc và súng đạn. Khi ông trả lời rằng không có những thứ đó, ông đã bị đánh đập tới mức xương sọ bị rạn nứt, chảy máu và gẫy xương sườn. Lúc đó ông đã 112 tuổi. Quân cảnh đã đẩy ông ngã từ trên giường xuống đất. Ngày hôm sau, khi họ quay trở lại và thấy ông vẫn còn sống, họ lại tiếp tục đánh đập ông tàn nhẫn hơn.

    ĐCSTQ đã tịch thu tài sản của chùa, bắt các tăng ni phải nghiên cứu chủ nghĩa Marx-Lenin để tẩy não họ, thậm chí còn bắt họ phải lao động cưỡng bức. Có một “công trường Phật giáo” ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, hơn 25.000 tăng ni đã từng bị bắt phải làm việc ở đó.[​IMG]

    ĐCSTQ còn khuyến khích các tăng ni lập gia đình để làm cho Phật giáo tan rã. Ví dụ, ngay trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh cho tất cả các ni cô trong tỉnh phải quyết định lập gia đình trong một vài ngày. Hơn nữa, các hòa thượng trẻ khỏe đã bị bắt phải nhập ngũ và bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn.

    Nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp của ĐCSTQ. Những người được coi là tinh hoa chân chính của Phật giáo và Đạo giáo đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, nhiều người khác là những Đảng viên Cộng sản hoạt động bí mật chuyên mặc áo cà sa, áo choàng Đạo sĩ hay áo dài linh mục để bóp méo Kinh Phật, Đạo giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này.

    Bảo An, theo NTDTV
    Tinhhoa biên dịch

    Nguồn: http://tansinh.net/bi-an/de-nhat-cao-tang-thoi-can-dai-trung-quoc-tu-choi-gap-mao-trach-dong/
     

Chia sẻ trang này