1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Hương Ngô đã chia sẻ bài viết của Huyền Trang.
    5 Tháng 6 lúc 18:58 ·


    [​IMG]
    Huyền Trang
    5 Tháng 6 lúc 18:11 ·
    LỤC CĂN – LỤC TRẦN – LỤC THỨC – LỤC DỤC (NGŨ DỤC)

    LỤC CĂN

    Lục căn chính là Ngũ căn thêm chi phần “Ý căn” hình thành nên. Lục căn còn gọi là Lục tình. Lục căn bao gồm như sau:

    1. Nhãn căn (Mắt): Cơ quan thị giác. Cơ quan này nó có năng lực thấy được mọi cảnh vật xung quanh (cảnh sắc).

    2. Nhĩ căn (Tai): Cơ quan thính giác. Cơ quan này có năng lực nghe biết những âm thanh trong cuộc sống.

    3. Tỷ căn (Mũi): Cơ quan khứu giác. Cơ quan này có năng lực ngửi biết những mùi hương trong cuộc sống.

    4. Thiệt căn (Lưỡi): Cơ quan vị giác. Cơ quan này có năng lực nếm biết những mùi vị trong cuộc sống.

    5. Thân căn (Thân): Cơ quan xúc giác. Cơ quan này có năng lực xúc chạm nhận biết những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.

    6. Ý căn (Ý nghĩ): Cơ quan tư duy. Cơ quan này có năng lực tư duy những vấn đề trong cuộc sống.

    LỤC TRẦN

    Lục trần chính là Ngũ trần thêm chi phần “Ý trần” hình thành nên. Đây là sáu đối tượng ở thế gian khiến chúng sanh đắm say. Lục trần bao gồm như sau:

    1. Sắc trần: Là những đối tượng có hình tướng như thân thể con người, cỏ cây, sông suối…

    2. Thinh trần: Là tất cả những âm thanh trong thế gian.

    3. Hương trần: Là tất cả những hương thơm trong thế gian.

    4. Vị trần: Là tất cả những mùi vị trong thế gian.

    5. Xúc trần: Là tất cả những xúc chạm trong thế gian.

    5. Pháp trần: Là tất cả những hình ảnh của quá khứ lưu lại trong tâm thức.

    LỤC THỨC

    Lục thức chính là Ngũ thức thêm chi phần “Ý thức” hình thành nên.Lục thức là sáu sự nhận biết được phát sanh từ sáu vùng não bộ khi Lục căn tiếp xúc với Lục trần. Lục thức bao gồm như sau:

    1. Nhãn thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan thị giác. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi mắt tiếp xúc với cảnh tượng bên ngoài (sắc trần).

    2. Nhĩ thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan thính giác. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi tai tiếp xúc với mọi âm thanh (thanh trần).

    3. Tỷ thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan khứu giác. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi mũi tiếp xúc với các mùi hương (hương trần).

    4. Thiệt thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan vị giác. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi lưỡi tiếp xúc với các mùi vị (vị trần).

    5. Thân thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan xúc giác. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi thân thể tiếp xúc, va chạm các vật chất (xúc trần).

    6. Ý thức: Sự nhận biết, phân biệt của cơ quan tư duy. Sự nhận biết, phân biệt này phát sanh khi tâm ý hồi tưởng, suy tư lại những cảnh tượng, sự việc... mà ngũ thức trước đó đã tiếp xúc với thân tâm,trần cảnh.

    LỤC DỤC

    Lục dục chính là Ngũ dục thêm chi phần “Pháp dục” mà hình thành nên. Đây là sáu loại tham muốn, đắm say của chúng sanh đối với Lục trần ở thế gian thông qua nhu cầu của Lục căn. Lục dục bao gồm như sau:

    1. Sắc dục: Là sự ham muốn có được thân tướng tươi đẹp, sang trọng… của con người; là sự ham muốn đời sống tình dục của thế nhân.

    2. Thinh dục: Là sự ham muốn, đắm say những âm thanh hay, dịu dàng, ngọt ngào, hấp dẫn... của con người.

    3. Hương dục: Là sự ham muốn, đắm say những mùi thơm hấp dẫn, ngon ngọt… của con người.

    4. Vị dục: Là sự ham muốn, đắm say những thức ngon vị ngọt hấp dẫn… của con người.

    5. Xúc dục: Là sự ham muốn, đắm say khi được xúc chạm, sờ mó đến đến những đối tượng mềm mại, êm dịu… của con người. Chẳng hạn thích xúc chạm làn da mịn mát của khác phái.

    6. Pháp dục: Là sự ham muốn, hồi tưởng mãi về những hình ảnh, âm thanh, hương thơm, mù vị, sự xúc chạm trong quá khứ diễn ra trong tâm thức. Chẳng hạn, anh A nhớ mãi mùi vị, hương thơm quả sầu riêng đã ăn mấy hôm trước.

    ***

    THAM KHẢO THÊM 1 BÀI GIẢNG VỀ NGŨ DỤC DƯỚI ĐÂY:

    NGŨ DỤC

    Ngũ dục là 5 sự ham muốn, là năm thứ dục lạc của trần cảnh nên cũng gọi là Ngũ Trần.

    1. Sắc dục : Ham muốn sắc đẹp, ưa thích tướng tốt.

    2. Thinh dục : Ham muốn tiếng hay, dịu ngọt….

    3. Hương dục : Ham muốn mùi thơm ngạt ngào….

    4. Vị dục : Ham muốn đồ ăn thức uống ngon ngọt…

    5. Xúc dục : Ham muốn sự đụng chạm mềm dịu….

    + Ngũ dục còn có 5 thứ sau :

    1. Tài dục : Ham muốn của, vàng ngọc.

    2. Sắc dục : Tham sắc đẹp mỹ miều.

    3. Danh dục : Tham muốn địa vị cao sang, tiếng tốt.

    4. Thực dục : Tham muốn thức ăn ngon nhiều.

    5. Thùy dục : Tham muốn ngủ nghỉ nhiều.

    Ngũ dục cũng kêu là Ngũ độc tiển( năm mũi tên độc hại) ngũ dục là 5 món dục của chúng sanh, từ súc sanh đến nhơn loài thần tiên, nếu mình không điều phục ngũ căn( Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân) để cho sa đắm ngũ dục thì thất lạc thiện căn, sa vào nẽo ác lụy. Tham đắm ngũ dục tức cuộc đời bị trói buộc bởi năm thứ độc hại ham muốn.

    Niết Bàn Kinh quyển 21 : Bồ Tát Ma Ha Tát biết pháp ngũ dục cho nên chẳng vui thích, chẳng tạm ngừng lại đó. Người mê theo ngũ dục tỷ như con chó gặm xương khô, như kẻ cầm lửa đi ngược gió, như nuôi nhốt con rắn độc, như được của trong giấc mộng, như cây trái đầu đường mà người đời ném chọi, như một miếng thịt cả bầy chó tranh ăn, như bọt trên mặt nước, như dấu vẽ trên nước, như kẻ thù bị bắt ra khoảng chợ để thọ hình, ngũ dục như của tạm bợ thế nên chẳng đặng lâu dài.

    Trong Kinh Di GIÁO Đức Phật có dạy rằng :” Tỳ Kheo các ông! Đã có thể an trụ trong giới rồi, phải kềm chế ngũ căn chẳng để buông lung theo ngũ dục. Thí như người chăn trâu, cầm roi nhìn nó, chẳng cho tuông rông vào lúa mạ người, nếu thả lỏng ngũ căn…chạy theo ngũ dục… gây tai hại rất nặng cũng như ngựa chứng chẳng dùng dây cương chế ngự chính nó sẽ đưa ta sa vào hầm hố…”

    Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí

    Xem bài gốc: https://www.facebook.com/photo.php?...290.1073741829.100010746662685&type=3&theater
     

Chia sẻ trang này