Ngôn từ Việt và thuyết Âm Dương Ngũ Hành

Thảo luận trong 'Chu dịch = Nắm bắt Thiên cơ + Biết Vận Mệnh' bắt đầu bởi annamai, 30 Tháng tám 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Để dễ theo dõi bài viết, xin bạn đọc chú ý mấy điểm sau ở cách nói của Lãn Miên:

    1/ Định nghĩa Từ:

    Từ là một Lời, tức có mang một nghĩa hoàn chỉnh. Ở ngôn ngữ Việt Nam, Từ cơ bản chỉ là một Tiếng (đơn âm tiết, coi như là một cái Tế để tạo thành Từ, hay là một cái Trứng để tạo thành Tiếng) có cấu tạo gồm cái “Tơi” hoặc cái “Vời” ở đầu và cái “Rỡi” ở đuôi. Tơi là phụ âm đầu, tức cái “Tiền tố tạo Lời”=(lướt)= “Tơi”, cũng là cái “Tay đưa Lời”=(lướt)=”Tơi”. Vời là không có Tơi, tức “Vắng Tơi”=(lướt)= “Vời”, hay cũng là “Vỏ Lời”=(lướt)=”Vời”. Rỡi có cấu tạo là một nguyên âm hoặc một âm vận, là cái “Ruột của Lời”=(lướt)= “Rỡi”(có mang dấu ngã là gen của Lõi).

    2/ Qui tắc tạo ngôn từ Việt của Lãn Miên, viết tắt là QT, gồm:


    1.Qui tắc Vo ( qui tắc 1): Đưa từ đa âm tiết (của ngôn ngữ chắp dính) vào trong cái Vò của Việt , gọi là Vò Việt, là một cái “Nôi khái niệm”, để vo tròn như vo gạo trong cái rá, từ đa âm tiết sẽ bị rụng những phụ tố đầu đuôi để chỉ còn mỗi cái “Lõi” thành một “ Lời” là một Từ đơn âm tiết.

    2.Qui tắc Nở ( qui tắc 2) : Một “Từ” đơn âm tiết là một cái “Tế” ở trong “nôi khái niệm” như cái “bầu”, cái “Tế” ấy sẽ tự sinh sản theo kiểu tách đôi như cách sinh sản của tế bào tức một cái “Trứng” tự tách thành hai “Tiếng”, hai tiếng ấy dính thành một “Từ hai âm tiết dính nhau không thể đảo ngược thứ tự khi phát âm”, gọi là “từ dính” , mang khái niệm lấp-lửng (thường đánh dấu giữa hai tiếng bằng một gạch ngang - ). Rồi “từ dính” đó mới tách rời hẳn ra thành hai từ đơn âm tiết riêng, một từ mang tính Âm và từ kia mang tính Dương, ghép chúng lại với nhau thì được một Từ Đối (thường đánh dấu giữa hai tiếng bằng một gạch xẹt / ).Từ Đối dùng để khái niệm sự trái ngược.

    3.Qui tắc Lởi ( qui tắc 3) : Một từ nếu giữ nguyên Rỡi, đổi Tơi khác hoặc đổi Vời thành có Tơi (trường hợp từ đó là Vắng Tơi ), sẽ tạo được từ mới cùng Nòi, tức cùng Nôi khái niệm lớn với từ ấy (ngôn ngữ học gọi là qui tắc “Phối tố đầu”, theo kiểu “Biến phụ âm đầu mà Bất biến âm vận đuôi”). Phụ âm đầu là cái “Tố đầu để tạo Lời” =(lướt)= “Tơi”, hay là cái “Tay đưa Lời”=(lướt)= Tơi. Nhưng cái “Tố đầu”, theo triết lý Âm Dương “Trong Có vẫn có Không, trong Không vẫn có Có”, nên cái “Tố đầu” có trường hợp nó là Tơi , cũng có trường hợp nó là Vắng Tơi, mà “Vắng Tơi”=(lướt)=Vời, tức cái Tơi của nó từ trước đã được mời đi đâu mất rồi không rõ, nó không có mặt, nên nó là Vắng Tơi, gọi lướt là Vời.

    4.Qui tắc Rút ( qui tắc 4): Một từ nếu giữ nguyên Tơi hoặc Vời , đổi Rỡi khác, sẽ tạo được từ mới cùng Nòi, tức cùng Nôi khái niệm lớn với từ ấy (ngôn ngữ học gọi là qui tắc “Phối tố đuôi”, theo kiểu “ Biến âm vận đuôi mà Bất biến “cái Có phụ âm đầu” hoặc “cái Vắng phụ âm đầu”). Âm vận đuôi là cái “Ruột để tạo Lời”=(lướt)= “Rỡi” (cùng gen dấu ngã với Lõi).

    5.Qui tắc Lướt ( qui tắc 5): Là lướt một cụm từ gồm hai hay nhiều từ hoặc thậm chí cả một câu dài thành một từ đơn âm tiết đồng nghĩa. Từ sẽ có Tơi hoặc Vời mang gen của Tiếng đầu câu và có Rỡi mang gen của Tiếng cuối câu, hoặc có thêm cả gen của một vài Tiếng giữa câu.

    6.Qui tắc Tháp ( qui tắc 6): Là ghép hai từ đơn âm tiết đồng nghĩa (gọi là đồng Nòi) nhưng dị âm lại với nhau (gọi là khác Sắc, như 0 với 1 hay 1 với 0) thành một từ hai âm tiết đồng nghĩa (đồng Nòi) với hai từ trên. Nguyên tắc ghép là từ nào cổ hơn thì đứng trước. Từ ghép kiểu này tạo thành từ hai âm tiết gọi là “từ đôi”. Từ Đôi có ý nghĩa “Nhiều” hơn hay “Nhấn” mạnh hơn, như 0+1=1, hay 1+0=1.

    7.Qui tắc Lặp (qui tắc 7): Là lặp lại một từ thành từ có hai âm tiết ( đương nhiên đồng âm, cùng ý nghĩa), dùng để nhấn mạnh hay so sánh.

    3/. Dấu nối giữa các tiếng, gồm:

    1. Dấu gạch ngang (-) là giữa hai tiếng của từ đôi

    2. Dấu gạch xẹt (/) là giữa hai tiếng của từ đối

    3. Dấu bằng (=) không phải là dấu ( = ) của đẳng thức trong toán học, nó chỉ dùng để dẫn ra nôi khái niệm lớn, có nghĩa là các Từ, tức các Tiếng, tức các Trứng liên hệ với nhau bằng dấu ( = ) là có cùng Gen. Giống như cái Hột giống của thực vật, nó có thể nẩy mầm ra cây Đực hoặc cây Cái (như cây đu đủ đực hoặc cây đu đủ cái). Vì Hột=Cột=Cộc=Cái=Trai=Gái=Gen. Cùng Gen tức cùng Gốc, Gốc ấy trong QT là:

    1. Cùng Vò trong QT Vo (khi liên hệ với từ đồng nghĩa của các ngôn ngữ chắp dính)

    2. Cùng Nôi trong QT Nở (tức cùng Tơi hoặc cùng Vắng Tơi như từ Gốc cho Gen)

    3. Cùng Rỡi ( tức Rỡi bất biến) trong qui tắc Lởi < “Lấy tơi ra Đổi tơi khác nhằm thay Lời”=(lướt)= “Lởi”, Lởi còn có gen dẩu hỏi của Đổi, lại cùng gen với Lẩy như “Lẩy Kiều”, “Lấy câu ra thay câu khác để cho ý mới Nẩy”=(lướt)= “Lẩy”. Nếu là từ Vắng Tơi thì thay bằng có Tơi >

    4. Cùng Tơi hoặc cùng Vời (tức Tơi hoặc Vời bất biến) trong QT Rút. < “Vắng Tơi”=(lướt)= “Vời”, nghĩa là Tơi đã được mời đi đâu mất rồi từ trước nên không có mặt, tức Vắng Tơi . “Rã thay Rỡi để đÚc mới Từ”=(lướt)=Rút, Từ = Tờ = “t” , giải phẫu của RÚT là R-Ú-T, R mang gen của Rã, Ú mang gen của Đúc, T mang gen của Từ >

    5. Cùng Tơi của tiếng đầu câu và cùng Rỡi của tiếng cuối câu trong QT Lướt .

    4/ Qui tắc đếm của hệ số nhị phân là:

    0+0=1 , 0+1=1, 1+0=1, 1+1=0

    Ngôn từ Việt có Âm Dương Ngũ Hành, hay Âm Dương Ngũ Hành có trong ngôn từ Việt.

    Ngôn ngữ Việt Nam được xếp vào hệ ngữ Môn-Khơ Me. Nguyên thủy nó là một ngôn ngữ chắp dính (đa âm tiết, không biệt rõ thanh điệu). Tại miền đất bán đảo Đông Dương, hàng vạn năm trước, khi canh tác nông nghiệp trồng trọt đã phát triển thành nền văn minh lúa nước, người Việt sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ Hành cho nhiều ứng dụng khác nhau trong đời sống, rồi cũng vận dụng nó vào cả trong phát triển ngôn từ, người Việt mới dùng QT Vo để tạo ra một Tiếng phải là một Lời. < Qui tắc Vo - qui tắc 1: Đưa từ đa âm tiết của ngôn ngữ chắp dính vào trong cái Vò của Việt , gọi là Vò Việt, là một cái “Nôi khái niệm”, để vo tròn như vo gạo trong cái rá, từ đa âm tiết sẽ bị rụng những phụ tố đầu đuôi để chỉ còn mỗi cái “Lõi” thành một “ Lời” là một Từ đơn âm tiết. > Thế là ngôn ngữ đơn âm tiết xuất hiện, và theo nó là bắt buộc phải xuất hiện thanh điệu. Khi trong ngôn ngữ đã có cái hiệu quả: một Lời (tức đã trọn một nghĩa) chỉ là một Tiếng, như khái niệm dẫn ra: Lời=Lõi=Nòi=Trọi=Trồi=Trứng=Tưng=Tiếng; “Tiếng của Trứng” =(lướt)= “Tưng”=Tửng-Từng-Tưng, giống âm thanh của tiếng đờn T,rưng, thì người Việt coi cái Tiếng đó như là một cái Trứng, theo vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành, cái Trứng đó phải tự đẻ được theo cách như tế bào tự tách đôi, xuất hiện QT Nở.

    < Qui tắc Nở - qui tắc 2 : Một “Từ” đơn âm tiết là một cái “Tế” ở trong “nôi khái niệm” là cái “bầu”( đây chính là cái bầu tròn của biểu tượng Âm Dương, bên trong có hình giống như hai con Nòng-Nọc quấn quýt ngược đầu nhau), cái “Tế” ấy sẽ tự sinh sản theo kiểu tách đôi như cách sinh sản của tế bào tức một cái “Trứng” là một cái “Tế” tự tách đôi thành hai “Tiếng”, mỗi “Tiếng” sẽ thành một “Từ”, nhưng khi còn trong nôi thì hai tiếng ấy vẫn đang dính thành một “Từ có hai âm tiết dính nhau không thể đảo ngược thứ tự vị trí của chúng khi phát âm”, gọi là “Từ Dính” . Từ Dính mang khái niệm lấp-lửng (thường đánh dấu giữa hai tiếng bằng một gạch ngang - ). Rồi “Từ Dính” đó mới tách rời hẳn ra như nảy ra khỏi nôi thành hai từ đơn âm tiết khác nữa độc lập nhau, một từ mang tính Âm và từ kia mang tính Dương, ghép chúng lại với nhau thì được một Từ Đối (thường đánh dấu giữa hai tiếng bằng một gạch xẹt / ).Từ Đối dùng để khái niệm sự trái ngược.>

    Đi sâu vào xét QT Nở ta sẽ thấy ngôn từ Việt ẩn chứa qui tắc của thuyết Âm Dương Ngũ Hành chính xác như thế nào. Tiếng Việt là ngôn ngữ có âm vận phong phú nhất, thêm sáu thanh điệu làm cho lượng âm vận càng phong phú (tiếng Thái Lan có 5 thanh điệu, tiếng Hán có 4 thanh điệu). Âm vận đơn giản nhất là chỉ có một nguyên âm, đó là một Lời chỉ có Rỡi < Rỡi tức “Ruột của Lời” = (lướt)= “Rỡi” > mà Vắng Tơi < Tơi tức “Tay đưa ra Lời”=(lướt)= “Tơi”, hay “Tiền tố của Lời”=(lướt)= “Tơi” >. Đã phát âm thành một “Tiếng” thì của tiếng Việt nó ắt phải là một “Từ”, tức một Lời vì nó mang nghĩa hoàn chỉnh. Ký tự nguyên thủy của loài người là vẽ một vòng tròn ( O ) biểu thị Đực, là Dương, là bầu trời. Trong tiếng Việt thì Trời=Trồi=Tròn ( cái Rỡi của Tròn là On sẽ cho ra Con, cũng thuộc Đực, thuộc Dương). Nhưng “trong Dương có Âm” tức tính của Dương là Âm, nên từ hình vẽ chuyển sang ký tự của ngôn ngữ thì hình tròn ấy là chữ O, người Việt gọi “O” nghĩa là “Người con gái” (thơ Tố Hữu: “ O du kích nhỏ giương cao súng…”). O có dấu thanh điệu Ngang, tức vần Bằng, chỉ cần đổi ngược sang vần Trắc, tức thay dấu thanh điệu Ngang thành dấu thanh điệu Sắc ta có Ó là con chim Ó là loài diều hâu thuộc tính Dương, biểu trưng Dương. Hình thành cặp đối O/Ó. Con gà nó gáy bằng tiếng Việt là “ Ò-Ó-O…Ò-Ó-O…” một dãy âm thanh tiếp nối Bằng-Trắc…Bằng-Trắc…Con gà trong quan niệm cổ đại là biểu tượng Lửa, là Dương,tính của thịt gà theo Đông Y của người Việt là Nóng. Gà (tiếng Việt)=Cà (tiếng Việt)=Cáy (tiếng Tày)=Qué (tiếng Hoa)=Kê (chữ nho Việt), có từ đôi Cà Kê, Gà Qué. Gà=Kê ứng với hành Kim trong Ngũ Hành. Trong tiếng Việt thì khái niệm đã mở rộng ra theo QT là Gà = Lả = Tá = Tra = Trời = Trống = Rộng = Đồng = Hồng = Hùng, và chữ nho Việt viết Hùng nghĩa là Con Trống. Chỉ trong một nôi khái niệm này của tiếng Việt theo QT, đã có thể nhìn thấy thời đại Hùng Vương là thời đại kim loại đồ đồng của Trống Đồng trên một vùng đất đai văn hóa Rộng mênh mông của các Bản Làng đại tộc Việt. Vùng đất đai văn hóa rộng lớn ấy trải dài từ vịnh Thái Lan đến bờ nam sông Dương Tử, đó là nước Hồng Bàng cổ xưa của 18 thời đại Vua Hùng, (“Vua” “Hùng” = “Vùng của” “Trống Đồng”).

    Khi ngôn ngữ Việt đã thành đơn âm tiết, người Việt lại còn dùng Qui tắc Lướt để tạo thành những từ mới ngắn gọn bằng một Tiếng do cô đọng một câu dài. < Qui tắc Lướt ( qui tắc 5): Là lướt một cụm từ gồm hai hay nhiều từ hoặc thậm chí cả một câu dài thành một từ đơn âm tiết đồng nghĩa. Từ sẽ có Tơi hoặc Vời mang gen của Tiếng đầu câu và có Rỡi mang gen của Tiếng cuối câu, hoặc có cả gen của một vài Tiếng giữa câu > Bản Làng=(lướt)=Bàng=Bang=Băng, nhiều làng hợp lại thì thành một bang, dân biển đảo sông nước thì sống trên Bè, Mảng, nhiều thì cũng hợp lại thành Bang. Bè Mảng=(lướt)=Bảng=Bang. Bè=Phe=Phái, có từ đôi Phe Phái, Bè Phái, do đó thấy cổ nhất vẫn là từ Bè, đó là cái vật cụ thể ghép bằng nhiều cây nứa để đi sông biển. Ngôn từ của nhân loại đều do từ chỉ vật cụ thể rồi nâng lên tính trừu tượng thành từ bác học. Mảng cũng là vật cụ thể ghép bằng nhiều cây nứa để đi sông biển, Mảng=Mường=Minh, Liền Mảng=Liên Minh, Liên Minh là một từ bác học. QT Lướt rất quan trọng trong tạo từ mới. Do lười biếng, ăn sẵn, vọng ngoại (lái là “vái ngọng”, đã làm hỏng dần ngôn từ Việt) người ta không để ý mấy đến QT Lướt. Trong khi đó thời Đông Tấn hai ngàn năm trước có Hứa Thận viết cuốn “Thuyết Văn Giải Tự” đã vận dụng qui tắc này , gọi là “Thiết”, Lướt=Thướt=Thiết, để dạy cách đọc đúng âm chữ nho. Tư duy của người Việt là một khái niệm phải được biểu đạt chỉ bằng một từ. Ngày nay trong tiếng Việt vô cùng nhiều khái niệm được các nhà ngôn ngữ học biểu đạt bằng cả một câu. Ví dụ “bao cao su”, đây là một cụm từ chứ không phải một từ, nếu trong đối thoại hỏi “Đây là cái gì?”, trả lời “Bao cao su” thì đó là một câu. Vậy mà nó cứ được dùng tự nhiên để khái niệm một vật cụ thể, nếu sau dăm năm nữa công nghệ phát triển không làm nó bằng cao su nữa thì gọi nó là cái gì?. Từ để khái niệm nó thực ra đã có sẵn trong QT rồi. Tên khoa học nó là Condom, QT Vo đã nhìn thấy cái lõi “Đ” ở Giữa là gen Giao Chỉ rồi. Nó là cái dụng cụ dùng để Đụ, mà Đụ là QT Lướt của câu “Đưa tinh trùng đến Tụ” vào cái ổ trứng, “Đưa tinh trùng đến Tụ”=(lướt)=Đụ. Nhưng dùng dụng cụ ấy không phải là để nhằm di truyền nòi giống, mà chỉ là dụng cụ dùng để Đụ Chơi. QT Lướt đã cho từ mới “Đụ Chơi”=(lướt)=Đơi. Vậy thì gọi dụng cụ ấy là cái Đơi cho rồi, khỏi “bao cao su” dài dòng. Hán ngữ gọi nó là cái “vệ sinh đai”, cũng dài, nghĩa là cái vành đai bảo vệ cho sạch sẽ. Nhưng cái Đơi của QT thì nó đã hàm ý bảo vệ rồi, vì nó nhắc nhở “Đừng có làm ngắn cuộc Đời của bạn”, Đời mà bị ngắn mất cái dầu huyền thì là Đơi. Đơi=Tơi (cái áo ngoài)=Toi, hãy coi chừng ! Trước khi hành sự thì nhớ “Đợi mang Tơi”=(lướt)=Đơi, kiểu nào cũng giải thích được.( “Phong ba bão táp chưa bằng ngữ pháp Việt Nam” ). Trong dân gian, nhất là trong lớp “teen” mạng bây giờ họ rành QT lắm, có lẽ là do từ trong tiềm thức Việt. Ví dụ từ “đi Phượt “ chỉ cả câu: Đi du lịch kiểu “Phớt lờ mà Vượt” mọi trở ngại thiên nhiên và bó buộc của tua truyền thống gọi là đi Phượt. Thợ xẻ có từ thợ “Làm lưỡi cưa cũ cho sắc lại như Mới”=(lướt)=Lỡi, gọi là thợ Lỡi. Ngày nay dùng máy tự động mài lưỡi cưa, lại không gọi là “máy Lỡi” mà gọi là “máy mài lưỡi cưa tự động”. Dân nuôi tôm ở Cà Mau gọi cái lưới mắt rất nhỏ để quây tôm con ở góc ao là cái “Vzèo” do lấy ở từ láy Vòng-Vèo, làm gì có chuyện “Vòng là tiếng đã đem dùng, còn Vèo là tiếng đang chờ chứ chưa sử dụng” như ngôn ngữ học giải thích từ láy. Vèo là do cái “Võng có mắt nhỏ tí Tẹo”=(lướt)= “Vèo”. Vòng là do cái “Võng có mắt Rộng”=(lướt)=Vòng.

    Ngôn từ Việt với chữ Quốc Ngữ:

    Ký tự cổ đại của loài người thì vẽ Đực-Trời là cái vòng tròn ( O ), ký tự Latin thì vòng tròn là cái chữ O . Sách giáo khoa dạy vỡ lòng của giáo sư Hoàng Xuân Hãn khi truyền bá chữ quốc ngữ có câu đầu tiên là: “O tròn như quả trứng gà. Ô thời đội mũ, Ơ thời mang râu”. Ý là, muốn hiểu rõ ngôn ngữ Việt Nam phải bắt đầu từ Trời ( tức từ nguyên lý Vũ Trụ) và từ cái Trứng (tức từ nguyên lý gen DNA), cả hai cái đó đều nằm trong thuyết Âm Dương Ngũ Hành của người Lạc Việt sáng tạo ra. Việc dùng QT để dẫn ra một nôi khái niệm lớn cũng là theo như triết lý Âm Dương “Trong Dương có Âm, trong Âm có Dương”, vậy thì nếu qui ước Âm là Nhỏ, Dương là To thì Trong To có Nhỏ, trong Nhỏ có to, cũng như trong Vũ Trụ có một con Người và trong một con Người cũng có cả một Vũ Trụ, trong Trời có một con Gà và trong một con Gà cũng có cả Trời. Lão Tử nói Tim chỉ là một cái phủ xác thịt trong số lục phủ của lục phủ ngũ tạng, còn Tâm của con người thì nó là Thiên Phủ, nó sâu vô cùng tận và cũng rộng vô cùng tận ( thì nó như là Vũ Trụ vậy). Đã ai nghiên cứu được hết tiềm năng con người? Hán ngữ chỉ có một từ “xin” , quả tim cũng gọi là “xin”, lòng người cũng gọi là “xin”, viết bằng chữ Tâm. Những nhà “từ Hán-Việt” thì soạn ra từ để trong cuốn Từ Điển Tiếng Việt có cụm từ “khoa Tim Mạch”, nhưng lại có cụm từ “đo điện Tâm đồ”, đo đồ Tim bằng điện thì có thể, chứ đo thế nào được đồ của Tâm mà gọi theo kiểu Hán là “điện Tâm đồ”.

    Vì ngôn từ tiếng Việt được tạo ra theo qui tắc Âm Dương, tức qui tắc của hệ số nhị phân, nên trước hết ta phải nhớ lại là qui tắc đếm nhị phân khác qui tắc đếm thập phân. Hệ số nhị phân đếm như sau: 0 + 0 = 1, 0 + 1 =1, 1 + 0 +1, 1 + 1 = 0 . Ngôn từ Việt đều được tạo ra theo qui tắc đó của hệ đếm nhị phân.

    Thời cổ đại người Việt dùng ký tự Kẻ vạch. Kẻ bằng một vạch liền là Dương, Kẻ bằng hai vạch nối cách nhau là Âm. Thời dùng Que làm công cụ để Kẻ ra ký tự là những vạch thẳng có lẽ là thời còn Cứng, thời ấy là còn người Kinh (cần Keo), nói còn gọi là Kêu (giọng rất Cứng), ra đến Lưỡng Quảng đất rộng hơn thì Kêu lại thành Coỏng (vẫn rất Cứng và giữ đến ngày nay). Sau đến thời biết dùng công cụ là chất liệu mềm hơn thì động tác Kẻ đã biến thành Vẽ, ký tự càng phong phú lên thì biết viết, lúc đó người Kinh đã thành người Việt. Từ người Kinh biết Kẻ đến biết Vẽ đến Viết để người Kinh trở thành người Việt là quá trình dài hàng vạn năm để từ Cứng thành Mềm, lúc đó mới gọi là người Man hay Mân. Thời còn Cứng ấy kéo dài đến thời nước Sừng hay nước Sùng, giọng Cứng sinh ra các từ cũng Cứng, nhiều Tơi “K”. Thức ăn thì có Cơm, Canh, Cay, Quyệt, Kẹo. Thực vật có Cây, Cọng, Cỏ, Cành, Cánh,Củi, Củ, Quả. Động vật hoang dã có Cá, Cua, Cáy, Cóc, Còng, Cà Cuống, Cồ Cộ, Cào Cào, Cắc Kè, Cà Cưỡng, Kền Kền, Qué, Qụa, Cù Cu, Cun Cút, Cồng Cộc, Công, Cò, Két , Cắt, Cú, Cọp. Nông cụ có Cán, Càn, Quang, Cày, Cuốc, Cào. Kỹ thuật đánh bắt thủy sản có Cất, Câu, Quây, Quét, Cào. Công đoạn làm thuyền có Cưa, Cắt, Quay, Cạo, Quết. Làm nghề rèn có Kiềng, Quạt, Kê, Quật, Cạy. Bán hàng có Quang, Cân, Cóng, Ky, Quầy. Máy móc là bộ Cơ có Cộ, Cọn, Cối, Cửi, Cạm. Đến thời Vẽ và Viết là ký tự ký âm gọi là chữ nòng nọc. Qua hàng vạn năm sau lại quay lại đến thời thay chữ ký âm nòng nọc (khoa đẩu) bằng ký tự La Tinh thì hóa ra lại Là Mình (La Tinh=Là Mình). Có thể La Tinh không đồng nghĩa với Là Mình, nhưng chắc chắn là nó có gen đấy. Vì trong tiếng Việt thì Là Tinh=Là Tỉnh=Là Tình=Là Mình.
    Ơn Ai đưa chữ La Tinh. Để Ta thấy lại Là Mình ngàn xưa (Lãn Miên)

    Hãy xét các cặp từ đối, dùng chữ Quốc Ngữ để thấy rõ cái gen của Từ.

    Cặp đối Con/Cái:

    Từ đối Con/Cái (từ đốii tương ứng do hai cặp từ đôi: “Con Cặc”/ “Cái Lồn”) chính là từ đối Âm/Dương (từ đối tương ứng do hai cặp từ đôi “Ít Ỏi”/ “Dồi Dào”, khoa học đã chứng minh Âm/Dương là một tám một mười, tỷ lệ dân số hiện nay ở Trung Quốc đang là Dương thịnh Âm suy).Từ đối Con/Cái dù là đối nhưng Con và Cái đều là một Nòi ở trong một Nôi mà ra, vì chúng cùng Tơi là “C”, cái Tế (bào) chung của chúng là “Kẻ” đã theo QT Nở mà tách đôi theo cách tự sinh sản của tế bào, lúc mới bắt đầu thì cái trứng “Kẻ” ấy mới chỉ là sinh ra từ dính “Cựa-Quậy” tức cái trứng đang từ từ tự tách để lớn dần lên, lớn đến mức độ “thái” thì nó thành từ dính “Quá-Quắt”, rồi trứng ấy nói được thì thành từ dính “Quang-Quác”. Nếu qui ước Quang=1=Dương thì trong Dương có Âm nên Quang đã có sẵn cái gen là dấu thanh sắc của Quác, nên khi nở (tức lúc đã thái Dương thì biến thành Âm) nó nở thành Cái, mang giá trị 0=Âm. Tất nhiên cũng phải theo qui ước, Quác=0=Âm, thì trong Âm có Dương nên Quác đã có sẵn cái gen là dấu thanh ngang của Quang, nên khi nở ( tức lúc đã thái Âm thì biến thành Dương) nó nở ra thành Con. Có được hai cá thể hoàn chỉnh ở ngoài là Con và Cái, rõ ràng là một tiếng Dương và một tiếng Âm, chúng là một đôi nguyên thủy cùng Nôi, nên tạo thành từ đối nguyên thủy là từ đối Con/Cái. Về thời gian mà cái trứng “Kẻ” dùng để duy dưỡng , dần dần tách ra được hai trứng Con và Cái, là một quá trình, được biểu thị bằng từ đôi Chọn Chài ( Chọn cùng Rỡi “on” với Con, Chài cùng Rỡi “ai” với Cái, câu “ Chài người để Chọn làm chồng” đã giải thích được ý nghĩa của từ đôi Chọn Chài, là quá trình mà “Kẻ” đang nuôi dưỡng, cân nhắc phân phối nhiễm sắc thể DNA cho hai đứa, đứa nào sẽ sinh ra thành Con, đứa nào sẽ sinh ra thành Cái). Chọn Chài là quá trình lâu dài, bản thân Con=Gọn, Cái=Dài đã tiên đoán đàn bà có tuổi thọ hơn là đàn ông.Từ đôi Chọn Chài theo QT Lướt thì “Chọn Chài”=(lướt)= “Chãy”. Chãy là từ thứ sáu, với dấu thanh điệu thứ sáu của ngôn ngữ Việt Nam.

    Theo QT Lởi và QT Rút thì Chãy=Chửa=Chở=Chứa=Chữa=Đưa=Đẩy=Dẫy=Dài,=Dỗi
    =Rỗi=Rãi=Rảnh=Rang, là một quá trình lâu dài, có từ đôi Chứa Chở, Đưa Đẩy, Chữa Chãy (thường phát âm sai là Chữa Chạy), Rảnh Rang , Rỗi Rãi , Dẫy Dài đều là cần thời gian lâu dài ; từ ghép Dẫy Chết cũng cần thời gian lâu chứ không thể chết ngay lập tức được.Toàn bộ thể hiện quá trình duy dưỡng và cân nhắc phân phối nhiễm sắc thể cho hai đứa sắp ra đời của “Kẻ” là Con và Cái. Năm từ kia với năm dấu thanh điệu khác nữa đều là năm động từ thể hiện tương tác giữa Âm và Dương, tức giữa Con và Cái khi chúng đang còn ở trong Nôi chưa tách rời hẳn nhau, đó là các động từ chỉ sự tương tác: Chạy (di chuyển - Kim), Cháy (thiêu đốt - Hỏa), Chảy (biến hóa - Thủy), Chày (giữ lại - Thổ), Chay (loại trừ - Mộc). Ngoài năm từ với năm dấu thanh điệu mà ứng với Ngũ Hành ở cái ý nghĩa của từ, thì từ thứ sáu có dấu thanh điệu thứ sáu thể hiện quá trình tương tác, tính chất của quá trình ấy là Sáu=Sâu=Lâu (Nên thuốc Nam làm bằng các vị thảo dược nó tác dụng lâu mới khỏi bệnh, không nhanh như thuốc Tây làm bằng hóa chất).Từ đối Con/Cái tương đương với Nam/Nữ = Nường/Nõn = Lang/Lồn (Câu “đi lang” ý chê trách là đi theo trai, “lang thang”, “lang bạt kỳ hồ” thường chỉ hành vi của con trai). Nữ là Âm nhưng tính của Âm là Động tức Nông-Nổi, nên mới có câu chê ngược cho vui là “Đàn ông nông nổi giếng thơi, Đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu” ( từ đối Thác/Thơi, Thác là nước chảy trên cao xuống, Thơi là nước mạch đùn dưới sâu lên).

    Như trên đủ thấy ngôn từ của tiếng Việt được tạo ra từ nguyên lý của thuyết Âm Dương Ngũ Hành, chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ Hành là sản phẩm của người Việt, vì tư duy tạo ra ngôn ngữ, ngôn ngữ lại là công cụ để tư duy.

    Nhưng không chỉ có thế. Trong ngôn ngữ Việt Nam lại cũng đã chỉ rõ sự sinh ra vũ trụ từ trong cách tạo từ của nó:

    Vũ trụ nguyên sơ là một cái Ổ hư vô, nhưng trong nó đã có mầm mống của tố chất Âm và Dương, chỉ có điều là chưa có cái nào được sinh ra mà thôi.Từ Ổ ấy là cùng Nòi với từ AND của tiếng Anh, vì “Ổ” và “AND” đều là cùng mẫu số chung là “Vắng Tơi”. ( Tiếng Anh AND nghĩa là “và” tức ám chỉ nó phải có ít nhất là hai yếu tố nằm ẩn trong đó, mà tiếng Việt thì Và=Vài=Hai).Thượng Đế thấy cái Ổ hư vô đó là không được, Thượng Đế không hài lòng, muốn phủ định nó đi, nên Ngài mới lệnh Nỏ Ổ ! ( “Nỏ” tiếng Việt là Không, như “No” tiếng Anh cũng là Không, suốt giải miền Trung “trọ trẹ” đều vẫn đang dùng từ “Nỏ” nghĩa là Không, nhưng Từ điển Tiếng Việt thì không đưa từ này vào !). Thế là No AND đã thành một câu phủ định, và theo QT5 nó lướt “No AND”=(lướt)= “NAND”. Nhưng ở tiếng Việt thì Nỏ Ổ đã lướt “Nỏ Ổ”=(lướt)=Nổ. Vụ Nổ này là nổ tan tành sạch sành sanh, nên gọi là Nổ Trắng, theo QT5 để lướt thì “NổTrắng”=(lướt)=Năng. Vụ nổ đó tạo ra một cái Năng, là cái hàm chứa trong nó sức lực vô tận. Cái trứng Năng này như một Tế bào, trong Nôi âm dương của Việt nó được duy dưỡng và từ từ tách đôi, thoạt đầu nó thành từ dính Nở-Nang (như 0 + 1, tức ký tự kẻ: một Vạch Đứt và một Vạch Liền, Âm Dương cân bằng), rồi tiếp diễn quá trình, nó đến thành Nảy-Nòi (như 1 + 0, tức ký tự kẻ: một Vạch Liền và một Vạch Đứt, Dương Âm cân bằng). Cuối cùng thì cái trứng NĂNG ấy tạo ra được hai đứa ,“con” là NẮNG và “cái” là NƯỚC, ghép lại có từ đối NẮNG/NƯỚC tương đương Dương/Âm. (Như Thượng Đế tạo ra ADAM rồi bẻ một mẩu xương sườn của Adam để nặn ra EVA. Dương sinh ra trước, Âm sinh ra sau, vì Nắng mang nhiều gen của Năng hơn là Nước. Rõ ràng thiên nhiên thì Nắng vẫn nhiều hơn Nước). “Cái” là Nước nên câu thành ngữ “Khôn ăn cái dại ăn nước” có nghĩa là đều ăn nước cả là khôn. Tây nó khôn hơn Ta nên nó toàn ăn súp với một tẹo bánh mì mà nó khỏe hơn, nên dưỡng sinh dạy là phải nhai một trăm lần cho mieesngthuwsc ăn nhuyễn thành Nước rồi mới Nuốt là tốt nhất.
    Cổ sơ thì trong tiếng Việt cũng chỉ có một từ Yên=Nghiền=Ngốn, dùng chung cho cả khái niệm uống và ăn, như tiếng Thái Lan vẫn chỉ một từ Yên=In=Kin, uống cũng gọi là Kin, ăn cũng gọi là Kin. Bởi cái QT Nở mà Yên đã chia tách ra thành Uống và Ăn ( đều cùng Nòi là “Vắng Tơi”). Thành ra nói hơi rắc rối, “nghệ thuật Uống-Ăn”= “nghệ thuật Ẩm- Thực”, tiếng Thái Lan chỉ cần nói “nghệ thuật Kin” là xong. Cho nên chắc chắn Thái Lan sẽ tiến đến “khoa học hợp nhất” nhanh hơn Việt Nam, vì Việt Nam đang còn lưỡng lự giữa hai, vấn-vương như Uống-Ăn, còn lâu mới tiến được đến “khoa học hợp nhất” như Yên, vốn đã có dùng thủa cổ xưa. Những nhà ngôn ngữ học “từ Hán-Việt” cứ cho rằng ngôn từ Việt gần gũi nhất với ngôn từ Hán, nhưng lại không thấy thực tế là nó gần gũi với ngôn từ tiếng Thái Lan và tiếng Khơ Me hơn nhiều . NĂNG là nhất nguyên đã sinh ra NẮNG và NƯỚC là nhị nguyên. NẮNG ghi bằng hai kẻ: Vạch Liền và Vạch Liền, như 1+1, thái Dương thì thành Âm, Nắng sẽ biến thành Nước gây mưa , sóng thần, lụt lội. NƯỚC ghi bằng hai kẻ: Vạch Đứt và Vạch Đứt, như 0+0, thái Âm thì thành Dương, nước có thể biến thành lửa, như QT: Nước=Nấu=Lẩu (tiếngTháiLan, nghĩa là rượu)=Dậu=Diệu=Riệu=Rượu=Rang=Rộp=Rổn= Cồn= Êtanol. Có từ đôi Rượu Cồn, Rổn Rang=Rộn Ràng chỉ cái không khí “hot”.

    Hệ đếm nhị phân trong ngôn ngữ Việt Nam ở con số Mô/Một đã có từ thủa khai thiên lập địa, nên cách tạo ngôn từ Việt nó mới nhuyễn Âm Dương Ngũ Hành và cả hệ số nhị phân như vậy.
    Thượng Đế cho tiếng Việt, ở lệnh phủ định Nỏ Ổ=(lướt)=NỔ trước , để tạo ra Vũ Trụ. Rồi Thượng Đế mới cho tiếng Anh, ở lệnh No AND=(lướt)=NAND, để xử lý ra hệ nhị phân, như ngôn ngữ Việt Nam vốn đã tự có hệ nhị phân từ trong tạo ngôn từ của nó từ khi có Vũ Trụ.

    Thượng Đế cho tiếng Anh cái lệnh phủ định là No AND= (lướt)=NAND, đã thành cái cổng (gate) NAND là mạch điện tử cơ bản sơ đẳng nhất trong kỹ thuật xử lý số. Mạch này có hai đầu vào, một đầu ra, xử lý phủ định (như lệnh của Thượng Đế đã ban), tạo ra ở đầu ra được bốn tổ hợp là 0 0, 0 1, 1 0, 1 1. (Đó chính là Tứ Tượng). Mà hệ nhị phân của công nghệ thông tin, như các nhà khoa học nói, “là công cụ tạo ra mọi văn minh cho nhân loại trong tương lai”.

    Cặp từ đối Âm/Dương, người Việt phát âm thì đúng như động tác cặp môi Mím/Mở (hay Ngậm/Toang), còn người Hán phát âm Âm/Dương là Yin/Yang, hai âm này cặp môi phát âm đều mở hết cỡ, vậy Yin/Yang chỉ là phiêm âm bắt chước mà thôi, không thể hiện được Đóng/ Mở như công tắc điện là môi trên môi dưới phải tiếp xúc chặt khi phát âm “Đóng” và nhả ra không tiếp xúc nữa khi phát âm “Mở”. Công tắc điện Mở/Đóng người Hán gọi là Khai/Quan, hai âm này khi cặp môi phát âm đều mở toang hết cỡ, làm sao phân biệt được là Đóng hay Mở, Ngậm miệng hay Há miệng. Động tác Đóng/Mở của công tắc điện được điều khiển trong kỹ thuật số bằng con số 0/1 của hệ số đếm nhị phân: 0=Âm= “Không có điện”=Chẳng được gì, 1=Dương= “Có điện”=Được nhiều. Cặp số Không/Một cũng đúng động tác Ngậm môi và Mở môi của cái miệng Việt. Nguyên thủy thì nó là Mô/Một. Người ta quan niệm Âm là khái niệm khép kín (hướng nội), Dương là khái niệm mở mang (hướng ngoại) thì Mô và Một của tiếng Việt cũng phản ảnh đúng như vậy:

    Mô=Mất=Mông=Không=Hổng=Hết=Chết, tức chẳng được kiến thức gì, vì “bế quan tỏa cảng”.
    Một=Hốt=Nhốt=Nhặt=Nhận=Nhiều, tức tiếp thụ được nhiều kiến thức, vì “cải cách mở cửa” (Không “hốt” bạc thì cũng “hốt” được nhiều kiến thức, từ “hot” lại là “nóng” của tiếng Anh). Nguyên thủy từ đối phải là cùng gốc như Âm Dương vốn cùng một gốc mà ra, nên hai tiếng trong từ đối phải có cùng mẫu số chung là “cùng Tơi” hoặc “cùng Vời”, hoặc cùng “Rỡi”. Ví dụ nguyên thủy của cặp từ đối Mưa/Nắng phải là Nước/Nắng.(Vậy mà Nước và Nắng đều là năng lượng vô tận).

    Cặp từ đối Nước/Nắng phản ánh đúng nơi sinh ra thuyết Âm Dương Ngũ Hành là bán đảo Đông Dương có bên núi bên biển, chỉ rõ Âm tính động, Dương tính tĩnh, chỉ rõ phương hướng của Hà Đồ. Những điều này thể hiện rõ ngay trong qui tắc tạo ngôn từ Việt:

    NƯỚC=Nổi=Sôi=Dội=Dậy=Đẩy=Đảo=Động=ĐÔNG=Đấm=ÂM=Sấm=Sóng=Chỏng=Chống=CHẤN.

    Trong các từ cùng Nòi này có các từ đôi như: Nước Nổi=Nước Nôi, Sôi Động, Dậy Sóng, Chấn Động, Đẩy Chống (thuyền). Tất cả chúng đều biểu thị tính động của Âm.

    ( Nếu theo QT mà dẫn ra sẽ có hàng trăm động từ diễn tả tác động của nước (tức hiệu quả của năng lượng từ Nước, công nghệ kỹ thuật cao đang nghiên cứu các động từ ấy để lấy được hiệu ích từ năng lượng của nước, thủy điện mới chỉ là một ứng dụng sơ đẳng nhất có mỗi một động từ “chảy” của Nước. Chính vì phong phú động từ do Nước như vậy, để mà lấy được năng lượng, nên mới có câu thành ngữ “Rừng vàng Biển bạc”)

    NẮNG= Lắng=Lặng=Ắng=Im=Ương=Bướng=DƯƠNG=Tượng=Tịnh=Tĩnh=TÂY=TỐN. Trong các từ cùng Nòi này có các từ đôi như: Tĩnh Lặng, Im Ắng, Lắng Lặng, Lẳng Lặng, Ương Bướng. Tất cả chúng đều biểu thị tính tịnh của Dương.

    Người ta cũng quan niệm rằng cặp từ đối Âm/Dương cũng tương tự cặp từ đối Nữ/Nam hay tương tự cặp từ đối Ít/Nhiều ( đúng như câu “Nam thực như hổ, Nữ thực như miêu, hay đúng như ở châu Á số đàn bà đang ít hơn số đàn ông). Điều này cũng thể hiện rõ trong qui tắc tạo ngôn từ Việt:
    Âm=Ít=Ỏi, có từ đôi Ít Ỏi. Âm tương đương con số 0=Ít
    Dương=Dồi=Dào=Diều=Nhiều, có từ đôi Dồi Dào. Dương tương đương số 1 = Nhiều.

    Trong số học nhị phân nó xử lý như sau:

    0+0=1 (tức Thái Âm thì thành Dương)

    0+1=1 (tức cân bằng Âm Dương thì thành nhiều)

    1+0=1 (tức cân bằng Âm Dương thì thành nhiều)

    1+1=0 (tức Thái Dương thì thành Âm)

    (Đấy là xử lý của mạch NAND trong kỹ thuật số, là một cổng điện tử có hai đầu vào một đầu ra, nó cũng đúng như qui tắc tạo từ của tiếng Việt. Ví dụ từ đôi Gà Qué, cùng Nòi khác Sắc, tức Gà=1 Qué=0, 1+0=1 như Gà+Qué = Gà Qué = Nhiều gà).

    Âm là Nhu, Dương là Cương. Nhu=0, Cương=1. Từ trong qui tắc tạo ngôn từ Việt cũng đã thấy được: 1+1=0 (0 tức chẳng được gì, cũng như mất cả chì lẫn chài).

    Bản thân Biển Đông là Âm, “khái niệm” Âm thì là 0, nhưng “tính” của Âm thì là Động, tức=1. Bây giờ bọn cường bạo lại đến quấy Động nữa tức đưa thêm 1 vào để thành Động+Động như 1+1, ắt phải là 1+1=0, vậy thì bọn cường bạo sẽ chẳng được gì, mà sẽ được cái 0=Mô=Mất=Mông=Không=Hổng=Hết=Chết.

    Dùng ký tự La Tinh để phân tich tính Âm Dương trong ngôn từ Việt, ta thấy rất trùng hợp trong từng con chữ cái của chữ Quốc Ngữ:

    Cặp đối Ơ/Í.

    Tư duy con người là bắt đầu từ 0 rồi đến 1. Lúc đang là 0 (chưa nảy ra gì) thì là âm vận Ơ ( “Ơ ! sao nó lại như thế này ?” ). “Ơ” là chưa hiểu gì, Ơ=Mơ=Lơ Mơ=Lơ Tơ Mơ=Mờ=Ngờ=Ngờ Ngợ là chưa nghĩ ra được, cái bước chuẩn bị tư duy ấy cũng chỉ có ở con người, Người Ơ=(lướt)=Ngờ. Lúc tư duy nảy ra thì nó đã là 1, đó là âm vận Í ( “ Í ! hay quá ta !” ). “Í” là đã hiểu rồi, “Ý” là một tư duy, Ý = Nghĩ = Kỹ = Duy = Tri = Trí . Cặp đối Ơ/Í tương đương 0/1. Từ Ngơ đến Nghĩ rồi mới ra Lời, vậy mà nó đã xử lý trong óc là : 0+1=1, như Ơ+Í=ƠÍ, hay Ơ Í=(lướt)=ƠÍ, và nhờ cái Lưỡi làm công cụ đưa cái tư duy đó ra thì Lưỡi+ƠÍ= 0+1=1, hay Lưỡi Ơi=(lướt)=Lời . (Phân tích bằng số của hệ nhị phân như vậy để khẳng định rằng: Nếu đã cho rằng “Lời” là từ thuần Việt, thì “Ý” cũng phải là từ thuần Việt, và các từ mà “Lời” và “Ý” dẫn ra theo QT đều là thuần Việt hết, chẳng có từ nào gọi là “từ Hán-Việt” cả). Ta đã thấy rõ Í là tư duy, chỉ có loài người thì mới có tư duy, chính nó là như vậy, trong tiếng Việt đã chỉ rõ: Người+Í=0+1=1, hay Người Í=(lướt)=Nghĩ. Nhưng khi cái tư duy đã có nhưng chưa đưa ra bằng Lưỡi, thì cái tư duy ấy mới chỉ là Ơ+I=0+1=1, hay Ơ I=(lướt)=Ơi, và Người+ Ơi=1+0=1, hay Người Ơi=(lướt)=Ngợi. Từ đôi Nghĩ Ngợi chính là chỉ người đang tư duy nhưng chưa đưa ý nghĩ ra bằng Lời.

    Xin nhắc lại: Mỗi Từ của tiếng Việt như là giá trị của một “bit” thông tin, “bit” thông tin thì có hai giá trị nảy sinh một cách xác suất, hoặc khi là 1, hoặc khi là 0. Ví dụ từ Người, khi này nó có thể mang giá trị 1, Người=1, khi khác nó có thể mang giá trị 0, Người=0, tùy theo khi nó cặp với từ nào, đã mang sẵn giá trị nào. Vì hai từ tiếng Việt khi ghép lại với nhau chúng theo qui tắc là âm chúng phát ra phải khác nhau, như một Đực và một Cái tương ứng nhau trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ Người=Ngợm=Ngài=Ngòi=Dõi=Dân=Nhân thì cặp từ đôi Nhân+ Dân=1+0=1=Nhiều người; Người+ Dân=1+0=1=Nhiều người (nếu khi ấy Dân đang mang giá trị Dân=0) nhưng cũng có thể là Người+Dân=0+1=1=Nhiều người (nếu khi ấy Dân đang mang giá trị Dân=1, thì Người phải nhảy ngay sang giá trị Người=0, để đảm bảo xử lý cho đầu ra bằng 1, đây là xử lý của kỹ thuật số); Người+Ngợm=1+0=Nhiều người (mang khái niệm xấu). < Dõi=Người, Nối Dõi là nối người đời sau với đời trước, Dòng Dõi là chuỗi người cùng huyết thống, Dòng Dõi chữ nho viết là Tông Đại, Đời=Đại=Ngài=Người, Đời cũng là Người chứ hết đời thì đã gọi là Ma, Đời=Ngời=Người, Ngời tức Sáng là Người Đời=(lướt)=Ngời, tức đang ở Dương thế nên nghĩa là Sáng, chứ ở Âm thế thì đã là Ma>

    Cặp đối U/Ù

    Cặp đối nguyên thủy U/Ù chính là nghĩa Ở/Đi, mà qua một ngàn năm Hán hóa, người Việt đã quên. Cùng mẫu số chung là cùng “Vời” với U có Ổ=Ở=Ủ=U. U nghĩa là Mẹ (tiếng Bắc Bộ, người Đài Loan cũng gọi là U), có nghĩa là “dân tại chỗ”, như cái noãn trứng trong tử cung của Cái thì nó là “dân tại chỗ”, còn con tinh trùng của Đực thì nó là “dân nhập cư”. Thủa xa xưa là mẫu hệ, còn lại dấu ấn là cái nhà dài của Tây Nguyên, các gia đình của con cái vẫn tiếp tục ở với mẹ, nối dài cái nhà ra mãi. Phát triển lên viết bằng chữ nho thì U=Ư=Vu=Vầy=Về=Quê đều là sự qui tụ tại chỗ. Ù là “đi” ( Đánh bài tổ tôm có bước “chạy ù” tức chạy đi; câu “Làm nhanh ù, đi con” tức “làm nhanh đi, đi con”). Đó là thủa còn là người Kinh, vạn năm sau khi người Kinh đã gọi là người Việt thì cặp đối U/Ù nó biến thành Vu/Vù (“Nó vù mất rồi” tức “Nó đi mất rồi”; “Đánh vu hồi”, câu này đã bị Hán hóa, tức “Đánh về chỗ ở”). Thời này vẫn đúng Âm Dương trong ngôn từ Việt, hai tiếng đối nhau phải là phát âm khác nhau (Vu/Vù) như tiếng Đực tiếng Cái, như 1 và 0, không thể là đồng âm nhau được. Đến thời chữ nho Việt bị Hán hóa, người Hán không có quan niệm Âm Dương trong ngôn từ, nên họ đọc hai chữ Vu/Vù ấy là đồng âm “Yuê”/ “Yuê”, đó là cặp Việt ở/ Việt đi, mà chữ nho viết là 粵 / 越. Chữ Việt ở 粵thì Hứa Thận giải thích chữ “Yuê 粵” ấy là “Vu dã”= “Vu ạ” tức nó là “Vu” (tức là tại chỗ, là dân bản địa, tức “Việt 粵ở”.< Người ta cứ gọi đó là chữ Việt bộ mễ, thực ra không phải vậy, theo học giả Đỗ Tòng người Triều Châu giải thích, đây là chữ nho Việt hoàn toàn biểu ý, ghép bằng Vuông (口) + chữ Thái (采) . Thái=Chái (phát âm của Nam Bộ) = Chói (phát âm của Triều Châu) = Chá (phát âm của Quảng Ngãi)= Lả ( phát âm của Nghệ An) =Tá (phát âm cổ nhất của người Kinh), có từ đôi Tá Lả, Tá Hỏa đều chỉ sự nóng pháât hoảng, nghĩa của chữ Thái 采 là ánh nắng mặt trời, Vuông đất của dân thờ mặt trời trên Trống Đồng , + bên dưới là hình cái cày của dân nông nghiệp lúa nước. Chữ Việt đi 越 thì Hứa Thận giải thích chữ “Yuê 越” tức “Việt 越 đi” ấy là “Độ dã” tức “Đò ạ” tức vượt sông, đò thì chỉ có vượt sang ngang qua sông, chỉ có thuyền thì mới đi dọc sông. Chữ Việt đi này là chỉ rõ, người Việt đã vượt sông Trường Giang lên đến Hoàng Hà thời cổ đại, về sau còn là thủa nước Sở của người Kinh Sở chiếm đến vùng Trung Nguyên, kình địch với nước Tần. Những cặp từ đối bằng chữ nho đã bị Hán hóa thành đọc hai chữ nghịch nghĩa đều đồng âm, có nhiều lắm, như Lửa/Lụn thì thành Liệt 烈 / Liệt 劣 ( nghĩa là lừng lẫy / lụn bại , bộ ghép biểu ý là Thiếu 少 Sức 力) , Ma / Mãnh thì thành Minh 冥 / Minh 明 (nghĩa là Âm phủ/ Dương thế) v.v.a

    Nguồn: Trung Tâm Nghiên Cứu Lý Học Đông Phương
     

Chia sẻ trang này