Nguyên tắc cúng, khấn

Thảo luận trong 'Phát ngôn - Tiên tri - Dự báo - Cảm ứng' bắt đầu bởi cabachlong, 3 Tháng một 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Nguyên-Tắc Cúng, Khấn, Vái, và Lạy
    Khải-Chính Phạm Kim-Thư

    I. Nghi-Thức Cúng Gia-Tiên
    Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
    II. Định-Nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy
    a. Cúng
    Khi có giỗ Tết, gia-chủ bày hoa (bông) quả, nước, rượu, cỗ-bàn, chén bát, đũa, muỗng (thìa) lên bàn thờ rồi thắp nhang (hương), thắp đèn, đốt nến (đèn cầy), khấn, vái, hay lạy để tỏ lòng hiếu-kính, biết ơn, và cầu phước-lành. Đây là nghĩa rộng của cúng. Trong nghĩa bình-thường, cúng là thắp nhang (hương), khấn, lạy,và vái.
    b. Khấn (*)
    Khấn là lời cầu-khẩn lầm-rầm trong miệng khi cúng, tức là lời nói nhỏ liên-quan đến các chi-tiết về ngày tháng năm, nơi-chốn, mục-đích buổi cúng lễ, cúng ai, tên những người trong gia đình, lời cầu xin, và lời hứa.
    Sau khi khấn, người ta thường vái vì vái được coi là lời chào kính-cẩn. Người ta thường nói khấn vái là vậy. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du dùng từ khấn vái trong câu “Lầm rầm khấn vái nhỏ to,/ Sụp ngồi đặt cỏ trước mồ bước ra.” (câu 95-96)
    c. Vái
    Vái thường được áp-dụng ở thế đứng, nhất là trong dịp lễ ở ngoài trời. Vái thay thế cho lạy ở trong trường hợp này. Vái là chắp hai bàn tay lại để trước ngực rồi đưa lên ngang đầu, hơi cúi đầu và khom lưng xuống rồi sau đó ngẩng lên, đưa hai bàn tay xuống lên theo nhịp lúc cúi xuống khi ngẩng lên. Tùy theo từng trường-hợp, người ta vái 2,3,4, hay 5 vái (xem phần sau).
    d. Lạy
    Lạy là hành-động bày tỏ lòng tôn-kính chân-thành với tất-cả tâm-hồn và thể-xác đối với người trên hay người quá-cố vào bậc trên của mình. Có hai thế lạy: thế lạy của đàn ông và thế lạy của đàn bà. Có bốn trường hợp lạy: 2 lạy, 3 lạy, 4 lạy, và 5 lạy. Mỗi trường hợp đều có mang ý-nghĩa khác nhau.
    - Thế Lạy Của Đàn Ông
    Thế lạy của đàn ông là cách đứng thẳng theo thế nghiêm, chắp hai tay trước ngực và dơ cao lên ngang trán, cúi mình xuống, đưa hai bàn tay đang chắp xuống gần tới mặt chiếu hay mặt đất thì xòe hai bàn tay ra đặt nằm úp xuống, đồng thời quì gối bên trái rồi gối bên phải xuống đất, và cúi rạp đầu xuống gần hai bàn tay theo thế phủ- phục. Sau đó cất người lên bằng cách đưa hai bàn tay chắp lại để lên đầu gối trái lúc bấy giờ đã co lên và đưa về phía trước ngang với đầu gối chân phải đang quì để lấy đà đứng dậy, chân phải đang quì cũng theo đà đứng lên để cùng với chân trái đứng ở thế nghiêm như lúc đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy (xem phần Ý-Nghĩa của Lạy dưới đây). Khi lạy xong thì vái ba vái rồi lui ra.
    Có thể quì bằng chân phải hay chân trái trước cũng được, tùy theo thuận chân nào thì quì chân ấy trước. Có điều cần nhớ là khi quì chân nào xuống trước thì khi chuẩn-bị cho thế đứng dậy phải đưa chân đó về phía trước nửa bước và tì hai bàn tay đã chắp lại lên đầu gối chân đó để lấy thế đứng lên. Thế lạy theo kiểu này rất khoa-học và vững-vàng. Sở-dĩ phải quì chân trái xuống trước vì thường chân phải vững hơn nên dùng để giữ thế thăng-bằng cho khỏi ngã. Khi chuẩn-bị đứng lên cũng vậy. Sở-dĩ chân trái co lên đưa về phía trước được vững-vàng là nhờ chân phải có thế vững hơn để làm chuẩn.
    Thế lạy phủ-phục của mấy nhà sư rất khó. Các Thầy phất tay áo cà sa, đưa hai tay chống xuống ngay mặt đất và đồng-thời quì hai đầu gối xuống luôn. Khi đứng dậy các Thầy đẩy hai bàn tay lấy thế đứng hẳn lên mà không cần phải để tay tỳ lên đầu gối. Sở dĩ được như thế là nhờ các Thầy đã tập-luyện hằng-ngày mỗi khi cúng Phật. Nếu thỉnh-thoảng quí cụ mới đi lễ chùa, phải cẩn-thận vì không lạy quen mà lại bắt chước thế lạy của mấy Thầy thì rất có thể mất thăng-bằng.

    - Thế Lạy Của Đàn Bà
    Thế lạy của các bà là cách ngồi trệt xuống đất để hai cẳng chân vắt chéo về phía trái, bàn chân phải ngửa lên để ở phía dưới đùi chân trái. Nếu mặc áo dài thì kéo tà áo trước trải ngay ngắn về phía trước và kéo vạt áo sau về phía sau để che mông cho đẹp mắt. Sau đó, chắp hai bàn tay lại để ở trước ngực rồi đưa cao lên ngang với tầm trán, giữ tay ở thế chắp đó mà cúi đầu xuống. Khi đầu gần chạm mặt đất thì đưa hai bàn tay đang chắp đặt nằm úp xuống đất và để đầu lên hai bàn tay. Giữ ở thế đó độ một hai giây, rồi dùng hai bàn tay đẩy để lấy thế ngồi thẳng lên đồng-thời chắp hai bàn tay lại đưa lên ngang trán như lần đầu. Cứ theo thế đó mà lạy tiếp cho đủ số lạy cần thiết (xem phần Ý Nghĩa của Lạy dưới đây). Lạy xong thì đứng lên và vái ba vái rồi lui ra là hoàn tất thế lạy.
    Cũng có một số bà lại áp dụng thế lạy theo cách quì hai đầu gối xuống chiếu, để mông lên hai gót chân, hai tay chắp lại đưa cao lên đầu rồi giữ hai tay ở thế chắp đó mà cúi mình xuống, khi đầu gần chạm mặt chiếu thì xòe hai bàn tay ra úp xuống chiếu rồi để đầu lên hai bàn tay. Cứ tiếp tục lạy theo cách đã trình bày trên. Thế lạy này có thể làm đau ngón chân và đầu gối mà còn không mấy đẹp mắt.
    Thế lạy của đàn ông có vẻ hùng-dũng, tượng trưng cho dương. Thế lạy của các bà có tính cách uyển-chuyển tha-thướt, tượng-trưng cho âm. Thế lạy của đàn ông có điều bất-tiện là khi mặc âu-phục thì rất khó lạy. Hiện nay chỉ có mấy vị cao-niên còn áp-dụng thế lạy của đàn ông, nhất là trong dịp lễ Quốc-Tổ. Còn phần đông, người ta có thói quen chỉ đứng vái mà thôi.
    Thế lạy của đàn ông và đàn bà là truyền-thống rất có ý-nghĩa của người Việt ta. Nó vừa thành-khẩn vừa trang-nghiêm trong lúc cúng tổ-tiên. Nếu muốn giữ phong-tục tốt đẹp này, các bạn nam nữ thanh-niên phải có lòng tự-nguyện. Muốn áp-dụng thế lạy, nhất là thế lạy của đàn ông, ta phải tập-dượt lâu mới nhuần-nhuyễn được. Nếu đã muốn thì mọi việc sẽ thành.

    III . Ý-Nghĩa của Lạy và Vái
    Số lần lạy và vái đều mang một ý-nghĩa rất đặc-biệt. Sau đây chúng tôi xin trình-bày về ý-nghĩa của vái và lạy. Đây là phong-tục đặc-biệt của Việt Nam ta mà người Tàu không có tục-lệ này. Khi cúng, người Tàu chỉ lạy 3 lạy hay vái 3 vái mà thôi.

    a. Ý-Nghĩa Của 2 Lạy và 2 Vái
    Hai lạy dùng để áp-dụng cho người sống như trong trường-hợp cô dâu chú rể lạy cha mẹ. Khi đi phúng-điếu, nếu là vai dưới của người quá-cố như em, con cháu, và những người vào hàng con em, v.v., ta nên lạy 2 lạy.
    Nếu vái sau khi đã lạy, người ta thường vái ba vái. Ý-nghĩa của ba vái này, như đã nói ở trên là lời chào kính-cẩn, chứ không có ý-nghĩa nào khác. Nhưng trong trường- hợp người quá-cố còn để trong quan-tài tại nhà quàn, các người đến phúng- điếu, nếu là vai trên của người quá-cố như các bậc cao-niên, hay những người vào hàng cha, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v. v., của người quá-cố, thì chỉ đứng để vái hai vái mà thôi. Khi quan-tài đã được hạ-huyệt, tức là sau khi chôn rồi, người ta vái người quá cố 4 vái.
    Theo nguyên lý âm-dương, khi chưa chôn, người quá-cố được coi như còn sống nên ta lạy 2 lạy. Hai lạy này tượng-trưng cho âm dương nhị khí hòa-hợp trên dương-thế, tức là sự sống. Sau khi người quá cố được chôn rồi, phải lạy 4 lạy.

    b. Ý-Nghĩa Của 3 Lạy và 3 Vái
    Khi đi lễ Phật, ta lạy 3 lạy. Ba lạy tượng-trưng cho Phật, Pháp, và Tăng (xin xem bài về “Nghĩa Đích Thực của Quy Y Tam Bảo” đã được phổ biến trước đây và sẽ được nhuận sắc và phổ biến). Phật ở đây là giác, tức là giác-ngộ, sáng-suốt, và thông hiểu mọi lẽ. Pháp là chánh, tức là điều chánh-đáng, trái với tà ngụy. Tăng là tịnh, tức là trong-sạch, thanh-tịnh, không bợn-nhơ. Đây là nói về nguyên-tắc phải theo. Tuy-nhiên, còn tùy mỗi chùa, mỗi nơi, và thói quen, người ta lễ Phật có khi 4 hay 5 lạy.
    Trong trường-hợp cúng Phật, khi ta mặc đồ Âu-phục, nếu cảm thấy khó-khăn trong khi lạy, ta đứng nghiêm và vái ba vái trước bàn thờ Phật.

    c. Ý-Nghĩa Của 4 Lạy và 4 Vái
    Bốn lạy để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh-thần. Bốn lạy tượng-trưng cho tứ-thân phụ-mẫu, bốn phương (đông: thuộc dương, tây: thuộc âm, nam: thuộc dương, và bắc: thuộc âm), và tứ-tượng (Thái Dương,Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm). Nói chung, bốn lạy bao-gồm cả cõi âm lẫn cõi dương mà hồn ở trên trời và phách hay vía ở dưới đất nương vào đó để làm chỗ trú-ngụ.
    Bốn vái dùng để cúng người quá-cố như ông bà, cha mẹ, và thánh thần, khi không thể áp-dụng thế lạy.
    d.Ý-Nghĩa Của 5 Lạy và 5 Vái
    Ngày xưa người ta lạy vua 5 lạy. Năm lạy tượng-trưng cho ngũ-hành (kim, mộc, thuỷ, hỏa, và thổ), vua tượng-trưng cho trung-cung tức là hành-thổ màu vàng đứng ở giữa. Còn có ý-kiến cho rằng 5 lạy tượng-trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) và trung-ương, nơi nhà vua ngự. Ngày nay, trong lễ giỗ Tổ Hùng-Vương, quí-vị trong ban tế lễ thường lạy 5 lạy vì Tổ Hùng-Vương là vị vua khai-sáng giống nòi Việt.
    Năm vái dùng để cúng Tổ khi không thể áp-dụng thế lạy vì quá đông người và không có đủ thì-giờ để mỗi người lạy 5 lạy.

    IV Kết Luận
    Phong tục có được là do thói quen mà mọi người đã chấp nhận, nhiều khi không giải thích được lý do tại sao lại như thế mà chỉ biết làm theo cho đúng thôi. Trong mỗi gia đình Việt Nam, dù theo đạo nào cũng vậy, chúng ta, con dân nước Việt, hãy cố gắng thiết lập một bàn thờ gia tiên. Có như thế, con cháu ta mới có cơ hội học hỏi cách thiết lập bàn thờ gia tiên, và hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng ra sao.
    Thờ cúng là cách biểu thị lòng nhớ ơn tổ tiên cũng như lòng thương và hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ. Đây là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt mà chúng ta cần phải duy trì.

    Khải-Chính Phạm Kim-Thư

    (*) Góp ý thêm của TRANG CHỦ: Lời khấn vái là lời nói chuyện với người quá cố, do đó lời khấn là tấm lòng của người còn sống. thì muốn khấn sao cũng được. Tuy nhiên người xưa cũng đã đặt ra lễ khấn và lời khấn.

    Lễ khấn gồm các thủ tục như sau: (Chỉ nhớ đại khái mong quý vị cao niên dạy dỗ thêm cho để hiệu đính cho đúng để đời sau dùng)

    1. Sau khi mâm cỗ đã đặt xong thì gia trưởng ăn mặc chỉnh tề (ngày xưa thì khăn đống áo dài) đi ra mở cửa chính. Ở xứ lạnh thì cũng phải ráng hé cửa chứ không đóng được cửa kín mít.

    2. Sau đó phải khấn xin Thành Hoàng Thổ địa để họ không làm khó dễ Linh về hưởng lễ giỗ.

    3. Và sau đây là một đoạn khấn theo lối xưa:

    Duy .....quốc.....Tỉnh/Thị xa.... trang/gia tại... (số nhà). Việt lịch thứ 488..., thử nhật ... (ngày âm lịch) húy nhật gia phụ/mẫu/Tằng tổ v.v. là Hiển khảo/Tỷ.. (tên) (cho đàn bà thì là hiển tỷ; với ông nội ngọai thì thêm chữ tổ - hiển tổ khảo/tỷ), Hiếu tử/nữ/tôn v.v là (Tên) tâm thành kính cáo thành hoàng và thổ thần bản địa, tiền chủ tiếp dẫn gia phụ mẫu/cô di v.v. (Người được giỗ hôm nay) đồng cung thỉnh Cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỷ, liệt vị tổ tiên, hiển tổ khảo, hiển tổ tỷ, cô di tỷ muội, nội ngoại đồng giai lâm, tọa ngự linh sàn chứng giám. Cẩn cáo.

    Cúng giỗ

    Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong. Vào dịp đó người ta thường tổ chức ăn uống, nên mới gọi là ăn giỗ, thì cũng là trước cúng sau ăn, cũng là để cho cuộc gặp mặt đậm đà ấm cúng, kéo dài thời gian sum họp, kể chuyện tâm tình, chuyện làm ăn. Với ý nghĩa "Uống nước nhớ nguồn" việc đó có thể xếp vào loại thuần phong mỹ tục.

    * Ngày cúng giỗ

    Ngày giỗ theo âm Hán là huý nhật hay kỵ nhật, tức là lễ kỷ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, cha mẹ, cũng có nghĩa là ngày kiêng kỵ.
    Nguyên ngày trước, "Lễ giỗ" gọi là "Lễ chính kỵ"; chiều hôm trước lễ chính kỵ có "lễ tiên thường" (nghĩa là nếm trước), con cháu sắm sanh một ít lễ vật, dâng lên mời gia tiên nếm trước. Ngày xưa, những nhà phú hữu mời bà con làng xóm ăn giỗ cả hai lễ tiên thường và chính kỵ. Dần dần hoặc vì bận việc hoặc vì kinh tế hoặc vì thiếu người phục dịch, người ta giản lược đi, chỉ mời khách một lần nhưng hương hoa, trầu rượu vẫn cúng cả hai lễ. Tóm lại, nếu vận dụng đúng phong tục cổ truyền phổ biến trong cả nước thì trước ngày chết (lễ tiên thường) phải cúng chiều, cúng đúng ngày chết (lễ chính kỵ) phải cúng buổi sáng.

    * Mấy đời tống giỗ

    Theo gia lễ: "Ngũ đại mai thần chủ", hễ đến năm đời thì lại đem chôn thần chủ của cao tổ đi mà nhấc lần tằng tổ khảo lên bậc trên rồi đem ông mới mất mà thế vào thần chủ ông khảo.
    Theo nghĩa cửu tộc (9 đời): Cao, tằng, tổ, phụ (4 đời trên); thân mình và tử, tôn, tằng tôn, huyền tôn (4 đời dưới mình). Như vậy là chỉ có 4 đời làm giỗ (cao, tằng, tổ, phụ) tức là kỵ (hay can),; cụ (hay cô), ông bà, cha mẹ. Từ "Cao" trở lên gọi chung là tiên tổ thì không cúng giỗ nữa mà nhập chung vào kỳ xuân tế, hoặc phụ tế vào ngày giỗ của thuỷ tổ.

    * Cúng giỗ người chết yểu

    Những người đã đến tuổi thành thân, thành nhân nhưng khi chết chưa có vợ hoặc mới có con gái, chưa có con trai hoặc có con trai nhưng con trai cũng chết, trở thành phạp tự (không có con trai nối giòng). Những người đó có cúng giỗ. Người lo việc giỗ chạp là người cháu (con trai anh hoặc anh ruột) được lập làm thừa tự. Người cháu thừa tự được hưởng một phần hay toàn bộ gia tài của người đã khuất. Sau khi người thừa tự mất thì con cháu người thừa tự đó tiếp tự.

    Những người chưa đến tuổi thành thân (dưới 16 hoặc dưới 18 tuổi, tuỳ theo tục lệ địa phương) sau khi hết lễ tang yết cáo với tổ tiên xin phụ thờ với tiên tổ. Những người đó không có lễ giỗ riêng, ai cúng giỗ chỉ là ngoại lệ. Có những gia đình bữa nào cũng xới thêm một bát cơm, một đôi đũa đặt bên cạnh mân, coi như người thân còn sốngtrong gia đình. Ðiều này không có trong gia lễ nhưng thuộc về tâm linh, niềm tưởng vọng đối với thân nhân đã khuất.


    Giỗ tết, Tế lễ

    Quan niệm cổ xưa không riêng ta mà nhiều dân tộc trên thế giới mọi vật do tạo hóa sinh ra đều có linh hồn, mỗi loại vật, kể cả khoáng vật, thực vật cũng có cuộc sống riêng của nó. Mọi vật trong tạo hoá hữu hình hay vô hình, cụ thể hay trừu tượng đều mang khái niệm âm dương, đều có giống đực giống cái. Ðó là xuất xứ tục bái vật hiện tồn tại ở nhiều dân tộc trên thế giới và một vài dân tộc ở miền núi nước ta.

    Ở ta, hòn đá trên chùa, cây đa đầu đình, giếng nước, cửa rừng cũng được nhân dân thờ cúng, coi đó là biểu tượng, nơi ẩn hiện của vị thiên thần hay nhân thần nào đó. Người ta "sợ thần sợ cả cây đa" mà cúng cây đa, đó không thuộc tục bái vật. Cũng như người ta lễ Phật, thờ Chúa, quì trước tượng Phật, tượng Chúa, lễ Thần, quì trước long ngai của thần, nhưng thần hiệu rõ ràng, chứ không phải khúc gỗ hòn đá như tục bái vật.



    Ngày nay chỉ còn lại vài dấu vết trong phong tục. Thí dụ, bình vôi là bà chúa trong nhà, chưa ai định danh là bà chúa gì, nhưng bình vôi tượng trưng cho uy quyền chúa nhà, nhà nào cũng có bình vôi. Khi có dâu về nhà, mẹ chồng tạm lánh ra ngõ cũng mang bình vôi theo, có nghĩa là tạm lánh nhưng vẫn nắm giữ uy quyền. Khi lỡ tay làm vỡ bình vôi thì đem mảnh bình còn lại cất ở chỗ uy nghiêm hoặc đưa lên đình chùa, không vứt ở chỗ ô uế.

    Gỗ chò là loại gỗ quí, gỗ thiêng chỉ được dùng để xây dựng đình chùa, nhà thờ. Dân không được dùng gỗ chò làm nhà ở. Ngày xưa trong đám củi theo lũ cuốn về xuôi, nếu có gỗ chò, các cụ còn mặc áo thụng ra lạy.

    ( e-cadao.com)
     
  2. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Theo tục lệ, ngày giỗ là "chung thân chi tang" có nghĩa là ngày tang trong suốt cả đời người. Mỗi năm vào đúng vào ngày chết của một người là một lần giỗ cho nên người xưa thường quan trọng ngày cúng giỗ ông bà cha mẹ.

    Những gia đình sung túc thường làm lễ cúng tiên thường vào ngày hôm trước để yết cáo tổ tiên và cáo tri người được làm giỗ. [​IMG]Lễ cúng này vào buổi chiều. Nhiều nhà có hương hỏa, lợi nhuận hay kỵ để làm giỗ thì anh em bà con thân thích đến cúng tiên thường xong, đ[​IMG]êm ở lại chầu chực gia tiên để qua ngày hôm sau làm lễ bái chính giỗ. Lệ thường người ta làm giỗ lớn với bậc sinh thành, rồi mỗi đời trở lên được làm kém đi. Chẳng hạn như giỗ các cụ, kỵ xa đời cùng là những người thân thuộc nhưng không quan trọng về huyết thống trong gia đình như chú bác, cô dì không có con cháu giỗ quảy mà mình phải thay thế thì làm giỗ đơn giản, không có mời khách khứa gọi là "giỗ giúi".

    Theo tục lệ, cho dầu làm tiệc lớn mấy đi chăng nữa, bữa cúng cũng phải có chén cơm xới đầy có ngọn, úp lồng một cái chén khác lên trên gọi là chén cơm lồng cùng trứng gà luộc đã bóc vỏ dẹt ra trên đĩa với một ít hột muối. Vì thế mới có tên cúng giỗ là "cúng cơm". Những khách khứa cùng bà con thân thích, trước khi ngồi vào bàn, ván ăn giỗ phải làm lễ dâng cúng với những lễ vật mình đem tới và lạy trước bàn thờ xong đã.

    Trên bàn thờ đ[​IMG]èn nhang đã được thắp từ trước khi các thức ăn được bày lên. [​IMG]Gia trưởng phục sức chỉnh tề, có khi mặc áo thụng, chú trọng xem xét và rà soát lại các lễ vật có đầy đủ rồi mới bước vào chiếc chiếu trải trước bàn thờ, lễ bốn lạy, quỳ xuống, hai tay chắp lại vòng ngang trán. Một trong hai người chấp sự, thường là em hay con cháu gia trưởng, đứng hai bên bàn thờ, lấy ba nén hương châm lửa thắp, đưa cho gia trưởng vái một vái dài rồi trao lại đem cắm lên bát hương. Người chấp sự thứ hai mở nút bình rượu, rót rượu lên ba chén để trên đ[​IMG]ài, xong đâu vào đó rồi gia trưởng làm lễ khấn. Lời khấn có những đặc điểm sau:

    1. Cáo tri địa điểm hành lễ, từ nước trở xuống xã thôn.
    2. Nói rõ con cháu, liên hệ gia đình làm lễ cúng với các món cỗ bàn, dâng lên hương hồn ai có tên gì, từ trần ngày tháng năm, chôn ở đâu.
    3. Mời người có tên giỗ về hưởng, chứng tri lòng thành và phù hộ cho con cháu được mọi sự tốt lành.
    4. Cũng mời tất cả các vị tổ, đọc rõ tên, cùng thân thuộc nội ngoại đã quá vãng cùng về hưởng lễ cúng.

    Khấn xong, gia trưởng cúi xuống, lễ nốt một nữa lạy nữa rồi đứng lên vái ba vái rồi lùi ra. Tiếp sau đó là những người trong họ tộc, theo thứ tự quan trọng và hạng bậc vào làm [​IMG]lễ với bốn lạy ba vái. Nếu là lễ tế, thì theo tục lệ tế lễ thần thánh, tế tổ tiên... có ghi các nghi tiết được sắp xếp một cách quy củ trang trọng. Trước bàn thờ chính có trải bốn chiếc chiếu. Hai bên chiếu trải, bên phải bàn thờ có án để rượu và [​IMG]đ[​IMG]èn nến, bên trái có án để đ[​IMG]ài rượu và khay trà. Nghi tiết đầy đủ thường được áp dụng trong một cuộc tế lớn trong làng xã hay gia đình Phật giáo và Khổng giáo gồm có các thủ tục đại cương, ghi theo thứ tự tờ xướng lễ như sau:

    1. Hành Tế Thánh đại lễ, chấp sự giả các tư kỳ sự (Bắt đầu tế Thánh, các vị chấp sự phải liệu việc của mình).
    2. Khơi chung cổ (Đánh chuông trống thường là ba hồi).
    3. Nhạc công tấu nhạc (phường bát âm cử nhạc).
    4. Thuế cân, nghệ quán tẩy sơ (Các vị dự tế rửa tẩy, lau tay).
    5. Chánh tế viên tựu vị (Vị chánh tế vào đứng ở chiếu thứ ba).
    6. Bồi tế viên tựu vị (Các vị bồi tế vào đứng ở chiếu thư tư).
    7. Cử soát tế vật (Hai người chấp sự cầm đ[​IMG]èn đưa cho vị chánh tế đi kiểm soát các lễ vật coi như có sơ suất không).
    8. Tham thần cúc cung bái (Chủ tế và bồi tế cùng lạy bốn lạy nhịp xướng theo nhịp xướng của người xướng tế: hưng là [​IMG]đứng dậy, bái là lạy theo lối phủ phục toàn thân).
    9. Hành sơ hiến lễ. Chánh tế viên nghệ hương án tiền (Làm lễ sơ hiến, vị chánh tế bước ra ngoài, vòng lên chiếu thứ nhất trước hương án).
    10. Quỵ (Vị chánh tế quỳ xuống).
    11. Tiến tước (Hai chấp sự đem rượu đến quỳ cạnh chủ tế cho chủ tế rót. Chủ tế vái rồi đưa cho chấp sự để lên bàn thờ).
    12. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu, lạy hai lạy).
    13. Bình thân, phục vị (Chủ tế đi ra, vòng xuống đứng lại ở chiếu thứ ba).
    14. Nghệ độc chúc sở tại hương án tiền (Chủ tế bước lên chiếu thứ nhất).
    15. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
    16. Chuyển chúc (Hai chấp sự lên bàn thờ đem chúc xuống quỳ bên cạnh chánh tế).
    17. Tuyên đọc (Người đọc chúc quỳ bên cạnh tuyên đọc).
    18. Phủ phục, hưng bái (Chủ tế khấu đầu lạy hai lạy).
    19. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
    20. Hành Á hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ hai như lần sơ hiến).
    21. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
    22. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
    23. Hành Chung hiến lễ nghệ hương án tiền (Dâng rượu lần thứ ba).
    24. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
    25. Nghệ tộ sở (Chủ tế lên chiếu lần thứ hai chờ lễ tộ sở).
    26. Quỵ (Chủ tế quỳ xuống).
    27. Tứ phúc tộ (Chấp sự lên bàn thờ lấy khay rượu thịt được thần hay gia tiên ban cho chủ tế).
    28. Thụ tộ (Chấp sự đưa khay cho chủ tế. Chủ tế đón nhận, uống một hớp rượu tượng trưng). Khay rượu thịt cho chủ tế mang về sau khi tế xong.
    29. Phủ phục, hưng bái (Khấu đầu lạy hai lạy).
    30. Bình thân, phục vị (Chủ tế về chỗ cũ).
    31. Bình thân điển trà (Chấp sự dâng trà lên bàn thờ).
    32. Hành tạ lễ cúc cung bái: (Chủ tế và bồi tế tạ bốn lễ).
    33. Bình thân phần chúc (Chủ tế và bồi tế đứng lui ra để người chấp sự đốt sớ).
    34. Lễ tất (Xong lễ, mỗi người vái ba vái).

    Trong lễ này có mấy điều chú ý như sau:
    - Khi chủ tế di chuyển đổi chỗ trên các chiếu, từ chiếu dưới lên chiếu trên thì phải bước ra khỏi chiếu rồi bước lên về phía bên phải của mình, và khi trở xuống cũng bước ra khỏi chiếu trở về phía bên trái của mình tức là bên phải của bàn thờ.
    - Hai người bồi tế ngoài nhiệm vụ phụ giúp chủ tế trong việc hành lễ còn có nhiệm vụ thay thế người chủ tế nếu người này vì bất cứ lý do gì không hành lễ được.
    - Khi đốt sớ, mọi người dự tế đều phải đứng quay mặt và ngó vào chỗ đốt sớ.

    (theo vietshare)
     
  3. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Lễ cúng cào cỏ và đặt tên con của người Ê Đê ở Tây Nguyên Mỗi dân tộc ở mỗi vùng có một nông lịch riêng, họ căn cứ theo nông lịch đó mà sản xuất, vui chơi, tổ chức lễ hội.
    1. Lễ cúng cào cỏ:
    Ở Tây Nguyên, người Ê Đê có nông lịch như sau:
    Tháng 1, tháng 2 ăn uống vui chơi, làm lễ bỏ mả, thăm bà con xa.
    Tháng 3 chọn đất, đốt rẫy mới.
    Tháng 4 xới đất, làm nương đã cuốc. Tháng 5 là mùa cào cỏ...
    Trước mùa cào cỏ bà con Ê Đê thường làm lễ cúng chiếc cào cỏ (kămhna). Điều kiêng kỵ khi chuẩn bị làm lễ này là: Cách 3 ngày trước ngày làm lễ đi rẫy không được mang cơm theo, mà phải sáng đi trưa về, chiều lại đi. Đúng ngày cúng, cấm người lạ vào buôn.
    Thông thường vào đầu tháng 4, trước lúc trồng trỉa bà con trong làng tổ chức lễ cúng chiếc cào cỏ tại bến nước.
    Họ đặt một chiếc bàn cúng cao 40cm, dài 50cm, rộng 30cm, trên bày một ché rượu và một con heo. Cạnh bàn cúng đặt một cành cây buộc những con ong đẽo bằng gỗ với ý cầu mong năm đó mật ong cũng thu hoạch được nhiều. Chủ bến nước lo toan mọi việc để thầy cúng hành lễ.
    Thầy cầu mong mưa thuận, gió hòa, rẫy ít cỏ, lúa ngô đều tươi tốt. Khấn xong thầy cúng cầm cào cào cỏ mấy lần tượng trưng cho mùa làm rẫy bắt đầu. Sở dĩ lễ này là do người Ê Đê quan niệm tất cả vạn vật đều có linh hồn.
    2. Lễ đặt tên con:
    Cũng như các dân tộc khác, người Ê Đê khi ra đời phải có bà đỡ, nhưng nét khác biệt với các dân tộc khác là họ có hai bà đỡ.
    Một là bà đỡ lưng cho người đẻ (pê giang).
    Hai là bà đón thai ra, bế hài nhi (mạ bôi)
    Ba mạ bôi có vai trò rất quan trọng trong việc đuổi tà ma bảo vệ cho đứa trẻ, đặc biệt đặt tên cho đứa trẻ.
    Khi đứa trẻ ra đời bà nói ngay: "Kao dê! Kao dê!"(Của tôi! Của tôi).
    Tức là đứa bé đã có chủ để thần Dang Bơ-riêng (Thần Ác), không làm gì được.
    Đứa bé ra đời được một ngày thì gia đình làm lễ Pơ-răp Dun (lễ nhập hồn, đặt tên).
    Trước khi tiến hành lễ người ta làm một lễ cúng Yang hah Buê (thần Thiện để che chở sinh mệnh cho đứa trẻ và người mẹ).
    Lễ vật gồm: 1 ché rượu và một con gà, đồng thời làm mâm cơm để đãi hai bà đỡ với ý tạ ơn. Theo quan niệm của người Ê Đê thì như vậy là đứa trẻ sinh ra chưa có linh hồn, nên phải làm lễ nhập hồn (Yun) và đặt tên cho đứa trẻ.
    Mâm cúng trong lễ đặt tên gồm một ché rượu, một con gà nhỏ, môt quả cà, một củ gừng, một dùi sắt (cắm vào quả cà), lá mía và đặc biệt là một giọt sương buổi sớm(để trên lá cây).
    Giọt sương này được coi là hiện thân của linh hồn tổ tiên, (sẽ nhập thân xác đứa trẻ sơ sinh chưa có linh hồn). Thầy cúng khấn xong, bà đỡ cầm quả cà chấm giọt sương để gần mồm đứa trẻ. Bà lần lượt đọc tên tổ tiên của đứa trẻ, đọc tới tên nào mà đứa trẻ thè lưỡi ra liếm, tức là đã bằng lòng nhận tên đó.
    Vậy là đứa trẻ đã có tên (tên của ông tổ nếu là con trai, tên của bà tổ nếu là bé gái). Kể từ lúc này thân xác em bé bắt đầu có hồn. Đây là một nghi lễ mang nội dung và ý nghĩa đặc biệt.
    Nguyễn Thị Thạch Ngọc
    (Theo Văn hóa các Dân tộc - Số 12/2006)
    (theo cema.gov.vn)
     
  4. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Hiện trạng cách sống, cách cúng kỵ của các dân tộc ít người miền núi Phú Yên.
    Hiện nay miển núi được phân định tại Phú Yên có 3 huyện: Huyện Sơn Hòa, huyện Sông Hinh và huyện Đồng Xuân còn lại 4 huyện thị thuộc đồng bằng duyên hải. Trong 800000 dân thì miền núi là 300000 mà các sắc tộc ít người chỉ 30000 người, còn 270000 người là người Kinh.
    Các dân tộc ít người từ xưa đến nay vẫn sống dựa vào triền Đông dãi Trường Sơn, dựa vào các thung lũng hai bên bờ các con sông, con suối, những vùng đất lòng chảo nhỏ từ 5-10 ha. Xung quanh là núi trùng điệp...Do đó từ cụm làng này đến cụm buôn nọ bị chia cắt, mỗi dân tộc sinh sống cũng tách biệt nhau . Từ đó mà cung cách làm ăn mỗi buôn làng cũng khác do đất đai, thổ nhưỡng chi phối. So với đồng bằng cư dân tập trung nền sản xuất phát triển do đất đai phù nhiêu nên đời sống cư trú được ổn định. Miền núi không ổn định đất dễ bị bạc màu quanh năm chỉ một vụ, phụ thuộc nước trời, làm không đủ ăn thường bị nạn đói giáp hạt. Vì ở buôn lối sống luôn phụ thuộc vào du canh du cư nên nhà cửa buôn làng không ổn định. Ơở dọc Trường Sơn mùa đông gió bấc, mưa dầm sinh bệnh tật, mùa hạ nắng đốt, thiếu nước. Chính vì thế mà sinh mê tín dị đoan với những triết lý tín ngưỡng cúng - kỵ lắm điều.
    Triết lý tín ngưỡng, cúng - kỵ
    Họ thờ đa thần: Thần nông, thần nước, thần núi, thần cây, thần đất, thần rẫy, thần ruộng, thần lúa, thần lấy mặt trăng, mặt trời làm "Giàng", Giàng sinh mọi thần mọi vật trên trái đất "gọi là Mỏ Pình" bà tạo hóa Mỏ Pình quyết định cái sống, cái chết sớm muộn, giàu nghèo, sang hèn, được mất mùa đều do Mỏ Pình định sẵn. Và chính bà Mỏ Pình lại tạo ra cả trời đất và bà tạo hóa Mỏ Pình đã giao cho trời cai quản mọi vật trên trái đất. Do vậy mà trong lễ cúng bái người thường được gọi đế cúng bái là Giàng chứ không phải là "Mỏ Pình" rằng con người cả số mệnh, mưa, nắng, gió, ấm thuận hòa, ngỗ nghịch là do "Mỏ Pình" định đặt rồi giao cho Giàng trời cai quản theo đúng quy định của Mỏ Pình và dưới Giàng trời là các thần sông, nước, núi, rừng, đất, trâu bò, heo gà...mỗi thần một việc. Ngoài các thần còn cúng ông bà (cúng Ka A Tau) (Mò Ây) (cúng Pơgru) cúng Giàng (lơgeh) Giàng Tơdrê, cúng Mơ Pò, Mơ lăm, Ma Aăc, Giàng đường (Lol) núi rừng Krâle, giếng nước, sân làng Tợ Piên, êalaplay, Giàng A Tau (mả mồ hồn ông bà tổ tiên) ngoài lễ thường nuôi có lúc lại trùng với lễ hội không thường nuôi:Lễ xây cột con trâu(tế trời Giàng), lễ bỏ mả (chia tayvới người chết-lễ đất).
    -Nói về cúng kỵ là phải chuẩn bị, điều chuẩn bị cho cúng kỵ trong năm là rượu cần: men rượu hầu như nhiều phụ nữ đều biết làm, buôn nào tự làm men buôn ấy. Nhà giàu thì bỏ 15-20 ché, nhà nghèo vài ba ché, nhà trung bình 5-7 ché. Rượu bắp: Dùng bắp giã nấu thành cơm ủ rượu, rượu sắn cũng phải nấu sắn thành cơm để ủ, có thể có kê, mạch, gạo, nhì là bắp, rồi đến rượu sắn. Nếu trong năm mà nhà nào đó gặp kỳ bỏ mả, xây cột thì rõ ràng còn chuẩn bị nhiều hơn, nào rượu, nào heo gà, lúa, nếp, trâu, bò.
    Khởi đầu của cúng kính : Là ăn cơm mới, cúng đổ đầu, cúng giàng năm cũ, gọi giàng năm mới đến phù hộ.
    Cung cách cúng
    Cúng đổ đầu: có dân tộc thì thịt một con heo, bắt vài ché rượu, nấu cơm mới, thịt gà. Cầu mưa thuận gió hòa cho lúa đầy kho, bắp đầy giàn. Có người làm thịt con bò, có người 1 con gà, 1 ché rượu, tùy giàu, nghèo khác nhau. Cùng một kiểu cúng "ErrutAKe" như dân tộc Chăm, Ba na đều giống nhau, dân tộc Ê đê ở gần cũng cúng như thế, có điều các con vật cúng để ngửa, rượu cần không hút ra tô và trong câu khấn:
    "Các giàng thần về, đều uống rượu tại cần, ăn gan con gà heo"
    "Bân mnân bân btay"
    "Năm Tabay năm Tding"

    Người ta cúng tại nhà rồi lại ra cúng tại nhà chòi tôn kho lúa bắp của nhà gần đó "mỗi bờ lúa vun có đầu nhọn lên, bờ sắn cũng thế. Sau khi khấn vái giàng, thần thánh rồi họ làm phép bằng cách pha một ít nước huyết heo gà và rượu, mỗi bờ lúa, bắp, sắn đều được chế phép một tý rồi trở về nhà cúng tiếp. Đổ nước vào đầu chủ nhân, sau khi cúng, họ lấy bát nước rượu hòa với huyết của vật tế (gà, heo, bò...) rồi các chủ nhà cùng đứng nơi bàn cúng, người thầy mo đưa tô nước đổ từ đỉnh đầu mỗi người cho nước chảy xuống trán, xuống mũi, miệng, xuống ngực và chảy xuống trúng mu bàn chân. Người nào nước vào miệng nhiều và xuống đúng ngực, đúng mu bàn chân thì gặp may, gặp phúc nhiều. Cúng xong mời khách ăn cơm mới với thịt và quây quần xung quanh ché rượu mà uống, có người kết hợp cúng luôn ông bà mồ mả (Btau) thì tiếp tục nhấc 4,5 ché rượu và làm thịt gà hoặc heo tiếp, đưa cồng ba, trống đôi ra đánh nhảy múa vòng quanh ché rượu ấy, thường thì cúng đổ đầu không đồng loạt 1,2 ngày như Tết Nguyên đán của người Kinh, Tày, Nùng, mà tùy theo nhà nào cắt gặt xong trước cúng trước, nhà nào xong sau cúng sau nhưng không kéo dài sang tháng 2 sau. Vì vậy mới có câu "ăn năm uống tháng" người dân tộc Ê đê từ tháng 9, 10 âm lịch đã bắt đầu cúng quải, tổ chức cúng uống rượu liên tục có câu:
    [​IMG]
    Tháng 10 là bắt đầu "tháng quên" bởi mưa dầm suốt ngày đêm nên gọi là tháng quên. Từ tháng quên đến tháng Đực (tháng Tnô) là tháng thu hoạch mùa màng. Khi trời tạnh mưa có nắng chút ít, gió se lạnh là bắt đầu tháng 1, thường tổ chức cúng quải nhỏ.Gia đình uống rượu, đánh chiêng cồng hát múa. Bắt đầu từ tháng 2 là tháng có lễ hội lớn, lễ bỏ mả, lễ xây cột, cúng trâu, cúng giàng rượu 7, cúng giàng rượu 3 "nghĩa là cứ 7 ché rượu giết thịt cúng một bò hoặc 3 ché rượu thì giết cúng 1 bò" Chăm, Ba na đều có tục như thế.
    Người Ê đê thì cúng nhà giàng lúa về kho và cúng đưa giàng năm cũ, đón giàng năm mới về. Từ đó họ đập gà, heo bò cúng suốt "tháng quên" gọi "Tơ văi bvịt" và "tháng Đực" "MlaIị tơ nô" ngày đêm uống rượu đánh chinh cồng múa hát hết nhà này đến nhà khác cho mãi tháng 2 sau.
    Từ cuộc ăn lúa mới đến đỗ đầu, mừng tuổi con, mừng tuổi cha mẹ, cúng giàng "A tau", giàng chứ, giàng xang..vvvRồi đến lễ hội lớn nhỏ, lễ bỏ mả, lễ xây cột con trâu, cúng giàng 7 bò giàng 3 bò...Nói chung cúng nhỏ, lớn đều có rượu, mà rượu thì múa hát thâu đêm suốt sáng, trai gái kết duyên nhau hát đối đáp và rồi tiếp đến lễ hội cưới hỏi. Nên suốt tháng tiếng chinh cồng múa hát vang động núi rừng.
     
  5. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Về lễ hội không thường niên
    Lễ xây cột đâm trâu (Tế giàng). "Trời" xây cột: Nhận thức rằng con người do trời đất sinh, trời phù hộ, trời nuôi dưỡng và cũng mắc tội với trời đất. Ngoài trời có qủy thần là ma luôn bám theo bên cạnh gọi là "kẻ khuất mặt" cho nên khi đưa buôn làng đến ở khai thác rẫy nương làm ăn ngày càng khá giả. Già làng khấn cúng trời đất mưa thuận gió hòa, làng không bệnh tật, thần sơn lâm không phá nương rẫy, không bắt heo, bò, trâu, gà thì đôi năm sẽ xây cột cúng giàng, điều trước tiên là chung tiền mua một con trâu (đó là trâu tế giàng) phân công cho người thay nhau cho đến khi làm lễ, hẹn rằng năm sau thì mỗi nhà chuẩn bị bao nhiêu ché rượu, mấy con gà, heo và bò sẽ ăn trong lễ cúng. Cũng có khi không phải già làng thay mặt làng khấn vái mà một hộ nào đó giàu có tự khấn trời làm ăn được mùa vài ba năm thì sẽ xây cột cúng giàng, họ tự mua trâu, tự sắm sửa rượu heo, gà. Trong làng giúp đỡ, già làng chứng kiến dù là làng, hay tự cá nhân đều có thầy cúng "thầy mo", thầy thuộc làu từng bài cúng, có giọng khấn ngân nga oai hùng. Nhà, hay làng cúng đều chuẩn bị chỗ cúng trước phải chặt đi một cây gạo có dộ 2,3 sải tay, trồng ở nơi sẽ xây cột, rào lại chăm sóc cây gạo phát triển tốt. Nếu gia đình thì trồng trước sân, nếu làng làm lễ thì trồng giữa làng. Khi bắt đầu chuẩn bị cúng thì chặt 4 cây gỗ khác bằng cỡ bắp chân đẽo chuốt láng về trồng sát chân cây gạo, dưới chân túm lại trên mở rộng để đặt cái trang lên đó. Có 4 cây lồ ô cao, suốt từ gốc đến ngọn cùng trồng chung vào cho ngọn cây tỏa về 4 hướng để treo các hoa văn, các hình tượng, phân cho một số người bứt mây cuộn mây thành 1 vòng kiểu số 8, đầu lớn là đầu thắt vào cổ trâu, đầu nhỏ thắc vào cột, mây được xấp hàng trăm sợi cho đến bằng bắp chân, bên ngoài dùng mây chuốt quấn bện rất cầu kỳ. Khi đưa trâu vào cột là bắt đầu của cuộc cúng tế. Nam nữ thanh niên được taập hợp chuẩn bị múa hát để khi thầy cúng khấn 1 hịch thì nam nữ ăn mặc đẹp đánh chinh cồng và múa xung quanh trâu. Đến khi đâm trâu thì một thanh niên lực lưỡng dùng giáo (xà vặt) đâm hạ trâu xong, sau đó nhấc rượu cần, thịt trâu và tiếp tục múa hát suốt ngày suốt đêm, hết thịt trâu đến bò heo. Hai đến ba ngày xong lễ hội đâm trâu (trả nợ trời đất cúng xong tiếp tục làm ăn).
    Lễ hội bỏ mả: Người Kinh gọi sinh ký tử quy-quy về cõi vĩnh hằng, người dân miền núi nhận thức rằng chết là chuẩn bị đi đầu thai kiếp khác, sống kiếp nào đều phải làm ăn và trả nợ đời. Xác và hồn là hai phần: "xác" phách rữa nhưng "hồn" vẫn ở trong trời đất chờ ngày đầu thai lập đời khác chết đã chôn chưa bỏ mả để từ biệt hồn thì hồn chưa từ biệt bà con, cõi đời, đi lập đời khác, nên sau bỏ mả rồi thì không còn gì nữa người chết đã đi đầu thai vào thế giới khác mất rồi.
    Lễ bỏ mả là lễ không thường nuôi và rất lớn đối với những nhà giàu có, mang của cải đến mả để chia cho người dưới mộ mang đi, đem bò heo làm thịt, mang cả cồng chiêng, có buồn bã khóc lóc là khi cúng tiễn biệt, rồi vui vẻ hội hè khi tiễn đưa và trả được nợ miệng cho những người buôn làng đang sống. Nhà giàu làm thịt 3-5 bò heo hàng trăm gà vịt, hàng chục ché rượu, ché, chum, nồi niêu đều đập vỡ bỏ theo. Sau đó gia đình không còn đến hàng ngày như thời gian chưa bỏ mả.
    Những kiêng kỵ trở thành tập quán kìm hãm sự phát triển sản xuất và văn hóa của buôn làng
    Không biết tự lúc nào hễ một buôn làng ở với nhau chỉ uống 1 giếng nước hay 1 dòng nước mà không được đi múc dòng nước giếng nước khác đem về buôn. Còn nếu có người đã tự đi uống nước giếng khác, dòng nước khác của buôn tức là đã muốn ra đi khỏi buôn làng, tất nhiên họ đi sẽ có một số người đi theo đến 1 vùng đất khác, rừng khác lập nên 1 làng mới, lại cũng tự quy định uống 1 giếng nước, uống 1 dòng nước chứ không phải 2.
    Buôn làng đang ở yên có người bị bệnh chết bất tử, ví như ruột thừa, huyết áp, tai nạn do cây đập, chết nước thì dời làng là chuyện thường, mỗi lần dời làng là cơ cực thêm, đói khổ thêm.
    Người khách lạ vào nhà là phải đi vào cửa rinh, nếu có người nào lỡ lầm đi vào cửa ốt là phạm điều kiêng kỵ nguy hiểm, phải cúng tẩy xóa uế. Ngay mang nồi xoong ở trong bếp ốt ra phòng ngoài đã bị kiêng cữ cũng phải cúng giàng tẩy uế.
    Gặp nắng hạn là do thời tiết nhưng già làng thường tìm nguyên nhân ở những người trong làng như "do trai gái bậy bạ, trai gái chọc ghẹo nhau, đùa cợt qúa trớn làm trời ghen". Già làng bắt được phải đập con dê cúng trời. Già làng, người làng đã nghi nhau mà không nhận liền xảy ra việc mời thầy mo đến bóp trứng gà nghĩa là các người trong làng đứng vòng tròn thầy mo nắm cái trứng gà bằng ngón tay cái và ngón tay trỏ khấn hễ ai dối trá thì tay thầy đến người đó trứng bể. Hoặc cao hơn nữa là lặn nước, ai ngóc dậy trước là thua cuộc phải chịu phạt. Đấy là các hủ tục, hủ tục đó đến nay vẫn còn ở một số địa phương xa đường ở núi cao như "nghi có người chết do ma lai, trời không mưa, mất mùa cũng do ma lai, người bị bệnh cũng do ma lai, nhưng ma lai bao giờ cũng ghép cho những người nghèo khổ, bần hàn trong buôn làng đó.
    Tuy nhiên ở 1 số trường hợp khi các già làng tìm nguyên nhân từ những con người trong buôn gây ra cũng có cái đúng nhưng khi ghép tội thì lại sai. Đem 1 ví dụ dời làng đến một vùng đất, nước thiếu, nằm trên một triền núi ngửa mặt hướng bấc, mùa đông bị cảm cúm là chắc chắn. Mùa hạ đối diện ngang hướng tây thì sinh nóng sốt bệnh, chính là do con người chọn chỗ ở không đúng, hoặc nguyên nhân nắng hạn có một phần do con người chặt phá rừng làm rẫy, rừng trọc sinh lũ lụt, mùa nắng thiếu nước uống, tắm, sinh hoạt gây ra bệnh, không sản xuất được mất mùa chứ đâu phải trời ganh tợ với nam nữ đùa giỡn quá trớn. Nhưng khi ghép cho con người thì thường ghép con người nghèo khổ sức yếu thế.
     
  6. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Một vài truyền thuyết đất và người linh thiêng thuộc vùng núi Phú Yên
    Những truyền thuyết: Nói về xa xưa thì có những con người cụ thể rất anh hùng, rất tình nghĩa . Trong đó đã được in thành sách:
    Sách Đam san-Xinh Nhã: Qua trường ca Đam San, trên vùng núi Sông Hinh thuộc dân tộc Ê đê Mthun có núi Chứ Xinh Nhã là dấu tích 1 vùng núi non, của Đam san Xinh Nhã.
    Truyền thuyết Chilơcốc-ChilơPuỏ: Ka Sô Liễng đã khai thác và in thành sách là những anh hùng dân tộc có công đánh dẹp loạn lạc, diệt ác tà, bảo vệ lẽ phải của vùng đất Eõđe M thun phía vùng sông Ba và sông Hinh, sông Năng.
    Truyền thuyết về Vua lửa: Vốn là Y Bui, mẹ vừa sanh anh ta ra thì cha anh bị cường quyền Y diR giết chết trên dòng sông Krông năng để cướp mẹ anh. Mẹ anh đã bồng anh trốn vào rừng tây Krông, đào khoai, cuốc đất mà sống. Y Bui càng lớn càng khỏe, càng thông minh. Một hôm nghe có tiếng cô gái kêu khóc Y Bui nóng lòng chạy ra xem thì ra là người con gái thật đẹp. Bởi vì nàng vâng lời cha là Y ĐéR đi đến một vùng mà nô lệ đã hái các thứ thuốc, khi qua sông nước cạn, khi trở về đến giữa dòng sông bồng nước khách ào xuống, một số đã qua sông được còn nàng bị cắt ở lại, nước sông vẫn lớn đành phải ở chờ thì gặp Y Bui "lạ gì thanh khí lẽ thường", 2 người gặp nhau chốc lát đã yêu nhau. Nàng Hơ Lúi biết được Y Bui đang trốn trong rừng ấy và có nhà cửa, sắn khoai tươi tốt, săn bắn, đánh bắt cá sản vật dư thừa, của ăn vật dùng đầy đủ . Họ nguyện lấy nhau và thế là Y Bui đưa nàng sang sông về với gia đình với người cha là lãnh chúa Y Đér.
    -Nói về giàng trời thương người dân tộc cho 5 vị thần mang 5 bửu bối đến Y Đér lãnh chúa, để biếu cho dân tộc. Dân tộc có 5 bửu bối ấy sẽ sung sướng. Các thần đến lãnh chúa, Y Đér được tin quân báo có người đến xin gặp lãnh chúa, lãnh chúa cho vào nhưng ai muốn vào gặp lãnh chúa xưa nay đều phải đi bằng đầu gối, đi thẳng người là không được vào. Các sứ giả đứng ngoài tức giận không vào. Cô gái út Hơ lúi của Y ĐéR vừa về gặp các sứ giả, nghe lại sự việc cô Hơ lúi bèn lạy các thần xin tha lỗi. Và cô có ý kiến với các thần mời các thần về vùng rừng phía đông có Y Bui ở đó. Người có đầy đủ phẩm chất, năng lực trực tiếp nhận 5 vật báu. Người ấy là bạn thân nhất của nàng. Còn ở đây cha nàng bắt người làm tù tội, giết chết người không biết bao nhiêu. Các sứ giả của giàng quyết tâm đến đó để xem, nhanh chóng thần đã bay đến nơi. Nhìn thấy một ngôi nhà giữa rừng liền đến trước Rinh, 1 thanh niên tuấn tú bước đến chào và tự xưng mình là Y Bui. Các thầy tiếp xúc thấy con người thông minh, ứng đối lưu loát, đủ tài để có thể "chọn mặt gởi vàng". Thế là các thần dừng lại, quyết định trao bửu bối:
    Thần nông: Trao hạt giống lúa, bắp, nếp, kê, mạch và chỉ cho cách gieo trồng, cách chăm bón, cắt, suốt, phơi phóng và bóc vỏ để nấu ăn. Mỗi năm 1 lần thu, 1 lần thu vào là hết năm. Vừa thu vào vừa cúng lúa mới, cất giữ cúng đỗ đầu. Y Bui nhận và thuộc các cách.
    Thần âm nhạc múa hát: Tặng cho chinh, cồng, đàn Trưng, bộ gõ khác. Dạy cho Y Bui biết múa, biết hát, biết sử dụng nhạc cụ chinh cồng. Y Bui thuộc rất nhanh.
    Thần cung, tên, khiên, giáo (thần võ lực): Giao cho Y Bui các cung tên, khiên đỡ, gươm giáo. Dạy cho Y Bui võ lực, cách múa giáo, bắn cung.
    Thần men rượu: Chỉ cho Y Bui biết đi lấy các rễ cây để làm ra men, biết nấu sắn bắp, lúa làm ra 1 loại nước gọi là rượu. Uống vào làm cho con người vui vẻ thêm, tạo ra những bữa hội hè phấn khởi buôn làng.
    Thần thuốc cứu giúp người chữa bệnh: Các loại cây và rễ cây có thể trị bệnh cứu người, bệnh gì trị bằng cây gì vv...Y Bui con của giàng cho nên thuộc hết. Các thần từ giã ra về và báo lại cho giàng trời biết ở 1 vùng đất ấy có Y Bui người trở thành ông vua nhân từ của Tây Nguyên.
    Về phía Y Dẻr, cô gái Hơ lúi mỗi lần đến thăm tù ngục lên bảo họ trốn ngục đi về phía đông Krông-năng, nơi có Y Bui. Cứ như thế tù ngục, người bất mãn Y Dẻr, càng ngày càng về với Y Bui. 1000, 2000, 50-70 ngàn, 1 buôn rồi nhiều buôn Y Bui huấn luyện cho họ biết cách trồng trọt, biết cách chơi âm nhạc, biết cách sử dụng vũ khí. Phụ nữ biết múa hát, biết cách làm men rượu, bốc rượu, biết vào rừng tìm cây thuốc cứu người khi đau bệnh. Cuộc sống phát triển, lúa bắp đầy buôn, trâu bò ngập chuồng. Suốt tháng sau mùa thu hoạch là đánh chinh cồng, uống rượu men say vào thì hát, cuộc sống rất hòa bình. Y Dẻr nghe được tin con gái ông đã lén ông về phía Y Bui và Y Bui đã trở thành lãnh chúa hùng mạnh, bèn cho quân sĩ của ông đến phá buôn làng Y Bui. Nhưng có điều lạ là quân của ông kéo đến buôn phía Y Bui không thấy quân canh mà chỉ nghe những âm thanh lạ lùng mê hoặc phấn chấn tất cả người nghe. Và khi đó con gái làng Y Bui ra mời họ vào uống rượu. Tất cả vào được dâng rượu, uống vào nghe lâng lâng mà từ xưa chưa bao giờ biết, lại được ăn bò heo, mà được nàng Hơ lúi xem như công chúa đón tiếp. Cảnh giàu làm cho quân lính Y Dẻr mê không về. Y Dẻr cho bao nhiêu quân ra đi đều không thấy về. Y Dẻr buồn rầu và chết. Vợ chồng Y Bui về tang lễ và được dân làng tôn lên làm Vua. Từ đó có Vua lửa trị vì phía nam Tây Nguyên và vùng đất ấy trở thành đất Hỏa xá. Bởi tiếng dân tộc "Bui" là lửa theo tiếng Kinh còn Hỏa là Hán văn hóa xã mà trong đó có vùng Krông Hinh, Krông Năng, Krông Da. Vua lửa truyền nhau cai trị cho đến đời Chúa Nguyễn. Khi nhà Tây Sơn nổi dậy, Nguyễn Nhạc đã cử Võ Văn Cao tổng trấn Phú Yên cùng Nguyễn Lữ lên tận Hỏa xá để gặp chúa Hỏa. Chúa Hỏa đã cho công chúa , mà sử sách Gia Long có ghi nữ chúa Thị Hỏa đem tượng bình ra giúp cho quân Tây Sơn. Trong sách nhà Tây Sơn của Quách Tấn cũng đã ghi như vậy "trong khấn vái cúng kính người dân tộc ngoài khấn giàng tiếp theo là PôtauY Bui"-Tức Vua lửa của họ.
    Truyền thuyết về Vua nước-Thủy Xa: Ta có thể phân định thủy xá là vùng tây và tây bắc Phú Yên đến tây nam, tây bắc Bình Định đến Gia Lai, KonTum, ngữ hệ Ba na Thủy xá là "nước" thế mà vùng này lại là núi. Người xưa nói có đúng không trong trường ca "Xin chi on", "Chi lơ cốc" của Ka Sô Liễng dịch, xưa họ sống ở vùng giáp biển họ đánh nhau từ hải đảo này sang đảo nọ, dấu tích hãy còn 1947 làng cuối của người Ba na ở cảng Vũng Rô mới kéo đi lên Tây Nguyên, 1số làng ở vùng đồng bằng Tuy Hòa dần dần len phái suối Phẫn.
    Có lẽ vùng gọi là Thủy xá, vì có nhiều núi cao, nên mưa nhiều nhiều nước, ở đó có hòn mưa, núi mưa. Đầu phía Tây bắc, phát nguyên ra Sông Ba "Đà Rằng", đầu phía dông bắc phát nguyên ra con sông Hà Đang sông Cái và hàng loạt con sông lớn nhỏ từ vùng gọi là Thủy xá chảy đông, chảy về nam của Tỉnh. Như sông Mlúi-Ca lúi, adunpa...dân mà người Pháp gọi là, họ có tính chiến đấu cao, thanh niên nam nữ lớn lên là tập sống, tập thể ở nhà rông, luyện tập đao kiếm võ nghệ, đặc biệt là phóng lao đỡ khiên. Đó là dân Ba na "Thủy xá". Thời "1973" khi phong trào Tây sơn nổi dậy Potauyer đã đưa đạo quân Ba na của mình giúp cho Nguyễn Huệ. Đây là đạo quân tiên phong khiên lớn giáo dài. Ngày nay trong nhà người Ba na ở vùng Thồ Lồ Phú Yên còn có những chiếc khiên, cây giáo "gọi là xà vặt" Potauyer cũng là 1 vị thần mà cúng kính người Ba na thường khấn vái cùng với giàng.
    Nhờ là vùng căn cứ Tây Sơn cũ người Ba na của Potauyer đặc biệt vùng Thồ Lồ Hà Đang 80 năm nô lệ, họ không lệ thuộc Pháp và họ xây dựng nên những lãnh tụ khoa buôn nổi tiếng
    Nguyên tắc cuả họ là những thanh niên trong vùng muốn trở thành lãnh tụ phải có tài, có gan dũng cảm, dám rạch ngực mình trước đông đảo quần chúng, tỏ rõ dùng cảm, tỏ rõ lòng yêu nước. Sau phong trào Tây Sơn, dưới các Triều Nguyễn: Nguyễn Aănh, Minh mạng, Tự Đức họ đều không khuất phục. Thế mà đến 1885 toàn vùng trở thành căn cứ địa chống Pháp của lãnh tụ Lê Thành Phương, của nguyên hào sự Võ Trứ, Trần Cao Vân, những thủ lãnh địa phương người Ba na ở vùng Thồ Lồ Hà Đang như Y Dôm, Y Dao, Ma Quân, Ma Hàm, ma Kham. Tiếp sau phong trào Võ Trứ họ lại ủng hộ phong trào nước xu của Võ Phụng Hiên, Phó Đẩy, Ma Bí
    Truyền thuyết về Ma Chàm "Oi Xăm Răm" đã tổ chức thành 1 phong trào nước xu rộng mạnh, lôi kéo cả vùng từ Quảng Nam, Đà Ngãi, Bình Định, Phú Yên cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận và Tây Nguyên, không phân biệt dân tộc Ê đê, Ba na, Haroi, Rắc lây đều đến với phong trào nước xu bên sông Cà lúi nơi có cây đa lớn (thường gọi là suối Ché) và ngôi làng xưa của ông Chàm. Phong trào bị lộ, Pháp đàn áp ông Chàm bị đày đi cỏ rẽ. Cho đến năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công mới giải thóat cho ông về quê tham gia kháng chiến và đã chết già ở đấy.
    Thửơ ấy trong dân gian có ca tụng phong trào nước xu của ông Chàm:
    Từ ngày Tây lại đến giờ
    Xem ra các cuộc đều thua ông Chàm.
    Bình Định cho chí Đồng Cam
    Đâu đâu cũng đến ông Chàm một khi
    Xa xui đâu có ngại gì
    Đồng xu bát nước đem đi cúng liền
    Trong lời khấn vái cho đến nay:
    Ơi giàng núi La Hing, núi ông núi bà
    Ơi giàng sông Hà Đang, sông Mơ lá, Cà lúi
    Nước linh thiêng, núi linh thiêng
    Ơi oi, ơi Y loi, e oi xăm rằm.

    Oi xăm rằm "Man chàm" tuy tiếp nối sự nghiệp từ những năm 30 của thế kỷ 20, những năm mà đế quốc Pháp khủng bố trắng phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh và cả Phú Yên hàng loạt người yêu nước bị khủng bố, bị bắt bỏ tù. Ơở Trà Kê, ở Buôn Mê Thuột, ở Lao Bảo. Nhưng bằng cách khôn khéo khơi dậy 1 phong trào dựa vào tâm lý thánh thần, dựa vào thuyết nước thần chữa bách bệnh, trước khi huy động phong trào, ông Chàm đã lợi dụng được phong tục dân tộc dựa vào phong tục được các già làng ủng hộ ông đã minh chứng rằng "con tông ma nhan, lý trưởng Ma Khoan, lý trưởng Ma Phư, Ma Chè...Lă Ma Lai, vì nó mà dân đói khổ chết chóc, bệnh tật, nắng hạn mất mùa. Riêng dòng họ chánh tông MaNhan hàng 10 tên đều nằm trong danh sách ma lai. Vốn ông Ma Chàm là hội đồng hàng tỉnh nên cũng có điều kiện để phát động nhân dân.
    Tháng 2/1932 ông huy động trai tráng trong làng và các làng khác về làng ông ăn uống, và ông bày cách bắt ma lai, trang bị gậy, dây và phân công đi về các làng, xã, tổng bám vào các nhà có sanh sách là ma lai; số còn lại thì ông Chàm chỉ về cách đóng rọ ở bờ sông Cà lúi "Suối Ché"; Sáng hôm sau từ chánh tổng Ma Nhan các lý trưởng (xã trưởng) các thân nhân của Ma Nhan, của lý trưởng Ma Khoen là 20 người đều được đưa vào rọ để chém, thì có sự can thiệp của đồn Pháp Trà Kê. Dù không giết được nhưng cả bọn tổng lý quá hoang mang không dám làm gì nữa. Vì vậy, uy tín ông Chàm ngày càng lên cao.Từ đó, dân các nơi đi cúng xu cho ông Chàm và lấy nước trị bệnh ngày một đông. Đến 3-4 tháng sau, mỗi gia đình mỗi người 1 xu thế mà ông Chàm đã thu hàng 1 tấn xu. Pháp đã tịch thu khi bắt ông Chàm đưa đi đày
    Gọi là nước và xu, xu để làm gì mà phải huy động-1 đồng xu cho 1 người không nhiều nhưng có đồng xu là biết có người ủng hộ phong trào, bao nhiêu đồng xu là bao nhiêu người đỗng xu cũng là dùng để đúc đạn.
    Trong thời gian 4-5 tháng ông Chàm đã xây dựng 1 ngôi nhà bằng gỗ, ngôi nhà rất lớn vừa để làm lễ, cũng vừa biểu dương lực lượng mình, dùng cây rất lớn để đạn bắn không thủng, người trong nhà đang làm lễ rủi Pháp đến có thể từ các lỗ châu mai bắn ra hỗ trợ cho dân và người rút vào rừng, sau khi Pháp bắt ông Chàm Pháp đã phá hủy ngôi nhà, nhưng còn 2 trụ rinh rất lớn khoảng 2 người ôm.
     
  7. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Về vùng biển và ngư dân ven biển tín ngưỡng-triết lý tín ngưỡng cúng kỵ và mê tín
    Bởi địa hình cư ngụ của ngư dân Phú Yêntheo dọc dải núi ven Trường Sơn chạy hãm ra biển. Và từ đó tạo ra những bán đảo mà người dân biển sống theo chiều dài của địa hình đảo và bán đảo, biển từ Cù Mông đến vịnh Xuân Đài, Vũng Lắm đến đầm Ô Loan và vào phía nam là Vũng Rô. Biển ăn sâu vào đất liền, những cánh tay núi lại chìa ra ngoài biển. Vì vậy, từ xưa đã hình thành nhiều làng xã sống ở đó như làng Túy Phong 7, Tuy Phong 8 (nay là xã Xuân Hải), làng Hòa Phú, Hòa An, Hòa Lợi (nay là xã Xuân Hòa), làng Vịnh Hòa, Từ Nham ngoài bán đảo, Tùy Luật của xã Xuân Thịnh. Các vùng: vũng Chào, vũng Mắm, vũng Trích, vũng La của xã Xuân Phương đều nằm ngoài biển cách xa đất liền và thành thị. Quanh năm sống bằng nghề đánh bắt cá, mặt trước là biển cả, mặt sau là đầm, vịnh. Giữa xóm biển này với xóm biển khác muốn qua lại phải đi qua động cát, mà mùa hè thì nóng bỏng không thể đi được, hoặc bị ngăn chặn bởi núi đá, gành đá cho nên quan hệ giữa xóm cá này với xóm cá khác cũng hết sức khó khăn. Tuy là núi đảo ngoài biển nhưng rất nhiều gai quiăt, cả xương rồng, bàn chải. Vì vậy mối quan hệ nhau đều sử dụng ghe thuyền. Ngay cả lời nói cũng khác nhau: Ăn cơm thì bảo "en cum", đi lại thì bảo "y lợi". kỵ tiếng "con ngựa, cá dìa, rắn biển tiếng úp". Ngoài các kỵ còn kỵ tên ông bà xưa, kỵ tên người chủ của làng ấy. Nên làm cho lời nói hết sức khó nghe. Ơở vùng sóng gió làm ăn trên biển nào là tiếng sóng gió, cả tiếng máy. Vì vậy, dân biển nói rất to "ăn bằng sóng, nói bằng gió" còn việc muốn vào đất liền như đi chợ, đi mua gạo, thức ăn thì phải vào đất liền. Muốn vào đất liền phải đi bằng thuyền máy, đến ngày nay mới có người xây dựng được cầu bằng gỗ ván nơi gần nhất qua đầm là 600-700 mét. Họ thu tiền người dân qua lại bằng số tiền như đi đò. Xe máy, xe đạp chạy thông suốt qua cầu. Để qua lại các xã hải đảo người ta đã làm 2 chiếc cầu như thế. Một là cầu Diêm Trường qua xã Xuân Hải, hai là cầu Vĩnh Cửu qua xã Xuân Hòa. Và tiếp theo đang mở đường đất chạy dọc theo bán đảo vũng La, Từ Nham, Vinh Hòa bằng cách ủi cát rồi đổ 1 lớp đất lên trên, gặp những gành đá thì phá đá để tạo đường. Nhờ vậy, giữa các thôn biển qua lại với nhau động cát đã đổ được đường đất để cho dân đi lại bằng xe đạp, xe máy, cũng có người sắm được xe lamputa chạy 5,6 khách. Văn minh đã thâm nhập vào vùng biển ấy.
    Vùng biển Tuy An thì từ An Ninh đến An Hải-An Hòa, An Phú, một nửa thôn sống bằng nghề nông, chỉ các thôn dọc biển thì làm nghề biển. TX Tuy Hòa thì phường 6 là phường biển, huyện Tuy Hòa có 1 số thôn: Hòa Hiệp bắc, Hòa Hiệp trung, Hòa Hiệp nam, Vũng Rôvà xã Hòa Xuân đông.
    Ngư dân
    Đại đa số dân biển là dân nghèo từ thế kỷ 16-17 do đánh cá từ miền Bắc vào, cùng một số người Trung Hoa dân thời nhà Minh, nhà Thanh Trung Quốc đến cùng đánh cá, cùng hòa nhập nhau. Từ đó ở đây có những phong tục tập quán lai nhau. Người Hoa thờ quan Vân Trường, Châu Thương, Quang Bình. Người tại chỗ là Chăm Pa Thi thờ cá voi, cây xương rồng. Người Việt thờ Phật giáo và thờ tổ tiên ông bà tiền hiền hậu hiền thần nông...cho nên vùng biển có sự hòa nhập các dòng văn hóa và thờ cúng tín ngưỡng nhau. Ngay dòng họ có họ Tôn, họ Tô, họ Văn, Ngô, Diệp...và họ Ma, họ Mang, họ Y được bổ sung vào giòng họ Việt. Do cách làm ăn nên rõ ràng họ trọng nam khinh nữ, bởi nghề phải lăn, bơi, kéo, chèo. Do đó họ cần con trai, đặc biệt lại kiêng cữ con gái ra ghe thuyền sợ ô uế, sợ ông bà, cô cậu quở (ông là cá ông voi, Nam Hải Đại Vương) bà là cá voi cái, cô là cá voi cái nhỏ, cậu là cá voi đực nhỏ. Dì 5, dì 6, cậu...là những loài cá khác như sứa, cá vượt..vvv
    Cách sống từng làng biển dân biển dựng nhà sát với nhau, nhà xem ra cũng là tạm, bởi nhận thức "Điền tư ngủ chung" mặt biển là của chung, ở đâu làm ăn được thì đến, thậm chí có dòng họ chết không chôn trên bờ mà tán dòng nước biển cả. Từ sau ngày đất nước giải phóng 4/1975 đến nay dân biển đã tương đối ổn định. Họ xây nhà ngói, từ nghề nhỏ dần nhờ sự giúp đỡ của nhà nước đã sắm được ngư cụ lớăn.
    Tuy nhiên kiêng kỵ thì còn nhiều, Ra đi làm ăn kỵ cơm khê bước xuống thuyền kỵ đàn bà, ăn cơm kỵ nói tiếng úp chén "sợ ghe úp", gặp cá ngựa nói tránh cá ngọ "nói ngựa nó sẽ chạy như ngựa về không". Gặp cá dìa không dám gọi tên. Ơở nông thôn "gặp rắn thì đi, gặp qui thì về". Ơở biển gặp rắn là trở về cúng xong mới đi.
    Ngày nay, phát triển chăn nuôi nhờ đầm vịnh, nhiều ngw dân Phú Yên có 2 tay: 1 tay đánh bắt, 1 tay làm ao đìa nuôi trồng. Tuy thế vẫn chưa thoát khỏi cái phương thức sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc trời đất, vào kẻ khuất mặt. Cho thì trúng, không cho thì trật. Đến cả vùng biển Phú Yên gần 200 nghìn dân vẫn sống với ghe thuyền từ 10 - 20 CV, rất ít 40 CV trở lên. Phần nhiều trong lòng ghe thuyền khong được trang bị phương tiện tầm ngư, ngay cả phương tiện thông tin để nghe thời tiết cũng chưa phải đã có đều.
    Cách thờ cúng: quanh 1 làng biển rất nhiều lăng miếu, nơi cúng kỵ như lăng ông, lăng bà, miếu cô, miếu cậu, thờ thần hoàng, thờ thiên y thánh mẫu...
    Lễ hội cúng kỵ thường niên
    Ngày lễ cúng kỵ trong năm (thường niên) gồm có những ngày giỗ chạp ông bà tiên tổ, giỗ gia đình, giỗ họ. Cúng rằm tháng giêng, rằm tháng 3, rằm tháng 8, cúng thổ trạch cúng đất từ 15/3 đến 18/3 hàng năm. Cúng ra quân đi đánh bắt cá vụ nam cúng mồng 5/5 Đoan Ngọ, ra quân đánh bắt cá vụ nồm và đến lễ hội cầu ngư là lễ hội lớn của làng, các lạch đứng ra tổ chức lạc quyên tiền bạc để mua sắm heo gà và vật liệu cho lễ, có lúc lễ không hội mà chỉ lo phần cúng kính để ra quân. Có lúc có hội nghĩa là xong phần cúng kính có phần hát lăng đãi đằng cho dân làng và các bạn bè. Có hội thì quy mô càng lớn, kinh phí phải tốn gấp đôi ba lần.
    Lễ hội Đầm Ô Loan:
    Bắt đầu lễ từ đêm mồng 5 Tết, bởi cái thửơ xa xưa cách đây vài trăm năm, đêm mồng 5 Tết 1 cá ông voi chết trôi dạt vào đầu cầu phía đông Tân Long, ngư dân đang tẩm liệm cúng kính thì đêm mùng 6 lại 1 cá ông voi lớn trôi dạt vào tây cầu Tân Long, phía đông nam, và 1 cá ông voi cái dạt về phía Bắc cầu Tân Long. Một lúc đêm mồng 5,6 Tết 3 cá ông dạt về thôn của Tân Long Ô Loan là điều may cho ngư dân. Vì vậy, từ đó đến mãi sau này có lễ hội hàng năm, lễ hội bắt đầu từ ngày 5-7 Tết âm lịch: Diễn ra lễ là cúng kính bằng heo quay, đội múa siêu từ 12-14 thanh niên ăn mặc đồ lễ, hia mão chỉnh tề đến lăng cùng với đội cờ nheo dàn 2 bên lăng cho thầy lễ vào làm lễ. Lễ xong đội siêu múa và rước ông ở lăng về địa điểm chánh lễ. Tại chánh lễ đền thờ ông có sẵn hoặc được dân làng thiết lập để triệu thỉnh thánh thần và nghinh ông về. Tại lễ có chánh tế, phụ tế và những người được ông cho ăn lộc thờ tự và dân làng đứng hầu. Tại tế đàn các đồ cúng lễ: Heo quay, gà luộc, vịt luộc. Ơở đây từ 1-3 heo quay, hàng 10 gà vịt luộc.
    Chánh tế, phụ tế và các chức sắc, đội siêu mặc lễ phục hia mão, đội kỳ nheo đứng hai hàng, tiếp theo là ngư dân. Chánh tế, phụ tế mặc áo thụng xanh khăn đóng đi hia vào lễ. Phụ tế đọc NGHI XƯƠớNG TÊế: (1)
    Cư soát Hương Đăng
    Cư sóat Tế phẩm
    Xướng:
    Chấp sự dã các tư kỳ sự
    -Khởi chinh cổ
    -Nhạc sanh khởi nhạc
    -Bồi bái đông tây hiến các tựu vị
    -Chính tế viên tựu vị
    -Nghệ quân tẩy sở, quán tẩy thế cân
    -Nghệ hương án tiền
    -Phàn hương-thượng hương
    -Phủ phục hưng bái tứ bái...hưng bái
    -Bình thân phục vị
    -Hành sơ hiến lễ, nghệ chính hiến vị tiền quỳ, hiến tước, tấn tước, phủ phục hưng bình thân
    -Phàn hiến giai quỳ, giai qùy, đọc chúc phủ phục,hưng nhị bái, bình thân phục vị
    Hành á hiến lễ
    -Nghệ chinh hiến dĩ, tiền quỳ hiến tước, tấn tước phủ phục hưng bình thân phục vị...
    -Phàn hiến giai quỳ, hiến tửu phủ phục chung hiến lễ
    -Nghệ chính hiến vị tiền quỳ, hiến tước, tấn tước phủ phục hưng bình thân
    -Hiến trà tôn thần tứ bái (4 lạy) hưng bình thân phàn chúc
    LÊễ TĂắC
    -Trong quá trình nghi xướng (Kiểm soát giới thiệu )

    Có những nguyên tắc, cư sóat thì 1 người phụ tế đi kiểm tra lại hết các cách để hương đèn, cách đặt tế phẩm, cả cái dùi trống, dùi chiêng. Nguyên tắc đều tiến hành nghiêm trang, nhưng cứ hiện dần cái ý tứ "tiên bần hậu phú". Khi đọc xướng đầu nhỏ sau lớn dần, chinh, cổ, cúng đầu nhỏ sau lớn dần, hương đăng đầu làng hướng đăng giường thờ chính sau toàn bộ sáng rực rỡ nghi ngút trầm hương. Nhạc sanh múa siêu múa kỳ đều thể hiện cho rõ ràng cái ý tứ của tiền bần hậu phú.
    Và đến lược chánh tê: Vào đọc văn tế thần Nam Hải Đại Vương cũng bắt đầu từ nghi xướng. Chủ tế đưa văn tên lên ngang tầm mắt quỳ xuống, chinh cổ, nhạc sang nổi lên xướng đọc hịch văn tế NAM HAảI ĐAạI VƯƠNG THÂầN. Lại đến lượt tế thủy tề (có cái bài dịch kèm theo).
    Sau tế NAM HAảI THUủY TÊề tế đến tế ông. Phần chánh lễ đã xong đến thứ lễ bởi vì lễ chính là tế cúng. Thứ lẽ là đoàn hát tuồng "Vào mục xây chầu Đại Hội. Chầu ở đây là chầu hát, tức là lễ khai trương tuồng hát bởi vì khi tiến hành lễ làng lạch ở đây đã phải tính chính lễ, thứ lễ. Đoàn tuồng nào kinh nghiệm biết xây chầu và diễn xướng tuồng hát đúng theo yêu cầu của dân làng. Đó là tuồng ông "như Huê dung Đạo" như đào viên kết nghĩa...ăn thua phải có Quan Vân Trường hiện lên như sân khấu và bầu đoàn tuồng cùng bồi tế. Làm đúng thứ lễ xây chầu kỳ an cho nhân dân vùng biển được mùa làm ăn khá. Khi đoàn vào hát người cầm chầu phải là chánh tế, thay mặt cho dân cầm roi chầu và thưởng thẻ cho đoàn hát. Dân cư thay nhau đi xem vì đoàn hát được làng lạch đặt tiền trước rồi, giờ chỉ có xem và ai có tiền riêng mà gặp đúng điều mình bói thì thưởng. Ơở đây xem hát tuồng áng tuồng lễ dân còn có tục bói vận mệnh mình, gia đình mình qua đoạn tuồng. Ví dụ họ vừa vào thì gặp ông đỏ ra và thế là vận họ đỏ theo ý nghĩ của họ.
    Như vậy là thứ lễ kèm theo với vận hội xem hát, hát có thể 2 ngày đêm. Xong hát có tôn vương của đoàn hát. Còn chủ tế thì làm lễ tống khách.
    Nội dung lễ tống khách
    Tôn thần chi gia huệ giã cẩn cáo.
    Tôn thần hữu linh tất hữu lại lễ chi, thường là hữu nghinh tắc hữu Tống, tế vì an chi tư tắc tị đạo, kim trấn tống khách chi nghi.
    Thượng kỳ tại cách tư vi khiêng hy bảo xã, đặc danh đắc lộc bộ hương, nội lai hạ lai vi ngưỡng lại Tôn thần chi gia huệ gĩa cẩn cáo.
    Lễ tống khách: Theo bài vị cùng kêu gọi các thần phương đông, phương nam, phương bắc, phương tây chi thần.
    Đương niên hàng khiển hành binh hi thần
    Trung ương an ký sự chi thần
    Chiến sĩ vị quốc vong xu chi thần
    Ngũ phương ôn tướng ôn binh chi thần
    Sữ giã thiêng liêng lực sĩ vạn vạn tinh binh chi thần

    Trong thiết lễ chi nghi có mâm thí thực cho các đẳng âm hồn cô hồn và chủ tế sẽ đưa thả ra ngoài biển trên 1 chiếc bè chuối cây.
    Sau thứ lễ có hội rồi ngày mồng 7 âm lịch là hội. Hội được tổ chức to lớn mà ngư dân cả tỉnh cả huyện tham gia bởi vì ban tổ chức đã thông báo mời các đội đua thuyền súng, đua thuyền tập thể có Văn hóa thông tin và huyện, tỉnh tham gia, có thưởng huy chương vàng, bạc, đồng cho các đội đua thuyền thắng được thắng cuộc.
    Lý do của đua thuyền thúng, thuyền lệ trong lễ hội cúng kỵ này là vốn khi 3 con cá voi vào bờ. thưở ấy biển cả còn hoang vu, con người chưa văn minh, chỉ biết khi gặp bão được cá voi vịn thuyền cứu người, chính vì thế mà tin, ngày nay ta biết được trong bão tố cá voi cũng tìm chỗ dựa để vượt qua cơn giông tố đó thành ra sự nương dựa vào nhau. Nhưng lễ hội hàng năm của Ô loan có tổ chức cho thanh niên nam nữ đua thuyền thúng truyền thống vượt qua sóng to biển cả với ý nghĩa tạo cho con người dũng cảm khỏe mạnh, và đua thuyền lệ thường là 8-10 người 1 thuyền vượt nhanh không chìm ghe lại đến đỉnh sớm, cũng là tập cho thanh niên nam nữ khỏe mạnh mà tôi luyện nghề nghiệp vượt ra biển cả làm ăn...Lễ hội thường niên ở Ô Loan. Đi từ lễ chính sang thứ lễ đến hội đua thuyền là lễ hội lớn hàng năm ở Phú Yên. Sau lễ hội ấy mỗi lăng miếu ở các xã, các thôn có lễ cầu ngư và hát lăng ở mỗi làng biển. Còn gọi là lễ cầu ngư hàng năm. Tương tự như lễ hội Ô Loan nhưng thời gian ngắn hơn, tốn kém ít hơn nhưng rõ ràng chính lễ, thứ lễ phải có đủ, còn hội lớn thì không tổ chức.
    Lễ hội miền biển không thường niên mà là đột xuất
    Trong 1 làng biển có người khấn vái ăn ở ổn định làm ăn được mùa 1 đôi năm sẽ cúng tế các lăng miếu thánh thần xứ sang 1,2 con gõi (con heo) khia vài tràng hát cho dân xem.
    Cũng có lúc 1 ngư dân đánh bắt xa bờ gặp phải cơn sóng to gió lớn, trước bầu bạn ông ta khấn vái cho tai qua nạn khỏi về được nhà sẽ cúng tế lăng miếu đất trời, tổ tiên và heo, và tổ chức hát mấy chầu hát bội cho dân xem trả nợ đất trời. Hoặc 1 ngư dân làm ăn xa trúng lớn, hoặc 1 dân biển đi nước ngòai làm ăn khá gởi tiền về đề nghị làng lạch xây dựng lại miếu bà, miếu ông cụ thể nào đó. Xây xong thì tổ chức khánh thành cúng tế trời đất. xây chầu đại bội cũng đều do tiền của của anh chị em ngư dân bên ngòai gởi về, hoặc họ trực tiếp chi tiền cho khánh thành cúng tế và xây dựng chầu đại bội thưởng cho các đoàn hát chiêu đãi khách...Cũng có làng do ảnh hưởng cúng kỵ của miền đồng nên cũng tổ chức những cuộc cúng chay, đám chay thường là kỳ an thổ trạch, kỳ an gia trạch, họ sắm sang lễ vật rước thầy của 1 chùa nào đó đến gọi là tụng mấy tụng kinh, đám lớn hơn có tổ chức múa lục cúng và ngày cuối cùng, tống khách có các mâm cúng "thí". Mâm thí được thả theo bè đưa ra biển có treo đèn kết hoa hoặc có nơi đưa lên đồi núi làm 1 cái đàn để các mâm thí thực trên đó, ý là phần này cho các đẳng âm hồn, của cái xứ cụ thể này hưởng để phù hộ cho làng làm ăn phát đạt.
     
  8. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Cúng tế lăng ông, lăng cô miếu công thần ở đàm cù mông.
    Lăng ông thôn Túy Bình: Thuộc Hòa Lộc ngày nay "địa điểm ở ngoài đảo" từ quốc lộ I xã Xuân Cảnh nhìn qua bên kia biển dầm về phía bắc, đây là lăng thờ lâu đời nhất. Theo nhân dân truyền miệng lăng được lập thời Lê Quang Hưng năm thứ 20. Bởi đây là 1 ngôi làng có dân cư từ thế kỷ 16. Vào đầu tháng 8, lúc ấy đầm Cù Mông còn rất lớn thì 1 cá voi bơi vào và lợ ở đây, cá lớn đến mức không cách gì đưa lên bờ được phải đăng ở dưới nước cho đến khi rã thịt mới khiêng từng khúc xương lên bờ và cũng không có quan quách nào bỏ xương được phải xây hộc tam tĩnh xếp xương vào sau đó xây lăng vì xương lớn nên buộc phải huy động năng lực cả vùng xây lăng rất lớn mới che hết bộ xương, nghe những cụ già 80 tuổi "ông Nguyễn Chấn" kể: Các người xưa nói là 1 khúc xương sống phải 10 người khiêng mới di chuyển được. Từ đó có lệ cứ đúng Tết Trung Thu mỗi năm cả làng phải lo tế lễ lăng ông. Nghi thức tế lễ giống nhau. Nghĩa là sắm lễ vật làng đứng ra cúng tế-1 heo-nhiều gà vịt. Có chủ tế thứ tế, các nghi thức văn tế. Nếu năm nào được mùa cá tôm dân làng làm ăn khá giả thì có thứ lễ vao xây chầu đại bội 5-3 ngày đêm cho dân làng có dịp về bà con các thôn khác chơi ăn uống.
    Lăng ông thôn Vĩnh Cửu: Thuộc 1 thôn của đầm Cù Mông bên quốc lộ 1 nhìn sang gần với lăng ông Túy Bình. Là lăng cô được xây cất thờ phụng long trọng nhất ở Phú Yên. Bởi cô không lợ ở cửa đầm mà đi ngược mãi lên đến Vĩnh Cửu, là vì cô hỗ trợ cho dân thôn Vĩnh Cửu làm ăn giàu có. Kể cả mùa đông năm Khaiư định thứ 2 cô đã đu ngược nước từ cửa lên đến Vĩnh Cửu để lợ là báo hiệu dân làng giàu có. Nên toàn dân lo việc an táng và xây lăng sau đó dân được mùa cá mùa đồng giàu có, nhiều người học thi đậu đạt cao, có gia đình thi đậu tú cử cả 3 anh em đều đậu có ông Đoàn Dịu đậu phó bảng. Cho nên dân càng tin, cúng tế càng linh đình. Năm Giáp Tý 1924 bị cây bão làm hư hỏng lăng, nhân dân đã xây dựng lại, tuy qua 2 cuộc chiến tranh các đình, lăng, miếu đều hư hỏng, duy chỉ có lăng cô thô Triêm xã Xuân Hòa vẫn giữ được lửa hương "Xuân thu nhị kỳ". Đây dân thường gọi là vị phúc thần, hộ mệnh, vị trí lăng cô ở chỗ sơn Thủy kỳ quan thủy sơn Triều Cảng (non nước chầu vào), trươc lăng là doi cồn gò khê cây bần, cây đước và vùng đàm im sóng, sau lưng lăng cô có 1 đồng ruộng của bán đảo Hòa Phú, lúa khoai tươi tốt. Có người đã viết lên lăng "Địa cuộc uy linh, sơn triều thủy bái" và mấy câu thơ Hán văn:
    Báo sơn Cù thủy thủy sơn thanh
    Địa linh nhân kiệt cửu tài danh
    Thánh đức nguy nguy xuyên sắc tráng
    Thân ân hạo hạo nhạc chung linh
    Âấp nội dân phong hòa chất nghị
    Thôn trung nghệ nghiệp xảo Tinh Vinh
    Ngưỡng nguyện thần linh phù mặt trợ
    Giang sơn y cựu Tảo thanh bình

    Tạm dịch: "Núi Bão (1) sông Cù (2) núi nước xanh
    Đất linh người giỏi đã nêu danh
    Đức thánh làu làu sông cuộn mạnh
    Ơn thần rỡ rỡ núi xây linh
    Trong xóm dân tình hòa nhã, vững
    Trong thôn nghề nghiệp khéo tinh rành
    Xin nguyện thần linh thầm giúp đỡ
    Non sông như cũ chóng thanh bình"

    Bài cúng có: nghi xướng:
    Bài tế Nam Hài đại vương
    Bài tế Thủy Tề vương
    Và bài cuối là lễ tống khách (Có phụ lục kèm theo)
    Miếu công thần ở đầm Cù Mông thuộc xã Xuân Cảnh là ngôi miếu lớn nhất, tế lễ uy nghiêm nhất, thuộc triều đình phối hợp với quan Tĩnh và địa phương tổ chức tế lễ hàng năm:
    Miếu công thần nằm trên đảo Hòn Nầng, từ biển đi vào cửa Cù Mông để vào đầm, qua khỏi cửa vào nội đầm thuyền đi ngược lên hơn 1 cây số thì nhìn giữa đầm có 1 cù lao, dòng nươc đầm bao quanh, đứng trên cù lao nhìn qua phía bắc là thôn Túy Bình nằm giữa đầm là biển cả. Đứng ở đảo Hòn Nầng nhìn về phía nam là thấy vùng đất liền của bán đảo Xuân Thịnh. Chu vi Hòn Nầng rộng độ 2 cây số, có núi cao đất bằng sát chân đảo, xung quanh là nước sâu, người ta gọi đảo Hòn Nầng là đảo Bình Phong Bình Ba "chắn gió chắn sóng"
    Một hòn đảo nhưng nhiều miếu lập lúc nào lại ở giữa biển đầm như vậy. Rằng chúa Nguyễn Aănh sau khi được lực lượng ngoại bang chi viện khôi phục được đất Đồng Nai từ năm Đinh Mùi (1797) thường đem hải quân ra Trung theo mùa gió nồm đế tiến đánh Quy Nhơn và các nơi tranh chấp với quân Tây Sơn "Thưở ấy dân ta gọi bọn họ là giặc mùa" thủy quân đóng cả trong đầm Cù Mông, đầm có chiều dài ăn sâu tận chân dốc Cù Mông hơn 25km, đứng trên các đảo của đầm nhìn ra thấy Quy Nhơn, chiếm đóng ở đầm còn chỉ huy sở của "Aănh" đóng Hòn Nầng là nơi an toàn nhất. Sáng xuất quân ra Quy Nhơn ra các nơi đánh nhau với Tây Sơn-thương, tử binh, chiều lại mang về Hòn Nầng chôn cất, và có những trận quân binh Nguyễn Aănh chết nhiều chỉ chở về đổ lên thành gò đống rồi lấp đất sau.
    -Sau khi Nguyễn Aănh thắng nhà Tây Sơn lên ngôi 1802 thì năm 1906 năm Bính Dần Gia Long ra sắc lập miếu trên đảo Hòn Nầng để thờ các tướng lĩnh công thần. Gọi tắt là "LÂậP MIÊếU CÔNG THÂầN"
    -Kiến trúc miếu có nhà thờ chính, nhà thờ tả, nhà thờ hữu, sân tế lễ, nhà các quan đến tạm ở để làm lễ hàng năm, nhà cho cai miếu và đội phu dịch miếu. Đền thờ được xây cất nguy nga tráng lệ, mái cong, có long, lân, quy , phượng. Trên nóc có lưỡng long chầu nguyệt. Quy định của Gia Long mỗi năm 2 lần quốc tế xuân kỳ-thu tế "xuân thu nhị kỳ". Bộlễ của triều đình Nhà Nguyễn và quan chức của Tĩnh thân làm chủ tế. Tế lễ là phải đủ Tam Sinh. "Vật tế sống 1bò, 1 dê, 1 lợn" ngoài ra vật tế chín nhiều heo quay, gà, vịt xã sở tại người lo các vật phẩm hiến tế, phục dịch đưa rước các quan trên các quan Tỉnh về bằng ngựa bỏ ngựa ở đất liền phải đưa ghe bảo đảm an toàn ra đảo miếu.
    -Tại thôn Túy Bình thì có đội từ phu 5-7 người có 1 phu trưởng trông coi việc giữ gìn miếu võ, cất giữ các đồ thờ cúng của triều đình, các văn tế đều do Bộ lễ chủ tế. Tại miếu Hòn Nầng thờ các công thần tướng sĩ, gồm 526 tướng sĩ. Thờ 3 giòng chính tả hữu, dòng chính có bia khắc 5 dõng tướng kỳ công, bên tả 130 các tướng lĩnh các trận, bên hữu 120 người, theo người dân hiểu đây là tướng và các cơ đội, được ghi tên và cả binh sĩ chỉ biết tên là 526 người chứ thực ra thì những núi xác chết mà không cách gì biết được. Trong ấy chỉ ghi: "Các âm hồn cô hồn âm linh, âm tướng các đẳng nhan giàng". Khi tổng khởi nghĩa tháng19- 8-1945 tất cả sắc phong thần cho từng tướng quân, danh sách tướng sĩ chết được thờ Hòn Nầng miếu đều bị anh em thanh niên khởi nghĩa đốt hết với nhận thức của triều đình Nhà Nguyễn. Các vật phẩm tế lễ tiêu tán theo dân phu. Trong suốt 2 cuộc chiến tranh Pháp bắn phá ném bom rồi đến Mỹ ném bom, 30 năm chiến tranh đó miếu gọi là công thần Hòn Nầng chỉ còn lại các chân nền, tế lễ đều bỏ. Tuy nhiên dân biển với tục lệ xưa nay họ vẫn đến đó cúng bái trước khi ra khơi.
     
  9. dcba

    dcba New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    449
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Nguyên tắc cúng, khấn

    Triết lý tín ngưỡng cúng kỵ vùng đồng bằng ở phú yên
    Tỉnh Phú Yên có vùng đồng bằng ven biển nơi tập trung ruộng đất khá lớn, nhất là ruộng lúa 2 vụ ăn nước đập tự chảy "Đập Đồng Cam-Đập Sơn Chà Hà Yến' và các công trình tưới tiêu khác, cso 40000 ha tưới tiêu từ trước đến nay. Có 4 huyện, thị xã nơi đông dân và tập trung đông nhất, nếu tỉnh Phú Yên có 800000 dân thì ở đây là 500000. Tuy có 1 thị xã, Tỉnh lợ nhưng 1 bộ phận khá lớn vẫn làm nông nghiệp. Vì dân tập trung nên xu hướng tín ngưỡng tôn giáo cả mê tín, cúng kỵ cũng phức tạp hơn vùng biển và dân vùng núi. Miền núi, miền biển dân còn mê tín nặng hơn dân đồng bằng, nhưng cúng kỵ đơn giản hơn dân đồng bằng.
    Quá trinh hình thành vùng đất
    Theo những tư liệu khảo cổ học, khai quật được ở gò Oỏc, ở hang Gành Beo huyện Sông Cầu. Đàn đá vùng núi An Nghiệp và tù và đá (kèn đá ở An Hiệp) thì khoảng thế kỷ 15 trở về trước dân cư Phú Yên tập trung đông đảo là các vùng miền núi hiện nay như vùng Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh, tây Tuy An, ven núi Tuy Hòa và phần ít hơn là sống theo các đảo và bán đảo, còn vùng đồng bằng gọi là vựa lúa và thị xã Tuy Hòa, thị trấn Sông Cầu, Phú Lâm của Phú Yên hiện nay còn là mặt nước biển, biển lùi đã để lại những dấn ấn: Gành đá Hòa Thắng, Gành bà, gành đá bầu đá Hòa Thịnh, gò sân, gò chợ, dinh ông thành Hồ...cho thấy hình thành vùng đất đồng bằng Phú Yên từ cuối thế kỷ XV đến nhứng thế kỷ sau. 40-50 nghìn ha vùng đồng ruộng Tuy Hòa, Tuy An, Sông Cầu là đất mới từ thế kỷ XVI hình thành dần, lớn dần do bồi đắp và biển lùi, cho mãi đến nay biển vẫn tiếp tục lùi. Vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan cả đến vùng biển xưa gọi là biển hồ Đèo Cả gần Vũng Rô ngày nay, mỗi năm tháng cạn dần và hình thành hàng ngàn ha ruộng đất sản xuất xây dựng và hàng ngàn ha đầm vịnh cạn làm đìa nuôi tôm. Thậm chí Vịnh Xuân Đài mới năm 1945 hàng đoàn hạm tàu Minh Trị Thiên Hoàng (Nhật) vào đậu để chống máy bay đồng minh giờ đã thành đìa tôm, ao cá và đất sản xuất. Cảng Vũng Lắm tàu buôn lớn thường neo đậu cho đến năm 1945 và đến nay không còn là cảng Vũng Lắm mà là bãi cát, đìa tôm. Thế mà trước, giữa và cuối thế kỷ XIX tàu buôn Hoa Kỳ do George Thompson thả neo ở đấy và hàng lọat tàu chiến Pháp tháng 2/1887 đã ngang dọc trên cảng Xuân Đài, Vũng Lắm tấn công vào các tiền đồn của nghĩa quân Cần Vương Lê Thành Phương, Bùi Diên. Đến năm 1975 cảng Xuân Đài vẫn còn 1 vài vũng sâu mà tàu buôn lớn còn vào được. Có thể nói vùng đồng bằng Phú Yên cứ lớn dần theo năm tháng do biển lùi hoặc sự bồi đắp cát của các dòng sông đổ về là rất lớn. Xét cho cùng cái lợi là có đất ở , có ruộng đất sản xuất. Nhưng cái hại là mất cảng, nguồn lợi thủy sản bị nghèo. Dần dần bãi ngang càng lớn, khó có chỗ cho ngư dân neo đậu ghe thuyền...
    Cấu trúc dân cư
    Quá trình hình thành đất đồng bằng Phú Yên như vậy cho nên dân cư cũng theo đó mà phát triển. Phần đông là cư dân du nhập (phát triển cư dân theo cơ học). Vì vậy thường gọi là dân tứ chiến hoặc tứ dân. Tức là nói rằng nơi này là dân 4 phương tụ hội, còn nói chiến là nói sự từng trải gian lao thử thách của đời, đói khát, tù đày từng trải...Vậy tứ chiến theo người xưa nói lại "truyền thuyết"
    Người gốc là người Chăm Pa sau khi triều đại vương quốc Chăm không tồn tại. Họ vẫn ở đó làm ăn.
    Thế kỷ XV người Việt từ phương Bắc vào làm ăn, có bao gồm người Việt do chống lại quan lại, cường hào, ác bá phía Bắc quê hương của chính họ. Hoặc bị tù ngục rồi được giải thóat trốn chạy vào. Cũng có số binh lính của vương quốc Việt vào chinh phạt trốn ở lại, hoặc bị quân Chăm Pa bắt làm tù binh đã ở lại luôn để làm ăn. Từ đó khi có gốc rễ họ dần dần lôi kéo bà con tiếp tục vào sinh sống làm ăn.
    Các cư dân vùng Nam đảo do làm ăn sinh sống trên biển trên hải đảo xa xuôi ngoài Thái Bình Dương như Inđônêxia, Malaixia...Theo tập văn hóa Chăm Pa của Rutux Cacphanchiê thì thưở xa xưa khi vương quốc Chăm Pa còn phồn thịnh, đã có hàng loạt người Inđônêxia, Malaixia thả bè vào sống ven biển làm ăn, lâu ngày họ thành cư dân tại chỗ. Sau này ở vùng biển Vũng Rô, Vạn Giã có người, có xóm tự bảo dòng họ mình là người mgoài biển, gọi là người Đàn Hạ.
    Là người Hoa cũng là người qua 1 quá trình từ xưa thời Nhà Ngô (Trung Quốc) vào ở ven biển. Ta thường có câu "Xí xô nghe như Ngô té biển". Đến các đời Hán, Minh, Thanh, đặc biệt nhà Minh khi bị thất bại trước nhà Thanh và bị nhà Thanh hạ nhục quân dân nhà Minh, nên họ bỏ nước xuôi về phía Nam ở làm ăn. Dần dần đồng hóa với nhau, lấy vợ gả chồng giữa các sắc dân cùng sống trên 1 vùng đất, rồi chuyển dòng họ mình thành dòng họ người bản xứ và trờ thành các dòng họ trong cộng đồng người Việt hiện nay. Họ Ma, họ Y, họ Mang, họ Ka Sô, họ Tôn, họ Văn, họ Hàn cùng với các dòng họ Nguyễn, Trần, Lê sống trong 1 làng xóm ở đồng bằng tỉnh Phú Yên. Họ đã sống hòa nhập với nhau thì phong tục tập quán cúng kỵ cũng hòa đồng nhau.
    Tục lệ tín ngưỡng,mê tín,cúng cúng kỵ
    Ta biết rằng người Hoa thường ăn mấy cái Tết trong 1 năm Tết Nguyên Tiêu, Tết Thanh Minh, Tết Trung Nguyên, Tết Nguyên Đán. Thờ cúng Quan Vân Trường "Gọi người hiểu thánh, trung can nghĩa khí". Đặt ghế thờ nơi cao nhất giữa nhà là khám thờ ông Quan Vân Trường thể hiện sự tôn trọng hơn các thần thánh khác.
    Họ truy tìm dòng họ thực hiện uống nước nhớ nguồn, tổ chức giỗ tổ, người sinh ra tộc họ mình: có tục đồng hương giúp nhau xây dựng cơ nghiệp gia đình. Sinh ra ở đời lớn lên là tự tìm việc tạo cơ nghiệp riêng, sản xuất và buôn bán là truyền thống của họ. Họ cũng có những lễ hội thường niên là các ngày Tết, các ngày cúng kỵ. Đồng thời cũng có lễ đột xuất không thường niên như lễ chùa Tàu, 1 đôi năm tế 1 lần, lễ lớn thường có 5-7 heo quay.
    Còn người Chăm Pa và các sắc tộc khác thờ trên hết là trời "Giàng", dưới là thần sông nước, thần núi non, thần làng xóm, thần đất đai, thần lúa bắp, hoa màu, thần súc vật. Ma có ma lai, ma tau. Ngoài ra là thờ "bà chúa Xứ". Dưới biển thờ cá ông voi (cá ông sứa) và thần linh khác như cá ông nược "cá heo"
    Một năm họ có 1 ngày Tết, đó là ngày cắt gặt xong 1 vụ mùa chính, mùa lúa thổ tháng chạp. Tuy thế có dân tộc lại bắt đầu từ tháng 10. Gọi là tháng TơNô (Đực), tháng mưa lụt lo ăn uống ở trong làng, không đi vào rừng núi...
    Ngày lễ thường niên là bỏ mả, xây cột, cúng tế biển cả, thánh thần linh thiêng "cá ông voi, cá ông sứa"
    Người Việt cúng kỵ thường niên và không thường niên, sự phức tạp tăng lên khi các tôn giáo xâm nhập. Người Việt nói chung thờ cúng thần nông, tiên hiền hậu hiền, thờ cúng tộc họ ông bà tổ tiên đã sinh ra dòng họ mình. Ơở dươi nước thì tin là có Hà bá thủy quan, trên núi có Sơn lâm chúa Xứ. Cuối năm có Tết nguyên đán, có tụ tảo mồ mả ông bà dòng họ, 23 có cúng đưa ông táo về trời, không ăn Tết thanh minh như người Hoa mà là cúng đất, cúng thổ trạch, cúng chay Kỳ An thổ trạch. Cúng tế đình làng, cúng thần nông, Tết cày bừa, tết trâu bò, heo, gà...cúng ông chuồng bà chuồng. Đồng thời người Kinh ở đồng bằng cũng có những ngày lễ hội không thường niên đó là khi nắng hạn kéo dài tổ chức cúng cầu đảo (cầu mưa). Cúng tế tá thổ khu mộc, khi cả làng làm ăn ngày càng khá giả, được mùa liên tiếp, cúng tế đình làng, tế thần nông, tiên hiền hậu hiền. Càng phức tạp hơn khi có nhiều tôn giáo tín ngưỡng phát triển ở người Kinh đồng bằng như thiên chúa giáo, tin lành, phật giáo, đạo cao đài và các đạo thiên chúa khác. Có đạo giáo không thờ, không cúng ai chỉ thờ chúa. Có đạo thờ Phật. Tuy thế, ở mỗi gia đình họ đều thờ chung là gia tộc, tổ tiên mình.
    Kết hợp thờ cúng trên 1 vùng đất mà sự hòa nhập nhiều dòng dân cư, nhiều xu hướng thờ cúng khác nhau trong sự thống nhất cúng kỵ.
    Ngày thanh minh cúng trạch, tất cả mọi người đều cúng giải
    Cúng tế đình làng là không phân biệt tôn giáo tín ngưỡng nào
    Cúng thần nông, tiên hiền hậu hiền tại miếu võ, ai cũng tham gia
    Tết Trung thu, Tết Nguyên đán tất cả đều thực hiện và ăn tết như nhau.
    Thờ ông (tức Quan Vân Trường) người Kinh "Việt" đồng bằng, người Hoa, người miền biển (trừ thiên chúa giáo) đều thờ ở nơi trang trọng trong nhà
    Người đồng bằng làm ăn ở gần các làng biển thì tham gia các cuộc cúng tế ông Nam Hải, hát làng cùng với dân miền biển.
    Người đồng bằng ở gần các tộc miền núi thì tham gia các lễ hội xây cột, bỏ mả, người dân tộc dần dần đã cùng ăn Tết Nguyên Đán như người Kinh, người Hoa
    Những kiêng kỵ mang tính hủ tục gia truyền hội nhập đã được giáo dục và loại bỏ: Cấm kỵ đàn bà con gái không được đi ngang phòng thờ ông, không được lên nhà trên, không được xuống ghe thuyền (loại ghe thuyền đánh bắt cá...) hoặc những cúng con sát cho trẻ, hoặc phù thủy cúng ngũ dị cho con gái dậy thì, lỡ thì; cúng đuổi tà ma, đuổi ngũ dị chàng Năm thường đeo đuổi theo con gái, còn gọi là mắt đàng dưới; hoặc có bệnh mời thầy, mời đồng cốt ợ, ngáp rồi xưng thánh này thánh nọ dòi ăn gà, heo, vịt.
    Cụ thể cách cúng lễ cúng kỵ của vùng đồng bằng Phú Yên.
    Ngày tư ngày Tết giỗ chạp Ông, bà:
    Ngày tư cũng có nghĩa là ngày của gia đình, không phải của từ đường họ, hay ngày cúng kỵ của làng xã.
    Giỗ cúng ông bà tư thì từ lớp cố trở lại, còn lớp cao thì đã thành giỗ của dòng họ, từ đường lo. Hoặc không có từ đường dòng họ thì lớp cao chỉ có lời khấn chung là tổ tiên, ông bà..vvv cúng giỗ cố có tên, có ngày cố chết hoặc ông nội, bà nội, cha, mẹ chết.
    Nhà khá có thể làm thịt heo, 1 số gà vịt, làm các loại bánh, nhà trung bình mua thịt heo, mổ thịt vài con gà nhưng phải có bánh, đó là tổi thiểu phải có bánh ngọt bột nếp lá gai (tức bánh ít). Trong lễ cúng của người Phú Yên, ngòai bánh ít ngọt, bánh nậm còn có bánh tráng nướng-"Bánh đa". Các thức nấu cúng như chả, nem, xào, thịt quay, nhưng nhất nhất phải có đĩa thịt heo xắt phay và nướng lụi thịt heo, bánh tráng. "phay đùi lụi nướng, bánh ít lá, bánh ngọt lá gai, cộng với bình bông, bát nước trà là cơ bản cảu ngày cúng kỵ ông bà". Hình như là 1 công thức của buổi đầu mới từ chỗ khổ cực cúng giỗ ông bà phải tự tay mình làm, và dễ làm không tốn kém công phu lắm. Đến nay thì cúng kính càng lớn nào là chả nem, xúp da heo, bóng cá, vịt tiềm, chân gà hầm...vv Nhưng không thể thiếu các món cơ bản trên.
    -Đặt bàn ghế cho 1 cuộc cúng giỗ ông bà, hàng ghế giữa của dòng giữa là nơi cúng chính của ông cố hay ông nội. Nhưng không thể không nghĩ đến tiền hiền lớp cao nên đặt trên trang thờ 1 số bánh ngọt, những thứ cơ bản để nhân đó mà giọng vái tiền hiền lớp cao. Phía trang ông táo cũng có lễ vật nhang đèn như ghế ông bà. Giòng chái của ghế thờ chính cũng là những lễ vật sắm cúng ông bà ấy, nhưng nhân đó mà triệu cúng các thánh thần thổ trạch, thổ chủ, thổ kỳ. Bàn trước giòng thờ chính có chén muối, chén gạo, 2 bát nước trắng, rượu trắng và lễ vật cúng giống như giòng thờ chính cúng ông bà. Mà đây là phần của các ông đẳng nhan giàng, là người mất dòng họ không ai phụng dưỡng, chuyên làm việc đưa đường cho các ông bà, những người mà chủ gia đang cúng giỗ về lại với con cháu. Và họ cũng được phần cúng kính. Đó là âm hồn, cô hồn, ma chăm, ma chợ, ma mọi, ma rợ, chết đàng chết sá, chết trận chết mạc, hồn xiêu phách lạc không ai phụng dưỡng...vvĐám giỗ vải của gia đình thì người chủ gia đình khấn vái mà không phải rước thầy cúng. Trong thời gian cúng bắt đầu từ khi đốt 3 cây nhang cho đến khi nhang tàn thì đốt thanh y vàng bạc cho ông bà, cho các đẳng là xong, lo dọn thết đãi. Chuyện vui có thật rằng có người trong mỗi xóm mỗi làng, cũng là loại khá nên ghi nhớ các đám giỗ quải của các gia đình trong làng. Quanh năm anh ta chỉ ăn đám giỗ suốt, mặc dù gia chủ không mời, nhưng anh ta đến thì gia đình cũng chấp nhận, anh ta bưng đặt đồ cúng, hoặc ngồi nói chuyện tếu với khách xong ăn rồi lại đi đám khác.
    -Có vùng 1 ngày giỗ khắp làng, đó là cây bão Giáp Tý năm Vua Khải định thứ 9. Từ 21 đến 23/10 đám giỗ khắp làng, xã trong tỉnh Phú Yên vì lớp thì dân biển chết vì sóng thần, lớp dân ven biển chết vì nước lũ cuốn. Cũng như sau này trong kháng chiến chống Pháp 1945-1954 Pháp cũng đã ném bom hủy diệt cả làng. Giờ đây đến ngày ấy cả làng nhà nào cũng đều cúng.
    -Thời chống Mỹ đặc biệt những cuộc tàn sát điển hình khi quân Mỹ càn đến 1965-1966, cả làng Phú Lạc đang ngủ , cả làng An Lĩnh-Hòa Đồng...vvđều đồng loạt giỗ quải
    " Giỗ họ" thường làm tại 1 gia đình của người cháu đích tôn, ngày trước thường là tại 1 từ đường do 1 người thuộc hệ đích tôn quản ở đó ông bà đã để lại ruộng đất gia phả thần chủ. Người đích tôn ăn ruộng đất phụng dường ông bà lớp cao, ngày giỗ họ , cả họ cùng về. Việc chuẩn bị cúng kính là người đích tôn, còn cả họ con cháu khắp nơi về là để có mặt ôn lại truyền thống dòng họ. Ai có muốn mua gì về đặt thêm lên bàn ông bà thì tùy hảo tâm của con cháu. Ví dụ người con cháu ở thành phố về mua các thứ bánh ngọt mà thành phố có hoặc người ở biển thì mang mắm cá về góp phần cúng ông bà, hoặc các loại trái cây... Người đích tôn không đòi hỏi ai đưa về thứ gìứ cả, mà đòi hỏi con cháu phải về đủ để sau cúng quải xong, lục gia phả thần phả đọc lại cho nhau nghe, xây dựng truyền thống tộc họ.
    Ngày nay, sau 2 cuộc kháng chiến từ đường hương hỏa không còn, ruộng đất của từ đường đã đưa vào HTX, đã chia khóan cho nhân dân làm ăn. Nên giỗ họ không còn nhưng người đích tôn tự sắm sửa giỗ quải rồi cúng, gởi thư mời bà con về ăn giỗ để ôn lại dòng họ. Từ đó nhiều người làm ăn khá gỉa đã góp tiền vào để làm các đám giỗ dòng họ đó. Gia phả thần phả qua 2 cuộc chiến bị cháy tiêu hủy hết. Ngày nay nhiều dòng họ đã và đang viết lại truyền thống dòng họ, các chi phái dòng họ mình. Gia phả đã in được đọc có họ Nguyễn đã viết gia phả, họ Mạnh cũng đã viết lại gia phả, họ Phạm, họ Trần....Mỗi khi họ viết xong gia phả thì được duyệt lại và cả họ tụ tập về làm giỗ quải tổ tông, giơi thiệu để biết nhau về đẳng cấp của dòng họ mỗi người.
    Chạp mồ maó: Gọi là tháng lạp chạp ở ta không phải làm chạp mã vào tiết thanh minh tháng 3, mà chỉ những người Hoa "Việt gốc Hoa". Tháng chạp là tháng tu tảo mồ mả ông bà, có dòng họ 5 tháng chạp, 10-15-20- cho đến 29 Tết là việc tu tảo phải xong hết. Yý nghĩa là sửa soạn mồ mả ông bà trong năm đốt hương vọng vái các ông bà về cùng con cháu ăn Tết. Nên trong ngày tu tảo mồ mả của cả dòng họ đó, nhà nhà đều cúng giỗ, riêng nhà của người đích tôn cũng cúng giỗ nhưng khấn vái lại là chung cả dòng họ.
    Cúng đất thổ trạch: Vào 15/3 "thanh minh" đến 18-3 âm lịch. Đất nhà ta ở là bao che cuộc sống, ở đó lớp lớp tổ tiên ông bà tiên hiền hậu hiền, kẻ khuất mặt đều góp phần vào cuộc hưng thịnh tồn tại hay tiêu diệt. Cho nên cúng thổ trạch hầu như khoản thời gian ấy kéo dài hết tháng 3 nhà nhà đều cúng, có nhà thì phù thủy cúng,nhà thì thầy chùa tụng kinh kỳ an thổ trạch, có nhà thì do chủ nhà tự cúng.Cúng đất thì chính là gà, đầu heo "gọi thủ dĩ" chè xôi. Nếu thầy chùa tụng kinh kỳ an thì chè xôi và sắm sửa các lễ vật theo kiểu cúng chay. Nếu phù thủy cúng phải 5 con gà giò, có đầu heo, chè xôi, 5 con gà tượng trưng cho ngũ phương đất đai, còn đầu heo thì đặt ở trung tâm nhà. Nếu chùa tụng kinh kỳ an thì chè đặt ở giữa nhà để thầy tụng kinh mà không đưa ra cúng ngũ phương ở ngoài sân, không bắn tên về các hướng như phù thủy. Thổ trạch hay cúng đất thường là cúng bà chúa xứ "Man nương"
    Cúng rằm: Những rằm được phân biệt là rằm lớn mà nhà nhà đều cúng như rằm tháng giêng, rằm tháng 7, rằm tháng 10 âm lịch. Lễ vật cúng chỉ là bánh ngọt, chè xôi và đều cúng đúng vào đêm rằm. Rất nhiều thanh y vàng y , vàng mã đốt dành tặng cho các đấng.
    Các lêợ: Mồng 5/5 Đoan ngọ vốn là của người Hoa nhưng cùng cộng đồng dân cư lâu ngày trở thành Việt hóa. Đúng ngọ mọi người đi hái lá mồng 5 cho răng đúng trưa mồng 5/5 các lá cây đều trở thành thước, lại có thuyết đúng ngọ 5/5 người ta ven sông Mịch La (Trung Quốc) thả bánh, hoa để cúng nhà thơ Khiết Nguyên trầm mình ở đây. Bây giờ, truyền thuyết thì nam nữ thanh niên không rõ mấy, nhưng hết cả ngày 5/5 thì rong chơi,ăn uống xem như là 1 ngày Tết.
    Tết Trung thu-Rằm tháng 8: Ngày Tết dành cho thiếu nhi, từ trước Tết trung thu không phải của người Việt nhưng ảnh hưởng của người Hoa đến nay, Tết trung thu ngày càng lớn. Các đoàn thể lo bánh trái cho các em, các em được nghỉ ngơi ăn uống vui chơi. Nhà nước đã có phần ủng hộ cái Tết này.
    Cúng tân gia: Người gọi là ăn mừng tân gia, nhưng thực ra là cúng đất đai thổ trạch, nơi gia đình vừa dựng lên ngôi nhà và sẽ ở đấy đến mãn đời mãn kiếp, ký thác cho thổ thần. Khi ở được 3 năm, không xảy ra chết chóc, cháy nổ sụp đổ thì lại cúng nhà 3 năm.
    Riêng việc xây dựng nhà là rất quan trọng nên rất nhiều lễ cúng. Đầu tiên cúng động thổ. Nếu nhà xưa thì còn lễ thả đòn giông nhà, lễ về nhà mới. Tất cả đều phụ thuộc vào việc coi ngày do thầy địa hướng dẫn quy định.
    Tục coi ngày, coi tuổi đến nay cành thịnh hành. Trong xã hội hiện đại, khoa học phát triển tại sao con người lại càng tin vào số phận, càng tin vào tử vi, tướng số, vào ngày giờ hành động mà thành hay bại.
    Cúng kỵ kết hợp trong những ngày đầu năm mới: Cúng tất niên, cúng đưa ông táo về trời, cúng đón giao thừa Minh niên, cúng tết bò "ông chuồng, bà chuồng" tết heo, tết trâu. Sau mùng 4 Tết, cúng tạ ông bà để đưa ông bà trờ về cõi âm trở lại. Ngày mồng 7 Tết hạ nêu, mùng 10 Tết cúng khai sơn...
    Các lễ cúng kính thuộc về 1 tập thể, 1 làng "cộng đồng"
    Cúng tế đình làng: Cúng tế đình làng phải qua nhiều khâu chuẩn bị, phải quyên góp chuẩn bị vật chất cho lễ cúng và thành lập ban lãnh đạo lễ cúng. Chủ tế, thứ tế để các người lãnh đạo vạch chương trình tổ chức lo liệu. Nào mua heo, mua gà,tài mã của cúng tế, nào lễ và sau là lễ hội. Vậy nên tiền bạc lo cho tế lễ, tiền bạc lo cho thứ lễ và hội. Hội thường là tổ chức hát bộ 2-3 ngày đêm để cho dân làng xem.
    Tế đình thì có: tế miếu trước như đi tế các miếu có trong làng. Miếu thờ bà, miếu thờ ông và đưa về nơi chính đình đi tế chúng. Chánh tế đọc các văn tế. Bài văn tế đình xướng đọc trước.
    Văn tế tiền hiền
    Văn tế tiền bối
    Văn tế thiên y sắc vãn
    Văn tế bà

    Các nghi xướng: chinh, trống nhạc. Sanh (nhạc lễ) ai lo trống, chinh phải được huấn luyện. Người đánh trống chinh vẫn là 1 phụ tế bởi đánh chinh trống sai là làm cho cuộc tế thất bại. Người ta qui định từ việc cầm roi chầu roi chinh thế nào là đúng, bởi trước khi vào lễ thì trống chầu được vẽ lại mặt trái cực âm dương, trên mặt nhựt và phủ lên đó tấm vải điều, mặt chinh cũng được phủ vải điều. Hai ngược được cử khởi chinh cổ đều mặt thụng của tay phải. Tay phải nắm khăn đỏ đồng thời dùng khăn đỏ đưa xuống để nắm dùi "ROI', chinh roi cỏ cuốn vải đỏ nằm gọn ở đầu nắm còn đầu sẽ đánh vào mặt thái cực, mặt nhựt của trống là không dính vào đầu vải điều ở đó. Khi đánh phải đánh đúng mặt trống, chinh. Với khái niệm mặt nhựt có âm dương báo cho trời đất biết đang tế lễ trời đất. Chinh đánh đúng rốn chinh gọi là khai thông vào vũ trụ nhưng phải thể tiền bần hậu phú, lúc đầu đánh vừa lúc sau lớn dần. Văn tế nhạc sanh cũng phải thực hiện có yêu cầu tiền bần hậu phú. Nghĩa là giọng đọc văn tế càng đọc càng hùng hồn. Nhạc Sanh càng về sau càng mạnh ấy là đạt. (Xin tham khảo ở bản Hán văn và bản dịch).
    Làng làm chay, kỳ an cho làng
    Trong câu khấn trong những lúc tình thế khẩn trương con người thường khấn rằng cho tôi vượt qua tai nạn, tai nạn khỏi, tôi sẽ "làm chay hát bội" trả nợ Phật trời. Làm chay cũng lớn như cúng tế đình, làm chay khác với cúng chay, cúng chay chỉ là rước 3, 4 thầy chùa đến tụng mấy tạng kinh trong 1 đêm hay 1 ngày. Còn làm chay thì qui mô Lớn là 1 lễ hội thường có ở đồng bằng Phú Yên. Thời trước 1975, nếu làng thôn áy làm ăn khá nhiều công dân gặp nạn đều được gặp nạn, người lãnh đạo của thôn ấy cũng thấy có đủ điều kiện để làm hội "làm chay" nhằm thỏa mãn ý kiến nhân dân và trả nợ đất trời, còn 1 ý nữa là lấy uy với cấp trên. Khi đã đủ những điều kiện thì trưởng thôn giao trách nhiệm tô chức cho 1 ban tổ chức lễ gồm 1 số người hiểu biết việc làm chay quen thạo. Các chùa có thầy cao đạo như Huề thượng, thượng tọa chịu đi hương lễ, chịu chủ lễ và tập hợp các sư sãi. Các Phật tử biết thạo múa lục cúng, múa đèn. Có người có uy tín trong làng để vận động tiền bạc lúa gạo cho lễ.
    Có bộ phận lo địa điểm xây cất rạp hoặc tại trụ sở làng thôn đó.
    Cúng chay thì không phải tốn kém hơn cúng mặn, nhưng tốn công gói các thứ bánh chay: bánh chưng, bánh tráng, bánh ngọt, làm các ổ đậu phụ, đậu non và đậu 3 (tức 3 đậu tương chao. Người nấy đều phải rước người ở chùa. Đám chay là đãi đằng cả dân làng bao nhiêu người, bao nhiêu ngày đãi hết. Cho nên có câu "của chùa ấy mà". Ví dụ thời gian làm chay 2 đêm 1 ngày. Chùa A có vị co đạo nhưng vì cần nhiều thầy nên chùa A triệu tập các chùa khác theo mức cần bao nhiêu tạng kinh, bao nhiêu thầy tụng, và thầy chỉ huy đội múa đèn. Ví dụ cần 12 thầy và 20 nam nữ Phật tử biết múa hát "nói đúng hơn múa tụng nhúng là có nhạc sanh.
    Hương án đàng tràng do sư cả chỉ huy thiết lâêp. Giữa là bàn thờ Phật tử, bêõn cạnh tả là bàn thờ quan âm bồ tát, hữu là bàn thờ các bồ tát và di lặc. Trước hiên là ông thiện - ông Aăc. Có làng còn thỉnh cả Đại hồng chung về để phục vụ lễ. Mà muốn di chuyển 1 Đại hồng chung đi phải tốn hàng vài chục trai tráng khiêng, sau là sư theo tụng kệ đưa đến địa điểm làm lễ. Xong lễ cúng phải tốn như thế để mang vè lại chùa.
    Vào lễ các thầy cúng vào nghi xướng để kiểm tra hương đàng lễ phẩm hoa qủa. Nếu có Đại hồng chung thầy động Đại hồng chung trước cũng gọi là khai thông tam giới. Sau đó là các mô chun của các thày đánh và dọc tạng kinh triệu thỉnh đầu tiên.
    Đến tạng kinh sau có dâng đèn cho chư Phật chư tiên tức là cúng có múa đèn. Mỗi Phật tử cầm 2 tay 2 đèn loại đèn sáp hay bịch lạp cắm trên 2 đĩa gỗ. Từ 2 hàng đi vào, đèn được giương ao từng người một và hạ xuống từng người một tạo ra sự liên tục nhữnng cánh tay đèn. Bên phải, bên trái, ngang ngực, giương cao, quần lại..Tuy thế trong điều kiện trang nghiêm trông thật đẹp mắt và cảm động. Cứ thế lập đi lập lại, khi thì tất cả thầy cúng đọc 1 tạng kinh, khi thì 3, 4 thầy, khi thì cùng đi trước bàn phật, khi thầy thầy cả tọa thiền.
    Múa lạc cúng các phật từ đôi đèn tay nhịp sanh tiền miệng đọc 1 tạng kinh mà các phật tử đã học thuộc. Mỗi một tạng kinh xong, các bô lão đốt hương bái lạy phật trời các bô lão thay cho dân tạ ơn phật trời. Dân làng đến xem, các làng khác đến xem và cứ tự do ăn uống cho đến lễ tống khách ra mâm thí thực.
    Mâm thí thực được đư a ra đồng làng đặt ở đó. Yý nghĩa là cho các đẳng cô hồn đến đây, làng làm lễ tạ các thầy; đưa các thầy ra về là xong phật trời, cả làng vui vẻ làm ăn.
    Cúng cầu đảo là nhiệm vụ của dân làng: Cầu đảo là cầu mưa. Khi nắng hạn thất thường, nắng không có mưa mất mùa, thậm chí thiếu nước uống. Những bô lão trong làng kiến nghị vơi cán bộ làng nên làm lễ tế thần cầu đảo. Tất nhiên làng không dám chống lại. Vì nếu chống lại mà rủi không mưa thì dân đổ thừa tại làng không cầu đảo nên nắng hạn, mất mùa, dân đói khổ, làng phỉa chịu trách nhiệm. Nhưng nếu làm lễ cầu đảo mà mưa thì dân kính yêu làng nếu làm cầu đảo mà vẫn không mưa thì làng còn có chỗ nói rằng đã làm nhưng trời không mưa là do trời chứ không phải làng không cầu đảo. Người ta làm thịt 1 con heo để trắng chứ không quay gọi là heo trắng. Con heo ấy để nguyên lòng gan trở lại và để ngửa con heo lên cùng 4 con gà luộc ở 4 góc), bốn ly nước trắng, bình bông, hoa quả, muối, gạo tượng trưng. Bắt đầu từ đình làng cúng bái và khiêng đi, vừa đi vừa đánh trống chầu, chinh dàn nhạc lễ, cờ xí. Vị chủ tế đi trước cùng tợ đặt lễ vật đến 1 nơi mà làng cho là linh thiêng. Ví dụ cây đa, miếu thần nông, hòn cấm, hoặc miếu bà. Đến đó thiết ngay hương án tạm và vị chủ tế đứng ra tế. Người chủ tế luôn luôn kêu khấn vua thần nông. Người khai dựng cơ nghiệp tổ tông, cùng bà tiên vũ mở miền sành giã. Roi tú lăng vui thú Xuân Sơn và Lộc Túc con vua thần nông đã truyền cho Lạc Long và Âu Cơ sinh con đẻ cháu. Giờ đây sành giã khô khan, con cháu lạc long sẽ nên đói khổ, mong người tế độ, mưa móc đầy trời, cây cỏ tốt tươi, vạn nhà vui thú. Lạy bái khấn hàng 10 lần lạy, hàng chục lần như thế. Cũng có khi gặp lúc thì có mưa ngay khi còn đang dọn ăn tại chỗ. Có khi về nhà hôm sau thì mưa. Cũng có khi cầu đảo rồi sau đó vẫn hạn. Tuy nhiên, nhân dân cũng thấy mình đã làm hết cách vẫn không đạt được thì không trách cứ làng xã được mà phải bằng mọi cách gàu dai, gàu sòng, tát nước cứu lúa..vv
    Cúng đất thường niên và tá thổ khu mộc-Tá thổ khu mộc cũng là nhiệm vụ của làng xã thực hiện việc trả nợ đất trời thành lễ hội không thường niên của làng
    (theo binhthuan.gov.vn)
     

Chia sẻ trang này