Niệm Phật tuyệt đỉnh nhân gian

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 14 Tháng một 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    PHẬT LÀM MỘT CUỘC SO SÁNH ĐỂ GIÚP CHÚNG TA THỂ HỘI ĐƯỢC DUNG SẮC, PHƯỚC BÁO CỦA NGƯỜI Ở CỰC LẠC THỀ GIỚI THÙ THẮNG HY HỮU ĐẾN DƯỜNG NÀO.

    Tây Phương Thế Giới trong 48 đại nguyện Di Đà chổ chúng ta thấy đó là bình đẳng pháp giới, chổ nghe được đó phàm là những người vãng sanh đến Cực Lạc Thế Giới, bất luận là Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên, Nhân, cho đến ác đạo chúng sanh trong này bao gồm cả địa ngục chúng sanh, khi vãng sanh đến Cực Lạc Thế Giới đều là A Duy Việt Trí Bồ Tát, dung sắc thì đồng bình đẳng chẳng có sai biệt, cùng với A Di Đà Phật là một mẫu, một khuôn. Vậy thì dung sắc của người ở Cực Lạc Thế Giới vi diệu đến dường nào? Ở đây Phật làm một cuộc so sánh nhằm giúp chúng ta thể hội được điều này:

    Đầu tiên là Phật so sánh giữa một người ăn mày và một người đế vương, hai người này cùng đứng chung một nơi. Quý vị thử nghĩ xem có so sánh với nhau được không? Đế vương là người phú quý đến chổ cùng cực trong thế gian này, người phú quý này có cái tướng phú quý của họ. Kẻ bần tiện thì có tướng của kẻ bần tiện. Hai tướng mạo này chẳng giống nhau, phong thái tuyệt đối khác hẳn.

    Kế, Phật lại làm một cuộc so sánh giữa bậc đế vương của nhân gian với một vị Chuyển Luận Thánh Vương. Thật tại mà nói đem đế vương của nhân gian đi so sánh với Chuyển Luân Thánh Vương thì cũng giống như đem người ăn mày so sánh với bậc đế vương vậy. Chuyển Luân Thánh Vương ở thế gian này của chúng ta không có. Ở trong Kinh, Phật nói Chuyển Luân Thánh Vương gồm có 4 loại: Kim Luân Vương, Ngân Luân Vương, Đồng Luân Vương, Thiết Luân Vương. Phạm vi thống trị của họ rất lớn. Ví như Kim Luân Vương thống trị 1 hệ tinh cầu, hay còn gọi là hệ ngân hà. Cho nên, bậc đế vương của chúng ta đây chẳng có cách gì so sánh được với các vị Luân Vương này.

    Rồi Phật lại tiếp tục làm một cuộc so sánh khác giữa Chuyển Luân Thánh Vương và Đao Lợi Thiên Vương mà người thế gian chúng ta thường gọi là Ngọc Hoàng Đại Đế, thì Chuyển Luân Thánh Vương vẫn còn kém xa. Chuyển Luân Thánh Vương và Đao Lợi Thiên Vương nếu đứng cùng một nơi thì giống như bậc đế vương ở nhân gian chúng ta đứng với người ăn mày vậy.

    Tiếp theo, Phật làm cuộc so sánh giữa Đao Lợi Thiên Vương và Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương, đây là vị Thiên Vương thống trị tầng Trời thứ 6 trong Dục Giới, thì thấy được Đao Lợi Thiên Vương so sánh cách nào cũng chẳng thể sánh bằng Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương. Đến đây thì chúng ta biết được rằng, trong tất cả 28 tầng Trời ngoại trừ 4 tầng Trời Vô Sắc Giới ra vì chư Thiên trong 4 tầng Trời này không có thân tướng, thì 24 tầng Trời còn lại bao gồm: 6 tầng Trời Dục Giới và 18 tầng Trời Sắc Giới thì càng đi lên trên cao thân tướng của chư Thiên càng thù thắng trang nghiêm, phước đức càng lớn.

    Đến sau cùng, Phật làm một cuộc so sánh giữa Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương với những người vãng sanh đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, thì thấy được Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương chẳng cách chi sánh bằng. Đây tức là dung sắc, tướng mạo, phước báo của những người vãng sanh đến Cực Lạc Thế Giới vượt hơn Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương vạn ức lần.

    Chúng ta ở thế gian này một đời, một kiếp tu hành có thể tu đến Đao Lợi Thiên làm một Thiên nhân thông thường đều chẳng dễ dàng. Điều kiện để đến Đao Lợi Thiên là phải tu Thập Thiện Nghiệp Đạo đạt đến Thượng phẩm, nếu như anh tu Thập Thiện Nghiệp không đạt đến chổ Thượng phẩm thì anh không thể sanh lện Đao Lợi Thiên. Nếu so với tu Thập Thiện Nghiệp Đạo Thượng phẩm thì tu pháp môn Niệm Phật dễ dàng hơn rất nhiều. Chỉ cần anh thật Tin, thật Nguyện, một lòng chân thật niệm Phật thì anh nhất định được vãng sanh Cực Lạc. Khi về đến Cực Lạc thì có thể nương nhờ vào bổn nguyện oai đức của A Di Đà Phật, khiến cho trí tuệ, đạo lực, thần thông của của chính anh vượt hơn Tha Hoá Tự Tại Thiên Vương chẳng biết bao nhiêu, chẳng có cách chi tính được.

    Vậy mới biết được lợi ích của việc niệm Phật vãng sanh vô cùng siêu thắng. Phật đích thật nếu chẳng dùng phương pháp so sánh này thì chúng ta rất khó thể hội được cái siêu thắng này đến trình độ nào. Nay Phật vừa so sánh xong thì trong tâm chúng ta liền có được cái khái niệm thật sự là siêu thắng hy hữu.

    A Di Đà Phật!

    _ Pháp sư Tịnh Không_

    Theo: https://www.facebook.com/photo.php?...109.1073741829.100001824755577&type=3&theater
     

Chia sẻ trang này