Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi aikenxay, 27 Tháng tám 2011.

  1. aikenxay

    aikenxay Guest

    Chìa khoá bí mật của bát tự
    Đạt được nhiệt độ, độ ẩm vừa phải

    Khi chúng ta sắp đến điểm cuối của sinh mạng, nhìn lại toàn bộ quỹ đạo biến hoá của đời người thì trong lòng sẽ gợi lại nhiều chua ngọt đắng cay khó để nói hết, chỉ trong một khoảng thời gian có thể nếm trải nhiều mùi vị cuộc đời. Nếu có thể bắt đầu sinh mệnh mới, chúng ta sẽ sống như thế nào?
    Làm thế nào để nhận thức sinh mệnh, nắm bắt được cuộc đời, các thánh hiền xa xưa của Trung Quốc đã tìm tòi trong thời gian dài, đó chính là thuật luận đoán lấy Kinh dịch làm gốc. Mệnh lý học tứ trụ là một đoá hoa trên cây đại thụ này.
    Có người cho rằng: mệnh lý có thể giản hoá thành số học, dùng công thức để tính toán. Lý giải như vậy càng bị rơi vào tư duy sai lầm. Lý luận mệnh học bắt nguồn từ học thuyết âm dương, là tư duy lô gíc của biện chứng, không phải là công thức số học cố định hoá. Nếu luôn muốn nhanh chóng tìm thấy cửa bí mật thì sẽ lãng phí nhiều thời gian mà thu hoạch không nhiều. Mệnh lý học không có bất kỳ cửa bí mật nào, chỉ có cảm ngộ đối với tự nhiên và con người mới có thể biết được.
    Ví dụ Thiên can Địa chi, tính chất căn bản của nó không phải là vật tượng chúng ta nhìn thấy được (như Giáp là cây đại thụ, Ất là hoa cỏ), mà là 60 khí trường không gian hình thành khi trái đất quay quanh mặt trời, không gian địa cầu đối ứng với không gian vũ trụ hình thành lên. Những khí trường này có nhiệt độ, độ ẩm khác nhau. Cụ thể chính là sự thay đổi nhiệt độ khi 12 không gian khu vực của địa cầu (Địa chi) dưới 5 loại nhân tố bên ngoài của vũ trụ (Ngũ hành).
    Người xưa cho rằng nhiệt độ cực kỳ quan trọng đối với vạn vật: “Tuy rất lạnh nhưng cần ấm có khí. Rất ấm nhưng cần lạnh có gốc thì sinh thành vạn vật. Nếu quá lạnh mà không có khí ẩm, quá ấm mà không có khí lạnh thì vạn vật khó để sinh sôi. Đây là tư tưởng hạt nhân trong “Cùng thông bảo giám”: Điều hậu là cấp thiết. Nói một cách đơn giản thì Điều hậu chính là điều tiết khí hậu, làm cho nhiệt độ độ ẩm ở trạng thái vừa phải, tiện cho nhu cầu của nhân loại. ý của “Điều hậu vi cấp” là nếu bát tự quá nóng, quá lạnh, quá khô, quá ẩm thì điều tiết khí hậu chính là quan trọng nhất, là vấn đề cần giải quyết trước tiên.
    Thiên địa vận hành, trung hoà cân bằng là quý, nhân đạo cũng như vậy. Khí hậu và mệnh cục không hợp thì bị rơi vào thiên khô. Khí hậu phù hợp mệnh cục thì sẽ tăng thêm mầu sắc, thậm chỉ có tác dụng hồi sinh. Như phương pháp của đông y “ dùng lạnh trị nóng, dùng nóng trị lạnh, dùng khô trị ẩm, dùng ẩm trị khô”. Ví dụ người sinh mùa đông, toàn cục không có một chút Hoả khí thì trời lạnh đất lạnh, vạn vật khó sinh sôi. Người sinh mùa hạ, toàn cục không có một chút thuỷ khí thì trời nóng đất khô, vạn vật khó để sinh sôi, các can chi khó để phát huy tác dụng bình thường. Như vậy thì mệnh cục bị thiên khô, tuy cách cục tốt cũng khó có thành tựu.

    Một trọng điểm của mệnh lý học chính là phương pháp bổ cứu nhiệt độ, độ ẩm quá thừa, nếu nói nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp là bệnh thì thuốc chưa “bệnh” này là “Điều hậu dụng thần".
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011
  2. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Phương pháp luận mệnh “nhiệt độ độ ẩm” của "Cùng thông bảo giám" - Tác giả Dư Xuân Đài
    Điều hậu

    Cách cục mệnh lý phân thành 3 loại lớn: Cách cục Phù ức, Tòng cách, Hoá cách. Điều hậu là một phương pháp luận mệnh đặc thù, nhưng cũng có thể coi là một hình thức của phương pháp Phù ức, chỉ khác là dụng thần hay kỵ thần đều cố định.
    Lý luận Điều hậu thích hợp với mọi cách cục và bát tự, là một vấn đề khó trong tứ trụ học, tương đối độc lập mà có quy luật của riêng. Trích thiên tuỷ viết: “Đạo trời có lạnh nóng, đọa đất có khô ẩm”. Điều hậu là bổ cứu của mệnh cục thiên về lạnh, thiên về nóng, thiên về khô, thiên về ẩm. Khí hậu bốn mùa xuân hạ thu đông có lạnh nóng ẩm khô. Xuân là ấm ẩm, hạ là oi nóng, thu là khô, đông là lạnh. Con người trong trời đất mọi lúc mọi nơi đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, vạn vật đều không thể chống lại nó. Điều chỉnh bản thân thích ứng với khí tượng đa dạng của thiên nhiên thì con người mới có thể sinh tồn. Có hai nguyên tắc chủ yếu để Điều hậu: Lạnh nhiều thì dùng Hoả, nóng nhiều thì dùng Thuỷ. Cụ thể chính là lạnh cần nóng, ẩm cần khô, nóng cần mát, khô cần ẩm, làm cho nó cân bằng. Như khi trời nóng cần bớt quần áo, khi lạnh cần mặc thêm.
    Bốn chữ khá đặc thù trong can chi, chúng không chỉ có một thuộc tính:
    Mậu Kỷ có 3 trạng thái tính nóng ẩm, tính lạnh, tính khô. Chuyển hoá của cả 3 trạng thái dựa vào đặc tính của toạ chi và Địa chi bên cạnh. Tức toạ chi và Địa chi bên cạnh có đặc tính gì thì Mậu Kỷ Thổ sẽ thiên về đặc tính đó.
    Thân Dậu có 2 trạng thái tính lạnh, tính khô. Cũng cần dựa vào đặc tính của toạ chi và chi bên cạnh để phân biệt. Khi Thổ khô có lực mạnh mà Thủy không có lực thì Thân Dậu Kim không thể sinh Thuỷ.
    Khi Điều hậu cụ thể sẽ xuất hiện 3 kết qủa: Điều hậu là hoạ, Điều hậu ít lực không đủ, Điều hậu cân bằng là tốt nhất.
    Điều hậu không nhất định là vượng trong mệnh cục nhưng một khi làm bát tự thiên về khô thì cách cục cục sẽ bị xoay chuyển theo. Điều hậu không nhất định hợp với nhu cầu của nguyệt lệnh dụng thần, nhưng tác dụng của nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của dụng thần mà còn hợp với nhu cầu của toàn cục. Nên chữ Điều hậu cũng phân thành nên và không nên hành vận. Ví dụ bát tự là “Quý Tỵ, Đinh Tỵ, Bính Mão, Bính Ngọ”, Thiên can Địa chi toàn là Hoả, Mão Mộc là do Hoả đốt, toàn cục có Hoả khí thiên khô, có Qúy Thuỷ ký tế là tốt và có công hiệu của Điều hậu. Qúy Thủy Điều hậu mà chế hoá Tỷ kiếp, do đó hành vận Quan sát sẽ đại phát. Lại như bát tự “Bính Tý, Tân Sửu, Mậu Tý, Quý Sửu” trời lạnh đất đóng băng, Tân Quý Kim lạnh Thủy lạnh, có một Bính Hoả, tuy hợp Tân nhưng hiệu quả của cục ấm là rất lớn, lúc này cần Điều hậu cấp bách, không thể không có công của Bính Hoả, toàn cục do đó được xoay chuyển. Nếu không có Bính Hoả thì cách cục tuy tốt cũng sẽ giảm bớt.
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011
  3. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Khi Điều hậu và dùng thuận dụng thần và dùng nghịch dụng thần khác có mâu thuẫn thì lấy Điều hậu trước tiên. Ví dụ Thương quan gặp Quan là nhiều hoạ, nhưng nếu Kim sinh tháng Thuỷ, Kim lạnh Thuỷ lạnh, cần có Hoả đến Điều hậu. Hoả lúc này không những không kỵ mà là tú khí. Nếu là Thương quan Kim Thủy mang Sát thì hơn một bậc so với các Thương quan khác mang Sát. Nếu cách cục tốt nhưng cần Điều hậu mà không có thì mức độ cát lợi sẽ bị giảm xuống.
    Điều hậu vẫn hợp với nguyên tắc các mùa tự nhiên “đông lạnh cần Hoả sưởi ẩm, hạ nóng cần Thuỷ làm dịu bớt”. Khi luận đoán cần tổng hợp địa điểm sinh và lớn lên để phân tích, cùng một bát tự sinh với khu vực nóng và lạnh thì kết quả cũng khác nhau. Cũng như vậy thì khu vực lớn lên khác nhau thì kết quả cũng khác nhau. Ví dụ người sinh vào tháng “Hợi Tý Sửu” thuộc mùa đông lạnh thì bát tự lạnh ẩm nhiều, thiếu Hoả, là tượng giá lạnh. Muốn sưởi ấm thì dùng Bính Hoả kết hợp với Giáp Mộc sinh Hoả, hình thành lực lượng lớn nhất, tiếp theo là Tỵ Hoả, Đinh Ngọ Hoả, cuối cùng mới là Bính Hoả trong Dần. Kinh nghiệm chứng minh Hoả Điều hậu thì hiển lộ sẽ có lực. Nếu chỉ có Hoả ẩn giấu như Bính Hoả trong Dần, Đinh Hoả trong Mùi thì lực lượng nhỏ.
     
  4. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Vì sao lại cần có "Điều hậu"?
    Để có thể trả lời câu hỏi này, chúng ta có thể từ từ tìm hiểu về phương pháp lập bàn tứ trụ trong "Cùng thông bảo giám" như sau:
    Bước thứ nhất:
    Sắp xếp bát tự, tìm ra nhật can. Trong bát tự, có một chữ có thể biểu đạt được toàn bộ về sinh mệnh của một người, đó chính là nhật can. Thiên can có 10, dựa vào Thiên can chúng ta có thể phân thành 10 loại người. Bởi thế, sách Cùng thông bảo giám có 10 chương chuyên luận về thuộc tính và hỷ kỵ của 10 Thiên can, như: Nhật can của bạn là Giáp, là Mộc dương, giống như cây có bóng mát lớn, có tính chất “làm việc độc lập”.
    Bước thứ hai: Tìm ra nguyệt lệnh (Địa chi của tháng sinh). Trong bát tự, nguyệt lệnh có ảnh hưởng tướng đối lớn tới mệnh chủ, có nhiều phân tích và lý luận khá phức tạp về nguyệt lệnh. Nhưng trong sách Cùng thông bảo giám đã đơn giản hóa về nguyệt lệnh, coi nó là hạt nhân của suy đoán mệnh lý. Cuốn sách đem mỗi Thiên can kết hợp với 12 tháng, chuyên luận hỷ kỵ của Thiên can kết hợp với tháng, như bạn sinh Giáp Mộc, vào tháng Tý (tháng 11), đầu tiên bạn tra ở chương 1 Giáp Mộc rồi tìm phần luận thuật tháng 11, như vậy có thể biết được tổng thể về vận mệnh của mình.
    Như vậy qua hai bước trên, sách Cùng thông bảo giám đã chia ra 120 loại vận mệnh (10 Thiên can x 12 Địa chi). Nhiều người đặt câu hỏi: “Con người có 120 loại vận mệnh sao? Cách phân loại này có khoa học không?”. Kỳ thực trong cuốn sách có trình bày không vì quá đơn giản mà trở nên nông cạn. Sách Cùng thông bảo giám đưa ra phương pháp mệnh lý quan trọng, đó là Điều hậu. Điều hậu chính là điều hòa khí hậu. Mùa hè nóng cần giảm nhiệt độ, khí trời khô nóng cần điều hòa xuống ẩm thấp, Thủy là cái để dùng Điều hậu. Mùa đông cần giữ ấm, khí trời lạnh lẽo cần sưởi ấm, Hỏa là cái để dùng Điều hậu. Lý luận đơn giản này là cơ sở quan trọng của Cùng thông bảo giám. Mỗi chữ trong bát tự đều có nhật can và nguyệt chi tương tác lẫn nhau và tạo ra những kết quả đa dạng và vô cùng phức tạp.
    (Chúng ta thường chỉ chấp nhận với giả thuyết 10 thiên can kết hợp với Địa chi theo hình thức âm với âm, dương với dương)
    -------------------------------------
    Tài liệu tham khảo:
    1. Cùng thông bảo giám - 1999. Nhà xuất bản Sơn Tây
    2. Dị bản Quả lão tinh tông - Bản chép tay
    3. Tam mệnh thông hội - Thương Hải thư cục
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011
  5. th.tung

    th.tung Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Cho hỏi bài này tác giả viết là aikenxay? hay là có nguồn từ đâu? quan niệm điều hậu mà nói cả mùa đông là Hợi Tí Sửu đều cần Hỏa là sai lầm, thứ nữa, điều hậu không phải là pp chính để đo lường bát tự.

    (avata của aikenxay hơi bị phản cảm, nhìn 1 lần thì còn được, nhìn nhiều lần lập đi lập lại thì rất gây ra áp lực lên người đọc, tôi góp ý kiến, không được thì bỏ)
     
  6. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    1. oke em sửa luôn avat (cái này mục đích để cho vui chứ không có ý gì, cần thiết bỏ hẳn đi).
    2. Nguồn là em lấy từ cuốn "Cùng thông bảo giám" chứ không sáng kiến đâu anh ạ. Và cuốn sách đó lấy "Điều hậu" là phương pháp chính.

    3. Sách có thế nào thì em dịch thế, không có ý thêm bớt. (có sai chắc là tại ông Dư Xuân Đài. Hic)
    Còn gì không đúng nữa mong các huynh thẳng tay chỉ bảo. Xin cảm ơn!
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011
  7. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    "Cùng thông bảo giám" là cuốn sách nào?
    Cùng thông bảo giám là do Dư Xuân Đài đời Thanh chỉnh lý dựa trên bản cũ là Lan giang võng, là tác phẩm mở đầu cho phương pháp Điều hậu luận mệnh, cũng chính là tác phẩm mệnh lý đỉnh cao, có địa vị cao trong giới mệnh lý học, còn được mệnh danh là “mô phạm của Tử Bình”.
    Lan giang võng có thể là do các thuật sỹ trong giang hồ đời Minh viết, thông qua lưu truyền bí mật hàng trăm năm nên khó tránh khỏi có những chỗ sai sót. Văn tự cũ khó đọc, ngôn ngữ không chi tiết, gây cảm giác khó hiểu. Vào những năm Quang Tự đời Thanh, Dư Xuân Đài dựa vào kinh nghiệm thực tế, nghiên cứu tâm huyết, tìm ra những điều bí ẩn trong đó, chỉnh lý, biên tập thành sách, đổi tên thành Cùng thông bảo giám.
    Sách này chọn lọc, giản lược, phân thành các đề mục rõ ràng, có thứ tự. Đến thời Dân quốc, sách này đã được Từ Lạc Ngô chú giải, đem kinh nghiệm thực tế kết hợp phương pháp đoán mệnh, thêm chú giải rõ ràng và lô gíc, mang đậm tư tưởng triết học, hướng dẫn mọi người về phương pháp luận mệnh lý, cải thiện diện mạo của sách cổ Lan giang võng, có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của mệnh học đời sau, được coi là “đầu nguồn” và “huyết mạch” của mệnh lý học.
    Bát tự biến hoá vô cùng, do đó nguyên tắc luận mệnh quan trọng mà Uyên hải Tử Bình đưa ra: “Mệnh cần xem một cách linh hoạt”. Nhưng Cùng thông bảo giám lại mở ra một con đường mới, dùng một loại “phương pháp chung” khái quát tất cả mệnh cục. Nếu sau khi có cơ sở mệnh lý nhất định rồi đọc sách này thì chúng ta phát hiện đây là bảo vật vô cùng quý báu. Cuốn sách có tính gợi mở về các tầng lớp mệnh cục, như “Mộc hàn hướng dương, Bính thắng Đinh”, “Thủy nuôi dưỡng Giáp Mộc, Qúy tốt hơn Nhâm”.
    Do đó đại sư mệnh học thời Dân quốc Từ Lạc Ngô đánh giá cao về cuốn sách này: “Ta khâm phục nhất là ba quyển sách Trích thiên tuỷ, Tử bình chân thuyên, Cùng thông bảo giám”. Vì thế ông nhiều lần bình chú Cùng thông bảo giám, gia công chỉnh sửa, cuối cùng đến năm 1941 thì hoàn thành, lấy tên là Tạo hoá nguyên thược bình chú (Bình chú về chìa khóa của tạo hóa).
    Sách này lý luận quan trọng nhất là ở phương pháp Điều hậu, coi Điều hậu là một góc nhìn độc lập như Trích thiên tuỷ viết: “Đạo trời có nóng lạnh, nuôi dưỡng vạn vật, đạo người được nó thì không thái quá. Đạo đất có khô ẩm, sinh thành nên các sản vật, đạo người được nó thì không thiên lệch”. Do đó con người cần đạt được trạng thái tốt nhất thì cần có một môi trường có nhiệt độ, độ ẩm vừa phải, đây chính là điều kiện bên ngoài cần thiết cho sự sinh tồn của con người. Do đó trong mệnh cục nếu xuất hiện sự thừa hoặc thiếu về nhiệt độ độ ẩm, “Điều hậu là cấp thiết” trở thành nguyên tắc quan trọng. Nhưng Điều hậu không phải là tiêu chuẩn do mệnh lý duy nhất, không thể vì cần Điều hậu mà bỏ qua mạnh yếu và hỷ kỵ của nhật chủ. Quá coi trọng Điều hậu mà bỏ qua cách cục mạnh yếu sẽ dẫn đến phiến diện, sai lệch.
    ----------------------------
    Xin được coppy lại nội dung trao đổi trong chủ đề "Bát tự trân bảo" của tuvilyso:
    Mong bác VDTT giới thiệu về ông Lương Tương Nhuận được ko ạh. Nghe nói ông này cao tuổi (trên 70) mới bắt đầu viết sách, nên sách của ông rất cô đọng và súc tích. Ông này có 14 chiêu tìm dụng thần rất đặc sắc. Polaris dự định sẽ dịch Cùng thông bảo giám (còn có tên là Lan Giang Võng / Tạo Hóa nguyên thược -- một tác phẩm kinh điển về dụng thần điều hậu ) do ông LTN bình chú. Hoặc bác có thể giới thiệu sách TB nào hay (trường phái truyền thống thôi , Pô ko khoái tân phái ) để Pô lục tìm , sưu tập.
    (Anh Pô minh chứng cho em nhé!)
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011
  8. iHi

    iHi New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng tám 2011
    Bài viết:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Câu này hay =D>, tạo hóa nguyên thược quả lý luận rất chú trọng điều hậu.
     
  9. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Xin cảm ơn anh đã minh chứng cho em.=D>
     
  10. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Quan điểm về Điều hậu trong "Cùng thông bảo giám"

    Ngũ hành: 5 loại nguyên tố giao hoà với nhau
    1. Bản chất của Ngũ hành1: Khí lưu động giữa đất trời
    [Nguyên văn]
    Ngũ hành giả, bản hồ thiên Địa chi gian nhi bất cùng giả dã, cố vị chi hành.
    Nghiên cứu mệnh lý, thủ tu minh Ngũ hành chi vi hà vật, Ngũ hành giả, xuân hạ thu đông chi khí hậu dã, lưu hành vu thiên Địa chi gian, tuần hoàn bất đoạn, cố vị chi hành.

    Tài Quan Thực
    ấn đẳng bát thần danh xưng, cổ nhân đảm cương khiết lĩnh. Dĩ thị sơ học, sở dĩ tiện vu luận hưu cữu dã, như luận sinh khắc, Ngũ hành các hữu sở nghi, tính chất bất đồng, vị khả khái luận, ngôn tài quan thực ấn, bất như kinh ngôn Ngũ hành chi vi tiện, cố bản thư chuyên luận Ngũ hành, bất ngôn bát thần, tứ thời khí hậu, cổ nhân đại chi dĩ quái, danh viết quái khí, chí Hán đại, thuỷ dịch dĩ Ngũ hành sinh khắc, cập ấn tỷ quan quỷ đẳng danh xưng quái khí hợp khí hậu phương vị ngôn, kim luận Ngũ hành, diệc nghi hội kỳ ý dã.
    [Thích nghĩa]
    Ngũ hành chỉ Kim, Mộc, Thủy, Hoả. Thổ. Học thuyết Ngũ hành là một loại vật chất quan của Trung Quốc cổ đại, dùng nhiều cho triết học, đông y, xem quẻ, cho rằng thế giới tự nhiên là do 5 yếu tố tạo thành. Sự thịnh suy của 5 nguyên tố này làm cho thế giới tự nhiên biến hoá, không những ảnh hưởng đến vận mệnh con người đồng thời cũng khiến cho vạn vật vũ trụ tuần hoàn liên tục.
    [Nguyên văn]
    Bắc phương âm cực nhi sinh hàn, hàn sinh Thuỷ. Nam phương dương cực nhi sinh nhiệt, nhiệt sinh Hoả. Đông phương dương tán dĩ tiết nhi sinh phong, phong sinh Mộc. Tây phương âm chỉ dĩ thu nhi sinh táo, táo sinh Kim. Trung ương âm dương giao nhi sinh ôn, ôn sinh Thổ. Kỳ tương sinh dã sở dĩ tương duy, kỳ tương khắc dã sở dĩ tương chế, thử chi vị hữu luân.
    Hoả vi thái dương, tính viêm thượng. Thủy vi thái âm, tính nhuận hạ. Mộc vi thiếu dương, tính đằng thượng nhi vô sở chỉ. Kim vi thiếu âm, tính trầm hạ nhi hữu sở chỉ. Thổ vô thường tính, thị tứ thời sở thừa, dục sử tương tế đắc sở, vật lệnh thái quá phất cập.

    Dĩ Ngũ hành đại xuân hạ thu đông chi danh xưng, phối hợp phương vị, xuất vu thiên nhiên, Bắc phương Hợi Tý Sửu, đông quý dã. Nam phương Tỵ Ngọ Mùi, hạ quý dã, Đông phương Dần Mão Thìn, xuân lệnh dã, Tây phương Thân Dậu Tuất, thu lệnh dã, đông quý âm hàn vi Thuỷ, hạ quý dương nhiệt vi Hoả, xuân lệnh dương hoà tán tiết vi Mộc, thu lệnh hàn túc thu liễm vi Kim, Thổ vô chuyên vị, cư trung ương nhi ký tứ ngung, tứ ngung giả, Cấn (Sửu Dần) Tốn (Thìn Tỵ) Khôn (Mùi Thân) Càn (Tuất Hợi), tức tứ quý giao thoát chi tế dã, xuân hạ chi giao, Mộc khí vị tận, Hoả khí kỷ chí, gian tạp chi khí danh dã thuộc Thổ, (hạ thu đông đồng luận) như thống nhất niên nhi luận Thổ, chí Ngọ Mùi nguyệt vi tối vượng, diệc cư trung ương chi ý dã, thuận tự tương sinh, sở dĩ tương duy, cố tuần nhi bất đoạn, cách vị tương khắc, sở dĩ tương chế, cố thịnh cực tắc duy, bĩ cực tắc thái, vô vãng bất phục, thiên chi đạo dã, luân giả thường dã, ngôn hữu nhất định chi trình tự dã.

    [Thích nghĩa]
    Thượng thưHồng phạm ghi chép đối thoại giữa Chu Vũ Vương và Kỳ Tử, trong đó nói đến: Ngũ hành: một là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. Thổ là nhuận hạ, Hỏa là viêm thượng, Mộc là khúc trực, Kim là tòng cách, Thổ là giá sắc. Nhuận hạ là mặn, viêm thượng là đắng, khúc trực là chua, tòng cách là cay, giá sắc là ngọt. Theo quan điểm nghiên cứu truyền thống, Thượng thưHồng phạm là tác phẩm thời Tây Chu.
    [Nguyên văn]
    Phù Ngũ hành chi tính, các chí kỳ dụng. Thủy giả kỳ tính trí, Hỏa giả kỳ tính lễ, Mộc kỳ tính nhân, Kim kỳ tính nghĩa, duy Thổ chủ tín, trọng khoan hậu bác, vô sở bất dung. Dĩ chi Thủy, tức Thủy phụ chi nhi hành. Dĩ chi Mộc, tắc Mộc đà chi nhi sinh. Kim bất đắc Thổ, tắc vô tự xuất. Hỏa bất đắc Thổ, tắc vô tự quy. Tất tổn thực dĩ vi thông, chí hư dĩ vi minh, cố Ngũ hành giả lại Thổ dã.
    Thôi kỳ hình sắc, tắc Thủy hắc, Hỏa xích, Mộc thanh, Thổ hoàng, thử chính sắc dã. Cập kỳ biến dịch, tắc bất nhiên. Thường dĩ sinh vượng tòng chính sắc, tử sắc tòng mẫu sắc, thành hình quan đới tòng thê sắc, bệnh bại tòng quỷ sắc, vượng mộ tòng tử sắc. Kỳ số tắc Thủy nhất, Hỏa nhị, Mộc tam, Kim tứ, Thổ ngũ. Sinh vượng gia bội, tử tuyệt giảm bán.

    Do Ngũ hành chi tính chất nhi thôi kỳ dụng, Kim tính lưu động, kỳ tượng vi trí, Thủy tính quang minh, kỳ tượng vi lễ, Mộc tính dương hòa, kỳ tượng vi nhân, Kim tính nghiêm túc, kỳ tượng vi nghĩa, Thổ tính hỗn hậu, tắc cận vu tín, dĩ Ngũ hành phối ngũ thường, hữu thử tượng trưng, nhân bỉnh Ngũ hành chi khí dĩ sinh, tùy kỳ bỉnh phú nhi thành các nhân chi cá tính, hữu loại tư chi điểm, như Kim Thủy Thương quan, nhân tất tuyệt đỉnh thông minh, Hỏa tính viêm thượng, sinh cư Đông Nam, quả đoán hữu vi. Nhược cư Tây Bắc cẩn úy thủ lễ, (kiến hạ luận Hỏa) khúc trực thành cách, tất chủ nhân thọ, do các nhân chi bỉnh phú nhi thôi kỳ tính tình, đại chí bất thậm tương viễn dã.Tthổ vô chuyên vị, nhi tứ thời giai hữu kỳ dụng, Kim Thủy Mộc Hỏa, lại Thổ dĩ tồn, nhiên ngôn kỳ tính, tắc quá vu hậu trọng nhi bất linh, tất tổn kỳ thực, chí kỳ hư, phương năng chí dụng, cố Thổ chi dụng, sở lại Kim Thủy Mộc Hỏa dĩ thành dã.

    Thôi kỳ hình sắc, tắc Thủy hắc, Hỏa xích, Mộc thanh, Kim bạch, Thổ hoàng. Cập kỳ biến dịch nhi bất nhiên, đương dĩ sinh vượng chi chính sắc, (Đương sinh vượng tắc chính khí toàn, khả kiến chính sắc) tử tuyệt tòng mẫu sắc (Thủy giả Mộc chi mẫu, tử tuyệt tắc hắc, Mộc giả, Hỏa chi mẫu, tử tuyệt tắc thanh, Hỏa giả, Thổ chi mẫu, tử tuyệt tắc xích, Thổ giả, Kim chi mẫu, tử tuyệt tắc hoàng, phu Ngũ hành tử tuyệt, tắc khí quy căn kiến mẫu chi sắc, phàm nhân ngộ khổ sở thân ngâm hô mẫu giả, tức thử chi chi nghĩa dã, hình thành quan đới tòng thê sắc.
    Thiếu tráng chi niên cập suy lão chi tế ngưỡng thê chi thời dã), bệnh bại tòng quỷ sắc, (bệnh, bại chi địa, quỷ vượng chi hương, thụ khắc tắc khí quy quỷ). Vượng mộ tòng tử sắc, kỳ số tắc Thủy nhất, Hỏa nhị, Mộc tam, Kim tứ, Thổ ngũ, sinh vượng gia bội, tử tuyệt giảm bán, dĩ nghĩa thôi chi.
    Ngũ hành chi sắc, tùy sinh vượng tuyệt thập nhị cung nhi biến dịch, sinh vượng giả, trường sinh lâm quan. Thành hình quan đới giả, Mộc dục quan đới dã, vượng mộ giả, đế vượng mộ khố dã. Bệnh bại giả, bệnh vị suy vị dã, tử tuyệt giả, tử vị tuyệt vị kiêm thai dưỡng dục chi dã. Ngũ hành chi số, tức hà đồ chi số dã, cánh dĩ sinh vượng tử tuyệt tăng giảm thôi chi.

    [Thích nghĩa]
    Người xưa đem Ngũ hành phối hợp với nhiều yếu tố như phương vị, màu sắc, tính tình con người, như: Đông y hình thành 5 hệ thống hoạt động chức năng lấy ngũ tạng làm chủ thể, bên ngoài ứng với ngũ phương, ngũ quý, ngũ khí, bên trong ứng với ngũ tạng, ngũ quan, hình thể, tình chí. Lấy Ngũ hành để thuyết minh đặc điểm sinh lý của ngũ tạng: Mộc tính cong thẳng, có đặc điểm sinh phát, tính gan nhu hòa và thông thuận, chủ về thanh lọc và khí thăng phát, do đó gan thuộc Mộc. Hỏa là dương nhiệt, có tính nóng bốc lên. Tim là dương tạng, chủ về động, có tác dụng sưởi ấm, do đó tim thuộc Hỏa. Mộc là mẹ của vạn vật, có đặc tính sinh hóa, nuôi dưỡng vạn vật. Tỳ có thể vận hóa Thủy, là nguồn để khí huyết sinh hóa, là gốc của tương lai do đó tỳ thuộc Thổ. Kim có đặc tính thanh, thụ liễm, mà phổi chủ về hô hấp chủ về túc giáng, do đó Phổi thuộc Kim. Thủy có đắc tình ấm áp và chảy xuôi mà thận có thể giấu tinh, chủ về điều tiết các chất dịch trong cơ thể người và bài tiết nước thải ra ngoài cơ thể, do đó thận chủ Thủy.
    -----------------------------------------------
    1. Biên dịch có bản quyền
    2. Đang giai đoạn chỉnh sửa đợi ý kiến của các lệnh huynh chỉ điểm.
    3. Lỗi font còn nhiều nên em vẫn còn phải sửa nhiều, mong người đọc thông cảm, em vừa đọc lại vừa sửa.
     
    Last edited by a moderator: 29 Tháng tám 2011

Chia sẻ trang này