Sách của Thiệu Vĩ Hoa

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi moclan, 11 Tháng tám 2008.

  1. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    moclan chợt nghĩ tất cả chúng ta ai muốn học môn Tử bình cũng đọc sách của Thiệu Vĩ Hoa, vậy tại sao chúng ta không cùng nhau bàn luận những điểm khó hiểu trong đó?
    Cũng chẳng mong rằng sẽ đi đến kết quả tuyệt đối nào nhưng chắc là ít ra cũng làm sáng tỏ cho chính mình ở một chi tiết nào đấy, phải không?

    (Sửa lại đề bài)
     
    Last edited by a moderator: 21 Tháng tư 2011
  2. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Dear chị Mộc Lan,
    Em cũng rất thích sách của Thiệu Vĩ Hoa. Để em khai màn topic của chị nhé.
     
  3. duongminh82

    duongminh82 New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Bác Moclan mở Topic này hay quá, có lẽ phần lớn những nguời hậu sinh như chúng cháu khi mới học về môn khoa học huyền bí đặc biệt là Tử bình thì đều có đọc qua sách "Dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa". Cháu cũng đang đọc nhưng thấy có nhiều phần khó hiểu quá, nếu có người cùng trao đổi thì chắc đỡ hơn. Khi đọc sách cháu thấy rất nhiều thuật ngữ khó hiểu, vì vậy cháu rất mong Bác và mọi người trong diễn đàn giải thích những thuật ngữ đó, nếu làm được bộ "từ điển Thuật ngữ Tử bình" thì tốt quá. Trân trọng!


     
  4. lany

    lany New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    330
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    thật sự phải nói rằng có rất nhiều người trong chúng ta biết đến môn TB là nhờ có sách của ông Thiệu,ở đây tôi không bàn về nội dung của cuốn sách mà muốn nói đến tính tích cực của việc truyền bá fổ biến cuốn sách này.
     
  5. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Quả như Lany nói, cuốn sách về Tứ trụ bằng Việt ngữ phổ biến rộng rãi là sách của Thiệu Vĩ Hoa. Không ai phủ nhận sự may mắn có được sách này để học tập một môn dự đoán bản thân và tương lai. Ở đây moclan có ý định làm động não mọi người một chút. Tùy ý Lany muốn đề cập chuyện gì thì cứ bàn, vì chỉ qua bàn thảo mới đạt được mục đích chính Lany muốn.

    Các thuật ngữ tử bình ư? Cũng có thể đi từ mốc này. duongminh cứ mạnh dạn viết ra, nếu sai thì mọi người cùng sửa. Hoặc là không cần phải giải thích mà kê khai ra cũng được.

    Nguyệt khai màn mà sao không thấy câu hỏi gì hết?
     
  6. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cô Mộc Lan cho cháu hỏi là thế nào thì gọi là quy lộc và quy lộc như thế nào thì thành cách ạ?Cháu cảm ơn cô nhiều!!!
     
    Last edited by a moderator: 14 Tháng tám 2008
  7. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Câu hỏi này hay. Cám ơn jickerman đã bắt đầu.

    Trong sách Dự đoán theo tứ trụ, trang 139, nói về Lộc thần:
    - Lộc ở chi năm là Tuế Lộc (tuế=năm)
    - Lộc ở chi tháng là Kiến Lộc (hồi xưa đuôi sao nào chỉ vào cung nào thì gọi là kiến, nên cũng mang nghĩa của tháng)
    - Lộc ở chi ngày là Chuyên Lộc (chuyên là của mình
    - Lộc ở trụ giờ thì gọi là Quy Lộc (quy là về, kết cục, ý nói hậu vận, con cái).

    Cách tra lấy can ngày tính ra. Nếu Giáp can ngày, có Dần ở giờ thì có quy lộc.

    "Thành cách" thì không phải nói về quy lộc hay chuyên lộc hoặc tuế lộc, mà nói về Kiến lộc, tức là như các nguyên lý chung khác, thành Cách Cục hay không là theo các can tàng trong chi tháng tạo ra. Đấy là việc khác.

    Còn việc có Lộc là đòi hỏi nhiều điều kiện để đạt được lộc, trong sách viết khá rõ, thí dụ như bị Không Vong, Xung, phải có cát thần đi kèm...v.v...

    Ở điểm XUNG thì cần nhớ khắc nhập của thiên can là xấu; xung động thì ngược lại (trong điều kiện tứ trụ tốt) là rất tốt.

    Thí dụ, Giáp mộc khắc Mậu thổ, Canh kim khắc Giáp mộc; Lộc ở Mậu dần thì tốt, Lộc ở Canh dần thì bị phá.

    Vì thế hễ mang trong mình chữ Lộc thì phải xem cho kỹ có dùng được Tài hay không.
     
  8. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Dear chị Mộc Lan,
    Chị cho em hỏi: Kim thanh, Thủy lạnh, Hóa sáng, mộc đẹp, thổ táo.... nghĩa là gì?
    Cám ơn chị!
     
  9. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cháu cảm ơn cô MocLan đã giải thích cho cháu về các trường hợp lộc trong tử bình. Nhưng cháu vẫn chưa hiểu rõ thí dụ của cô, cô có thể phân tích cho cháu qua tứ trụ này được không ạ. Tứ trụ " Bính Tý_Canh Tý_Quý Mùi_Nhâm Tý" , trong trụ này thì kiến lộc thành cách không ạ ? và có dùng được tài không ạ?
     
  10. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Nguyệt hỏi về tính chất của 2 hành tương sinh theo chiều hướng thuận lợi nhất. Có 1 người đã giải thích như thế này, moclan ghi lại để mọi người tìm hiểu:

    Kim bạch thủy thanh: Kim vượng gặp Thủy, không có Thổ khắc thủy chen vào.

    Mộc đẹp hỏa sáng: Mộc cường thịnh gặp Hỏa, không có Kim khắc mộc.

    Vì có những hành khắc chen vào đó sẽ làm cho dòng chảy bị đứt đoạn, nên kim bị đục, thủy cũng sẽ hết trong veo. Mộc gặp Kim thì bị khắc chế, hỏa vì thế cũng mờ tối.

    Đấy là nguyên lý chung. Xét từng tứ trụ thì phải cẩn thận, vì rất dễ tìm thấy các nguyên lý trong mùa sinh (kim vượng tất thủy tướng trong mùa thu; mộc vượng thì hỏa tướng trong mùa hạ).

    Nhưng tử bình xét từng can đơn rất kỹ, chắc là rất hiếm khi được một nguyên cục "trong veo, sáng sủa" như vậy. Câu hỏi là vì khi Kim vượng Thủy tướng thì Thổ nào khắc nổi? Mộc vượng Hỏa tướng thì Kim chào thua!

    Họa chăng là khi hành vận, nếu thiếu những nguyên tố khắc chế thì Kim mới bạch, Thủy mới thanh, Mộc đẹp lên và Hỏa sẽ sáng.

    Hoặc là Kim thì nói đến Canh hay Tân? Thủy nào? Nhâm hay Quý? Mộc Giáp hay Ất? Hỏa Bính hay Đinh?
     
  11. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Gửi jickerman: tứ trụ 3 Tí đó cháu trai hay cháu gái? Nếu chỉ xem kiến lộc thì rõ là Quí thấu lộ, không có xung hàng chi, vậy thì...? jicker nên tự xác định. Nhắc thêm là tứ trụ này là một loại tùng vượng cách.
     
  12. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cháu cảm ơn cô Moclan ạ, theo cô tứ trụ này có thể lấy Kỷ thổ trong mùi làm dụng được không ạ.
     
  13. jickerman

    jickerman New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng mười hai 2007
    Bài viết:
    80
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cháu có một đoạn nói về quy lộc cách trong sách tử bình chân thuyên nên muốn pót lên xin ý kiến cô Mộc lan, mong cô đóng góp cho ý kiến ạ!!!
    Quý Lộc cách:

    Đặc điểm của cách này can ngày sinh gặp Lộc ở chi giờ sinh. Ví dụ người sinh nhằm Can giáp vào giờ Dần. Như vậy Giáp gặp lộc ở Dần, trùng hợp này gọi là quy lộc cách. Tuy nhiên cần lưu ý một điều là không nên có sự hiện diện của quan sát trong tứ trụ, nếu có thời lộc khó quy và coi như phá cách.

    Cách này sẽ đại phát khi vận hành được thân vượng, đến thực thương vận hoặc tài vận, rất kỵ bị xung phá.

     
  14. duongminh82

    duongminh82 New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cháu chào cô Moclan và các bạn trong diễn đàn.
    Sách của Thiệu Vĩ Hoa trong phần "Chọn dụng thần" VD số 31 có đoạn viết " Kim thuỷ không giao nhau là tượng tốt".
    VD số 31: Mệnh nam
    Năm 1950 Tháng 11 ngày 16 giờ Tý
    Canh dần Mậu tý Quý tỵ Nhâm tý
    "Mùa đông kim hàn, thuỷ lạnh thổ đóng băng"
    Khi chưa gặp vận hoả mộc thì Kim không sinh được cho thuỷ. Như vậy nếu xét mệnh ( Chưa hành vận ) thì vị trí của kim có tham gia vào sinh, khắc hợp trong mệnh cục không và khi hành vận thì khác ở điểm nào.
    Lấy một ví dụ: Mệnh nam
    Năm 1981 tháng 12 ngày 15 giờ tý
    Tân Dậu Tân Sửu Nhâm thìn Canh tý
    Thuỷ mùa đông, trường hợp này theo cháu hiểu cũng là tượng kim thuỷ không giao nhau ( Theo cháu kỵ thần mệnh cục là Kim ).
    Như vậy nếu kim thuỷ không giao nhau thì kim trong mệnh cục không sinh cho thuỷ ( khi hành vận kim, thuỷ, thổ ) thì có xét kim là kỵ thần không và khi gặp vận mộc hoả thì lúc này kim sinh thuỷ thì xét kim là kỵ thần hay thuỷ là kỵ thần ?. Rất mong được sự hồi đáp của cô và các bạn trên diễn đàn. Cháu xin cảm ơn !
     
  15. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    jickerman: sẽ trả lời sau

    duongminh: khi xét mệnh cục vẫn gọi là tính sinh khắc đấy chứ, không sinh được trong trường hợp này là kim hàn thủy lạnh, giống như nước đóng băng, thủy vượng quá làm kim mất sinh lực.

    Khi vào vận thì lại cũng tính các can đại vận sinh khắc, hợp, hóa với các Can tứ trụ; kể như là một lực độc lập khác, như "khách" đến có hợp với chủ nhà hay không...Vậy Canh, Tân trong đại vận không phải là Canh Tân hưu tù trong tứ trụ.

    Tóm lại, cháu nói "kim thủy không giao nhau" tức là nghĩa này; một khi hành sinh cho hành khác không có lực (trạng thái hưu, tù, tử) thì hành kia không nhận được sinh lực đầy đủ, nhưng vẫn phải tính là một thực trạng có rồi, đấy là bản chất, là nhân tính. Còn vận hành là có tính xung động, thúc đẩy, ngăn trở, bảo vệ... (bởi vậy mới có tác dụng 10 năm thôi).

    Đối với thí dụ Tân Dậu, nếu lấy lực hỏa, thổ làm dụng thì dĩ nhiên khi vận đó lên, thủy là kỵ của hỏa, mộc là kỵ của thổ; nhưng phải xét cả can và chi mới đúng. Thí dụ như vận Đinh Dậu, Đinh là dụng thần, thủy là kỵ thần, nhưng Dậu thì chỉ có Tân kim, không có thủy; vậy phải chú ý đến Tân kim là cừu thần (khắc mộc). Vận Bính Thân thì Bính là dụng thần, trong Thân có kim, thủy, thổ đủ cả, lý ra thì sợ thủy, nhưng Thân thì bản khí là canh kim, nên sợ kim hơn thủy.

    Nói chung, cháu nhớ 1 điều: bao giờ cũng tính đủ 5 ngũ hành trong một sự việc, trong 3 hành thì hành ở giữa là nguyên nhân chính, xét bản khí trước (của Chi), rồi mới đến sự hợp hóa hay sinh khắc của Can.
     
  16. duongminh82

    duongminh82 New Member

    Tham gia ngày:
    11 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Cháu xin cảm ơn cô đã trả lời.
    Đối với ví dụ Tân dậu cháu đã đưa ra để mong cô giải đáp kỹ hơn về vị trí của kim, thuỷ trong mệnh cục khi chưa hành vận tức là cháu muốn cô giải thích kỹ hơn về việc luận thế nào về ấn, kiêu, kiếp, ( Xét thuần mệnh cục chưa tính đến các đại vận) trong mệnh: Xét mệnh cục liệu lúc này có luận được "dậu, sửu" bán hợp cục, khi đó kim sẽ lắm lệnh và theo cháu hiểu kim sẽ vượng "nhưng vẫn không giao nhau với thuỷ" ? . Nếu không đúng với trường hợp này thì giả dụ có trường hợp kim vượng trong mệnh cục thì việc kim và thuỷ sẽ như thế nào.
    Để trình bày rõ hơn điều chưa hiểu, cháu sẽ trình bày lại như thế này: Đầu tiên xét mệnh cục: Giả sử cho rằng kim và thuỷ đều vượng nhưng do mùa đông do vậy "kim thuỷ không tương giao" như vậy lúc này tạm luận là thuỷ là kỵ thần vì cho rằng kim chưa tác động đến thuỷ , nhưng đến đại vận làm cho kim ấm, thuỷ ôn tức là kim ào ạt sinh cho thuỷ thì lúc này việc luận mệnh cục trong đại vận này là hoàn toàn khác.
    Vì sở học có hạn và cháu cũng chỉ mới đọc sách Thiệu Vĩ Hoa được một thơì gian, dù rất chú tâm nhưng có vẻ hiệu quả không cao.Rất mong sự giải đáp của cô. Trân trọng.
     
  17. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Điều duongminh nghĩ thì đúng, nhưng không phải là "luận mệnh cục trong đại vận" khác hẳn. Con người ta vẫn thế chứ có thay đổi gì về cơ bản? Hiếm lắm! Chỉ nên hiểu là trong đại vận, con người thay đổi theo trạng thái vận khí lúc đó.

    Có nghĩa là mệnh cục cần một thứ làm ngòi châm để sản sinh ra thứ mà mệnh cục thiếu. Đó là như thí dụ của cháu, thủy bị hàn đống, không phát triển được (nước không chảy được), khi có hỏa vận sưởi ấm thì thông.

    Hỏa là dụng thần, làm ấm mệnh cục, lại khắc được kim; Kim mùa đông trong mệnh cục là kỵ thần vì nó quá nhiều nên làm dòng chảy không xuôi. Nếu gặp vận Kim thì càng xấu cũng là nghĩa như thế.
     
  18. CátNguyên

    CátNguyên New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng mười 2008
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    =D>

    Cát Nguyên đang làm quen để học TB (nói làm quen là vì khi "nhập môn", phải có kế hoạch học tập, kiểm tra rõ ràng). Vì mới mua được sách của TVH ở CH sách cũ, nay mở ra đọc, càng đọc càng rối, mong chị MocLan và các bạn chỉ bảo thêm !

    CátNguyen có vài câu hỏi về sách TVH:

    1. Các cách lấy dụng thần, sách TVH chỉ nêu 3 cách là Thông quan, điều hậu, và chọn DT theo thân vượng/nhược và theo cách cục.

    Theo CN đọc trong các sách có trong thự viện của NhanTracHoc thì tìm DT có 5 cách:

    - Phù ức nhật nguyên (1)
    - Bệnh dược (2)
    - Thông quan (3)
    - Điều hậu (4) và
    - Chuyên vượng (5)

    * Nếu chị ML có thời gian, xin chị trình bày, so sánh, nhận xét, ví dụ các cách lấy DT theo 5 cách này đươ.c không?

    * Cách chuyên vượng cháu hoàn toàn ko hiểu gì cả ? Mong đc góp ý !

    2. Chị có thể phân tích 1 ví dụ lấy dụng thần là Địa Chi không ?

    3. Việc xác định dụng thần là một trong 5 hành mộc hỏa thổ kim thủy thì việc thấy vận dụng thần thì có phân ra âm mộc/ dương mộc (Giáp/ Ất), âm kim, dương kim,... hay không. Hay là chúng đều tốt như nhau !

    4. Lấy ví dụ vận dụng thần là Kim, thì quan trọng can hay chi ? như dụng thần là Kim, kị thần là Hỏa gặp vận Canh Ngọ thì Canh (kim) và Ngọ (hỏa) thì xét tốt xấu ra sao ?

    5. Việc tính độ vượng của TVH thì ta có nên dựa hoàn toàn vào đó để ra quyết định về dụng thần không ?

    ~_rose
     
  19. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Trả lời Catnguyen. Câu 1.
    Đúng là có 5 giải pháp căn bản để chọn dụng thần, chữ Hán Việt khó hiểu nên trước tiên chúng ta phải biết nghĩa đó là gì.
    - Phù, Ức là phù trợ hay ức chế
    - Bệnh Dược nghĩa là tứ trụ có bịnh phải có "thuốc" bổ cưú
    - Thông quan tức là lấy Ấn làm cho Quan được thông suốt
    - Điều hầu là tính tứ trụ "nóng" hay "lạnh"; như sinh giữa mùa hè thì nóng quá cần thủy, sinh mùa đông lạnh quá cần hỏa
    - Chuyên vượng hay còn goị là tùng vượng nghĩa là 1 hành nào đó làm chủ tứ trụ, không phù, không ức, không dược... được thì phải tòng theo hành đó mà sống.

    Câu 2. Dụng thần là địa chi chỉ trong trường hợp Hội, Cục; dùng nó để cứu tứ trụ khi Can bị hợp mất. Thật ra Can mới là dụng thần. Nếu Can lộ không phải là dụng thần mà lấy Can tàng trong Chi nào đó làm dụng thần thì phải xem Chi đó có bị hình, xung, khắc, hại hay không. Thí dụ bị hình xung thì Hội hay Cục sẽ cứu được.

    Câu 3. Có chứ. Áp dụng nguyên lý "1 âm 1 dương là đạo", trong sách TVH thí dụ có đoạn noí rõ về việc "hợp chặt" do âm dương hình thành và chỉ có tác dụng khi âm dương gặp nhau thôi, như Bính và Ất. Khi tứ trụ quá nhiều dương thì nên chọn âm làm dụng thần và ngược laị.

    Câu 4. Nói chung, Can và Chi tính riêng. Vận là Canh Kim sẽ khắc Giáp Mộc, hoặc Ất Canh hợp lại. Còn Ngọ thì tính có xung Tí hay không, hoặc có Dần Ngọ Tuất thành hình hay không, xảy ra rồi thì xem sự hình thành đó là dụng thần, hỉ thần hay kỵ thần? Nhưng Can quan trọng hơn, có khi Ngọ đến làm cho Canh Kim thuần thục hơn (hoả luyện kim), phải tuỳ tứ trụ mới biết được. Có khi chỉ cần nhờ đến phương Nam sinh sống mà Kim trong trụ mới trở thành sắc thép được, goị là thành công trong nghề nghiệp đã chọn thuộc về hành Kim.

    Câu 5. Vượng hay Nhược của tứ trụ là căn bản để tìm dụng thần, vì thế rất là quan trọng. Ban đầu thì nên theo kỹ 1 sách thôi, khi nào nắm vững thêm nguyên lý thì tự mình sẽ hiểu ra, đừng nên nghi ngờ và so sánh 2 sách của 2 tác giả khác nhau trong thời gian đầu học tử bình.

    Hy vọng trả lời được đôi chút thắc mắc. Mong các bạn khác vào cho thí dụ và ý kiến. Nếu các bạn tự làm thì sẽ hiểu rất nhanh.
     
  20. CátNguyên

    CátNguyên New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng mười 2008
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sách của Thiệu Vĩ Hoa

    Vô cùng cảm ơn những lời vàng ngọc của bác moclan ! =D>

    Cháu thấy bác rất bận mà vẫn dành thời gian trả lời, thật là vinh hạnh. ~_rose

    Bạn nào có tứ trụ mà ĐÃ LẤY ĐƯỢC DỤNG THẦN từ 1 trong 5 cách này, chúng ta có thể "làm bài tập" , xem việc tìm dụng thần theo 5 cách trên như thế nào ?

    Hay quá !=D>

    Bạn nào có ví dụ không ? Cho CN xem ví dụ với , rất cảm ơn !

    Hay quá, CN rất cảm phục sự thông tuệ của bác moclan, những lời biện giải cũng như sự nhiệt tình trả lời của bác, làm em rất xúc động.

    Chúc bác sức khỏe và vạn sự an lành ! ~_bighug
     

Chia sẻ trang này