Tác phẩm "Tử Bình chân thuyên bình chú"

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi aikenxay, 24 Tháng chín 2011.

  1. aikenxay

    aikenxay Guest

    Điều cần biết khi đọc "Tử Bình chân thuyên bình chú"

    Thẩm Hiếu Thiêm đỗ tiến sỹ năm thứ IV niên hiệu Càn Long, về sau làm quan địa phương. Ông xây dựng một hệ thống cách cục trong tứ trụ học, đến những năm cuối đời Thanh chiếm vị trị quan trọng trong giới mệnh học. Tử Bình chân thuyên là tác phẩm đầu tay của ông.
    Tác phẩm lớn vô danh truyền tay giữa các quan hoạn
    Tác giả Thẩm Hiếu Thiêm rất tâm đắc với Tử Bình pháp, Tử Bình chân thuyên mới đầu chỉ là một phần trong số bản thảo tâm đắc của ông, sơ thảo và không có tên sách. Do ông xuất thân là tiến sỹ, là nhân vật trong quan trường, đối tượng để ông đàm luận mệnh lý là các thái giám. Bản thảo này được truyền trong tay các thái giám, truyền đi truyền lại sau hơn 10 năm thì có một vị tên là Hồ Không Phổ làm mộ phủ nhìn thấy bản thảo này, cho rằng rất hay, do đó xuất bản sách này, đặt tên sách là Tử Bình chân thuyên, về sau tiếp tục tái bản nhiều lần. Năm 25 thời Dân quốc, Phương Trọng Thẩm và Từ Lạc Ngô lại điểu chỉnh các chương đồng thời xuất bản năm 1936, chính là Tử Bình chân thuyên bình chú hiện nay.
    Bản sơ thảo ban đầu của Thẩm Hiếu Thiêm là 39 phần, về sau lại phân chia như “Luận về thiên quan” “Thiên quan thủ vận” gộp làm một, sau lại phân thành hai. Tử Bình chân thuyên xuất bản năm 20 thời Dân quốc là 44 phần, Phương Trọng Thẩm và Từ Lạc Ngô điều chỉnh thành 47 phần, bổ sung thêm so sánh sự khác biệt là thành 54 phần. Bổ sung rõ nét nhất là thiên can nghi kỵ trong Trích thiên tuỷ và luận về ngũ hành tứ thời.
    Hai tác giả mệnh lý nổi tiếng của cùng một thời đại
    Thẩm Hiếu Thiêm và Nhiệm Thiết Tiều của Trích thiên tuỷ là nhân vật ở cùng một thời đại, Nhiệm Thiết Tiều lớn hơn Thẩm Hiếu Thiêm 40 tuổi. Nhân vật cùng một thời đại đều có lý luận mệnh lý khá tương đồng, nhưng quan điểm của hai người này lại rất khác biệt. Có 2 nguyên nhân, một là sách mệnh lý lưu hành đầu đời Thanh có rất nhiều, ngoài Tam mệnh thông hội, Thần phong thông khảo quen thuộc thì còn có Quảng tín tập, Thần bạch kinh, Chúc thần kinh, Lý ngu ca, Tam xa nhất lãm, Nguyên tuỷ …, do đó hai người này lúc đó có điều kiện tập hợp được nhiều thuyết pháp. Thứ hai là thân phận và lập trường của hai người khác nhau, Thẩm Hiếu Thiêm là tiến sỹ quan viên còn Nhiệm Thiết Tiều là người làm nghề luận mệnh.
    (Còn nữa)
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2011
  2. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Tác phẩm "Tử Bình chân thuyên bình chú"

    Hy vọng akenxay bớt chút thời gian dịch cuốn Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú của Từ Lạc Ngô cho mọi người nghiên cứu.

    Xin cám ơn aikenxay nhiều.
     
  3. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Tác phẩm "Tử Bình chân thuyên bình chú"

    Kính bác Vulong cháu sẽ gắng sức
     
  4. aikenxay

    aikenxay Guest

    Ðề: Tác phẩm "Tử Bình chân thuyên bình chú"

    Tác phẩm đỉnh cao của mệnh lý học
    Có nhiều người đánh giá cao về Tử Bình chân thuyên.
    Đại sư mệnh học đời Dân quốc Từ Lạc Ngô nói: “Cuộc đời tôi phục nhất là ba cuốn sách Trích thiên tuỷ, Tử Bình chân thuyên, Cùng thông bảo giám”.
    Nhà mệnh lý học đời Dân quốc Phương Trọng Thẩm nói: “Hai cuốn sách Trích thiên tuỷTử Bình chân thuyên là hoàn thiện sâu sắc nhất. Các nhà mệnh học đời sau không thể vượt qua phạm vi này”. (1)
    Nhiều kiệt tác mệnh lý không dạy phương pháp thực tiễn, thường lý luận hoặc giấu các quyết pháp. Trong khí đó, sách này thì không như vậy, có thể ví von hình tượng như thế này Tam mệnh thông hội là cá thì Tử Bình chân thuyên là ngư ông. Nếu nói Trích thiên tuỷ là tác phẩm đỉnh cao của tứ trụ học thì giống như quả ngọt trên cây, Tử bình chân thuyên là chắt lọc tử quả ngọt đó. Hai quyển sách một nông một sâu, phối hợp với nhau, không thể chia tách. Do đó Tử Bình chân thuyên khi mới ra đời thì đã được đánh giá rất cao.
    “Vật báu” mệnh học ra đời trong sự vô tình
    Trong lời giới thiệu mở đầu về Tử Bình chân thuyên, tác giả khi soạn thảo không có ý định sẽ làm thành sách, vô tình bạn bè đọc được, cho rằng là bảo vật của mệnh lý học, đủ để chú giải cho Uyên nguyên tử bình, nên đặt tên là Chân thuyên! Nhìn từ nội dung của sách thì đánh giá này không hề nói quá, sách này không những giải thích rất tốt về lý luận hạt nhân trong “Uyên hải Tử Bình” làm cho mệnh lý học nguyên thuỷ không vì luận thuật sơ sài mà dẫn đến tranh cãi, mà cách hành văn của tác giả uyển chuyển mà thẳng thắn đi vào điểm chính, luận thuật thuyết phục, khiến người đời sau sau khi đọc thuộc có thể lý giải, để mệnh lý học tránh được huyễn học và rắc rối.
    So với sự phức tạp đồ sộ trong văn từ của Tam mệnh thông hội thì Tử Bình chân thuyên chú trọng hơn về mạch lý luận. Từ Lạc Ngô ở thời Dân quốc chú thích về Tử Bình chân thuyên và lưu truyền đến ngày nay nhưng đáng tiếc là Từ Lạc Ngô dùng Trích thiên tuỷ để giải thích Tử Bình chân thuyên mà không giải thích chính xác khái niệm “Dụng thần” nguyên thuỷ, mà thiên về lý luận “Phù ức, điều hậu” và “nhật chủ vượng suy”, đây là điểm cần chú ý khi đọc sách này.
    (Còn nữa)
    -------------------------------
    (1) Điều này cho đến ngày nay đối với các nhà mệnh lý tứ trụ Trung Quốc đều phải công nhận.
     
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2011

Chia sẻ trang này