TẤT CẢ ÂM THANH ĐỀU LÀ TIẾNG THUYẾT PHÁP

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi tutru, 26 Tháng tư 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    TẤT CẢ ÂM THANH ĐỀU LÀ TIẾNG THUYẾT PHÁP
    Satomi Myodo – Nguyên Phong dịch

    [​IMG]Sau khi đến học hỏi với giáo sư Shibata được một thời gian thì tôi quyết địnhdọn đến Toyohira cho tiện việc đi lại. Hayakawa đã giúp tôi tìm được việc làm nơi một gia đình khá giả gần đó. Công việc tương đối nhàn hạ nên tôi có thể đến học với giáo sư một cách dễ dàng. Ít lâu sau, gia đình chủ tôi mở một quán ăn và giao cho tôi việc quét dọn nơi này. Công việc còn nhàn hơn trước vì tôi chỉ phải quét dọn trước khi quán mở cửa khoảng xế chiều, và sau khi quán đóng cửa vào lúc nửa đêm mà thôi. Thời gian còn lại tôi muốn làm gì tùy ý nên tôi có thể đến học hỏi với giáo sư Shibata thường xuyên hơn.

    Đó là một nhà hàng lịch sự sang trọng. Thực đơn gồm những sơn hào hải vị do một đầu bếp nổi tiếng phụ trách. Nhưng thật ra, đặc điểm của quán là những chiêu đãi viên xinh đẹp, được tuyển lựa cẩn thận để đón tiếp những loại khách thượng lưu quí phái. Chỉ một thời gian ngắn sau khi khai trương, quán ăn đã trở thành nơi tụ tập của những người giàu có, tiền rừng bạc biển, những người có địa vị trong xã hội. Đêm nào tôi cũng phải nghe tiếng nhạc ồn ào phức tạp, tiếng người cười cợt nô đùa, tiếng súc sinh bị bắt mổ thịt, phải ngửi mùi xào nấu, rượu thịt tanh hôi, rồi chứng kiến những cảnh trái tai gai mắt, khiến tôi vô cùngkhó chịu. Tôi quyết định phải xa rời nơi tối tăm sa đọa đó.

    Tôi kể mọi sự cho Hayakawa nghe rồi kết luận:

    - Tôi không thể tiếp tục làm việc tại những nơi bẩn thỉu, ô uế đó được.

    Hayakawa im lặng nghe tôi nói, rồi ôn tồn khuyên:

    - Chị không nghe giáo sư giảng “phiền não tức bồ đề” hay sao? Chị tưởng mình có thể xa rời được những nơi phiền toái, bẩn thĩu để tìm đến chỗ yên tĩnh, trong sạch không chút bợn nhơ nào hay sao? Chị tìm đâu được một nơi chốn thanh tịnh như vậy nếu tâm chị không là một đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm trước đã?

    - Nhưng làm sao người ta có thể ngày đêm nghe những chuyện thị phi, những điều ngang trái trong trà đình tửu quán mà không bị ảnh hưởng được?

    - Đã có lần giáo sư giảng kinh Hoa Nghiêm: “Đức Phật thị hiện trăm ngàn ức loại âm thanhđể diễn tả pháp mầu cho chúng sinh”. Ông đã nhấn mạnh rằng tất cả âm thanh trên thế giớiđều là tiếng thuyết pháp của chư Phật, từ tiếng nước chảy, tiếng chim hót, tiếng gió thổi đều nói pháp cho mình nghe…

    - Nhưng điều đóthì ăn nhập gì đến những tiếng động ồn ào của quán ăn? Không lẽ tiếng nhạc kích động, tiếng súc sinh bị băt giết mổ thịt, tiếng người nói láo cũng là tiếng pháp hay sao?

    - Đúng thế. Nếu biết lắng nghe thì chị sẽ hiểu được rằng, mọi sự vật trên thế giới này đều nói pháp cho mình nghe đấy. Người lành thì nói pháp lành. Người ác thì nói pháp ác. Súc sinh thì nói pháp của súc sinh. Còn khách hàng thì nói pháp của khách hàng. Tất cả đều làm cho mình hiểu được vì sao mà những sự việc đều xảy ra như vậy. Vì nhân duyên nào mà súc sinh bị bắt giết mổ thịt cho khách ăn? Phải chăng con gà con vịt khi xưa cũng đã có lúc làm người, vì không hiếu thảo với mẹ cha, không làm đầy đủ bổn phận làm người, không biết sống theo đạo lý… nên kiếp này mới sinh ra làm súc vật như thế? Phải chăngnhững kẻ đang say sưa ăn uống thịt cá rồi khen ngon mà không biết rằng họ đang ăn thịtcha mẹ, vợ con của họ từ những kiếp trước. Phải chăng những kẻ đang giết, đang mổ thịt súc vật không ghớm tay kia không biết rằng trong một kiếp tương lai, y cũng trở thành nạn nhân của những cuộc chém giết tàn bạo như vậy? Chiến tranh là gì? Phải chăng nó bắt nguồn từ những chém giết trong bàn tiệc bữa ăn mà ra? Miếng thịt trong bữa ăn chứa đựng cả một biển oán hận, con người càng sát sinh nhiều thì thế giới càng lắm chiến tranh chứ đâu có gì lạ. Này chị bạn, con mèo bắt con chuột, cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu, phải chăng tất cả đều đang nói pháp cho mình nghe về luật nhân quả, gieo nhân nào gặt quả đó. Kẻ ăn cướp đồ vật của người khác vì biết đâu kiếp trước y đã bị người kia cướp mất đồ, nên kiếp này đến đòi nợ? Nếu không vậy thì kiếp sau y cũng bị người kia cướp lại. Có vay ắt có trả, mọi vật đều là luật nhân quả báo ứng. Nếu cái đó không phải là Phật pháp thì là gì?

    - Vậy chị khuyên tôi phải làm gì?

    - Trong những chốn thị phi đó, hiển nhiên có nhiều người lầm lạc đau khổ, cần được an ủigiúp đỡ. Đó là cơ hội tốt để chị khuyên bảo những người này, giảng dạy cho họ một chút về Phật pháp, giúp họ tìm được ý nghĩa chân thật của đời sống. Đức Phật đã nói: “Mọi chúng sinh đều có Phật tánh” thì dù làm thầy tu hay chiêu đãi viên cũng đều có Phật tánh như nhau. Sở dĩ đa số không biết vì họ đang bị lôi kéo bởi nghiệp lực, trí tuệ của họ mờ tối, chẳng hiểu được bản tánh thật sự của mình, nên cứ trầm luân điên đảo trong bể khổ đó mãi. Nếu phát lòng từ bi, muốn giúp đỡ người khác thì tại sao chị không bắt đầu với những chiêu đãi viên đó?

    Mặc dù không hiểu được hết lời khuyên sâu xa của Hayakawa nhưng trong lòng tôi cũng nhen nhúm một cái gì đó, nên tôi không nghĩ đến chuyện xin nghỉ việc nữa.

    (Trích Hoa trôi trên sóng nước - Đặt tựa đề để dễ nắm ý chính)

    Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a27634/tat-ca-am-thanh-deu-la-tieng-thuyet-phap
     

Chia sẻ trang này