thủy ngân trong đèn com pact

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Phong -Thuỷ, 7 Tháng sáu 2007.

  1. Cẩn thận với thủy ngân trong đèn compact
    13:39' 06/06/2007 (GMT+7)

    Đèn huỳnh quang compact (đèn compact) chính thức được phép thay đèn dây tóc nóng sáng tại các vị trí thích hợp trong chương trình tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010. Tuy nhiên, ít ai biết, thủy ngân chứa trong loại bóng đèn này rất độc hại với cơ thể.

    Bóng đèn compact tiết kiệm điện ngày càng được ưa chuộng - Ảnh: TPO.

    Việt Nam bắt đầu dùng đèn compact từ năm 2000. Cho đến gần đây, người dân chủ yếu sử dụng đèn đã qua sử dụng nhập từ các nước. Điện lưới không ổn định, kinh nghiệm lắp bóng chưa có là nguyên nhân khiến đèn compact hỏng nhiều. Khi bóng hỏng người dân đem bỏ vào thùng rác.

    Theo các nhà khoa học, một lượng nhất định thủy ngân tỏa ra từ các bãi chôn lấp rác dưới dạng hơi methyl-mercury (methyl - thủy ngân) có thể đi vào chuỗi thức ăn dễ dàng hơn thủy ngân nguyên tố dạng vô cơ vốn được phát thải trực tiếp từ các bóng đèn vỡ hoặc các nhà máy nhiệt điện chạy than.

    Trong mỗi bóng đèn compact, hàm lượng thủy ngân trung bình khoảng 5-6 mg. Thuỷ ngân có kích cỡ bằng hòn bi trong chiếc bút bi.

    Thủy ngân có tác động độc đến hệ thần kinh, có thể làm hại thận, gan, gây suy hô hấp cấp, và một lượng đủ lớn thủy ngân có thể gây tử vong.

    Theo đánh giá không chính thức của Bộ Công nghiệp, số lượng đèn compact tiêu thụ năm ngoái ở nước ta cỡ một triệu chiếc. Mỗi năm Việt Nam tiêu thụ 50 triệu bóng đèn sợi đốt và lộ trình từ giờ đến năm 2010 sẽ thay thế không dưới một phần ba số bóng đó.

    Tại Cty Bóng đèn phích nước Rạng Đông (KCN Thượng Đình, Hà Nội), lời khẳng định từ Bà Nguyễn Thị Xuân, Trưởng phòng Kỹ thuật công nghệ: Viên thủy ngân trong công nghệ sản xuất đèn compact là Cty dùng thủy ngân dạng viên Amalgam để nạp vào trong bóng đèn compact, nhằm cố định lượng thuỷ ngân trong đèn và bảo vệ môi trường sản xuất. Không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người lao động làm việc trên dây chuyền vì đây là công nghệ vật liệu mới.

    “Ngay các nhà sản xuất lớn trên như GE, Philips, Osram, Toshiba, hoặc các chương trình tiết kiệm năng lượng trên thế giới và trong nước như UNDP, WB, DSM, VEEPL cũng không thấy đưa ra lời khuyến cáo về nguy cơ tiềm ẩn đến sức khỏe và môi trường ngoài việc tuyên truyền khả năng tiết kiệm điện của đèn compact”.

    Tuy nhiên, bà Xuân cũng thừa nhận:“Khi đèn chưa hết tuổi thọ và bị vỡ, thủy ngân mới có nguy cơ thất thoát ra môi trường và gây độc”.

    Đáng tiếc nhất là ý thức về nguy cơ ô nhiễm thủy ngân từ đèn compact ở nước ta gần như ở mức… không có gì. Cả Cục Bảo vệ môi trường, các nhà sản xuất đèn compact, và nhiều tổ chức đều chưa có bất cứ ý niệm gì về việc cần thiết phải thu hồi và tái chế đèn compact, cũng chưa có quy định cụ thể về các sản phẩm có hàm lượng thủy ngân sau khi sử dụng.

    (Theo Tiền Phong)
     

Chia sẻ trang này