Thái tuế là gì

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi longkara, 16 Tháng tư 2012.

  1. longkara

    longkara New Member

    Tham gia ngày:
    28 Tháng ba 2010
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Thái Tuế tại cung Mệnh: Rất tốt nhưng kém hơn đóng ở Tài , Nô và Quan. Thái Tuế đóng ở Mệnh rất liêm chính không tơ hào của công; phục vụ cho nhân quần chúng sinh; lưu danh thanh sử, hết lòng vì đại cuộc. Đôi khi khắt khe quá nên thường bị giảm khinh dẫn đến sự nghiệp lúc mờ lúc tỏ. Và cũng chỉ vì luôn coi chữ ''liêm sỉ'' làm trọng nên có cuộc sống thanh bần, không thể phú quý đuợc.

    Thời đại ngày nay "trọng hình khinh nghĩa - trọng phú khinh bần'' nó như là một kim chỉ nam để hướng dẫn cho mọi hành đông.

    - Thái Tuế tại cung Phụ Mẫu: Đươc cha mẹ tận tình chỉ bảo, riêng đối với mẹ dễ bị đố kỵ, nên nhu thuận trước từ mẫu.


    - Thái Tuế tại cung Phúc Đức: Được nhiều diễm phúc may mắn bất ngờ, tin xa ti gần vừa ý; cũng nên thận trọng kẻo tài lộc dễ thất thoát đột xuất. Về thể mệnh: Người phụ nữ dễ bị bịnh về nội tiết, tiêu hoá, nhức đầu, mỏi vai; người đàn ông dễ bị thương tích ở ngón tay hoặc ngón chân, thường xảy ra ở bên tả.


    - Thái Tuế tại cung Điền Trạch: Vong gia thất thổ, sát địa; trì hãm về tài lộc; cản trở về công danh; xói mòn về hạnh phục

    - Thái Tuế tại cung Quan Lộc : Phân công phân nhiệm đầy quyền uy, công bằng và rõ ràng; kẻ dưới tuân phục nể trọng, người trên đồng cảm quý mến.


    - Thái Tuế tại cung Nô Bộc : Được bằng hữu bạn bè đồng trợ, giúp đỡ nhiệt tình. Đương số được hưởng cuộc sống an nhàn, thảnh thơi .


    - Thái Tuế ở cung Thiên Di : Thượng thu hạ thách; trước bại sau thành; tiền suy hậu thịnh. Thái Tuế ở Thiên Di thì tốt nhất là phải nhu thuận để dễ được cảm thông. Càng hơn thua tranh chấp, càng lý sự thì dễ dẫn đến vọng ngữ khẩu nghiệp.
    Kẻ thù nguy hiểm nhất của THÁI TUẾ THÊN DI là ĐỘNG TÂM, khởi sinh của thiện ác cũng từ ''tâm'', hạnh phúc khổ đau cũng từ ''tâm'' mà ra. Nhu thuận giúp ta từ bến mê đến bờ giác, từ khổ đau đến an lạc nếu ta quán chiếu và chế ngự được cái ''tâm''. Thái Tuế ví như núi lửa đang phun trào - nham thạch bắn tứ tung, cách tốt nhất là ''dĩ đào vi tẩu'' để bảo tồn chân tính.


    - Thái Tuế tại cung Tật Ách: Ví như Lôi Địa Phục dễ xảy ra bất trắc tưởng chừng như không thể vượt qua khỏi, thế nhưng như một phép lạ của sự ngẫu nhiên đến giải cứu và xoa dịu.


    - Thái Tuế tại cung Tài Bạch: Khả năng kiếm tiền dễ dàng nhờ ăn nói đầy sức thuyết phục (Miệng mồm đỡ tay chân).


    - Thái Tuế tại cung Tử Tức: Con cái rất sáng giá thông minh nhưng hay gặp tai ách.


    - Thái Tuế tại cung Phu/Thê: Đương số nên để cho người Phu/Thê của mình đứng chủ đạo thì tất thành, còn mình chỉ là phò trợ, phải nương theo ý của họ, nhược bằng không dễ bị sát hãm vì số phải phải phụ thuộc vào nơi người phối ngẫu; một điều nhịn chín điều lành - “Dĩ Hoà Vi Quý” - nó như là một lời kinh nhật tụng nhắc nhở đương số để được hanh thông.

    -Thái Tuế tại cung Huynh Đệ: Mọi việc được anh em trợ giúp đắc lực. Muốn được yên vị, đương số phải nương theo thì dễ sống.
     
  2. longkara

    longkara New Member

    Tham gia ngày:
    28 Tháng ba 2010
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    vòng thái tuế theo cách nhìn của cụ Thiên lương


    VÒNG THÁI TUẾ

    Ðây là vòng tư cách hạnh kiểm của từng cá nhân

    Vòng Thái Tuế gồm 12 sao là Thái Tuế, Thiếu Dương, Tang Môn, Thiếu Âm, Quan Phù, Tử Phù, Tuế Phá, Long Ðức, Bạch Hổ, Phúc Ðức, Ðiếu Khách, Trực Phù.

    Vòng Thái Tuế được chia thành 4 nhóm tam hợp:

    Thái Tuế - Quan Phù - Bạch Hổ
    Thiếu Dương - Tử Phù - Phúc Ðức
    Tang Môn - Tuế Phá - Ðiếu Khách
    Thiếu Âm - Long Ðức - Trực Phù

    Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thái Tuế

    Người có cung Mệnh hay Thân tại đúng cung tuổi hay trong tam hợp cung tuổi trên địa bàn Tử Vi là được hưởng Thái Tuế, một ngôi vị thịnh vượng chính đáng cho người thọ hưởng được thỏa mãn hài lòng với vị trí của chính mình. Tuế Phù Hổ là người đáng trọng vì có tư cách nhân phẩm, không thể có đầu óc làm quấy, là người thành tâm thiện ý gánh vác trách nhiệm những công việc có tính cách lợi ích, chính nghĩa, không vị kỷ để rồi thành công đồng hưởng. Ðây là người nghĩ đến phận sự của mình như có trách nhiệm phải làm, một khi làm thì phải làm sao cho xứng đáng với tư cách nhân phẩm, đâu cần phải có Khoa Quyền Lộc, nếu có chi là gấm thêu hoa. Ðây là hạng người đáng trọng, là người tối thiểu có tư cách, từ người làm mướn cho đến tột đỉnh cao sang tùy theo địa vị thứ lớp người đó đứng trong xã hội. Số nào Mệnh Thân đồng cung tam hợp Thái Tuế nếu có thêm Ðẩu Quân thì dầu ở trong hoàn cảnh nào cũng không phải là thường nhân ti tiện, ít ra cũng đủ bổn phận, có danh gì với núi sông.

    Thái Tuế: rất tự hào, tự coi mình như có trách nhiệm làm việc chính đáng. Không thể là người bất nhân nếu có Thái Tuế thủ Mệnh. Mệnh Thái Tuế gặp Thiên Khốc đóng (tuổi Dậu) cũng đưa thân thế lên hàng danh dự, chính nghĩa vang dội

    Quan Phù: hành động chính đáng với sự suy tính kỹ càng, thận trọng trước khi hành động, là người sinh ra đã có một trách vụ gì với xã hội

    Bạch Hổ: cương quyết, đầy tham vọng, cố gắng, hâm hở làm việc chính đáng, khi làm việc chính nghĩa thì ham mê làm với bất cứ giá nào, dẫu rằng có ý nghĩa vị tha nhưng cũng không ngoài thỏa mãn dục vọng. Người Bạch Hổ mang danh nghĩa khí nhưng còn để ý đến Quyền Lộc riêng tư. Nếu Bạch Hổ gặp Ðường Phù thì không nên quá tự hào coi hưởng thụ Lộc Tồn như thù lao xứng đáng với công khó nhọc mà mình đã xây đắp cho xã hội, tuy là người được ghi danh hậu thế nhưng nội tâm vẫn chưa cho phép mãn nguyện

    Ba vị trí này luôn luôn được hưởng bộ Tứ Linh Long Phượng Hổ Cái đem lại sự vinh dự, may mắn, hưng vượng, thỏa mãn và đắc ý (bằng cách này hay cách khác) cho người được hưởng.

    Tuy nhiên vì vòng Thái Tuế xuất phát từ địa chi (ngọn) nên chỉ là mong manh và là giai đoạn mà thôi, nên cần phải phối hợp thêm:

    Thái Tuế + Tràng Sinh: tam hợp Sinh Vuong Mộ (Cục tuổi) tăng thêm sức mạnh cho tam hợp Thái Tuế; nên người được hưởng Thái Tuế mà có thêm tam hợp Tràng Sinh thì sẽ hơn hẵn những người không được Sinh Mộ Vượng tam hợp.

    Thái Tuế + Quốc Ấn: được vòng Lộc Tồn (Thiên Can) tam hợp nên được hưởng Thái Tuế một cách chính đáng và bền bĩ; dành cho những tuổi được hưởng Lộc Tồn chính đáng.

    Thái Tuế + Ðường Phù: chỉ sự phiếm hư không bền vững, thường xuyên có mặt Kình hoặc Ðà và Song Hao ở cảnh nghịch địa âm dương của Lộc Tồn; nên sự thụ hưởng Thái Tuế bị hạn chế, chỉ còn là những cơn mưa mát mát (danh dự) tạm bợ mà thôi, chứ không thể làm cho đất (Ðịa Chi) nẩy mầm xanh lâu dài được.

    Thái Tuế + Không Kiếp: sinh bất phùng thời, có tài nhưng không được trọng dụng; nếu là tam hợp Thiếu Âm thì hay bị người qua mặt, lợi dụng mà phải chịu thiệt.

    Thái Tuế + Tả Hữu: nhân phẩm, có tư cách vạn năng

    Mệnh Thái Tuế, Thân Tuế Phá: cuộc đời không thiếu sót bổn phận, nhưng vãn niên thấy như bị ép buộc, phần hành động (Thân) như bị bắt buộc không được làm theo như ý mình vì một lẽ gì đó, mà còn bị bạc đãi là đằng khác, đành cam chịu nhận sự bạc bẽo, không đổ trách nhiệm cho người khác, không thể thổ lộ cùng ai. Vì là mệnh Thái Tuế nên không thể là người miệng nói nhân nghĩa mà làm việc ma giáo.

    Mệnh Tuế Phá, Thân Thái Tuế: sinh thời gặp nhiều khó khăn và bất mãn, gặp bước lưu ly nhưng vẫn giữ được tấc dạ sắt son không thể sống ùa theo vô nghĩa, tự mình vạch lấy con đường lý tưởng để đi.

    Thân Mệnh đồng cung có Thái Tuế: người nhân hậu ngay trong huyết quản, gặp Thiên Tài thì sẽ được Thiên Tài cất dọn tất cả những gì trở ngại cho Mệnh Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Ðường Tử Phúc

    Dương Tử Phúc: là người thông minh nhạy cảm hơn đời, nhưng đừng tự hào ham mê tục lụy bởi vì đời chỉ là số không trống rỗng, nên trọng đức vì chữ đức bằng ba chữ tài. Người nầy đứng ở vị trí ngã ba đường, nếu biết đi thì gặp Tứ Ðức, nếu làm quấy thì gặp Thiên Không. Khoa Quyền Lộc đối với hạng nầy thì như bùa mê thuốc lú, làm cho người say đắm bả vinh hoa, lầm lạc vì mùi phú quí, nếu vung tay quá trớn thì một khi hoi cai thì mọi việc đã rồi. Thiên Không có một vị trí nhất định nằm sau Thái Tuế, giữ trách nhiệm canh phòng không cho ai hưởng đặc y trên mức tối đa Thái Tuế, nếu không lấy Ðức (Thiên Không luôn luôn có Tứ đức tam hợp xung chiếu) làm khuôn vàng thước ngọc thì chỉ là một số Không to lớn. Thiên Không luôn luôn có Ðào Hồng. Khi gặp Ðào Hoa ở Tí Ngọ Mão Dậu (tuổi Dần Thân Tỵ Hợi) thì là người vì lòng tự hào có phần cao nên Thiên Không hãm hạng người nầy vào vòng di lụy khi tham vọng quá mức (Ðào Hoa Thiên Không), Ðào Hoa lắm tham vọng sinh ra lắm mưu, nhiều mẹo quỉ quyệt thì rồi kẹt quá cũng là nước lã ra sông. Thiên Không gặp Hồng Loan tại Dần Thân Tỵ Hợi (tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi) thì lại đầy ý nghĩa vị tha, là người biết hiểu thân phận chân yếu tay mềm, dễ khiến nhạy cảm yếm thế (Thiên Không Hồng Loan). Thiên Không tại Thìn Tuất Sửu Mùi (tuổi Tí Ngọ Mão Dậu) thì có chân tướng cay nghiệt, vì tuổi Tứ Chính là người khẳng khái nhiều khi quá cứng rắn nên kết quả thường đem lại có phần ác liệt

    Thiếu Dương: thông minh, nhạy cảm và sáng suốt, khôn ngoan.
    Tử Phù: muốn hơn người, nhưng thường bị kẹt.
    Phúc Ðức: muốn được hơn người thì phải có đức độ.

    Người mà có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuổi được sinh nhập (tức tam hợp cung tuổi sinh nhập cho tam hợp cung Mệnh hay Thân) nên được tinh khôn hơn người, phải biết rằng chữ "Ðức" (Thiên Nguyệt Ðức) đáng trọng bằng ba chữ Tài; bằng không thì Thiên Không sẽ ra tay để thì hành sứ mạng, rồi ra mọi sự cũng thành không. Thiên Không nay chính là giấc mộng hoàng lương cho những ai biết ngộ được chữ "không" của đời mình thì sẽ tránh được mọi phiền não do Thiên Không (vì ở vào hoàn cảnh nghịch lý âm dương nên luôn luôn có mặt gây ra.

    Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Tuế Phá

    Tang Tuế Ðiếu: là người sống trong hoàn cảnh bất mãn, luân phiên bất đắc ý, nên thường có Thiên Mã, nhưng có được hưởng Thiên Mã hay không lại là khác. Vì thường thấy thất vọng triền miên nên hạng người Tang Tuế Phá dễ làm việc thất nhân tâm. Thiên Mã đem lại nghị lực, khả năng giúp đời. Mã ở Dần gặp Mệnh Mộc, ở Tỵ gặp Mệnh Hỏa, ở Thân gặp Mệnh Kim, ở Hợi gặp Mệnh Thủy là gặp đúng chủ nhân. Thiên Mã đối với hạng người nầy có giúp đỡ cho đương số được tới mức độ nào hay không thì phải đem hành bản Mệnh so sánh với hành nơi Mã đóng. Khoa Quyền Lộc đối với hạng nầy thì như bùa mê thuốc lú, làm cho người say đắm bả vinh hoa, lầm lạc vì mùi phú quí, nếu vung tay quá trớn thì một khi hối cải thì mọi việc đã rồi.

    Tang Môn: bất mãn, lòng thường bâng khuâng, khóc lóc bi thương, nặng lo và tính toán. Nếu gặp được Khoa thêm Tả Hữu thì trở thành đáng kính vì tính nhân hậu, đặc biệt khả năng uyên bác, nếu được Thiên Mã đồng tính phò trợ thì cũng hữu công vô lao, may mắn thì được danh thơm hậu thế

    Tuế Phá: bất mãn, hận lòng, muốn đả phá quật ngược. Người Tuế Phá bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không giữ được chính tâm và Khoa Quyền Lộc quyến rũ thì rất dễ làm những điều bạo nghịch để vinh thân rồi lưu xú vạn niên

    Ðiếu Khách: bất mãn, thường hay lấy lời lẽ thuyết phục phân trần cho hoàn cảnh hiện tại, nhưng cũng không đem lại gì hơn

    Người có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuy cùng phe phái âm dương nhưng xung khắc đối nghịch với tuổi (tức tam hợp cung tuổi khắc xuất hoặc khắc nhập tam hợp cung Mệnh hay Thân) nên thường trong tình trạng bất mãn và chống đối; được Thiên Mã là nghị lực, tài năng mẫn cán có mặt để phụ giúp cho Mệnh số trong những hoàn cảnh trái ngang nầy (mức độ phụ giúp và thành bại còn tùy vào Thiên Mã nầy có phải là của mình hay không).

    Tuế Phá + Không Kiếp + Tả Hữu: cũng như với tam hợp Thiên Không, là người có nhiều thủ đoạn hơn người, thị kỷ phi nhân, là người không thể đặt niềm tin vào, một khi họ chủ trương một công việc gì có thể coi là công việc vị tha thì thật ra cũng chỉ nghĩ đến bản thân mình là chính, còn thừa thải mới là lợi chung. Người nầy dù có được Chính thiện tinh thủ mệnh thì cũng chẳng qua chỉ là những sự đạo đức giả bên ngoài. Hạng người nầy bị hoàn cảnh làm cho vụng suy thất ý, nếu không giữ được chính tâm thì rất dễ làm những việc bạo nghịch để rồi phải bị mang tiếng ô danh.

    Tuế Phá + Ðẩu Quân: là một phường Từ Hải Hoàng Sào, nếu Mệnh Thân đồng cung thì nghênh ngang một cõi biên thùy khó ai rung chuyển nổi, với bất cứ giá nào đạt được ý chí bất khuất nhưng thật ra thân tâm mang hận đến tuyền đài khôn nguôi

    Cung Mệnh Thân nằm trong tam hợp Thiếu Âm

    Âm Long Trực: là người đáng mến do có thiện chí làm việc nhưng luôn luôn bị đời bạc đãi, dù có Khoa Quyền Lộc thì chỉ càng thêm đau đớn. Ðây là hạng người đáng mến. Tuy bị đời bạc đãi nhưng tỉnh ngộ ra vẫn thấy tốt đẹp vì có Hồng Loan tô điểm hay được đền bù bằng Lộc Tồn nhỏ giọt

    Thiếu Âm: dễ lầm lẫn, tin người nên hay bi lợi dụng; làm cho người khác hưởng, quá tin tưởng người lại vụng tính.
    Long Ðức: an ủi vì thua thiệt mà tự kiềm chế, biết bon chen cũng không đi đến đâu.
    Trực Phù: chịu nhiều thiệt thòi, công lao không được hưởng xứng đang.

    Người có cung Mệnh hay Thân đóng tại vị trí tuổi bị sinh xuất (tức tam hợp cung tuổi sinh xuất cho tam hợp cung Mệnh hay Thân) là nghịch lý âm dương nên bị thua thiệt, có nhiều thiện chí nhưng tiếc rằng phận hẩm duyên hiu, luôn luôn bị đời bạc đãi; thường được an ủi bằng Lộc Tồn (trong nghịch cảnh) tưởng cũng không tốt đẹp gì, vì thường có Lưu Hà và Kiếp Sát canh giữ; nếu biết thì nên chọn con đường chánh là Long Ðức mà đi. Ðược Thiên Hỷ (tuổi Dương) và Hồng Loan (tuổi Âm) an ủi, dầu trong hoàn cảnh nào cũng nên giữ lấy sự vui vẻ, hoà nhã và kiên nhẫn rồi ra sẽ có ngay được bù đắp và dự phần sáng tỏ với người
     
  3. longkara

    longkara New Member

    Tham gia ngày:
    28 Tháng ba 2010
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Vòng thái tuế chi phối thân và mệnh


    Phải công nhận từ lúc các diễn đàn KHHB “Xuất hiện” cho tới nay, số người coi Tử-vi “Amateur” đã lên rất cao và hiện tại cao trào nghiên cứu Tử-vi lan tràn khắp nơi. Chúng ta đã thấy có vài Hội Tử-Vi thành hình giữa các giới trẻ và đặc biệt hơn cả là những “tay” đam mê nhất lại là những “tay” khoa bảng. Họ đã cố tìm tòi, học hỏi nghiên cứu, để rút tỉa kinh nghiệm, mong tìm lại những gì đã mất mát, nói đúng hơn là đã thất truyền. Trong chiều hướng đó, có người lại cổ xúy phong trào Việt hóa và hệ thống hóa toàn diện khoa Tử-vi theo khoa học hiện đại.

    Trước tiên, ta cần ghi nhận là Tử-vi được hình thành trong cơ cấu của Dịch Lý; qua hai động lực căn bản : Âm Dương và Ngũ Hành. Do đó cần tìm về nguồn qua tương quan Lý Học, để từ đó có thể dò dẫm ra bước đường sáng tạo của cổ nhân.

    – Sau khi nguồn căn bản đã có, việc kế tiếp cần nêu lên cho chúng ta là phải giản dị hóa khi áp dụng một các trực tiếp từ Dịch Học sang khoa Tử-vi. Muốn vậy ta không thể quá lệ thuộc vào những câu Phú, để rồi nhiều khi mâu thuẫn nhau, vào những lối giải đoán qúa phức tạp. Nói một cách khác, chúng ta phải dựa vào các ngành học hiện đại vì chúng có tính cách khoa học hơn, để diễn đạt ngôn từ, sự việc hơn.

    Hai giải pháp này đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một kiến trúc từ nền tảng theo từng điểm một. Đây không phải là một việc một sớm một chiều có thể vạch ra một lúc, mà phải là trong trường kỳ và liên tục. Nó cũng không phải là của một cá nhân, mà phải là sự hợp tác của nhiều khối óc, nhiều bàn tay. Một tiếng chuông đã đánh lên, cần nhiều tiếng chuông khác phụ lực để vun bồi cho khoa Tử-vi mỗi ngày một chính xác hơn trong tinh thần huyền bí của nó. Đạt được như vậy, chúng ta vẫn duy trì tính cách Triết-Lý Đông-Phương mà vẫn không kém phần gãy gọn khi phô diễn ngôn từ.​
    Trong phạm vi đề tài này, tôi xin khai triển tiếp nối kinh nghiệm của cụ Thiên Lương về vòng Thái-Tuế, dưới một nhãn quan dị biệt.​

    Một cách khách quan, chúng ta thử nhìn trên những dữ kiện thực tế, và những trường hợp thành bại điển hình quanh ta. Càng cụ thể hơn nữa chúng ta thu hẹp nhãn quan vào chính bản thân mình, gia đình mình. Chúng ta sẽ thấy những yếu tố cấu tạo sự thành bại, luôn luôn đan xen bao gồm trong mỗi tương quan tính tình, đưa đến một lối xử thế tế nhị khôn khéo hoặc lố mãng, bốc đồng. Và từ đó, dĩ nhiên là trong cuộc sống hằng ngày, sự chung đụng giữa những mối tương quan từng cá nhân trong xã hội, chưa kể liên hệ gia đình, từ bạn bè, người trên kẻ dưới, cho tới hoàn cảnh trở lực, hàng xóm … sẽ tạo ra biết bao hậu quả ít nhiều quan trọng đến đời sống của ta. Hẳn chúng ta cũng thấy nhiều người chỉ với ba tấc lưỡi Tô-Tần mà được cất nhắc lên tột bực, có người khác luôn luôn được bè bạn giúp đỡ. Ngược lại, có người lại bị đè ép không cho vươn lên, có người lại vô phúc hơn thường bị đàn em lường gạt hoặc qua mặt mình … Và trong phạm vi thu hẹp hơn là trong mái ấm gia đình, có người được sự đùm bọc, thương yêu, lại được anh em nể trọng, và ngược lại cũng có người phải hy sinh gánh vác việc trong gia đình.

    Tất cả mối tương quan xã hội gia tộc đều xếp đặt một cách hợp lý qua các cung số quanh cung Mệnh. Từ nhỏ môi trường sinh hoạt còn đâu ngoài gia đình với cung Phụ Mẫu và cung Huynh Đệ (Bào) cho tới khi vào đời là chịu những mối tương quan phức tạp hơn được biểu tượng qua các cung số : Phối (Thê Thiếp hoặc Phu Quân), Nô Bộc, Thiên Di, Tử Tức … Những mối tương quan này được cô đọng trong một trạng thái từ Tĩnh cho đến Động; “Tĩnh” khi mang tính chất cá biệt của nội tâm người. Nhưng khi cá tính ấy bộc lộ qua hành động nó lại tạo ra một thế “Động” làm“Then chuyền” chuyển động những trạng thái của người xung quanh, ảnh hưởng đối với người ấy.

    Chúng ta đã phác họa qua về sự quan trọng của tính tình học, thu gọn trong khoa Tâm Lý Học, trong mức sống cao thấp của một con người. Thực vậy, để diễn tả trong một phạm vi nêu trên cho linh động hơn, tiền nhân đã gán cho mỗi cá tính “một ông sao” tùy theo ý nghĩa của từ ngữ sao đó hoặc lối Ngũ Hành Âm Dương, lối chiết tự. Mỗi“ông sao” thực ra là một dụng cụ phối trí của tương quan lý học, để diễn tả vị thế con người là một “Tiểu Thiên Địa” có đủ cơ cấu Âm-Dương Ngũ Hành trong một vũ trụ bao la vô tận.

    Vận mệnh Trời được được phối trí qua người Cha và người Mẹ để tạo nên cái TA, trong môi trường gia tộc và xã hội. Thành tố gia tộc bao gồm thêm 3 yếu tố : Cha-Mẹ-Ta, được biểu tượng qua Thiên Can, Địa Chi, và nạp âm Can, Chi ra bản Mệnh (TA). Thành tố xã hội rồi bao quát chi phối Mệnh qua trạng thái của cuộc đời, qua vai trò của Cục (tức cuộc, tức cuộc đời). Nắm được hai thành tố với 4 yếu tố trên qua sắc thái: Can tuổi, Chi tuổi, bản Mệnh và Cục là ta có thể giải đoán toàn bộ cuộc đời, có thể xuống tới các Đại-Hạn. Trở lại vấn đề, ta thấy cha cho hình hài, mẹ nuôi dưỡng cưu mang lâu dài. Người cha, theo quan niệm xưa, đi tìm sinh kế lo no ấm cho gia đình (vì thế được biểu tượng qua vòng Thiên Can, tức vòng Lộc-Tồn). Trong khi ấy, người mẹ lãnh một vai trò “khiêm tốn” hơn đối với xã hội, nhưng trong gia đình người mẹ nổi bật lên, đôi lúc còn lấn át cả người cha. Đó trách nhiệm tinh thần, giáo huấn con cái, đào tạo cho thành người hữu dụng trong gia đình, trong xã hội. Tiền nhân ta cũng đã sớm ý thức các điều này và đã để lại nhiều câu tục ngữ nói lên thực trạng này :

    – Nào là : “Con không cha như nhà không nóc”;

    – Hoặc : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.

    Như vậy vai trò người cha, tượng trưng qua Thiên-Can mà căn bản là vòng Lộc-Tồn với ý nghĩa Phúc, Họa đi đôi với vật chất tiền tài. Đối nghịch là vai trò người mẹ qua Địa-Chi mà trọng tâm là vòng Thái-Tuế, mang cá tính của người con với các điểm liên hệ về tính tình, về tinh thần.

    Tương quan tâm lý học được chứng giải qua vòng Thái-Tuế. Nhưng trong mối liên hệ này có những ràng buộc nào từ gia đình cho tới xã hội ? Một cách đại cương, chúng ta có thể vạch ra vài nét chính :

    – Cung Bào và cung Phụ Mẫu : Là mối dây liên hệ huyết thống chặt chẽ đầu tiên của mọi người, mà ai cũng phải có từ nhỏ cho tới khi khôn lớn. Qua vị trí cố định lần lượt của 12 cung số thì Mệnh luôn được xếp ở giữa hai cung Bào và Phụ Mẫu, nói cách khác hai cung này giáp biên của Mệnh.

    – Cung Nhị Hợp : Là lân phương là kế cận, hàng xóm của bản cung nói chung và của Mệnh nói riêng. Ý nghĩa cung Nhị Hợp cũng không kém phần trọng yếu. Nó nói lên mặt trái của vấn đề. Nó là bên trong, là sự tiềm ẩn là cứu cánh của sự việc, là cái khuynh hướng (tendance) tiến đến sự việc liên hệ cung số Nhị-Hợp.
    Mệnh an tại Tý, Ngọ thì hợp Phụ Mẫu
    Mệnh an tại Tỵ ,Hợi thì hợp Điền Trạch
    Mệnh an tại Sửu ,Mùi thì hợp Huynh Đệ
    Mệnh an tại Thìn ,Tuất thì hợp Nô Bộc
    Mệnh an tại Mão , Dậu thì hợp với Tật Ách
    Mệnh an tại Dần , Thân thì hợp với Tử Tức.

    – Cung Tam Hợp : Là trạng thái vào đời, có gặp được may mắn không, tùy thế của chiều đi Âm Dương hoặc tùy chiều sinh của hai cung Tam-Hợp so với bản cung. Để giản lược, ở đây trong Tam Hợp Mệnh, Tài, Quan, ta biết trạng thái thực tại của ta khi vào đời và được ưu đãi về phương diện nào : Tài hay Quan ?.

    – Cung Chính Chiếu : Không nên quan niệm cung Chính Chiếu (Thiên Di) là đối phương của mình một cách đơn thuần như vậy; mà nên nới rộng phạm vi để quan niệm đó là hoàn cảnh gây nên cho mỗi số phần, nếu có thì mức độ trở ngại ấy có thể vượt qua hay không ?

    Chúng ta sẽ lần lượt xét các mối tương quan xã hội, gia tộc qua sự phân tích ảnh hưởng của tâm lý vào cuộc đời với các dụng cụ sử dụng là các cung số :

    – Tương quan vòng Thái-Tuế qua cung Mệnh, cung Nhị Hợp và cung Xung chiếu.

    – Tương quan vòng Thái-Tuế qua cung Thân, cung Nhị Hợp và cung Xung chiếu.

    – Tam hợp Mệnh Tài Quan phối hợp qua vòng Thái-Tuế.


    I/- TƯƠNG QUAN MỆNH, NHỊ HỢP, XUNG CHIẾU

    Để bàn về phạm vi này, cần đề cập tới mối liên hệ biểu kiến và nội tại cũng như xét qua lại vòng Thái-Tuế ứng dụng vào sự tìm hiểu mặt trái ở đời so với cung Nhị-Hợp, cung Chính chiếu. Ngoài ra để dễ áp dụng hơn, tôi xin đan cử vài thí dụ điển hình.

    A- TÍNH TÌNH BIỂU KIẾN VÀ NỘI TẠI

    Không phải ai cũng “ruột liền da”, “da liền ruột”, mà trái lại phần lớn chúng ta lại gặp nhiều hạng người như ruột gà. Nói rõ ra là, tính tình mà chúng ta nhận thấy ở họ qua sự biểu lộ hằng ngày, không hẳn là đích thực tình trạng bên trong của họ. Đó cũng là một hiện tượng ý nghĩ tương phản với lời nói. Hai trạng thái hướng ngoại biểu hay Biểu kiến(Apparence) và Nội Tại (Interieur), sẽ được phơi trần ra trước ánh sáng của Vòng Thái Tuế và cung Nhị Hợp, Chính chiếu. Nhờ vậy, cũng cùng một lời nói ta có thể phân biệt hai hạng người : “Khẩu Phật Tâm Xà” hoặc “Khẩu Xà Tâm Phật”.

    1)- Biểu-kiến (Apparence)

    Qua Vòng Thái Tuế ở cung Mệnh, cá tính một người hiện ra một cách ngoại biểu đối với người coi số cũng như trên thực tế mọi người cũng nhận ra cá tính thường nhật của người ấy. Ngoài ra, Vòng Thái Tuế còn có tác dụng mang lại thêm các dữ kiện mới khi nó phối hợp với cung chính chiếu. Thực vậy thế Tam-Hợp của bản cung khi so sánh với thế Tam-Hợp của đối cung, cho ta nhận rõ ra tinh thần một người có lạc quan hay bi quan trước cuộc sống, trước hoàn cảnh ở đời.

    Trong bản số của Vua Quang Trung Đại Đế, Vòng Thái Tuế đã chứng giải tinh thần tự tôn của ngài tự coi mình có trách nhiệm ”Thế Thiên Hành Đạo” đem lại an bình cho đất nước, đánh đuổi ngoại xâm (Thái Tuế đóng ở Mệnh). Ngoài ra thái độ dũng mãnh, xem thường đối phương cũng như bách chiến bách thắng của ngài cũng phần nào được biểu lộ qua thế Thủy của Tam Hợp Mệnh thắng thế Hỏa của Tam Hợp Thiên Di (Mệnh lập tại cung Thân thuộc Tam Hợp Thân Tý Thìn tức thế Thủy; Thiên Di ở Dần tức thế Hỏa do Tam Hợp Dần Ngọ Tuất)

    2)- Tính tình tiềm ẩn (Virtuel)

    Sự ngoại biểu do vòng Thái Tuế, là nguồn căn cơ cho mọi việc. Ở đây cung Nhị-Hợp cung Mệnh sẽ đóng vai trò tinh thần, dù là tiềm ẩn hay nội tại của tình trạng của vòng Thái Tuế ở Mệnh nó là nội tâm của một người, là nỗi lòng thầm kín là khuynh hướng về một mục tiêu nào. Không những chỉ ghi nhận điều trên, cung Nhị Hợp còn cho biết mức độ cũng như sự thiệt thòi, hy sinh hay sự được giúp đỡ, bị người khác hại. Và cũng do định luật Tam Hợp với thế Ngũ Hành giữa hai cung Mệnh và cung Nhị-Hợp mà dàn ra thế trận. Sinh xuất hay sinh nhập cung Mệnh, luôn luôn theo theo nguyên tắc “Mệnh vi chủ”, cung Mệnh luôn luôn là chủ, các cung khác nói chung và cung Nhị-Hợpnói riêng phải là khách. Do đó, Mệnh được sinh nhập mới được điều phúc lợi.

    Thí dụ : Mệnh ở cung Tý có Quan Phù, thủ Mệnh, cung Nhị-Hợp là phụ-Mẫu ở cung Sửu. Ta thấy về phương diện nội tại hàng xóm, thân cận, đương số được cha mẹ bao bọc, cưng chiều, giúp đỡ. Do bởi căn nguyên là sự khôn ngoan, lời nói lễ phép dẻ dặt (đặc tính của Quan Phù) mà được hưởng phúc này.

    Trong phần A này, tôi chỉ nói phớt qua khi đề cập thế Tam Hợp Mệnh và Di cũng như thế Tam Hợp Mệnh và Nhị Hợp, bởi vì cụ Thiên Lương đã giảng rõ về điểm này (xin qúy độc giả tham khảo thêm bộ sách “Tử vi nghiệm lý và Tử vi toàn thư” của cụ Thiên Lương). Những điểm trọng yếu chính là sự ngoại biểu (biểu kiến) và nội tại (tiềm ẩn), chưa được ai đề cập tới, đó mới là mẫu chốt của phần A mà đã trình bày ở trên. Tiếp dưới đây vì khái niệm vòng Thái-Tuế chưa được khai triển rộng ra theo khoa Tâm Lý Học, nên tôi xin mạn phép được nêu ra, mặc dầu cụ Thiên Lương đã tiên phong nêu ra trong vấn đề này

    B- VÒNG THÁI TUẾ VÀ TÍNH TÌNH MỖI CÁ NHÂN

    Cần ghi rằng sao của vòng Thái-Tuế chỉ luận giải về phương diện tư tưởng ngay chính hay không, đối với cung Mệnh mà thôi. Còn ở các cung số khác, kể cả cung Thân. Đây là một điểm cần nhấn mạnh để khỏi lầm lẫn khi phân tích chiều sâu của một người. Theo thiển ý vòng Thái-Tuế cần phân tích ra hai trạng thái từ Tĩnh tới Động, Tĩnh trong Động, Động trong Tĩnh. Phương diện Tĩnh trạng tượng trưng cho tư tưởng, tính tình hoặc tinh thần qua vòng Thái-Tuế ở Mệnh, Động trạng là bình diện cần an bài đúng vị thế Thân là hành động. Do đó, vòng Thái-Tuế ở Mệnh nói lên riêng về tư tưởng (Tĩnh trạng chứa thế Tĩnh nguyên thủy) và trong nguyên lý dịch học thì Tĩnh mà Động, vì thế tư tưởng là Tĩnh thuần được diễn tả qua thế Động là lời nói, thái độ, hành động … được sắp xếp 12 sao của vòng Thái-Tuế theo tiêu chuẩn, vừa nêu :

    1- Thái-Tuế

    Người có tư tưởng tự tôn, theo lý tưởng ngay chính, nghiêm nghị, tự cho mình cả Thiên Mệnh để thi hành. Do đó thường cảm thấy không ai xứng với mình về phương diện tư cách, hoài bão …

    Ý nghĩa trên phát xuất từ, từ ngữ “ngôi Thái-Tuế”, tượng trưng cho ngôi vua, là bậc cao cả, là Thiên Tử, là con Trời, thay Trời cai trị muôn dân. Vua ở xa dân, ngay cả quần Thần cũng vậy, vua cũng có lối sống riêng biệt do lễ nghi quan cách. Vì vậy người có Thái Tuế ở Mệnh, thường cảm thấy cô độc, ít kẻ tri kỷ, tri bỉ.

    2- Bạch Hổ

    Tính tình có vẻ sắt đá, nóng nảy gan lì với hậu thuẫn là phải chính nghĩa của mình. Người có Bạch Hổ tọa thủ tại Mệnh, thường dễ làm mất lòng người khác, vì “lời thật mất lòng”. Nhưng nếu miếu địa “Hổ khiếu Tây Phương” (Bạch Hổ ở Dậu) thì dù lời nói thẳng nhưng rất có uy tín, làm kẻ khác nể sợ.

    3- Quan Phù

    Tính chất Quan Phù ở Mệnh, mang lại cho người có nó, một sự khôn khéo, biết tiến thoái đúng thời, đúng lúc mà vẫn không mất tư cách ngay thẳng chính trực của mình. Đó mới là điểm khó khăn, ít người dung hòa được. Người có Quan Phù thủ Mệnh, rất giỏi lý luận, “biết người biết ta”; nên rất tế nhị, thích chinh phục người khác bằng tư tưởng chính phái của mình.

    4- Thiếu Dương

    Thiếu Dương là “Tùy tinh”, mang tính chất của sự biến dịch của Tứ Tượng, Bát Quái. Cho nên vị thế của nó rất đặc biệt, tuy sáng suốt nhưng là một thứ sáng suốt dễ sa chân vào hồ sâu, cần có nghị lực của bậc siêu phàm mới xử dụng được nó .

    Trước tiên nếu nó đồng cung hay chính chiếu với Hồng Loan, như các cụ Hoàng Hạc, Thiên Lương đã lập đi, lập lại nhiều lần trên Báo KHHB, tôi chỉ xin thu gọn lại, nó có đặc tính vị tha, quên mình, bỏ cái Ta đi gánh vác việc đời (Xem lại lá số Đức Phật Thích Ca trong quyển Tử Vi Nghiệm Lý của cụ Thiên Lương đã bình giải).

    Ngược lại, nếu nó đi với Đào Hoa thì trở nên vị kỷ, thường chỉ nghĩ đến mình vì mình tất cả. Còn vị trí Thiếu Dương, Thiên Không ở Tứ Mộ (!?) thì phần lớn hay ít dở nhiều, tuy nhiên cũng có vài trường hợp ngoại lệ (sẽ đề cập trong một phần khác).

    Tóm lại người mang cá tính của Thiếu Dương dù vị kỷ hay vị tha do ảnh hưởng của Đào, Hồng cũng là là người rất sáng suốt hơn người, thích được hơn người, vượt lên trên mọi người. Đặc tính này cũng không dành riêng cho ai, dù vị tha như Đức Phật, cũng là một ý chí muốn khác hẳn mọi người thế tục. Chẳng thế mà Ngài đã từng thốt ra câu : “Thiên Thượng Địa Hạ, vô ngã độc tôn” đấy ư !!!

    5- Phúc-Đức

    Cũng nằm trong Thế Tam Hợp của Thiếu Dương, nên âm hưởng của sao này đem lại cho người mang nó một sự sáng suốt hơn người nhưng dù sao tính tình vẫn giữ chứ Đức làm đầu. Người có sao Phúc-Đức là người thích vươn lên với đời, trong sự sòng phẳng tương quan đổi chác, song phương hưởng lợi, không bán cây sống, trồng cây chết.


    6- Tử-Phù

    Không như hai sao Thiếu-Dương, Phúc-Đức, vì thế sao Tử-Phù tuy cũng sáng suốt nhưng là thứ sáng suốt để lừa lọc người với tình tình ma mãnh, dám làm điều sai quấy, nếu có dịp vì từ lời nói tư tưởng tới hành động đối với hạng người này cách nhau không xa.

    7- Trực Phù

    Do tính chất của Địa Chi, thế vòng Trực-Phù này bị sinh xuất hoặc khắc xuất. Do đó nhóm Trực-Phù, Long Đức, Thiếu Âm là nhóm chịu nhiều thua thiệt ở đời, vì thế trong tương quan của thế Tam Hợp thì phải chịu nhiều thiệt thòi, nhưng riêng về vị thế Trực-Phù thì cá biệt mà nói, người mang tư cách này thường trong công việc không được đãi ngộ tương xứng với khả năng của mình.

    8- Long Đức

    Tùy cùng chi phái với Trực-Phù nhưng cũng như Phúc-Đức, vị thế Long–Đức còn chịu sự chi phối của nhóm Tứ-Đức. Vì vậy, dù thua thiệt, người Long-Đức thường hiền hậu, an phận không thích mạo hiểm bon chen, đôi lúc cũng thụ động quá mức mà đưa đến bi quan.

    9- Thiếu-Âm

    Là vị thế chót của vòng Trực-Phù, nhưng cũng nằm trong chu trình tiến hóa của Dịch lý và tương phản với thế Thiếu-Dương. Bởi vậy, người Thiếu Âm thường bị thiệt thòi, do quan niệm chủ quan, lắm lúc tự lừa dối mình. Quá hiền hậu, hoặc hào phóng quá, dễ tin lời người khác nên trở nên khờ dại (đối nghịch với Thiếu Dương là sáng suốt).

    10- Tang Môn

    Có người cho rằng thế Tang Môn phải ghép đôi với thế Bạch Hổ và ngược lại, vì đó là cặp trong Lục Bại. Thực ra nếu luận theo lẽ biến dịch Ngũ Hành giữa 12 cung số với ý nghĩa của các cung Nhị Hợp, Tam Hợp, Chính Chiếu, hoặc Giáp cung thì sẽ không lạ gì có sự phân cách riêng biệt từng cặp sao, dù là một bộ. Chẳng hạn như bộ Tang-Hổ, bộ Song Hao, bộ Tướng-Binh …. Trở lại vị thế Tam Hợp của vòng Tang Môn, Điếu Khách, Tuế Phá là vị thế đối nghịch hoàn toàn của Tam Hợp tuổi. Chính đây là một điểm xung sát mà tạo thành. Thời thế tạo Anh Hùng hoặc Anh Hùng gây dựng nên thời cuộc, là do sự biến ảo ở mấu chốt này.

    Cá biệt về sao Tang Môn cho thấy người có sao này, thường gánh nhiều mối ưu tư, phiền toái, nhiều mối bận tâm(Quý độc giả nên xem lại Lá số Đức Khổng Phu Tử ngài nặng lo trong cuốn Tử Vi Nghiệm Lý do cụ Thiên Lương bình giải). Nếu diễn giảng ra theo lối suy luận, thì dù bất cứ việc lớn, việc nhỏ vì sự lo lắng của mình, người này không thích đùa giỡn cũng như không thích ai bỡn cợt với mình. Và trong tâm trạng “suy bụng ta ra bụng người đó” hay nói cho đúng hơn là trong tâm trạng “điều gì mình không muốn người khác làm cho mình thì mình không nên làm đối với người khác” người này trở nên tế nhị, dè dặt.

    11- Điều Khách

    Khoác lên mình một gánh nặng chống đối mọi việc ở đời, người có Điếu Khách, thường thích đả kích người khác, thích tranh luận, bàn cãi, thích thuyết phục người khác. Vì thế mà nhiều sách đã không ngần ngại khi đem gán cho những người có sao Điếu Khách (Mã Khốc Khách) là sẽ làm nghề ngoại giao, môi giới, luật sư … cũng không ngại ngùng gì mà gán cho những Thẩm Phán, Luật Sư là những người có sao Quan-Phù thủ Mệnh, Thân. Đành rằng sự gán ép này có những căn bản riêng của nó nhưng về nghề nghiệp là cả một sự phức tạp, còn lệ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải chỉ đơn thuần ở vòng sao Thái-Tuế mà thôi.

    12- Tuế-Phá

    Cũng tương tự đặc tính của Điếu Khách, nhưng ở đây người Tuế-Phá là một nét dị biệt, một trạng thái của một sự đối lập, một sự chống đối, thích đi ngược người khác. Có thể làm những việc phi thường nếu được thêm vài yếu tố ở hành động (Thân).


    C- VÀI VÍ DỤ ÁP DỤNG THỰC TẾ

    1- Người có Bạch Hổ ở Mệnh, tại Dậu, Nhị Hợp là cung Ách ở Thìn, Thiên Di ở cung Mão. Chỉ cần biết được vài yếu tố nhỏ như trên, chúng ta có thể phác họa ra bề mặt và bề sâu của tâm hồn một người. Như đã trình bày ở trên (qua hai yếu tố biểu kiến và nội tại mà ta gọi giản dị hơn là bề ngoài và bên trong tiềm ẩn) ta có thể lược giải khái quát về tánh tình của đương số như sau :

    a)- Bên trong : Người lúc nào trong lòng thường lo lắng nhiều về những bất trắc ở đời. Nhiều khi quá bận tâm về hậu quả của một việc mình làm dù việc này không có gì đáng để tâm. Mệnh sinh xuất cho Ách về vấn đề Nhị Hợp này xin coi lại Kinh nghiệm cung Nhị Hợp của cụ Thiên Lương trong cuốn Tử Vi nghiệm lý. Người viết chỉ xin đề cập vài ý kiến mới chưa ai đề cập tới mà thôi.

    - Bên ngoài :Bề ngoài tính tình có vẻ sắt đá, nóng nảy, gan lì với hẫu thuẫn là chính nghĩa, lẽ phải của mình.

    Tổng kết lại, dù bên trong có e dè nhưng khi giới hạn e dè đã bị vượt qua thì người này dám làm bất cứ việc gì, bất chấp hậu quả với niềm tin vào lẽ phải của mình, coi thường đối phương.

    2- Mệnh có Tang Môn ở cung Tuất, Nhị Hợp là Nô Bộc ở cung Mão, Thiên Di ở cung Thìn thì sơ lược khát quát như sau :

    a)- Bên trong :Đương số thích được bạn bè hiểu mình, thích được người khác chiều chuộng mình, vị nể mình.

    - Bên ngoài : Mang tâm trạng tế nhị, người nặng mối lo, có nhiều mối bận tâm, không thích những trò đùa rắn mắc. Do đó đương số dễ mang nét ưu sầu trên gương mặt. Người bi quan trước cuộc sống, thường thấy mình dễ đầu hàng hoàn cảnh (thế Di lấn lướt thế Mệnh).

    Những dòng ghi trên, đó chỉ là tạm thời vạch ra nét tương quan Mệnh, Nhị Hợp, Xung chiếu. Nhưng cần đề cập đếnvai trò của THÂN trong sự sắp xếp vòng Thái Tuế. Đó là Phần II của bài này, mà tôi trình bày dưới đây

    II/- TƯƠNG QUAN THÂN, NHỊ HỢP, XUNG CHIẾU

    Mối tương quan này cũng giống như Phần I, nhưng nếu xét kỹ thì có một điểm khác biệt duy nhất (mà ta đã xét khái lược ở trên) đó là : Vòng Thái-Tuế ở MỆNH chỉ tư tưởng tinh thần thì ngược lại ở THÂN nó chỉ về hành động vật chất.

    Nội dung của Phần II, đã vạch sẵn. Như vậy ta có thể xét theo từng mục : hành vi biểu kiến và tiềm ẩn, mặt trái ở đời, những trường hợp điển hình.

    A- HÀNH ĐỘNG BIỂU KIẾN VÀ TIỀM ẨN

    1- Hành vi tiềm ẩn

    Ở đây phương cách lý luận cũng như Phần I, nhưng đổi vị thế lại một đằng là cung MỆNH và cung Nhị Hợp của nó thì đăng này là cung an THÂN và cung Nhị Hợp của nó. Một đằng khác là hành động tiềm ẩn tức là cứu cánh khác với phạm vi nội tâm. Cứu cánh sau cùng của hành vi là do cung Nhị Hợp sinh nhập hay sinh xuất với cung an THÂN và cung an THÂN phải được sinh nhập mới tốt.

    Ví dụ : Thân cư Quan Lộc ở Sửu có Điền Trạch, cung Nhị Hợp ở Tý. Thì hành động cứu cánh của đương số, chính thực là lo về nhà đất, hay nói bao quát hơn là lo việc nhà, việc gia đình.


    2- Hành vi ngoại biểu

    Cần phối hợp cung số mà THÂN cư với vòng Thái Tuế thì mới hiểu rõ hành động bên ngoài chịu ảnh hưởng điều gì và với đặc điểm gì. Trước tiên ta phải xét THÂN cư cung nào trong các cung số, MỆNH (THÂN, MỆNH đồng cung), Phúc, Quan, Di, Tài, Phối (Thê) để từ đó ta có thể biết được hành động bên ngoài ảnh hưởng bởi vấn đề gì trong 6 cung nêu trên. Về điểm này không xa lạ gì các sách tử-vi đều có nêu ra, tôi xin thông qua điểm này sau khi đã nêu ra nguyên tắc ở trên

    Sau khi đã định vị trí cung an THÂN, ta mới so sánh với cung số Nhị Hợp xem sinh nhập hay sinh xuất cho cung an THÂN. Cần phân biệt rằng hành vi biểu kiến hay ngoại biểu là phương tiện, còn hành vi tiềm ẩn là cứu cánh. Có thể nói cho dễ hiểu là “cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

    Ví dụ : THÂN cư Quan Lộc ở cung Sửu có Thái Tuế, Nhị Hợp ở cung Tý là cung Điền-Trạch, cung Chính chiếu ở Mùi. Ta có thể phối hợp cả dữ kiện bên ngoài và bên trong để xét hành vi một người.

    a)- Bên ngoài : THÂN có Thái Tuế, Chính chiếu thuộc thế Mộc thua thế Tam Hợp của THÂN (thế Kim, vì Thân cư Quan Lộc ở Sửu trong tam hợp Tỵ Dậu Sửu). Do đó, hành động bề ngoài của đương số có vẻ tự đại, tự hào. Nếu có thêm những sao quá khích như Hỏa, Linh, Kình, Đà …. thì dễ biến ra kiêu căng, kênh kiệu bề ngoài. Khi bắt tay vào làm việc, đương số dễ dàng thắng hoàn cảnh, vượt qua trở ngại để đạt mục tiêu tiến tới cứu cánh.

    - Bên trong : Thế Tam Hợp của THÂN là Kim bị sinh nhập cho Thế Thủy ở Điền Trạch (cung Tý). Do đó đương số là người biết lo cho gia đình, chuyện nhà cửa.

    Tổng kết lại ta có thể phối hợp như sau :

    Người này hành động thường tỏ ra tự tôn, không có bạn tri kỷ, tri bỉ, thường hành động riêng một mình trong mọi vấn đề liên quan tới Quan Lộc, và thường gặp thắng lợi trong Khoa cử, hoạn lộ. Đó là phạm vi biểu kiến có vẻ háo danh (cố tìm phương tiện) nhưng tất cả chỉ nhằm tới hành động sau cùng (cứu cánh) là đem thịnh vượng cho việc nhà việc đất, việc gia đình mình.


    B- VÒNG THÁI TUẾ VÀ HÀNH ĐỘNG MỖI CÁ NHÂN

    12 sao vòng Thái Tuế được ghi nhận ở cung an THÂN như là một thế Động. Động mà Tĩnh, ứng với nguyên lý Âm Dương của biến dịch. Trong phần B số 1, tôi đã liệt kê vòng Thái Tuế trong trạng thái Tĩnh. Do đó trong phần này xin được miễn lập lại vì cũng gần như vậy. Do đó các bạn chỉ đổi từ ngữ lại là xong ngay trong phạm vi Động.

    Thí dụ :
    – MỆNH có Bạch Hổ thì “Tính tình” có vẻ sắt đá, nóng nảy … dễ làm mất lòng người khác …

    Thì nay đổi lại là :
    – THÂN có Bạch Hổ thì “Hành Động” có vẻ cứng rắn, dũng mãnh … đôi lúc hành động thiệt hại, làm sợ sệt cho người khác vì hành vi ngang tàng của mình .. (Nếu Bạch Hổ ở cung Dậu thì phải luận khác đi …)

    C- VÀI ÁP DỤNG THỰC TẾ

    1- Thân có Tuế Phá ở Ngọ cư Quan Lộc, Nô Bộc ở Mùi, Phối cung ở Tý. Mệnh ở Dần có Tang Môn, Nhị Hợp là Tử Tức ở Hợi, Di ở Thân.

    Ờ trường hợp này ta phối hợp hai phần I và II lại để tổng luận sơ lược khái quát như sau :

    Đương số là người hay lo lắng bất cứ việc gì nhưng trong thâm tâm rất thương yêu con cái. Ngoài ra đương số ở trong môi trường chống đối mới tạo lập được cuộc đời, với bản tính tế nhị, chăm sóc con cái mình cẩn thận, lúc nào cũng nghĩ tới đàn con. Nhưng bề ngoài đương số lại đối đầu với hoàn cảnh trong một thế yếu. Do đó đã hay lo lắng, đương số mắc thêm một khuyết điểm là nhút nhát đầu hàng hoàn cảnh (cần ghi rõ rằng các thế Nhị Hợp, Chính chiếu. Vòng Thái Tuế có thể bi suy giảm ý nghĩa do Tuần Triệt hoặc hung tinh … Nhưng dù thế nào ý nghĩa chính vẫn tựu trung bao gồm trong những điểm bao quát trên)

    Đổi lại đối với đương số, là một dịp may “gỡ gạc”, khi THÂN đương số lại ở Quan Lộc với Tuế Phá lại được Nô-Nộc sinh nhập. Tuy rằng thế cung Phối có lấn lướt nhưng cũng giảm nhẹ phần nào. Thật vậy MỆNH, THÂN cùng một phía, lý thuyết đi đôi với thực hành, còn gì tốt cho bằng ! Đương số khi bắt tay vào việc, do tính tình tế nhị của mình và hành động đả phá, tuy rằng không đạt đến tột đỉnh, hơi muộn màng nhưng cũng đã thành công trên đường đời. Sự thành công này bắt nguồn từ yếu tố bạn bè, người dưới giúp đỡ (Nô Bộc sinh nhập ờ cung Quan). Đây là một điều chứng giải quan niệm vòng Thái Tuế quan trọng nhất với cá tính, nhờ cá tính mà đi đến thành công.


    2- MỆNH, THÂN đồng cung tại Ngọ với Bạch Hổ, Nhị Hợp là Phụ Mẫu ở Mùi, Di ở Tý:
    Lá số Hàn Tín : sinh ngày 5 tháng 11 năm Gíap Tuất giờ Ngọ

    Lá số minh họa :LA SỐ 4



    Đương số là người lời nói đi đôi với việc làm, có nhiều hoài bão to lớn, tính tình lỳ lợm, hành vi cũng không kém phần dũng cãm. Hành động “lòn trôn” trước một tên côn đồ ngoài chợ; đó là một hành động dũng cảm mà chỉ người trí dũng ôm ấp nhiều giấc mộng, đạp đất xé trời mới dám làm. Để từ đó tìm cơ hội cho thời cơ mà dựng nên nghiệp lớn, thái độ và hành động đầy chính nghĩa (dù là ôm ấp có đôi chút vị kỷ do sao Hóa Lộc thủ Mệnh hội cùng Đẩu Quân)đã được bậc đáng là mẹ hiền như bà Phiếu Mẫu hiểu thấu và tận tình bao bọc trong lúc cơ hàn (Được Phụ Mẫu Nhị hợp sinh Nhập cung Mệnh !). Tiếc thay trời đã dành cho Hàn Tín một tài ba hiếm có, mà lại xếp so với thế Thiên Di thua sút (thế Di thuộc Thủy khắc thế Mệnh thuộc Hỏa). Cho nên sinh ra đời là đã gặp hoàn cảnh lắm thử thách rồi, may là THÂN, MỆNH đồng cung mới đủ sức chống chọi để vươn lên với đời. Nhưng rồi chung cuộc vùng vẫy chí anh hùng cho lắm để rồi thất bại với hoàn cảnh (chết về tay bà Lã Hậu).

    Vai trò vòng Thái Tuế đã được chiêm nghiệm qua MỆNH, THÂN nhưng cần ghi nhận lại cho kỹ trường hợp MỆNH, THÂN cùng nằm trong vòng Thái Tuế. Hay nói một cách khác MỆNH, THÂN đều nằm trong một thế Tam Hợp Mệnh-Tài-Quan.
     

Chia sẻ trang này