Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

Thảo luận trong 'Trao đổi kiến thức về Tử Vi' bắt đầu bởi cabachlong, 27 Tháng bảy 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tác giả Dương Công Hầu của bộ Diễn Cầm Tam Thế có quan điểm rất đúng về phân định giờ theo mùa.
    Trong một bài viết trước đây tại NTH chúng tôi cũng đã giới thiệu, nay xin trích lại từ bài của anh Vân Từ tại www.thegioibuangai.com.
    Cá nhân tôi thấy phân giờ thế này hoàn toàn chính xác.

    =====Cách Tính Giờ Sanh:

    * Tháng Giêng, Tháng Chín:

    4:20 - 6:19 : Dần
    6:20 - 8:19: Mão
    8:20 - 10:19: Thìn
    10:20 - 12:19: Tỵ
    12:20 - 14:19: Ngọ
    14:20 - 16:19: Mùi
    16:20 - 18:19: Thân
    18:20 -20:19: Dậu
    20:20 - 22:19: Tuất
    22:20 - 0:19: Hợi
    0:20 - 2:19: Tý
    2:20- 4:19: Sửu

    * Tháng Ba tháng Bảy:


    4:30 - 6:29 : Dần
    6:30 - 8:29: Mão
    8:30 - 10:29: Thìn
    10:30 - 12:29: Tỵ
    12:30 - 14:29: Ngọ
    14:30 - 16:29: Mùi
    16:30 - 18:29: Thân
    18:30 -20:29: Dậu
    20:30 - 22:29: Tuất
    22:30 - 0:29: Hợi
    0:30 - 2:29: Tý
    2:30- 4:29: Sửu


    * Tháng Năm

    5:20 - 7:19 : Dần
    7:20 - 9:19: Mão
    9:20 - 11:19: Thìn
    11:20 - 13:19: Tỵ
    13:20 - 15:19: Ngọ
    15:20 - 17:19: Mùi
    17:20 - 19:19: Thân
    19:20 -21:19: Dậu
    21:20 - 23:19: Tuất
    23:20 - 1:19: Hợi
    1:20 - 3:19: Tý
    3:20- 5:19: Sửu

    * Tháng Hai, Tám, Mười và tháng Chạp:


    4:00 - 5:59 : Dần
    6:00 - 7:59: Mão
    8:00 - 9:59: Thìn
    10:00 - 11:59: Tỵ
    12:00 - 13:59: Ngọ
    14:00 - 15:59: Mùi
    16:00 - 17:59: Thân
    18:00 - 19:59: Dậu
    20:00 - 21:59: Tuất
    22:00 - 23:59: Hợi
    0:00 - 1:59: Tý
    2:00- 3:59: Sửu

    * Tháng Tư và Thàng Sáu:


    4:40 - 6:39 : Dần
    6:40 - 8:39: Mão
    8:40 - 10:39: Thìn
    10:40 - 12:39: Tỵ
    12:40 - 14:39: Ngọ
    14:40 - 16:39: Mùi
    16:40 - 18:39: Thân
    18:40 -20:39: Dậu
    20:40 - 22:39: Tuất
    22:40 - 0:39: Hợi
    0:40 - 2:39: Tý
    2:40- 4:39: Sửu

    * Tháng 11

    3:40 - 5:39 : Dần
    5:40 - 7:39: Mão
    7:400 - 9:39: Thìn
    9:40 - 11:39: Tỵ
    11:40 - 13:39: Ngọ
    13:40 - 15:39: Mùi
    15:40 - 17:39: Thân
    17:40 -19:39: Dậu
    19:40 - 21:39: Tuất
    21:40 - 23:39: Hợi
    23:40 - 1:29: Tý
    1:40- 3:39: Sửu


    _ VanTu_

    Tôi rất đồng ý với bạn vantu về Cách Tính Giờ Sanh:
    lấy từ “Diễn cầm Tam thế mà” mà qua chiêm nghiệm và theo tư duy thực nghiệm thấy đúng, riêng tháng 5- chậm 20 phút có thể do nhầm đâu đó
    * Tháng Giêng, Tháng Chín:

    4:20 - 6:19 : Dần
    6:20 - 8:19: Mão
    8:20 - 10:19: Thìn
    10:20 - 12:19: Tỵ
    12:20 - 14:19: Ngọ
    14:20 - 16:19: Mùi
    16:20 - 18:19: Thân
    18:20 -20:19: Dậu
    20:20 - 22:19: Tuất
    22:20 - 0:19: Hợi
    0:20 - 2:19: Tý
    2:20- 4:19: Sửu

    * Tháng Ba tháng Bảy:


    4:30 - 6:29 : Dần
    6:30 - 8:29: Mão
    8:30 - 10:29: Thìn
    10:30 - 12:29: Tỵ
    12:30 - 14:29: Ngọ
    14:30 - 16:29: Mùi
    16:30 - 18:29: Thân
    18:30 -20:29: Dậu
    20:30 - 22:29: Tuất
    22:30 - 0:29: Hợi
    0:30 - 2:29: Tý
    2:30- 4:29: Sửu


    * Tháng Năm

    5:20 - 7:19 : Dần
    7:20 - 9:19: Mão
    9:20 - 11:19: Thìn
    11:20 - 13:19: Tỵ
    13:20 - 15:19: Ngọ
    15:20 - 17:19: Mùi
    17:20 - 19:19: Thân
    19:20 -21:19: Dậu
    21:20 - 23:19: Tuất
    23:20 - 1:19: Hợi
    1:20 - 3:19: Tý
    3:20- 5:19: Sửu

    * Tháng Hai, Tám, Mười và tháng Chạp:


    4:00 - 5:59 : Dần
    6:00 - 7:59: Mão
    8:00 - 9:59: Thìn
    10:00 - 11:59: Tỵ
    12:00 - 13:59: Ngọ
    14:00 - 15:59: Mùi
    16:00 - 17:59: Thân
    18:00 - 19:59: Dậu
    20:00 - 21:59: Tuất
    22:00 - 23:59: Hợi
    0:00 - 1:59: Tý
    2:00- 3:59: Sửu

    * Tháng Tư và Thàng Sáu:


    4:40 - 6:39 : Dần
    6:40 - 8:39: Mão
    8:40 - 10:39: Thìn
    10:40 - 12:39: Tỵ
    12:40 - 14:39: Ngọ
    14:40 - 16:39: Mùi
    16:40 - 18:39: Thân
    18:40 -20:39: Dậu
    20:40 - 22:39: Tuất
    22:40 - 0:39: Hợi
    0:40 - 2:39: Tý
    2:40- 4:39: Sửu

    * Tháng 11

    3:40 - 5:39 : Dần
    5:40 - 7:39: Mão
    7:400 - 9:39: Thìn
    9:40 - 11:39: Tỵ
    11:40 - 13:39: Ngọ
    13:40 - 15:39: Mùi
    15:40 - 17:39: Thân
    17:40 -19:39: Dậu
    19:40 - 21:39: Tuất
    21:40 - 23:39: Hợi
    23:40 - 1:29: Tý
    1:40- 3:39: Sửu
    [/list]Tôi đã âm thầm theo đuổi hàng chục năm nay theo giờ sinh này thấy đúng và thú vị nên gửi đôi dòng hầu đồng hữu
    _ Hon Que_
    ( thegioibuangai.com)
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng tư 2011
  2. cumon

    cumon New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Xin hỏi tháng này tính theo tháng âm lịch hay dương lịch ạ?
     
  3. kaio

    kaio New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    22
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Theo mình nghĩ thì tính theo tháng Âm lịch.
    Ko biết hệ thống đổi từ Dương lịch sang Âm lịch có đúng với mọi người ko. Chứ ngày tháng năm sinh theo Dương lịch đổi sang Âm lịch cuả mình bị sai rồi. Nếu tính đúng theo ngày Âm lịch thì lại là 1 ngày Dương lịch khác. Vậy thì mình coi theo ngày nào. Bây giờ phát hiện thêm giờ sinh cũng thay đổi nữa, 1 cái là theo giờ sinh thông thường, 1 theo Diễn cầm tam thế.
     
  4. Dương Tiễn

    Dương Tiễn New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng mười hai 2006
    Bài viết:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Tử vi là một bài toán xác suất thống kê, hay nói trắng ra là bái toán gần đúng, các bạn bạn đầu hãy sử dụng giờ Tử vi chuẩn, mốc giờ là lẻ, tý sửu, dần, mão, v.v... trước đã, sau hãy tập xem xét đến các yếu tố tính giờ này.

    Giờ Diễn cầm tam thế chẳng qua là giờ theo thiên văn, theo mùa (vị trí trái đất và mặt trời chuyển động nhanh, chậm, v.v...) cũng lại là 1 bài toán tìm giờ chính Ngọ gần đúng mà thôi, còn bạn nào muốn tính thật chuẩn giờ trong ngày , chuyển tiết, âm lịch, chính ngọ,... thì hãy vào trang khí tượng của quân đội mỹ mà tính hoặc tìm trang của tiến sỹ Hồ Ngọc Đức để tải phần mềm tính âm lịch (java), có tính cả thồi gian chính Ngọ rất chuẩn (cho mọi múi giờ).
     
  5. cumon

    cumon New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng hai 2008
    Bài viết:
    27
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Mình có một câu hỏi về ngày sinh của mình. Vì theo như lịch âm dương của tiến sĩ Hồ Ngọc Đức và một số lịch âm dương mới của VN sau này thì mình sinh vào ngày 2 tháng 12 năm 1986 tức ngày 2 tháng 11 Bính dần âm lịch nhưng nếu so với lịch âm dương cũ thì là ngày 3 tháng 11 Bính dần âm lịch. Có thể cuốn sách cũ đó của ông mình gần với cách tính của Trung Hoa hơn. Vậy mình nên lấy ngày nào cho mình?
    Xin cám ơn
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng hai 2008
  6. namminh

    namminh New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng năm 2007
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Mình thắc mắc, cái bản tính giờ của cụ Dương công có từ rất lâu rồi, hình như nó đước dùng cho miền nam thì phải, không biết giờ từ sau năm 75 cả 2 miền đều lấy múi giờ số 7 làm chuẩn thì còn đúng nữa không ?
     
  7. chau.nguyen

    chau.nguyen New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    174
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?

    Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn [2], chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.

    Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.
    Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.
    Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.
    Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.
    Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.
    Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.
    Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.
    Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.

    Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
    Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

    ~ sưu tầm ~

    Năm 1986, nghe nói VN còn ăt Tết chênh lệch TQ 1 tháng, như năm 2007, ăn Tết chênh lệch 1 ngày. Vậy chẳng lẽ lịch đã sai hết ? Tử Vi có còn giữ nguyên giá trị ???
     
  8. spring

    spring New Member

    Tham gia ngày:
    6 Tháng một 2007
    Bài viết:
    11
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Theo tôi Tử vi vẫn nguyên giá trị chỉ có bản thân mình học chưa hết mà thôi. Tính giờ thế nào thì tính miễn sao lá số đó phải là của mình thì mới giải đoán được
    Vài dòng chia xẻ
     
  9. tp_bk

    tp_bk New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng một 2007
    Bài viết:
    12
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Thế tháng nhuận thì tính thế nào đây :">?
     
  10. Sora_saito

    Sora_saito New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2008
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    thưa cao nhân, em sinh vào tháng tư, lúc 17h40' vậy hóa ra em sinh giờ thân chứ ko fải giờ Dậu fải ko ạ ?
     
  11. NHALANG

    NHALANG Member

    Tham gia ngày:
    4 Tháng một 2009
    Bài viết:
    83
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Chào các bạn!
    tôi dã nhiều lần yết kiến các Cụ và nhận được câu trả lời như thế này, cách tính giờ cũng như cách tính kim lâu, có rất nhiều cách tính.
    Tính giờ đã được thanh lọc và quy định như sau:
    giờ tý 23:01' _ 01:00
    giờ sửu 01:01, _ 03:00 (và cứ như vậy 1giờ ta =2giờ tây=120')
    giờ hợi 19:01'- 21:00
    Tôi thấy các Cụ vẫn tính như vậy, mà nghiệm thấy cũng đúng là phần nhiều. theo tôi đã hỏi các Cụ thì các Cụ có dậy rằng, giải sao thì rễ, nhưng giải đoán tử vi thì thật là khó. nhưng lại hay vì khi nhìn vào lá số của người ta, có thể dúp được nhiều việc, mà gúp người là làm phúc mà làm phúc thì tốt quá rồi.
    Tôi mạo muội nêu ra như vậy, mong các bạn trong diễn đàn thông cảm. Nếu có gì không phải xin được lượng thứ, còn ai theo tác giả nào là tuỳ.
    Cứ như tôi thì tôi theo cái nào, mà thấy nhiều người công nhận Cụ đoán đúng là tôi theo.
    Chao thân ái và đoàn kết!
     
  12. longtuan

    longtuan New Member

    Tham gia ngày:
    2 Tháng năm 2009
    Bài viết:
    3
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Đúng khi ta lập lá số ta phải xem lá số có phải là của họ không bằng cách : Xem tưỡng mạo , phụ mẫu, gia cảnh ,nghề nghiệp ,vv....có phù hợp với người mình xem không thì giờ đó là chuẩn .Còn vấn đề này thì ở trẻ mới sinh hơi rắc rối theo tôi thì thường xem tướng mạo màu da vv.. mặc dù ở ngay tại nơi đứa trẻ được sinh ra nhìn đồng hồ vẫn nên căn giờ .
    Thân mến.:-bd
     
  13. nthung

    nthung New Member

    Tham gia ngày:
    26 Tháng tám 2009
    Bài viết:
    6
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    xin cho hỏi đây là tính theo tháng dương lịch hay âm lịch đó ạ
    thanks
     
  14. ngochai12091978

    ngochai12091978 New Member

    Tham gia ngày:
    21 Tháng chín 2009
    Bài viết:
    82
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    nhìn chung mỗi 1 diễn đàn HỌC THUẬT đều có những nét riêng của D Đ đó,vd như bên LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG khi an sao lá số thì lại phải đổi cả NGŨ HÀNH của mệnh nữa,đang mệnh hỏa phải đổi thành mệnh thủy và ngược lại,bên NHÂN TRẮC HỌC thì lại tính giờ theo DIỄN CẦM v v..như vậy thì những người theo sau để nghiên cứu môn học này sẽ rất khó tìm được hướng đi đúng,do vậy theo NGOCHAI thì tất cả những yếu tố trên chỉ để bổ trợ cho các pp luận đoán trước đây,cái quan trọng nhất là chúng ta xem lá số của mình,tự mình kiểm nghiệm lại những gì đã xảy ra trong quá khứ,độ chính xác là bao nhiêu,và từ đó sẽ rút ra được là giờ và ngày tháng năm sinh nào là chính xac,,vài dòng chia sẻ cùn~_notliste
    g ACE trên D Đ.
     
  15. dongqua

    dongqua New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng sáu 2009
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Tất nhiên là theo giờ ÂL.
    Theo dongqua được biết bên Bốc Dịch cũng dùng giờ theo pp này khi phải dùng quẻ độn. Vì nếu dùng quẻ độn mà pp tính giờ bị chông chênh thì quẻ sẽ không thể chính xác được. Hơn nữa, môn Bốc Dịch là " Chư thuật chi thủ" đứng đầu tất cả các môn thuật số khác, thì chúng ta còn nghi ngại điều gì mà không ứng dụng?
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng mười một 2009
  16. hoangkts

    hoangkts New Member

    Tham gia ngày:
    3 Tháng mười hai 2009
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Theo mình các bạn không nên thắc mắc là theo cái nào thì đúng hay sai, Các anh và các Bác đã đưa lên dđ nhằm giúp chúng ta, những người mới tham gia dđ, những người mới học Tuvi...và cả những người đã nghiên cứu lâu năm...thấy được, tìm ra sự chính xác trong mỗi lá số --> để luận, giải 01 lá số có chiều sâu và rộng hơn --> đừng gò bó mà hãy cùng những người đi trước tìm hiểu sự màu nhiệm...huyền bí của số mệnh chính bản thân mình!
    Các bạn cứ lập 01 lá theo cách tính giờ lẻ,
    lại lập 01 lá số theo DCTT --> và hảy tự mình tìm hiểu sự chính xác!
    Cám Ơn!.. các anh và các Bác đã chia sẽ. Thân chào!
     
  17. dongqua

    dongqua New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng sáu 2009
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Vâng, đúng đấy. Các bạn cứ tự lập cho mình 2 lá số theo 2 cách tính giờ này và phải được một người có trình độ về tử vi xác định, thì tất nhiên các bạn sẽ có câu trả lời tốt cho mình.
    Luu ý: Nếu các bạn tự xác định lá số cho mình thì đòi hỏi bạn phải có trình độ về tử vi thật sự. Nếu không thì sẽ có thực trạng hễ lá số nào tốt là giờ đó là lá số của mình, còn xấu là sai, là không phải thì rách việc đấy.
     
  18. thuandn

    thuandn New Member

    Tham gia ngày:
    29 Tháng tám 2008
    Bài viết:
    71
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Chào các Bác!
    Cách tính giờ theo mùa của Dương Công Hầu chưa mang tính liên tục , áp dụng vào tính giờ cho tử vi thì chắc " lung bùng " Ví dụ:
    tháng Tư năm kỷ Sửu các đương số sinh từ 10g40 đến 12g39 ngày 29 ( giờ Hợi )
    đên ngày mộng một tháng Năm đương số sinh từ 1g20 đến 3g19 (giờ Tý )
    Thế thi đương số sinh từ 12g 41 đến 1g 19 giao thời giữa ngày 29 thángTư ÂL và ngày 1 tháng Năm ÂL ( khoảng 38 phút ) thì tính sao đây ?
    Đó là chưa kể thời đại bây giờ người ta tính giờ " theo đồng hồ Tây " thì thêm rối rắm đấy.
    Các bác thử tính sao ?
    Chúc các bác Khỏe.
     
  19. dongqua

    dongqua New Member

    Tham gia ngày:
    14 Tháng sáu 2009
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Hiện tại có rất nhiều người cho đây là phát kiến của thầy Dương Công Hầu và đã có người không hiểu nên đã bôi bác thế này, thế nọ thật không công bằng, tế nhị chút nào. Theo sự hiểu biết của dongqua, có lẽ thầy chỉ là người kế thừa được phương pháp này từ các môn thuật số và đã dịch thuật trình bày lại cho mọi người trong ngành cùng ứng dụng là chính, chứ thầy có phải thánh nhân đâu mà biết được sự co giãn của giờ khắc theo thời tiết của 4 mùa do sự biến hóa của âm, dương?
    Sở dĩ dongqua nói vậy cũng vì trước đây có một vị thầy rất am tường về Dịch học có nói qua về phương pháp này, đại ý là trong phần Bốc dịch và có tiêu đề là: ĐỊNH DẦN THỜI PHÁP. Trong đó cũng có nêu lên sự co giãn này. Tỷ như: Chánh, cữu ngũ canh....Nhị, bát ngũ canh...Tam, thất bình minh... Tứ, lục Nhật xuất...Ngũ nguyệt nhật cao...Thập nguyệt, thập nhị nguyệt tứ canh.v..v.

    Ngoài ra, vị này còn cho biết thêm trong trường hợp dùng trong độn quẻ dịch hay an lá số mà rơi vào thời điểm giao thời, thì phải dùng giờ trước tính một quẻ hay một lá số, giờ sau 1 quẻ, 1 lá số để thẩm định...Và thầy cũng còn nói nhiều hơn thế nữa, nhưng dongqua đã quên hết rùi!...
     
  20. csrl

    csrl New Member

    Tham gia ngày:
    23 Tháng tám 2007
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Tính giờ theo mùa- Diễn cầm tam thế- Rất đúng

    Thời gian luân chuyển không ngừng, nên đâu thể nào nghĩ rằng giờ Hợi trong ngày cuối tháng 4 thì khoảng 10:40pm-12:40am, còn giờ Tí trong đầu tháng 5 thì 1:20am tới 3:20am. Rồi đâm ra nói chỉ cách 1 ngày mà chênh lệch đến 40 phút.

    Người xưa chỉ nói sơ qua vậy để cho nắm được cái mốc thời gian luân chuyển theo mùa. Còn áp dụng thì đâu thể cứ rập khuôn vậy được. Sao không xê dịch lên xuống để cho phù hợp với sự luân chuyển không ngừng, không ngắt đoạn của thời gian?

    Ví như nói giờ Ngọ tháng 1 thì khoảng từ 12:20-2:20, còn giờ Ngọ của tháng 2 thì khoảng từ 12:00 - 2:00, vậy sao nghĩ giữa tháng 1 thì giờ Ngọ từ 12:20-2:20 và giữa tháng 2 thì từ 12:00-2:00 giờ rồi thấy sự chênh lệch nhau 20 phút thì lấy 20 phút đó chia cho 1 tháng rồi cứ mỗi ngày giảm đi 1 ít, cứ vậy đến giữa tháng 2 thì đúng 2 giờ.

    Tuy không hoàn toàn chính xác, nhưng cái lý của nó là vậy.
     

Chia sẻ trang này