Tổ Đạt Ma truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi tutru, 17 Tháng sáu 2016.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Công án Tổ Đạt Ma truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả
    24/05/2015 18:22
    Có tăng Thần Quang ở xứ Y Lạc, rộng xem đủ thứ kinh sách, khéo luận lý nhiệm màu, thường than rằng “Giáo của Khổng Tử nói về phong tục lễ nhạc, sách của Lão Trang cũng chưa đến diệu lý cùng tột. Gần đây nghe nói Đại sĩ Đạt Ma là bậc chí nhân, ở Thiếu Lâm Tự chẳng cách xa, phải đến tham vấn”. Bèn đi đến chỗ Tổ tham học.
    Có tăng Thần Quang ở xứ Y Lạc, rộng xem đủ thứ kinh sách, khéo luận lý nhiệm màu, thường than rằng “Giáo của Khổng Tử nói về phong tục lễ nhạc, sách của Lão Trang cũng chưa đến diệu lý cùng tột. Gần đây nghe nói Đại sĩ Đạt Ma là bậc chí nhân, ở Thiếu Lâm Tự chẳng cách xa, phải đến tham vấn”. Bèn đi đến chỗ Tổ tham học. Thấy Tổ suốt ngày im lặng hướng vách không một lời dạy bảo, Quang tự thầm nghĩ “Người xưa từng trải tóc che sình, cho đến chẳng tiếc máu thịt, xương tủy để cúng dường cầu đạo. Xưa còn như vậy, nay ta không làm được sao”. Gặp đêm tuyết lớn, Quang đứng hầu ngoài cửa suốt đêm, gần sáng tuyết ngập quá đầu gối nhưng vẫn đứng yên chỗ đó, một lòng cung kính.
    Tổ nhìn thấy, thương xót hỏi rằng: Ngươi đứng lâu trong tuyết muốn cầu việc gì?
    Quang rơi lệ nói: Xin Hòa thượng từ bi mở cửa cam lồ rộng độ chúng sanh.
    Tổ nói: Diệu đạo của chư Phật phải nhiều kiếp siêng năng tinh tiến, hành chỗ khó hành, nhẫn chỗ khó nhẫn mới được, đâu thể dùng thiểu đức thiểu trí, khinh tâm mạn tâm mà được.
    Quang nghe lời Tổ khích lệ, liền lấy dao bén chặt cánh tay trái để trước bàn Tổ.
    Tổ biết là pháp khí, nói “Chư Phật ban sơ cầu đạo vì pháp quên mình. Nay ngươi chặt cánh tay trước ta cầu pháp, ta cũng hứa khả”. Do đó Tổ đổi tên cho Quang là Huệ Khả.
    Huệ Khả hỏi: Pháp ấn của chư Phật con được nghe chăng?
    Tổ nói: Pháp ấn của chư Phật chẳng do người khác mà được.
    Khả nói: Tâm con chưa an, xin thầy an cho.
    Tổ nói: Đem tâm lại để ta an cho.
    Giây lâu, Khả nói: Tìm tâm trọn chẳng thể đắc.
    Tổ nói: Ta đã an tâm cho ngươi rồi.
    Chín năm sau, Tổ muốn về Thiên Trúc, một hôm nói với môn đồ rằng: Thời tiết đã đến, các ngươi hãy tự kể sự sở đắc của mình.
    Có đệ tử Đạo phó nói: Theo chỗ thấy của con, chẳng chấp văn tự, chẳng lìa văn tự, ấy là dụng của đạo.
    Tổ nói: Ngươi được da của ta.
    Ni Tổng Trì nói: Hiểu biết của con như Tôn giả Khánh Hỷ thấy cõi Phật Bất Động, một cái thấy vốn đầy đủ, chẳng cần thêm cái thấy nữa.
    Tổ nói: Ngươi được thịt của ta.
    Đạo Dục nói: Tứ đại vốn không, ngũ ấm chẳng có, chỗ thấy của con không có một pháp để đắc.
    Tổ nói: Ngươi được xương của ta.
    Sau cùng, Huệ Khả ra lễ bái rồi trở về đứng lại chỗ cũ.
    Tổ nói: Ngươi được tủy của ta. Thuở xưa, Như Lai đem Chánh pháp nhãn tạng phó chúc cho Đại sĩ Ca Diếp rồi truyền thừa từng đời cho đến thân ta. Nay ta phó chúc cho ngươi, ngươi hãy hộ trì. Đồng thời truyền cà sa cho ngươi để làm tin cho pháp.
    Khả xin Tổ chỉ dạy cho rõ.
    Tổ nói: Trong truyền pháp ấn để khế chứng bản tâm, ngoài phó cà sa để xác định tông chỉ. Vì sợ người đời sau lòng tin chưa vững sanh ra nghi ngờ, nói “Ta là người Ấn Độ, ngươi là người Trung Quốc, nhờ gì mà đắc pháp, lấy gì để chứng tỏ”? Nay ngươi thọ nhận y, pháp này. Về sau có chướng nạn xảy ra hãy lấy y, và kệ truyền pháp của ta dùng để chứng minh thì sự giáo hóa sẽ vô ngại.
    Hai trăm năm sau khi ta nhập diệt phải ngưng sự truyền y. Về sau, chánh pháp cùng khắp pháp giới, kẻ biết đạo thì nhiều, kẻ hành đạo thì ít, kẻ thuyết lý thì nhiều, kẻ thấu lý thì ít. Nay ngươi xiển dương pháp này chớ khinh người chưa ngộ. Hễ được một niệm trở về cội nguồn thì đồng như bản đắc, sự âm thầm mặc chứng sẽ muôn muôn ngàn ngàn. Hãy nghe ta nói kệ đây:
    Ta đi đến đất này,
    Truyền pháp cứu người mê.
    Một bông nở năm nhánh,
    Kết quả tự nhiên thành.
    Tổ lại nói: Ta có kinh Lăng Già bốn quyển nay cũng giao phó cho ngươi dùng để ấn chứng hậu học. Ấy là tâm địa yếu môn của Như Lai khiến các chúng sanh khai thị ngộ nhập. Từ khi ta đến đất này đã bị đầu độc năm lần. Ta đem độc để trên tảng đá thì tảng đá nổ bung. Ta lìa Ấn Độ đến Trung Quốc là vì thấy đất này có khí tượng Đại thừa, nên vượt biển vì pháp cầu người. Vì nhân duyên chưa đến nên thị hiện ngu dại hướng vách chờ đợi, nay được ngươi để phó pháp thì ý ta đã thỏa mãn.

    Nói xong cùng môn đồ đến chùa Thiên Thánh ở Vũ Môn, lưu lại đó ba ngày. Có Thái thú Kỳ Thành tên Dung Huyền Chi hâm mộ Phật thừa, hỏi Tổ rằng: Ở Tây Thiên Ấn Độ, sự truyền thừa làm Tổ là thế nào?
    Tổ nói: Thấu tâm tông (Thiền tông) của Phật, hạnh giải tương ưng, ấy gọi là Tổ.
    Lại hỏi: Ngoài ra còn có gì nữa?
    Tổ nói: Cần tin tự tâm bất nhị chẳng có tương đối. Nên đối với các chẳng chấp hữu vô, chẳng lấy chẳng bỏ, chẳng trí chẳng ngu, chẳng mê chẳng ngộ. Đã được thấu đạt nên xưng là Tổ.
    Huyền Chi nói: Đệ tử quy y Tam bảo đã nhiều năm mà trí huệ ám muội, còn mê chân lý. Vừa nghe sư nói vẫn chưa biết rõ, xin sư từ bi khai thị tông chỉ.
    Tổ biết Huyền Chi khẩn thiết, liền thuyết kệ rằng:
    Cũng chẳng thấy ác mà khinh chê,
    Cũng chẳng thấy thiện mà khen ngợi,
    Cũng chẳng xa ngu mà gần trí,
    Cũng chẳng bỏ mê mà lấy ngộ,
    Đại đạo thì siêu việt số lượng,
    Thông tâm Phật tự động độ sanh,
    Chẳng trói buộc ở nơi phàm Thánh,
    Siêu nhiên thì gọi đó là Tổ.
    Huyền Chi nghe kệ bi, hỷ xen nhau mà rằng: Xin sư thường trụ thế gian để hóa đạo quần sanh.
    Tổ nói: Ta sẽ đi về, chẳng thể ở lâu. Chúng sanh căn tánh muôn ngàn sai biệt nên ta phải gặp nhiều ngu mê làm chướng nạn cho ta (biết trước sẽ bị người đầu độc).
    Huyền Chi nói: Có thể cho biết người nào để đệ tử vì sư trừ được chăng?
    Tổ nói: Ta truyền Phật bí tạng để lợi ích kẻ mê, đâu thể hại người để tự yên. Ắt chẳng có lý này.
    Huyền Chi nói: Sư nếu không nói ra làm sao thị hiện sức biến thông quang chiếu.
    Tổ bất đắc dĩ mới cho bài sấm rằng:
    Thuyền sông vạch sóng ngọc,
    Ống đuốc mở khóa vàng.
    Ngũ khẩu cùng đi chung,
    Cửu thập vô nhân ngã.
    Huyền Chi chẳng thể đoán hiểu được, đành lễ bái cáo từ.
    Lúc bấy giờ, Vua nước Ngụy rất kính Phật thừa. Trong đạo có nhiều Cao Tăng như Quang Thống luật sư, Lưu Chi tam tạng… đều là loan phụng trong hàng Cao Tăng, mà tư tưởng chủ trương lại trái ngược nhiều với Tổ. Đạo phong của Tổ truyền đi khắp nơi, kẻ trí thức đều quy tụ lại cầu pháp làm cho họ sanh tâm ganh tị, đầu độc năm lần cũng không gây hại được. Đến lần thứ sáu, Tổ đã truyền pháp cho Nhị Tổ, việc hóa duyên đã xong, nên thị hiện trúng độc mà tịch. Môn đồ mai táng Tổ trên núi Hùng Nhĩ, xây tháp nơi Định Lâm Tự.
    Năm ấy sứ thần nước Ngụy là Tống Vân từ Sung Đỉnh (biên giới Ấn Độ) về, giữa đường thấy Tổ xách chiếc giầy đi nhẹ nhàng như bay.
    Vân hỏi: Đại sư đi đâu vậy?
    Tổ nói: Đi về Thiên Trúc.
    Vân về kinh tâu chuyện với vua. Khi vua ra lệnh cho môn đồ của Tổ đào mả thì thấy trong quan tài trống rỗng chỉ còn có một chiếc giầy. Vua ban chiếu đem chiếc giầy ấy thờ phụng nơi Thiếu Lâm Tự.
    Đến năm thứ mười lăm niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, nhằm năm Đinh Mão, bị tín đồ trong đạo ăn trộm đem về Ngũ Đài Sơn. Hiện nay đã mất tích chẳng biết ở đâu.


    Trích Công Án Tổ Đạt Ma

    Theo:http://chuabuuda.com/phat-giao-doi-...o-dat-ma-truyen-y-bat-cho-nhi-to-hue-kha.html
     

Chia sẻ trang này