Tu kiếp này, hoạ kiếp thứ 3?

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 8 Tháng ba 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Giang Thanh với Nguyet T Truong và 4 người khác.
    4 Tháng 3 lúc 17:15 ·
    [​IMG]
    NẾU TU MÀ KHÔNG CHUYÊN CẦU GIẢI THOÁT, THÌ SỰ TU Ở KIẾP NÀY LÀ MỐI THÙ CỦA KIẾP THỨ BA.

    Trong nẻo sống chết luân hồi có rất nhiều hiểm nguy chướng nạn trên con đường tu hành. Nên nếu muốn thoát khỏi cảnh hiểm của luân hồi, và để đảm bảo Tâm Bồ Đề của chính mình không bị thoái thất, thì cần phải cầu sanh Tịnh Độ. Cổ Đức hằng răn nhắc rằng:

    _ " Nếu tu mà không chuyên cầu giải thoát, thì sự tu ở kiếp này là mối thù của kiếp thứ ba".

    Sở dĩ có việc ấy là bởi vì kiếp thứ nhất lo kham khổ tu hành, nên đến kiếp thứ nhì được hưởng quả báo giàu sang, thông minh, quyền thế. Trong kiếp thứ nhì này do được giàu sang nên dễ mê theo cảnh quyền quý, vợ đẹp con xinh, cùng các thú vui vật chất nơi cõi trần. Chúng ta phải biết rằng, phàm là người đã nếm qua mùi vị của dục lạc thì tất dễ sanh tâm đắm nhiễm, mà càng đắm nhiễm thì càng đi nhanh đến chổ sa đọa tối tăm, dám làm nhiều điều ác nhằm để củng cố quyền lợi và để thoả mãn tham vọng. Kiếp thứ nhì đã gieo cái nhân như thế, thì đến kiếp thứ ba làm sao tránh khỏi việc đọa vào trong tam đồ khổ?

    Có kẻ gặn hỏi:

    _ " Kiếp trước đã có công tu, gieo nhân tốt, không lẽ đến kiếp thứ nhì thì trí tuệ, căn lành mất hết để đến nổi phải bị sa đọa hay sao?"

    Xin đáp rằng: Trí tuệ và căn lành tuy có, nhưng vì nghiệp ác từ vô lượng kiếp chưa tiêu hết. Mà trong cảnh trần việc lành khó làm, còn việc ác rất dễ phạm. Người xưa đã chẳng bảo đó sao:

    _ " Trọn đời làm lành, lành còn chẳng đủ. Một ngày làm ác, ác tự có dư".

    Như những người giàu sang quyền thế mà chúng ta thấy ngày nay, là do kiếp trước họ ít nhiều đều có công đức bố thí, tu phước làm lành. Thế nhưng đến kiếp này thì kẻ hướng đến nẻo thiện không bao nhiêu, mà người say đắm danh lợi vinh hoa lại chiếm phần đa số. Thử hỏi có được bao nhiêu người quyền quý chịu xuất gia, chịu sống một cuộc đời khắt khổ đạm bạc để hướng đến mục đích giải thoát thanh cao?

    Ngay như người xuất gia khi chưa có tiếng tăm địa vị thì còn chịu kham nhẫn tu hành. Lúc đã được quyền thế danh vọng, được nhiều người lễ bái cúng dường lại dễ bị cảnh phù trần ràng buộc. Hiện nay ta thấy có biết bao nhiêu Tăng, Ni thiện Tín, trước còn tinh tấn tu hành, sau thì lần lần biếng trễ bỏ tu, hoặc thoái đạo hoàn tục để trở lại với đời, thì còn nói chi đến kiếp sau?

    Ở cõi người đã như thế, nếu được sanh lên cõi Trời ngày ngày được hưởng cảnh vui quá nhiệm màu, thì lại càng khó tu hơn nữa. Đây là nói đến những vị có phúc phần lớn. Còn những vị không có phúc thì sao? Những vị không có phúc, luôn sống một cuộc đời nghèo khổ cũng khó tu. Hoặc những vị tuy thuộc hạng trung lưu, nhưng giữa đời này tà đạo dẫy đầy, trong Chánh Pháp bậc Thiện hữu Tri Thức không dễ gặp, thì nẻo đường giải thoát cũng không dễ tìm.

    Đến như chúng sanh trong ba ác đạo như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì việc tu hành càng khó hơn vạn phần, vì các loài ấy tâm thường ngu tối, thân hằng ở trong cảnh khổ, nên không cách nào tu được.

    Kiếp luân hồi có rất nhiều hiểm nạn như thế, nếu ngày nay chúng ta tuy niệm Phật nhưng không chịu cầu sanh Tịnh Độ để sớm ngày thoát ly luân hồi lục đạo, thì tất khó đảm bảo Bồ Đề Tâm của mình không bị thoái thất, và chính mình không lâm vào hiểm nạn của luân hồi.

    A Di Đà Phật!

    _ Trích từ Niệm Phật Thập Yếu_

    [​IMG]

    Theo: https://www.facebook.com/vivian.giang.102/posts/1351530398251106
     

Chia sẻ trang này