Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 8 Tháng mười hai 2011.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Trong chủ đề: "Luận mệnh theo "trường phái cách cục"" của Mai An Hạ bên mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org, Mai An Hạ đã viết:

    ""Xem Tử Bình chủ yếu là xem cách cục. Nếu không biết cách cục là gì thì làm sao mà chọn dụng thần ! Cho dù có may mắn chọn đúng dụng thần cũng đâu thể biết cách cục cao thấp ra sao..." (ThienKyQui) .
    .......................................................................................................................................................

    -Lá số mệnh yểu dưới góc nhìn trường phái cách cục.

    Càn tạo : Bính dần-canh tí-kỉ dậu-ất sửu

    Vận : Tân sửu (2-11) / Nhâm dần (12-21). Chết đuối năm Bính tuất .

    Lá số này từng có nhiều ý kiến khác nhau vì sao chết năm Bính tuất trên trang diễn đàn cũ (trong đó có ý kiến của PhieuDieu đại ca).
    nguyệt lệnh Tài cách, dậu-sửu thấu Canh Thương quan,không cần do dự biết ngay đây là cách cục "Tài - Thương quan sinh". Có câu : Nguyệt lệnh là dụng thần,Năm Giờ là phụ tá. Phụ tá đâu chẳng thấy chỉ thấy là đám kị thần phá cách. Này Ấn khắc Thương, này Sát tiết Tài. Lại có câu : Mệnh mà Cách cục bị phá nếu không thành lập được cách cục khác thì Phi Bần Tắc Yểu. Vì Tài-Thương bị phá đầu khắc đuôi không thành lập được cách cục mới nên yểu, vì con nhà giàu nên yểu. Nguyên cục đã có thông tin ràng ràng nên vào vận Dần : Ấn lâm trường sinh, Sát lâm đế vượng (kình âm) không cần biết Thân vượng suy chỉ biết cách cục tan nát là đủ mạng vong. Lưu niên Bính Tuất là dấu chấm hết : chữ Dậu (Thực thần) là niềm hy vọng cuối cùng từ khi chữ Canh thấu bị Bính khắc,là đại biểu Thọ Tinh của mệnh thế mà lưu niên thái tuế cũng không tha bèn mang Tuất đến Hại Dậu, sợ chưa đủ đô sao mà Bính còn chờ sẵn để ám hợp Tân cho chắc ăn vậy cà !

    mai an hạ".

    Hình như trường phái này chính là trường phái của chị Moclan ở trang web này thì phải. Nếu đúng như vậy thì tôi hy vọng chi Moclan cho ý kiến đúng hay sai về bài luận này. Bởi vì theo tôi thấy cách luận của bài này không có tính thuyết phục.

    Xin cám ơn trước.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười hai 2011
  2. moclan

    moclan Hội viên

    Tham gia ngày:
    20 Tháng một 2008
    Bài viết:
    565
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Bài của maianha nhìn theo lối luận Cách là đúng, theo tôi là như vậy. Tôi không biết bác luận theo Cách thì khác thế nào, bác cứ cho biết.

    Đây là cách của Tài thủy được Thương quan Kim sinh, quả là phải kị Quan Sát và Ấn. Tài và Ấn, Thương Quan và Quan đều là cặp kị nhau.

    Nếu luận thân nhược hay vượng thì mệnh này nhược, dụng Hỏa và Thổ, nhưng đến đại vận Nhâm Dần, gặp lưu niên Bính Tuất, 2 Bính bị Nhâm khắc, bình thường cũng là cần tránh tai họa.

    Mặt khác, nếu xét cung Mệnh là Nhâm Thìn, thì Thìn là mộ của Nhâm, ứng vào tai nạn chết vì sông nước. Đây là vận kị thần quá vượng, nhật chủ bị phản khắc mà chết.
     
  3. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Theo tôi hiểu thì trường phái “Luận mệnh theo cách cục“ này thì “nguyệt lệnh là dụng thần“, vì vậy Tý lệnh tháng là Tài của Tứ Trụ này nắm lệnh nên Tài (Thủy) phải là dụng thần của Tứ Trụ này. Mà Tý có Canh lộ là Thương sinh cho nên cách cục của Tứ Trụ này là “Tài – Thương quan sinh“.

    Vào vận Dần “Ấn lâm trường sinh, Sát lâm đế vượng (kình âm) không cần biết Thân vượng suy chỉ biết cách cục tan nát là đủ mạng vong“. Nếu không tính đến lưu niên thì điều này có thể đúng.

    Nhưng tại sao: “Lưu niên Bính Tuất là dấu chấm hết“?

    Chả nhẽ do “Canh thấu bị Bính khắc, là đại biểu Thọ Tinh của mệnh“ ?

    Điều này vô lý đùng đùng bởi vì Bính khắc được Canh còn Nhâm không khắc được Bính hay sao? Nhâm vượng ở lưu niên Tuất không khắc nổi 2 Bính tử tuệt tại lưu niên Tuất để bảo vệ cho Canh sao ? Hay người luận lấy chi Dần đại vận để định vượng suy của các can chi trong cả 10 năm của đại vận này? Nếu đúng như vậy thì đây là một sai lầm trầm trọng của người luận.

    Đáng nhẽ theo “Luận mệnh theo cách cục“ thì người luận phải thừa biết rằng vào đại vận Nhâm là vận dụng thần nên tới năm Bính Tuất thì Nhâm vượng chế ngự được 2 Bính tử tuyệt tại Tuất để bảo vệ cho Canh. Do vậy mà năm Bính Tuất dụng thần Nhâm lên ngôi còn được Canh không bị thương tổn sinh cho thì phải đại phát Tài (vì Nhâm là Tài tức tiền của Tứ Trụ này). Hay nói cách khác cách cục “Tài – Thương quan sinh“ vào năm Bính Tuất không bị phá mà còn được sinh nên đại phát Tài…. (Dậu ở tiểu vận và Tuất lưu niên hại nhau không ảnh hưởng gì tới Canh lộ sinh cho Nhâm).

    Không biết cách suy luận của tôi vô lý ở chỗ nào xin mọi người chỉ điểm giúp.
     
  4. duykhang

    duykhang New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng sáu 2011
    Bài viết:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Trụ (vận) Nhâm Dần,nếu xét riêng về trụ vận này ta thấy : nhâm hư phù, nhâm (thủy) tiết dần (mộc) đồng nghĩa là vận Nhâm Dần chỉ thấy mộc mà không thấy thủy (khi nhìn vào tại hạ thấy ngay là vậy).
    Can vận mà có năng lực khắc can lưu niên à ? Lưu niên thái tuế (thiên can địa chi) vận hành theo chu kỳ 12 năm,độc lập khách quan, chẳng lệ thuộc vào mệnh vận của bất cứ ai đó trong thế gian này; thuận (tương sinh) với nó thì cát, nghịch (xung khắc hình hại...) thì hung. Thế thì thử hỏi Nhâm vận khắc Bính lưu niên là cát hay hung ? mà có cái gì "khắc" được qui luật tự nhiên mà không bị trả giá !
    -Dậu (lộc) là thọ tinh bị Tuất thái tuế tương hại.
     
  5. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Chào duykhang!

    Cám ơn bạn đã trả lời cho các thắc mắc của tôi. Qua cách lý luận của bạn tôi mới biết thêm về trường phái "Luận theo cách cục" này.

    "Can vận mà có năng lực khắc can lưu niên à ?" có nghĩa là theo trường phái này thì can đại vận (và chắc cả các can trong Tứ Trụ) không có khả năng khắc can lưu niên.

    "Thế thì thử hỏi Nhâm vận khắc Bính lưu niên là cát hay hung ?", đã là khắc thì tất nhiên là xấu nhưng nếu nó khắc kỵ thần để bảo vệ hỷ dụng thần thì ngoài điểm xấu nó còn có điểm tốt, cái mà mọi sách từ cổ đến kim đều phải thừa nhận như vậy. Nhưng điều cốt tủy là phải biết trong trường hợp nào nó khắc được và không khắc được kỵ thần mà thôi. Điều này chính là điều mà tôi muốn biết là theo trường phái này, tại lưu niên Bính Tuất thì độ vượng suy của Nhâm đại vận vẫn được xác định theo chi Dần đại vận hay là tại Tuất lưu niên ?

    "Dậu (lộc) là thọ tinh bị Tuất thái tuế tương hại" ở đây bạn định ám chỉ Dậu tiểu vận hay Dậu ở trụ ngày ?

    Hy vọng bạn trả lời giúp 2 thắc mắc này của tôi.

    Xin cám ơn trước.
     
    Last edited by a moderator: 16 Tháng mười hai 2011
  6. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Duykhang đã viết:

    "....Lưu niên thái tuế (thiên can địa chi) vận hành theo chu kỳ 12 năm, độc lập khách quan, chẳng lệ thuộc vào mệnh vận của bất cứ ai đó trong thế gian này; thuận (tương sinh) với nó thì cát, nghịch (xung khắc hình hại...) thì hung".

    Vậy thì thử hỏi "Lưu niên thái tuế" ở đây là cái gì mà Khủng đến như vậy? Nếu cho Thái Tuế là Đức Chúa Trời đi chăng nữa thì đến nay tòa Thánh Vatican cũng đã phải thừa nhận ông ta đã bị Galileo cho đo ván trên sàn rồi. Còn nếu Thái Tuế là Vua thì chắc Duykhang mới đọc câu đầu:

    "Con Vua thì lại làm Vua".

    Còn câu sau :

    "Bao giờ dân nổi can qua
    Con Vua thất thế lại ra quét chùa".


    Thì Duykhang chắc là chưa đọc, cho nên Duykhang mới hiểu sai như vậy.

    Mọi khái niệm trong Tử Bình đều gắn liền với thực tế, cho nên đừng có những ý nghĩ viển vông như vậy.
     
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười hai 2011
  7. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Re: Ðề: Luận mệnh theo "trường phái cách cục"

    Trong chủ đề "Luận dụng thần - Hoàng Đại Lục" trong mục "Tử Bình" bên trang web "Tuvilyso.org", Durobi đã trích dẫn:

    1 - "Cách cục là tác dụng của trời đất ảnh hưởng đến sự phú quí bần tiện của con người ;
    2 - Vượng suy trung hòa là sự lưu chuyển của ngũ hành ảnh hưởng đến sự cát hung họa phúc của con người ;
    3 - Sinh khắc chế hóa hình xung hợp hại phá là phương thức tác dụng của bát tự ;
    4 – Thập thần ngũ hành là kẻ phát ngôn cho các sự kiện trong đời người.
    (Vương Khánh)".


    Tôi không biết Durobi đã lấy câu này từ đâu nhưng phải thừa nhận rằng Vương Khánh phải là một Đại cao thủ Tử Bình thực thụ mới có thể tóm gọn toàn bộ môn Tử Bình vào 4 câu bất hủ như vậy.

    Thiết nghĩ đây chính là "Kim Chỉ Nam" cho bất cứ ai muốn nghiên cứu Tử Bình.

    Theo tôi hiểu thì :

    1 - Lệnh tháng định cách cục và từ cách cục này chỉ cho ta biết Tứ Trụ đó là Phú Quý hay Bần Tiện (Phú Quý nghĩa là được làm quan to hay nhỏ và thường đi đôi với có tiền, còn Bần Tiện tức không được làm Quan mà chỉ là người dân bình thường và thường nghèo khó). Nói theo trường phái Tử Bình hiện đại của cụ Thiệu là Tứ Trụ có tổ hợp tốt. Điều này khẳng định Cách cục và dụng thần không liên quan gì tới nhau.

    2 - Dụng thần phải là cái làm cân bằng Tứ Trụ (trừ các trường hợp ngoại lệ). Từ dụng thần có thể dự đoán được mọi họa hay phúc của đời người qua các vận và lưu niên. Cho nên Dụng thần không liên quan gì tới Cách cục. Nếu cách cục tốt mà vào tuế vận xấu vẫn gặp các tai họa nặng như phá sản, mất quan vào tù,…. tử vong.

    Còn câu 3 và 4 là các công cụ hay các thông tin để nói nên bản chất tương tác của các can chi giữa Tứ Trụ với tuế vận (chý ý: ở đây chưa hề đả động gì tới sự tác động của ngũ hành trong môi trường sống tới ngũ hành trong mệnh của người có Tứ Trụ đó).

    Trong khi Hoàng Đại Lục viết:

    "Chính bởi vì dụng thần chỉ là vật mà nguyệt lệnh dùng để định cách, không phải ở bất cứ vị trí nào khác dùng để cân bằng ngũ hành bát tự, cho nên cổ nhân mới gồm dụng thần và cách cục vô làm một, và đem cách cục vật khả dụng của nguyệt lệnh gọi là nội cách, mà cách cục vật không khả dụng của nguyệt lệnh gọi là ngoại cách (xin tham khảo cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa của tác giả). Chúng ta biết rằng mệnh lý hiện hành chọn dụng thần không chú trọng đến nguyệt lệnh, cho nên cách cục không phân làm nội cách và ngoại cách, hoặc nói không rõ nguyên do sự phân chia nội cách ngoại cách".

    Chứng tỏ Hoàng Đại Lục đã khẳng định “Dụng thần chính là Cách Cục“ của Tứ Trụ, tức Cách Cục đó mang hành gì thì hành đó chính là Dụng thần của Tứ Trụ đó.

    Một cái sai lầm trầm trọng giống như hơn trăm năm qua người ta vẫn còn tung hô “Những người càng có nhiều đời nghèo khổ thì mới càng có khả năng lãnh đạo những người khác làm kinh tế“ ấy mà.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng một 2012
  8. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Hoàng Ðại Lục đã viết:

    “1 - Như mệnh Lưu Trừng Như:

    Quan….. thực….. nhận…...tấn

    Nhâm…… kỷ…… đinh…….giáp

    Tuất………dậu…….Sửu…….thìn

    Niên can thấu quan, nguyệt can thấu thực, quan tinh chịu khắc mà phá quan cách. Nhưng còn có thể khí quan tựu thực, nói cách khác quan cách không thành, có sao đâu trở lại lấy tài cách. Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập. Cho nên mệnh chủ sĩ lộ không thông tài lộ thông, kinh doanh tơ lụa có phương pháp, trung niên thành nhà giàu nhất Chiết Giang.“.

    Sau đây là bài luận của tôi:

    Sơ đồ xác định các điểm vượng trong vùng tâm:

    [​IMG]

    Theo phương pháp của tôi, chưa cần biết Cách cục của Tứ Trụ này là gì nhưng có thể xác định chính xác dụng thần của Tứ Trụ này là Mộc, do vậy đến tuổi trung niên vào các vận Giáp Dần và Ất Mão là các vận dụng thần, chúng là 2 đại vận huy hoàng nhất cuộc đời của người này. Do vậy người này đã đại phát tài.

    Vì sao Hoàng Đại Lục lại chọn ví dụ này để chứng minh cho ý tưởng "Dụng thần chính là Cách Cục" của ông ta ? Điều này có thể khẳng định rằng ông ta đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng cho nên ông ta muốn chứng minh Tứ Trụ có Thân vượng mà có “Tài cách có thực, thêm có ấn tinh, là có thể thành lập“ vẫn phát tài ở vận Kiêu Ấn thì quá đủ để chứng minh cho "Dụng Thần chính là Cách Cục" của ông ta là đúng.

    Để kiểm tra thêm điều khẳng định này chúng ta nghiên cứu tiếp ví dụ số 2 của ông ta xem sao.

    2/ Trích TBCTBN-HĐL, toahuongqui dịch:

    "Mậu tuất-giáp dần-ất sửu-bính tí

    Ất mão/bính thìn/đinh tị/mậu NGỌ
    ..........
    Tại sao mệnh chủ phải đến tài đại vận mậu ngọ mới xảy ra xoay chuyển? Nguyên nhân chỉ có một, đó chính là trên mệnh cục có tuất không có ngọ là không thể đủ hợp hóa thành hỏa, chỉ có tới vận mậu ngọ, có chữ ngọ, mới có thể đủ hợp hóa thành hỏa, khiến nguyên mệnh cục nguyệt kiếp cách biến thành thực thương cách, như vậy mới có thể làm cho mệnh chủ phất lên như sấm".

    Sau đây là bài luận của tôi:

    [​IMG]

    Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Tân tàng trong Tuất ở trụ năm.
    Vào đại vận Mậu Ngọ có Dần trụ tháng cùng Tuất trụ năm hợp với Ngọ đại vận tạo thành tam hợp cục hóa Hỏa thành công. Trong Tứ Trụ có 2 chi là Dần và Tuất hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của chúng nên điểm vượng trong vùng tâm phải được tính lại (điều này Hoàng Đại Lục đã đề cập đến : “… mà sách mệnh lý hiện đại lại nói chính là vì tuế vận can dự vào phá vỡ thăng bằng nguyên mệnh cục, yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng“). Ta thấy Hỏa có 5,4đv được thêm 5,4đv của Dần ở trụ tháng và 2,16đv của Tuất ở trụ năm thành 12,96đv. Thổ có 10,89đv bị mất 2,16đv của Tuất ở trụ năm còn 8,82đv. Mộc có 24,4đv bị mất 5,4đv của Dần ở trụ tháng còn 19đv. Thân vẫn vượng nhưng Thực Thương (Hỏa) nhiều nên dụng thần đầu tiên lúc này phải là Tài tinh/ Mậu ở trụ năm (trong trường hợp này các điểm vượng ở tuế vận được tính thêm vào vùng tâm không làm cho điểm hạn của ngũ hành thay đổi). Mậu chính là dụng thần “thăng bằng“ mà Trích Thiên Tủy đã đề cập tới : “... yêu cầu lại lần nữa vấn đề chọn chữ thăng bằng“.

    Sau khi tính lại Thân vẫn vượng mà Tài tinh là dụng thần thì dĩ nhiên vào vận Tài lại còn có cục Thực Thương hóa Thân sinh Tài thì “…làm cho mệnh chủ phất lên như sấm" là dĩ nhiên có gì là lạ. Vậy thì ông ta chọn ví dụ này làm mẫu để chứng minh điều gì?

    Giống như ví dụ trước, chúng ta có thể khẳng định ông ta đã xác định khi Dần lệnh tháng hóa Hỏa thì Thân sẽ mất căn gốc nên trở thành nhược (chắc là cái không nên học thì ông ta lại học là câu: “…Đắc 2 can tương trợ không bằng một chi trường sanh lộc vượng; như Giáp Ất phùng chi Hợi, Dần, Mão. Can như bằng hữu, chi lại sinh phù, nhiều can không bằng thông căn nơi địa chi. Người xưa không được biết lý này vậy…“ - Trích Chương 17 – Suy Vượng của Trích Thiên Tủy. Còn cái cần học là Dụng Thần thăng bằng thì ông ta lại không học). Cho nên qua 2 ví dụ này ông ta chắc mẩm đã chứng minh được cho câu : “Trầm thị nói chính là nguyệt lệnh thấu can và địa chi hội hợp dẫn tới vấn đề nguyệt lệnh biến hóa“ thì phát tài không liên quan gì tới Thân vượng hay nhược, miễn là “Cách cục được thành lập“.

    Qua 2 ví dụ này đủ cho chúng ta biết Trình Độ để xác định Thân vượng hay nhược của ông ta thuộc loại “Vịt Bầu“ hay “Vịt Bắc Kinh“ gì đấy.

    Vậy mà Hoàng Đại Lục còn viết:

    “Mà sự vượng suy cường nhược của ngũ hành trong bát tự lại tùy theo sự giới nhập của tuế vận mà biến hóa không ngừng, muốn cân đo đong đếm nó khác nào đi cân đo đong đếm con khỉ có bảy mươi hai phép thần thông biến hóa !
    ....…………………
    Thế đấy, có phải muốn phán đoán chính xác trình độ vượng suy cường nhược của ngũ hành bát tự còn khó hơn Phật Bà phán đoán Tề Thiên thật và Tề Thiên giả không nhỉ ?“.


    Quả thực tôi không thể hiểu được ông ta là người hay là Ngợm mà lại phát biểu như vậy. Theo tôi thì chỉ có loài động vật 4 chân mới không thể biết được khả năng trí tuệ của con người vĩ đại như thế nào mà thôi. Chính “Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi đã chứng minh điều mà ông ta nói là sai.

    Nếu những điều suy luận của tôi ở trên là sai thì xin bạn đọc hãy trích dẫn một ví dụ nào đó trong sách của ông ta để chứng minh rằng phát tài do “Cách cục được thành lập“ tức “Dụng thần chính là Cách Cục“ mà không liên quan gì tới Thân vượng hay nhược.

    Nói một cách đơn giản là trích ra một ví dụ từ trong sách của ông ta mà Thân vượng vẫn phát tài ở vận Kiêu Ấn hoặc Thân nhược vẫn phát tài ở vận Tài, Thực Thương (trừ ngoại cách).
     
    Last edited by a moderator: 18 Tháng một 2012
  9. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Durobi bên trang web “Mệnh Lý Mệnh Học” đã dịch bài : “Trăm năm mệnh lý què quặt“ của tác giả Vương Khánh có đoạn sau:

    “…Làm thế nào để đoán định thành bại của cách cục, chủ yếu phải xem lập hướng điểm có thông qua được 3 cửa quan là hộ vệ, thật giả, thanh thuần hay không. Chỉ có 3 cửa quan đều thông qua thì mới tính cách cục được thành lập, không quí thì phú. 3 cửa chỉ cần 1 cửa không thông qua thì luận là không thành cách cục, án tình huống cụ thể phân làm 3 loại bán thành phẩm, thứ phẩm và phế phẩm, lấy tiêu chí này đoán định ngoài đại quí đại phú ra (đã thành cách cục) thì còn có các tầng thứ khác, hoặc tiểu phú quí, hoặc có thành tựu, hoặc bình phàm, hoặc là đồ bỏ đi, rõ ràng đâu ra đấy.

    Cái gọi là 3 cửa quan : Hộ vệ, thật giả, thanh thuần, được biểu thuật như sau.

    Hộ vệ : Tức là thập thần lập hướng (thập thần lập cách cục) xung quanh có hình thành một cơ chế bảo vệ hoặc ức chế hoàn thiện hay không. Lấy nguyên tắc hộ vệ hung thần thì nghịch dụng, cát thần thì thuận dụng để phán đoán thành bại.

    4 hung thần : Sát, Thương, Kiêu, Kiếp cần chế cần hóa, như Thương Quan cần gặp Tài hoặc Ấn, Thất Sát cần gặp Thực hoặc Ấn hoặc Thương Nhận hợp Sát.

    4 cát thần : Tài, Quan, Ấn, Thực cần được sinh và hộ vệ, như Quan tinh cần gặp Tài hoặc Ấn, Ấn tinh cần gặp Quan hoặc Tỷ.

    Cát hung thần chỉ khi đã cụ bị cơ chế hộ vệ và ức chế này mới có thể kiện khang và thành tựu, và mới có thể là vật hữu dụng cho ta.

    Lúc luận cách cục, hộ vệ là tối quan kiện, chúng ta chớ cho rằng thân vượng gặp Tài, Sát thì có thể thăng quan phát tài. Bạn đầu tiên phải tính : Tài này tự thân nó có an toàn, kiện khang hay không ? Sát này có thể thuần phục làm vật hữu dụng cho ta không ? Đơn lẻ chỉ mỗi thập thần thì nó chỉ là "nguyên liệu" mà thôi, chỉ khi qua sự tổ hợp hợp lý mới thành hình, tức biến thành "thành phẩm", tức Tài là tài phú, Quan là địa vị.

    Ví dụ 1:
    Càn tạo: Giáp Dần-Đinh Mão-Ất Sửu-Ất Dậu
    Đại vận: Tân Mùi
    Lưu niên: Kỷ Sửu

    Thân vượng Kiếp vượng, vượng suy pháp nhất định sẽ cho rằng địa chi Sát có Tài sinh có thể dùng được, nhưng trên thực tế vấn đề xảy ra ngay chỗ Sát này. Thất Sát là hung thần, không có chế hóa mà lại có nguồn; mà xung quanh nhật chủ không có Ấn tinh hộ vệ, Thực Thần thì yếu nên khó dùng, không hề có chút lực để kháng kích Thất Sát, điềm đại hung. Đại vận Tân Mùi Sát thấu, ứng kỳ đến, lưu niên Kỷ Sửu bị ung thư không chữa khỏi mà chết“.


    Ví dụ trên Vương Khánh luận theo Cách Cục pháp cho ta thấy cái cốt tủy mà Vương Khánh sử dụng là coi Sát, Thương, Kiêu, Kiếp luôn luôn là các hung thần nên cần được chế ngự, nếu không được chế ngự sẽ là “điềm đại hung“. Ở ví dụ trên vì Sát không được chế ngự, cho nên Vương Khánh cho rằng vào đại vận Sát (Tân) đương số bị ung thư chết thì đó chính là bằng chứng để chứng minh cho lý thuyết mà Vương Khánh đã đưa ra là đúng.

    Vậy thì ta thử xem có đúng là Sát ở ví dụ trên đã gây ra tai họa này hay không ?

    Sau đây là sơ đồ tính điểm hạn năm Kỷ Sửu:


    [​IMG]

    Qua sơ đồ này cho ta thấy Thân quá cường vượng mà Kiêu Ấn và Thực Thương đều ít nên dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát là Tân tàng trong Dậu ở trụ giờ. Mộc là kỵ vượng và điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi.
    1 – Trong Tứ Trụ có Dậu trụ giờ hợp với Sửu trụ ngày không hóa (vì lực xung của Mão trụ tháng (có 9đv) với Dậu cách 1 ngôi nên bị giảm 1/3; và bị giảm thêm ¾ khi khắc Sửu trụ ngày còn 9.2/3.1/4 = 1,5đv là nhỏ hơn lực hợp của Sửu trụ ngày với Dậu có 4,8đv).
    2 – Vào đại vận Tân Mùi có Mùi đại vận hợp với Mão trụ tháng hóa Mộc và bán hợp Tị với Dậu trong Tứ Trụ hóa Kim (Kim cục này không thể khắc được Mộc cục ở phía trên để gây ra Đại Chiến).
    Tới năm Tân Sửu Kim cục trong Tứ Trụ hợp thêm với Sửu thái tuế và Dậu tiểu vận hợp với Sửu thái tuế đều hóa Kim. Chính Kim cục này khắc Mộc cục đã gây ra Đại Chiến nên Gi áp trụ năm hợp với Kỷ lưu niên mới hóa được Thổ (vì có Sửu thái tuế động dẫn hóa). Vì Mộc cục bị khắc quá nặng nên nó không còn khả năng khắc Thổ cục, vì vậy Thổ cục có thể vẫn có điểm hạn như bình thường nhưng không sinh được cho Kim cục (?)).

    Giáp trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục (hoặc Kim cục trong Tứ Trụ hợp với Tuế Vận hóa Kim cục) nên điểm vượng trong vùng tâm phải được tính lại. Ta thấy Thân vẫn vượng và dụng thần vẫn không thay đổi. Sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận Mộc vẫn là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng không được tăng gấp đôi.

    Kim cục và Mộc cục gây ra Đại Chiến có (0,4.5 + 0,2)đh = 2,2đh, nên Kim cục có 2,13đh, Mộc cục có 0,5đh còn Thổ cục có -0,5đh. Mùi đại vận có 0,5đh kỵ vượng.
    3 - Dụng thần Tân mặc dù Tử Tuyệt ở lệnh tháng nhưng không có 0,5đh hay 1đh do Dậu hợp với tuế vận hóa cục (bởi vì hóa cục này chính là hành của dụng thần). Tân nhược ở lưu niên nên có 0đh.
    4 - Nhật can Ất nhược ở lưu niên nên có 0đh.
    5 – Đinh trụ tháng thất lệnh và chỉ vượng ở đại vận nên có -0,25đh và khắc Tân đại vận có 0,5đh.
    Tân đại vận nhược ở tuế vận nên khắc 2 Ất trong Tứ Trụ không có điểm hạn nhưng các lực khắc này đủ làm cho 2 Ất trở thành động, vì vậy mỗi Ất có 0,5đh kỵ vượng. 2 Ất được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên mỗi Ất có -0,5đh can động.

    Tổng số có 5,08đh. Số điểm này có thể chấp nhận được (vì 5đh đã có thể gây ra tử vong). Nếu Mộc cục và Thổ cục cũng gây ra Đại Chiến hay Thổ cục sinh được cho Kim cục, hoặc Thổ cục không thể tạo thành do Mộc cục có trước ngăn cản thì tổng điểm hạn còn cao hơn nhiều.

    Vậy thì :

    1 - Tân là Sát ở đại vận nhược ở tuế vận còn bị Đinh trụ tháng là Thực thần chế ngự mà có thể gây ra tai họa này sao ?
    2 - Hay ngược lại cho rằng Tân là dụng thần của Tứ Trụ nên vào đại vận Tân bị Đinh khắc chế nên dụng thần bị tổn thương mà gây ra tai họa chăng ?


    Cả hai điều lý luận này đều sai, bởi vì hầu như tất cả các tai họa điều do nhiều yếu tố kết hợp gây ra, trong ví dụ này thì yếu tố Đại Chiến là quan trọng nhất (4,83đh), sau đó đến yếu tố điểm kỵ vượng (1,5đh). Nhưng đáng tiếc rằng hầu như tất cả các sách từ Cổ tới Kim đều không hề nhắc đến các khái niệm này (riêng khái niện Đại Chiến tôi đã “Chôm” được từ câu 12 trang 295 trong cuốn “Dự Đoán theo Tứ Trụ” in năm 2002 của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa (tất nhiên tôi đã mở rộng khái niệm này) : “12 - Mệnh cục, đại vận, lưu niên có 6 địa chi hợp thành hai cục khắc nhau hoặc tam hợp cục tương khắc nhau thì chủ về đại họa đến nơi, cái chết khó tránh”).

    Nếu như không có Mộc cục (tức chi đại vận không phải là Mùi hay trong Tứ Trụ không có Mão) thì làm gì có Đại Chiến và dĩ nhiên làm gì có Tai Họa này (khi Kim cục và Thổ cục có điểm hạn âm). Vậy mà Vương Khánh đã khẳng định chỉ cần thấy Sát không bị chế ngự như ví dụ trên là đã đi đến kết luận tai họa do Sát gây ra. Nhưng thực chất ở đâyTân đại vận chính là Sát đã bị Thực thần là Đinh chế ngự, vậy mà Vương Khánh lại không nhìn ra hay sao ?

    (còn tiếp)
     
  10. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ví dụ thứ 3 của Vương Khánh:

    “Càn tạo: Ất Hợi - Kỷ Sửu – ngày Giáp Thìn - Ất Hợi

    Đại vận: Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Ất Dậu/ Giáp Thân/ Quý Mùi/ Nhâm Ngọ

    Bát tự này nhìn giống như thân Tài lưỡng đình, dùng vượng suy pháp xem thì mệnh này tốt. Dùng cách cục pháp xem, dùng Chính Tài cách luận thành bại, cát thần Chính Tài cần có Quan Sát hoặc Thực Thương hộ vệ, hiện thời thì không thấy dụng thần Quan Sát, Thực Thần nào cả, đã thế còn có 2 Kiếp Tài tọa vượng đến khắc, chẳng những không thành cách mà còn bị phá tổn nghiêm trọng. Phú quí thôi đừng mơ nữa, cát thần nắm lệnh bị phá, cách bị phá bởi hung thần Kiếp Tài không có chế hóa, tất là người có tai nạn lớn. Mệnh chủ là người cực kỳ nghèo, sau do sự cố trong lúc mưu sinh mà mất đôi cánh tay, phải đi làm ăn mày.

    Kiếp Tài là đệ nhị ác thần trong 4 hung thần, cực hung hãn, là cường đạo chuyên môn đoạt Tài, không có Tài thì đoạt mệnh“.


    Theo tôi ví dụ này đủ để chứng minh Cách Cục Pháp chỉ có khả năng cho biết Cách Cục của Tứ Trụ là cao hay thấp (quý hay tiện) còn mức độ cao tới mức nào hay thấp tới mức nào thì phải nhờ tới Vượng Suy Pháp.

    Tứ Trụ này đúng là thuộc Chính Tài Cách, mà Chính Tài Cách chủ về tiền tài. Do vậy nếu Thân vượng thì thường Chính Tài Cách đòi hỏi phải có Quan sát bảo hộ Tài hay Thực Thương để hóa Thân tái sinh Tài, còn Thân nhược thì 2 yêu cầu này không quan trọng lắm (miễn là có chút ít Thực Thương để thông quan là được).

    Vương Khánh đã xác định Tứ Trụ này là “Thân Tài lưỡng đình“ tức là Thân vượng mà Tài cũng vượng nên muốn phát tài nó đòi hỏi phải có 1 trong 2 yêu cầu mà Vương Khánh đã nói ở trên nhưng đáng tiếc trong Tứ Trụ này không có. Chính vì vậy mà Cách Cục của Tứ Trụ này là thấp nhưng nếu chỉ có như vậy thì chả nhẽ hành vận Quan Sát hay Thực Thương không thể bù vào sự thiếu vắng này sao ? Bởi vì vào các vận Thực Thương (Đinh Hợi và Bính Tuất) chúng có thể xì hợi Thân vượng tái sinh Tài, thì dĩ nhiên người này phải phát Tài nhưng trong thực tế người này vẫn nghèo đói. Tại sao lại như vậy ? Đây chính là điều quan trọng nhất mà Cách Cục Pháp không thể giải thích được mà phải nhờ tới Vượng Suy Pháp (xét sự vượng suy của các hành với nhau, trong đó xét hành của Thân với các hành khác là quan trọng nhất). Phải chăng Vương Khánh không nhìn ra sự đặc biệt của Tứ Trụ này nên đã chọn nó làm ví dụ mẫu ?
    (Điều nghi ngờ này có thể đúng bởi vì qua ví dụ 7 và 8, Thân của 2 ví dụ này đều nhược vậy mà Vương Khánh lại xác định là vượng. Chính xác định sai nên Vương Khánh đã chọn chúng làm các ví dụ mẫu để chứng minh cho ý tưởng Thân vượng tài vượng mà vẫn nghèo đói…).

    Vậy thì sự đặc biệt của Tứ Trụ này là gì mà Thân vượng vào các vận Thực Thương (Đinh Hợi và Bính Tuất) người này vẫn nghèo đói ?
     
    Last edited by a moderator: 31 Tháng một 2012
  11. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Khi tính điểm vượng trong vùng tâm ví dụ thứ 3 của Vương Khánh, tôi đã tính nhầm (do cẩu thả) nên đã cho ra kết quả là mặc dù Thân vượng nhưng thế lực của Thân và Tài là ngang nhau (tức gần như Thân trung bình) cho nên đã đi đến kết luận là vào các vận Thực Thương, Thực Thương sẽ xì hợi Thân để hóa sinh Tài, chính vì vậy mà Thân sẽ giảm vượng còn Tài sẽ vượng thêm mà dẫn tới Thân nhược không thắng nổi Tài .... dẫn đến là vẫn nghèo đói....

    Do vậy ví dụ thứ 3 này tôi tạm thời bó tay, hy vọng sẽ nghiên cứu tiếp.

    Sau đây tôi phản biện tiếp ví dụ thứ 4 của Vương Khánh:

    “Càn tạo: Đinh Dậu-Quí Mão-Nhâm Ngọ-Canh Tuất

    Đại vận: Mậu Tuất
    Lưu niên: Mậu Tý

    Mệnh này Thất Sát có nguồn ám tàng, trong kết cấu thì Thất sát không bị chế, Sát cơ trùng trùng, đại vận thấu Sát sẽ là ứng kỳ. Vận Mậu Tuất, năm Bính Tuất bị ung thư ruột, năm Mậu Tý không chữa khỏi mà chết.

    Thất Sát không bị chế, không hợp trói, chỉ cần có lực và có nguồn thì tất sẽ công thân. Thiên can chỉ hung tai hoành họa có tính bất thình lình, địa chi chủ ác tật tuyệt chứng, điều này ít khi không ứng nghiệm.

    Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”.

    Thử xem tai họa này có phải do Thất Sát gây nên hay không khi mà rõ ràng trong Tứ Trụ này Sát là Mậu tàng trong Tuất của trụ giờ, mà Tuất đã hợp với Ngọ trụ ngày hóa Hỏa thành công, vậy mà Vương Khánh cho rằng Mậu Sát không bị hợp trói ?

    Sau đây là bài luận của tôi:

    Sơ đồ tính điểm hạn năm Bính Tuất (bị ung thư ruột):


    [​IMG]

    2006 là năm Bính Tuất thuộc đại vận Mậu Tuất, tiểu vận Tân Dậu và Canh Thân. Ta xét điểm hạn ở tiểu vận Tân Dậu (vì ở tiểu vận Canh Thân có tổng điểm hạn quá thấp).
    1 - Tứ Trụ này có Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Quý ở trụ tháng.
    2 – Trong Tứ Trụ có Ngọ trụ ngày hợp với Tuất trụ giờ hóa Hỏa.
    Vào đại vận Mậu Tuất và lưu niên Bính Tuất có Hỏa cục trong Tứ Trụ hợp với 2 Tuất ở tuế vận hóa Hỏa. Tuất đại vận hóa Hỏa đã dẫn hóa cho Mậu đại vận hợp với Quý trụ tháng hóa Hỏa.
    Bính lưu niên hợp với Tân tiểu vận không hóa.
    Với sơ đồ này cùng lúc có tới 3 giả thiết (đã trở thành quy tắc chính thức) phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (1 – Hóa cục trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục. 2 – Can trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục. 3 – Chi của đại vận và lưu niên cùng hóa cục có cùng hành và có tổ hợp của thiên can liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận).
    Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm, Thủy chỉ còn 3đv, Hỏa có 18,24đv. Thân càng nhược và dụng thần không thay đổi. Hỏa trở thành kỵ vượng.
    Sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, Hỏa có tới 37,24đv còn Kim có 12,95đv. Do vậy Hỏa vẫn là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi (vì kỵ Hỏa có 20đv nhiều hơn hỷ Kim). Bán hợp Hỏa có 0,5đh (2 chi trong Tứ Trụ không có điểm hạn vì đã hóa Hỏa từ khi mới sinh). Ngũ hợp Hỏa có 0,5đh. Mậu, Quý và 2 Tuất ở tuế vận, mỗi can chi có 2.0,5đh kỵ vượng.
    Trụ tháng Quý Mão không thể thiên khắc địa xung với trụ năm Đinh Dậu vì Quý là can chủ khắc đã hóa cục.
    4 - Dụng thần Quý bị tuế vận hợp có 1đh và nhược ở lưu niên có 0đh.
    5 - Nhật can Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.
    6 - Dậu tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh và có 1 hung thần là Không Vong có 0đh (vì can của Không Vong bị hợp).

    Tổng số là 4,74đh. Số điểm này chính xác đến kỳ diệu. Điều này đã khẳng định thêm một lần nữa điểm hạn của các giả thiết được sử dụng ở đây là chính xác.

    Qua sơ đồ này cho ta thấy tất cả các can chi Thổ đã hóa Hỏa, vậy thì còn đâu là Thất Sát khắc Thân để có thể gây ra tai họa này ?

    Thực chất của tai họa này chính là Thân quá nhược không thắng được Tài (Hỏa) cho nên vì Tài mà gặp tai họa.


    Thủy suy cùng kiệt vì mất tới 2/3 đv trong khi Hỏa cực cường vượng mà Thủy đại diện cho bệnh ung thư, còn Bính, Ngọ đại diện cho ruột non, tim, máu... Mậu, Thìn và Tuất đại diện cho dạ dầy, ruột... Cho nên người này bị ung thư ruột là hợp lý.

    Nếu theo Vương Khánh và các sách Kinh Điển như “Tử Bình Chân Thuyên bình chú”, “Trích Thiên Tủy”, .... là cứ cho Mậu đại vận đã hóa Hỏa rồi vẫn khắc được Quý và Nhâm thì lực khắc này có giá trị gì khi mà Mậu tử tuyệt ở cả tuế vận còn Nhâm vượng ở cả tuế vận ? Lực khắc này chả khác gì lực của một người đang hấp hối đòi đánh lại các võ sĩ đang thi đấu trên võ đài.

    Qua đây cho biết Vương Khánh và đa số các cao thủ Tử Bình từ cổ tới kim không hề quan tâm tới vượng suy của các can chi khi luận chúng xung khắc với nhau cũng như chúng đã bị hợp hay không.

    Qua bài phản biện này liệu có đủ sức để chứng minh câu nói sau đây của Vương Khánh là sai hay không ?

    "Vượng suy pháp
    không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng hai 2012

Chia sẻ trang này