Di truyền và tội ác

Thảo luận trong 'Tâm sinh lý' bắt đầu bởi cabachlong, 25 Tháng chín 2006.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tội ác có khả năng di truyền?
    [​IMG]

    Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.
    Nhiều ý kiến cho rằng tội ác có khả năng di truyền vì xã hội từng có những gia tộc mà ông bà, bố mẹ, con cháu đều rất hung ác. Đã có nhiều nghiên cứu và tranh luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa đạt đến thống nhất.

    Năm 1996, trùm mafia khét tiếng hung ác Brusca 39 tuổi đã bị bắt. Brusca là kẻ giết người không ghê tay, mà hành động tàn bạo điển hình của y là tra tấn, bóp cổ đứa con trai 11 tuổi của đồng bọn đến chết và sau đó dìm vào chậu axít...

    Brusca đã đặt bom giết chết thẩm phán Giovani Falcone, vợ ông cùng 3 vệ sĩ ở gần Palermo năm 1992. Cũng chính y đã ra lệnh cho nổ bom ở Florence, Milan và Roma, gây ra cái chết của nhiều người khác. Để bắt Brusca, cảnh sát Italy đã phải huy động tới 200 nhân viên đặc biệt, tất cả đều trùm mũ đen bịt mặt để đề phòng bị trả thù.

    Cụ và ông của Brusca đều là nông dân nhưng là những người có mối quan hệ với mafia. Bố y là Bernado, một “bố già” mafia thực thụ, từng bị kết án tù chung thân vì một loạt các tội giết người. Em y là Vinacenzo cũng là đối tượng truy nã của cảnh sát (cũng bị bắt cùng với Brusca).

    Ở Việt Nam có tướng cướp Trần Ngọc Lâm, từng tổ chức và thực hiện hàng chục vụ lừa đảo, cướp của, giết người trên các địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Thái Bình... Anh trai Lâm làm bảo vệ ở một cơ quan, từng dùng súng AK bắn chết 2 người.

    Còn tội phạm Nguyễn Như Ngọc có bố mẹ đều là phạm nhân. Ngay sau khi sinh được ít ngày, Ngọc đã phải xa lìa mẹ và được một quảng giáo nhận làm con nuôi. Mặc dù được bú dòng sữa tốt, sống trong môi trường tốt, được mẹ nuôi rất yêu quý chiều chuộng nhưng đến 10 tuổi, Ngọc vẫn bỏ học, sau đó bỏ nhà đi lang thang. Ở tuổi 17-18, Ngọc trở thành côn đồ nguy hiểm. Ở nơi tạm giam khi 18 tuổi, Ngọc đã trở thành đầu gấu hung hãn, đánh đập dã man các phạm nhân khác.

    Nghi vấn di truyền

    Nhận thấy có những gia đình qua nhiều thế hệ đều phạm những tội lỗi giống nhau như trộm cướp, giết người, đĩ điếm..., nhiều ý kiến cho rằng hành vi phạm pháp có thể mang tính di truyền. Ngay từ cuối thế kỷ 19, bác sĩ Lambrojo (người Italy) - một nhà nhân chủng học và hình sự học nổi tiếng, đã cho rằng có một số người mang sẵn trong mình một loại hành vi bẩm sinh mà bản chất của nó là tội lỗi. Ông khẳng định, con người bình thường không thể trở thành tội phạm, mà kẻ thủ ác là do bố mẹ sinh ra.

    Những năm 60 của thế kỷ 20 có một vài nghiên cứu các cặp sinh đôi cùng trứng nhưng được nuôi dưỡng giáo dục ở 2 nơi khác nhau. Kết quả cho thấy: Khi một người phạm tội ác, người kia dễ có hành vi phạm tội hơn.

    Một nghiên cứu khác về số trẻ em được nhận làm con nuôi cũng cho kết quả là trẻ có cha mẹ đẻ phạm tội dễ trở thành những kẻ tội phạm hơn so với trẻ có cha mẹ đẻ lương thiện.

    Ông Robert Cloninjer, nhà tâm lý học thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã nghiên cứu 1.500 trẻ em và nhận thấy: Ở những trẻ sống trong môi trường tương đối tốt nhưng bố mẹ có tiền án tiền sự, tỷ lệ phạm tội là 12%. Ở những trẻ bố mẹ có tiền án tiền sự, lại sống trong môi trường không lành mạnh, tỷ lệ phạm pháp tăng vọt tới 40%. Còn ở những trẻ tuy sống trong môi trường không lành mạnh nhưng bố mẹ lương thiện, tỷ lệ có hành vi phạm tội chỉ là 7%.

    Nhiều nhà hình sự học phương Tây ủng hộ thuyết tội ác có di truyền. Nhưng gene nào bảo đảm di truyền tội ác thì họ chưa chứng minh được. Thông thường, một hoặc nhiều gene đóng vai trò chi phối các enzym đặc hiệu; có thể các enzym đặc hiệu này thúc đẩy người ta đến hành vi phạm tội.

    Một số nhà khoa học nghi ngờ hành vi tội phạm có liên quan đến serotonin - một chất dẫn truyền thần kinh. Các thí nghiệm ở Đại học Bắc Carolina cho thấy: Những con khỉ hung hãn hay quậy phá thường có nồng độ serotonin thấp hơn so với những con khỉ hiền lành. Những nghiên cứu khác cũng ở Mỹ cho thấy, người phạm tội thực hiện hành vi trong tình trạng bị kích động cũng có nồng độ serotonin thấp. Và các nhà nghiên cứu hy vọng tìm ra loại thuốc làm tăng serotonin, giúp con người tránh sự hung hãn tàn bạo.

    Gene mã hóa Maoa

    Bác sĩ Hans Brunner, Viện đại học Nimègue, Hà Lan đã nghiên cứu về hành vi hung bạo của những kẻ phạm tội có cùng một huyết thống. Qua khảo sát một gia tộc có nhiều người đàn ông phạm tội hiếp dâm, say rượu, điên loạn... và dựa vào cây phả hệ của dòng họ này, Brunner khám phá ra một điều lý thú: Không một người đàn bà nào trong dòng họ nói trên vướng vào các tính cách dẫn đến thảm họa ấy. Từ đó, ông đặt ra nghi vấn, nguyên nhân phát sinh tội phạm là do nhiễm sắc thể X trong cặp nhiễm sắc thể giới tính. Rất có thể vấn đề nằm trong nhiễm sắc thể X của người đàn ông.

    Sau này, Brunner còn xác định cụ thể gene gây tai họa, đó là gene mã hóa một enzym có tên là MAOA (Mono Amine Oxydase A). Công trình của ông đã được bác sĩ Xanda Breakefield tại Viện đại học Boston (Mỹ), người từng phân lập được MAOA trước đó 6 năm, làm sáng tỏ thêm. Bà cho biết: “Một người bị hỏng MAOA sẽ không kiềm chế được mình ở bất kỳ trường hợp nào bị kích động, trong khi người bình thường khác có thể khắc phục được”.

    Nếu nói tất cả những người phạm tội ác đều có nguồn gốc di truyền là thiếu khách quan. Nhưng cũng khó giải thích tại sao một số gia đình có nhiều người hung hãn, tái phạm tội nhiều lần.

    Mặc dù thời gian gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu hoàn thành “bản đồ gene người”, nhưng trong số 60.000-100.000 gene đó, những gene nào được mã hóa để trở thành kẻ gây tội ác thì vẫn chưa thể biết chắc chắn. Bởi vậy, việc tìm hiểu gene di truyền tội ác tuy đã có từ lâu nhưng vẫn còn cần nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa để đưa ra những bằng chứng xác đáng.

    (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)
     

Chia sẻ trang này