13 quan niệm đúng sai về “ở cữ”

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 3 Tháng mười hai 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Có thể bạn vẫn còn hoài nghi trước những thông tin trái ngược nhau về 'ở cữ'. Vậy thì hãy kiểm tra xem tin nào đáng tin cậy nhé!






    Để lấy lại phong độ, sau khi sinh con cơ thể người phụ nữ cần thời gian trên dưới 6 tuần. Bác sĩ phụ khoa hoặc sản khoa đã khuyên, cần phải làm gì. Tuy nhiên, có thể vẫn bạn còn hoài nghi, bởi thiên hạ không ít thông tin trái ngược về thời gian “ở cữ”. Hãy kiểm tra, thông tin nào sau đây đáng tin cậy mà bạn nên áp dụng trong những ngày “ở cữ” của mình nhé!

    1. Suốt 6 tuần cần hạn chế tối đa mọi hoạt động

    Điều này hoàn toàn sai. Hoạt động thể chất nhẹ nhàng cần phải khuyến khích – tử cung sẽ lành lặn nhanh hơn, cơ bụng và cơ chậu nhanh trở về trạng thái bình thường. Ngay thời gian còn nằm viện đã có thể đi lại trong phòng, vài ngày sau khi về nhà có thể dạo bộ ngắn cùng con nhỏ.

    Cũng nên bắt đầu thực hiện bài tập tử cung đơn giản – tập co thắt cơ bụng vài lần mỗi ngày.
    [​IMG]
    Thời gian ở cữ sau sinh ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe người mẹ. (ảnh minh họa).
    2. Không tắm bồn (nước nóng) trong thời gian “ở cữ”

    Chính xác. Nước nóng làm gia tăng sự chảy máu và nguy cơ nhiễm bệnh đường sinh sản. Vì thế - cho đến thời gian “cửa vào” hoặc vết mổ sau phẫu thuật chưa hoàn toàn lành miệng – bạn không nên ngâm mình trong bồn tắm, chỉ nên rửa dưới vòi nước.

    3. Chỉ khâu có thể đứt

    Sai. Đừng sợ, vết khâu “cửa vào” sẽ đứt chỉ. Bạn không làm đứt chỉ, cũng như không làm rách “chỗ ấy” – thậm chí cả khi co thắt mạnh. Tuy nhiên phải tránh đứng lâu, bởi khi ấy chỉ khâu bị áp lực lớn, mô sẽ bị kéo căng.

    4. Thời gian “cửa vào” lành miệng chậm chạp và đòi hỏi giữ gìn vệ sinh đặc biệt

    Chính xác. Tình trạng khó chịu sẽ giảm nhiều sau khi rửa ráy, vì thế hãy rửa ráy cẩn thận sau mỗi lần bạn tiểu tiện hoặc đại tiện. Sau khi dội nước sạch, nên dùng nước vệ sinh có độ pH tự nhiên – nước rửa có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy và bôi trơn. Nên làm khô “cửa vào” bằng khăn giấy hoặc máy sấy mát. Có thể dùng vadơlin hoặc kem (thí dụ Linomag) bôi lót khăn mềm lót “cửa vào”.

    5. Có thể sử dụng băng vệ sinh, nếu tình trạng ra máu không nhiều

    Sai. Băng vệ sinh sẽ làm khô dịch nhầy tự nhiên trong âm đạo, mà nhiệm vụ của nó là tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Bằng cách này băng vệ sinh có thể trở thành lý do nhiễm bệnh. Vì thế thay vì băng vệ sinh, nên dùng khăn mềm lót chỗ ấy.
    6. Không mang vác vật nặng

    Chính xác. Mọi nỗ lực thể chất lớn sẽ làm gia tăng tình trạng chảy máu đường sinh sản. Vậy duy nhất người mẹ mới sinh có thể mang vác là “mặt trời tý hon” mới chào đời.
    [​IMG]
    Trong suốt thời gian ở cữ, mẹ và bé nên tranh thủ nghỉ ngơi. (ảnh minh họa).
    7. Thường xuyên bị đầy bụng trong thời gian “ở cữ”

    Chính xác. Tuy nhiên hoàn toàn có thể né tránh, nếu biết cách sống thích hợp. Cố gắng uống nhiều nước, tốt nhất nước khoáng không ga hoặc nước đun sôi để nguội, áp dụng thực đơn giàu chất xơ (bạn cần ăn nhiều rau xanh, và hoa quả).

    8. Không nhịn tiểu tiện vì lý do đau đớn

    Chính xác. Cần thường xuyên đi tiểu, để cơ thể đào thải lượng nước dư thừa và tử cung co lại nhanh hơn. Cố gắng đi tiểu cứ 2 - 3 giờ/lần, không chờ đến khi có tín hiệu cứng bụng rõ rệt. Để tránh đau, có thể tiểu tiện ở tư thế đứng dưới vòi nước, như vậy nước tiểu sẽ không dính vào chỉ khâu.

    9. Có thể cảm thấy đau thắt – khi cho con bú

    Chính xác. Trong thời gian “ở cữ” từ trạng thái tử cung đã phình to kích cỡ xấp xỉ quả bí ngô, sẽ co nhỏ dần (đến kích cỡ một quả táo tây). Sự co thắt này có thể gây đau đớn, nhất là khi cho con bú. Động tác nhai vú mẹ kích thích cơ thể tiết ra oksytocyne, hormone đảm nhiệm cả việc tiết sữa, cũng như co thắt tử cung.

    Chú ý thở nhịp nhàng – nếu đau nhói. Có thể sử dụng thuốc giảm đau (trước đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ).

    10. Cần gặp bác sĩ, trường hợp bị sốt

    Sai/đúng. Trong thời gian “ở cữ” thân nhiệt có thể cao hơn bình thường. Đó là dấu hiệu hoàn toàn bình thường. Là hiện tượng liên quan đến quá trình co thắt tử cung và lành vết khâu. Tuy nhiên cần gõ cửa phòng khám – trường hợp sốt cao hơn 38 độ C và kéo dài 1 – 2 ngày.

    11. Có thể “chiều chồng” – ngay khi vết cắt “cửa vào” (hoặc vết mổ đẻ) khô miệng, hết chảy máu

    Sai. Chỉ có thể tái “chiều chồng” khi bác sĩ phụ khoa sau thăm khám khẳng định “đã hoàn toàn lành miệng”. Thường phải sau tối thiểu 6 tuần.

    12. Việc ra mồ hôi nhiều suốt vài ngày sau sinh con là hiện tượng tự nhiên

    Chính xác. Đó là thời điểm cơ thể đào thải lượng nước đã gom nhặt trong thời gian mang thai, vì thế có thể toát mồ hôi đầm đìa, nhất là ban đêm. Sự ra mồ hôi thái quá cũng là dấu hiệu mệt mỏi sau sinh nở và phản ứng với nồng độ hormone thay đổi.

    13. Nên từ chối những cuộc thăm viếng trong vài tuần đầu

    Sai. Việc tiếp xúc với mọi người, sự quan tâm của họ, sự hỗ trợ, trò chuyện thân tình và nụ cười chắc chắn giúp bạn chóng làm quen với tình huống mới.



    (Theo Tri thức trẻ)
     

Chia sẻ trang này