Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sinh giờ nào?

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 25 Tháng mười một 2013.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sinh giờ nào?

    Nếu bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường sinh giờ Dần:

    Sơ đồ tính điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:

    [​IMG]
    Sơ đồ tính điểm hạn giờ Dần:
    [​IMG]
    Qua sơ đồ ta thấy Tứ Trụ có Thân nhược mà Kim là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn / Bính ở trụ giờ.
    Bính là dụng thần Tử Tuyệt tại lệnh tháng có 0,5đh và vượng ở lưu niên có -1đh.
    Kỷ Nhật can vượng ở lưu niên có -1đh.
    Kim là kỵ 1 lớn hơn hỷ dụng thần trên 10 đv nên Kim là kỵ vượng. Khi tính lại và tính thêm điểm vượng ở tuế vận nó lớn hơn hỷ dụng trên 20 đv, vì vậy điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi (theo giả thiết 4/13).
    Tị đại vận và Tị thái tuế hóa Kim nên mỗi Tị có 2.0,5 đh = 1 đh.
    Theo giả thiết 123/8 thì Kim cục là tam hợp có trên 4 chi và là kỵ 1 nên điểm hạn của Kim cục được tăng gấp đôi là 2.0,5 đh = 1 đh (vì chỉ có 2 chi ở tuế vận có điểm hạn).
    2 Quý đều nhược ở tuế vận thêm Quý trụ năm thất lệnh nên khắc Đinh và Bính không có điểm hạn. Do vậy Bính trụ giờ thất lệnh nhưng vượng ở lưu niên trở thành động có -1đh can.
    Đinh đại vận vượng ở lưu niên có -1đh can và khắc Tân trụ tháng có 1đh. Tân trụ tháng được lệnh nhưng nhược ở tuế vận nên có -0,5đh can (điểm hạn này không bị giảm khi bị khắc). Tân trụ tháng có 2.0,5 đh kỵ vượng (vì bị Đinh đại vận khắc) nhưng bị mất hết do Đinh đại vận khắc.
    Kỷ trụ ngày vượng ở lưu niên khắc 2 Quý nên mỗi lực khắc có 0,7đh nhưng lực khắc Quý trụ năm chỉ có 0,7.1/2 đh = 0,35đh (vì cách 1 ngôi).
    Dậu tiểu vận có 1 cát thần có -0,13đh.
    Lửa trong Lò trụ giờ có Bính vượng ở lưu niên khắc gỗ Lựu trụ tháng có 1đh. Do vậy gỗ Lựu không khắc được gỗ Dâu trụ năm.

    Tổng điểm hạn là 1,92. Số điểm hạn này quá thấp nó không có khả năng gây ra bất kỳ 1 tai họa nào cả.

    Nếu như bác sĩ Tường sinh chính xác vào giờ Dần thì có thể giải thích là chính mệnh của nạn nhân Huyền đã gây ra tai họa cho ông Tường. Người ta gọi tai họa giáng lên đầu ông Tường này là do các yếu tố bên ngoài tác động vào mệnh của ông Tường. Cho nên trong Tứ Trụ của ông Tường không thể phát hiện được tai họa nhưng người ta vẫn có thể dự đoán được khi xem tướng mặt của ông ta. Bởi vì tướng mặt và tướng tay nó luôn luôn phản ánh chính xác các yếu tố bên ngoài tác động (xấu hay tốt) lên mệnh của người đó.

    Nhưng tướng mặt và tướng tay có sự khác nhau. Nói một cách dễ hiểu là lúc đầu (tức khi còn bé) Tứ Trụ, tướng mặt và tướng tay đã hình thành nhưng qua năm tháng thì Tứ Trụ không thay đổi mà chỉ có tướng mặt và tướng tay thay đổi ít nhiều so với những cái đã có. Trong đó tướng tay thì thay đổi sau khi các sự kiện đã qua còn tướng mặt sẽ thay đổi nhưng để báo hiệu các sự kiện tương lai sắp tới. Cho nên người ta thường kết hợp Tứ Trụ với tướng tay để dự đoán quá khứ còn kết hợp Tứ Trụ với tướng mặt để dự đoán tương lai.

    Còn nếu giờ sinh không được tin cậy thì người ta có thể xét đến tất cả 12 giờ và so sánh với các biến cố lớn của cuộc đời người đó xem giờ nào là phù hợp nhất thì giờ đó là giờ sinh của người đó.

    Ở đây tôi đã tính thử thêm điểm hạn của 4 giờ thì thấy giờ Sửu, Mão và Thìn đều có tổng điểm hạn rất thấp, chỉ có giờ Tị là phù hợp với tai họa đã xẩy ra đối với ông Tường nhưng giờ Tị có phải là giờ sinh của ông Tường không thì lại là một chuyện khác.

    Giả thiết 4/13 và giả thiết 123/8 ở các bài sau:

    “Bài 24: Tính lại điểm vượng trong vùng tâm và điểm kỵ vượng
    ………………………….
    1B - Điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại trong các trường hợp sau :

    ………………………
    4/13 - Trong tứ trụ có hóa cục từ khi mới sinh nếu nó hợp với tuế vận hóa cục có cùng hành.
    ………………………………“.

    "Bài 22 : Điểm hạn và khả năng của hóa cục
    ..................
    123/8 - Nếu giữa tứ trụ với tuế vận và tiểu vận có tam hợp cục hay tam hội cục từ 4 chi trở lên mà hành của nó là kỵ 1 (hoặc sau khi tính lại hay tính thêm điểm vượng ở tuế vận) thì điểm hạn chính của hóa cục này được tăng gấp đôi và từ chi thứ 4 trở đi có điểm hạn, mỗi chi được thêm 0,25đh".
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng mười một 2013
  2. nova

    nova New Member

    Tham gia ngày:
    31 Tháng bảy 2008
    Bài viết:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Bac si Nguy n M nh Tu ng sinh gi nao

    Chau xin chuc Bac co m?t ngay sinh nh?t th?t vui v? - h?nh phuc,m?nh kh?e,d?t nhi?u thanh tich trong cong vi?c va trong phong trao suu tap tem.
     

Chia sẻ trang này