Các thí dụ của Thiệu Vĩ Hoa

Thảo luận trong 'Kiến thức về Tứ trụ (Tử Bình)-Tài là nguồn sống, a' bắt đầu bởi phuluc, 5 Tháng hai 2014.

  1. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Bài này chép lại các thí dụ trong sách "Tứ trụ dự trắc học" của Thiệu Vĩ Hoa , mang ra so sánh với phương pháp luận của Từ Nhạc Ngô viết trong "Cùng Thông Bửu Giám".

    1. Quý Mão - Mậu Ngọ - Tân Sửu - Đinh Dậu
    ----Thực---------Ấn-------------(nc)----------Sát

    Phân tích nhật chủ với tháng sinh, với chi ngày và vòng trường sinh:
    - Nhật chủ là Tân kim sinh tháng Ngọ tọa Bệnh là bất đắc lệnh.
    - Tân kim nhật chủ trường sinh ở Tí, nhưng tứ trụ không có Tí.
    - Không có Canh là Kiếp.
    - Không có Tân là Tỉ thấu can. Tân kim trong Sửu không phải là Mộ của nhật chủ (âm can không tính là Mộ), nghĩa là không nói Tân tọa Mộ của Kim, mà nói là Tân tọa Dưỡng tại Sửu.
    - Không có Tỉ Kiếp, lại không tọa vượng địa, nhật chủ bất đắc địa và bất đắc trợ.

    Phân tích các thập thần khác trong trụ với tháng sinh và vòng trường sinh:
    - Mậu là Chính Ấn sinh thân tọa Đế Vượng ở Ngọ.
    - Nhật chủ tọa Sửu thổ tàng Kỷ là bản khí. Trong tháng Ngọ Kỷ thổ tọa Lâm Quan. Trong Mùi có Kỷ thổ cũng tọa Lâm Quan ở tháng Ngọ. Như vậy nhật chủ cũng được đắc sinh nhờ Ấn vượng.
    - Thất Sát là Đinh hỏa tọa Lâm Quan ở tháng Ngọ, như vậy Sát vượng.
    - Quý thủy là Thực thần ở trụ năm tọa Tuyệt ở tháng Ngọ nên gọi là Quý thủy nhược không thể khắc Đinh hỏa.
    - Trong Mão tàng Ất mộc là Thiên Tài. Trong tháng Ngọ Ất mộc tọa Trường Sinh, như vậy Thiên Tài vượng.

    Tổng kết:
    - Nhật chủ không được lệnh, không đắc địa, không có trợ giúp, chỉ được Ấn vượng sinh, thân nhật chủ vẫn là NHƯỢC.
    - Thất Sát có thể sinh Ấn nhưng lại có thể khắc thân, trong khi đó Tài vừa sinh Sát vừa chế Ấn, vì vậy Ấn bị chế ngự nhiều hơn là được trợ giúp.
    - Nhật chủ bản thân đã nhược, chỉ còn nhờ Ấn, nay Ấn cũng bị suy yếu, nên KỊ THẦN là THIÊN TÀI (ất), dụng thần là CHÍNH ẤN (mậu).

    Cùng Thông Bửu Giám luận Tân Kim sinh tháng Ngọ:
    Tân kim sinh tháng 5, Đinh hỏa nắm quyền, Tân kim thất lệnh, cần có KỶ NHÂM làm dụng. Tại sao thế? Vì Kỷ giống như cát khô, còn Nhâm giống như biển lớn. Kỷ mà không có Nhâm thì không được ẩm ướt. Tân mà không có Kỷ thì không được sinh, vì thế cả Kỷ và Nhâm đều tiện dụng. Nếu không có Nhâm thì có thể dụng Quý nhưng không tốt bằng. Nếu địa chi thành hỏa cục, thấy Quý không bằng thấy Nhâm, vì Nhâm mới có thể phá hỏa, nhật chủ mới được sinh tồn. Nếu không có Nhâm Quý mà còn thấy Mậu, tuy là trong Ngọ có Kỷ cũng là thổ khô thành tro bụi, kim bị hủy dong, chỉ là tăng đạo. Nếu có Tỉ Kiên thì không đến nỗi cô độc.
     
  2. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ví dụ này số 14 trang 206 trong cuốn "Dự Đoán theo Tứ Trụ" in năm 2002 của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa mà Trần Viên đã luận chi tiết và có kiểm nghiệm với thực tế đã qua của người này (giờ là Đinh Dậu).
     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng hai 2014
  3. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    Đã sửa lại là Đinh Dậu. Trong bài không thấy nói đến Dậu.
    : như vậy câu này bỏ, không dùng.
    Những điều khác vẫn có hiệu lực. Vì Đinh trên Dậu là trường sinh nên Thất Sát vẫn coi là vượng.
     
  4. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    2. Nhâm Dần - Quý Sửu - Bính Thìn - Kỷ Hợi
    ----Sát--------------Quan---------nc-------------Thương Quan

    Phân tích nhật chủ:
    - Bính hỏa sinh tháng Sửu tọa Dưỡng: bất đắc lệnh
    - Không có Bính Đinh thấu can: bất đắc trợ
    - Bính được trường sinh ở Dần mộc (thiên ấn) trụ năm: đắc địa
    - Trong Dần có Bính: có gốc
    - Thìn tàng Ất mộc (chính ấn) ở trụ ngày: đắc sinh. Nhưng Ất là dư khí, Giáp không thấu nên thân vẫn NHƯỢC.
    - Dụng thần là Giáp mộc.

    Phân tích các thập thần khác:
    - Sao khắc chế là Quan và Sát thấu lộ hỗn tạp, lại có Thương Quan thấu.
    - Tuy Quan Sát nhiều thì cần có khắc chế là Thương Quan, nhưng Thương Quan nhược, Quan vượng nên có tín hiệu nguy hiểm về họa lao tù.
    - Quan Sát nhiều mừng có Ấn tinh làm dụng thần thông quan: năng lực của Ấn là tiết Quan Sát để sinh cho Ấn.
    - Dụng thần GIÁP thì sợ nhất CANH kim khắc, cho nên những năm KIM vượng sẽ không cát lành.

    Phân tích đại vận:
    - Đại vận thời niên thiếu là Sát vận (Nhâm Tí): vận kị thần. Nhờ có Giáp trong trụ tiết hóa mà sinh thân, cho nên chỉ có một số năm sức khỏe yếu và bị bịnh nhiều.
    - Vận thứ hai là vận Chính Tài (Tân Hợi): vận kị thần, gia đình có nạn.
    - Vận kế tiếp là vận Thiên Tài (Canh Tuất): vận kị thần. Tuất là mộ kho của Bính hỏa. Thân nhược gặp thiên tài khắc thiên ấn nên những năm kim vượng khắc trực tiếp dụng thần Giáp mộc gặp họa phải vào tù ngục. Đó là năm Nhâm Thân: Thân xung Dần, tức là Canh kim khắc Giáp mộc. Cũng chính là do thân nhược không gánh nổi Tài, vì muốn phát tài mà buôn lậu nên bị bắt giam. Ở vận này còn thấy Thìn Tuất tương xung nên không phải chỉ có 1 tai họa, mà cung chồng bị xung nên xảy ra ly hôn (năm Giáp Tuất).
    - Tuy vậy, năm Giáp Tuất này có Giáp sinh thân nên thân không đến nỗi suy tàn. Sau khi xuất ngục đã tới tìm thầy Thiệu Vĩ Hoa xin lời giải. Thầy nói thẳng rằng, cô ta vì tham của cải mà ngồi tù, nếu đừng tham giàu có thì sau này còn có hy vọng trong vận tốt hơn.

    Cùng Thông Bửu Giám luận Bính hỏa sinh tháng mùa đông:

    Bính hỏa sinh tháng 12 được khí tiến nhị dương (tức là quẻ Lâm có 2 hào dương), khinh thường sương tuyết, mừng có Nhâm làm dụng. Kỷ thổ đương lệnh, nên thổ nhiều thì không thể thiếu mộc. Nhâm và Giáp cùng thấu thì có khoa bảng cao, Giáp tàng thì cũng được tú tài. Không có Giáp mà được 1 Nhâm thấu thì mệnh phú quý.

    Nếu thấy Kỷ thổ mà không thấy Giáp Ất thì gọi là Thương Quan giả danh, tính tình thông minh, nhưng danh lợi thì phù phiếm.

    Hoặc thấy Quý thủy, lại thấy Kỷ xuất can, nhất định chủ gây dựng được sự nghiệp. Nếu bị chế phục thái quá thì cần có Tân kim tác dụng. Lại thêm thủy thì bất thành danh, chỉ là người lao động bình thường.
     
  5. phuluc

    phuluc New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng chín 2013
    Bài viết:
    14
    Điểm thành tích:
    0
    3. Quý Tỵ - Ất Sửu - Đinh Mão - Mậu Thân
    ...Sát........Kiêu........nc............Thương Quan


    Phân tích nhật chủ Đinh:
    - Đinh sinh tháng Sửu tọa Tử là không được lệnh tháng
    - Không có Bính, Đinh thấu can là không có trợ giúp
    - Có Thiên Ấn là Ất sinh phù, nhưng Ất tọa Sửu là đất Hưu, nên lực sinh phù yếu
    - Có Lộc là Tỵ ở trụ năm tức là đắc địa, nhưng lực cũng yếu
    - Tóm lại, can ngày nhật chủ bất đắc lệnh (can ngày âm sinh ở tháng Mộ Kho, trong chi tháng không tàng khí của nhật chủ), đắc địa và đắc sinh, nhưng lực sinh phù yếu nên tổng luận là thân nhược.

    Phân tích các thập thần khác:
    - Quý là Thất Sát ở trụ năm được đất Quan Đái ở Sửu, gọi là có Sát khí đằng đằng
    - Quý có Mậu là Thương Quan hợp mà không hóa, nên Sát không mất lực hoàn toàn
    - Sát trụ năm gần cột trụ tháng nên Sát sinh Thiên Ấn, Thiên Ấn sinh Đinh nhật chủ, vì vậy nếu gặp vận tốt vẫn còn quý khí này. Nếu gặp vận không có cứu thì dù bản thân có cứu cũng khó tránh cho người nhà.

    Tổng luận, dụng thần là Thiên Ấn. Sát vượng bị hợp và Thiên Ấn kề nhật chủ sinh thân. Kị thần là Thiên Tài Tân kim. (đoạn này không có trong sách dịch)

    Phân tích đại vận:
    - Vận đầu là Giáp Tí, Giáp sinh Đinh là Ấn vận nên lợi cho việc học hành và cả cho hoàn cảnh gia đình.
    - Sang vận thứ nhì là Quý Hợi là Sát vận. Chỗ này cần chú trọng đến Thương Quan vì Thương Quan có sẵn ở trụ giờ và đã tạo thế hợp chặt Sát. Nhưng Thương Quan không hợp được Sát của lưu niên nên ở tuế vận Sát nên đoán là người nhà chết.
    - 1973 là năm Quý Sửu, Sát thấu ra hợp với Thương Quan, bà nội và anh cả liên tục mất.
    - Sang Quan vận là vận Nhâm Tuất gặp phải thần sát của năm (Mã, Cô Thần) và Thương Quan của trụ giờ nên cũng là bại vận.
    - Thiên Tài (Tân) ở vận Tân Dậu càng không tốt, vì Tài mà sinh ra tai họa. Năm 1993 Quý Dậu vì nhập khẩu hàng lậu ba năm liền nên bị hải quan tịch thu. Đúng là Tài sinh Sát khắc thân. Vì là kị thần của vận khắc dụng thần cho nên khó tránh khỏi tai họa. Thiên Ấn (Ất) vốn có thể hóa được Sát (Quý), nhưng bị đại vận (Tân) khắc nên không vùng lên được. Ở vận này còn có năm khắc mẹ. Vì Thiên Ấn của người này có gốc (Ất có gốc ở Mão) nên mệnh cứng, do đó bà mẹ mất năm 1989 Kỷ Tỵ. Thực Thần lưu niên chủ việc sinh kị thần Tài tinh và trực tiếp khắc dụng thần Thiên Ấn. Thiên Ấn ở đây gặp Thực Thần nên mới gọi Thiên Ấn là Kiêu thần. Kiêu và Thực cùng gặp thì mẹ khó mà tồn tại.
    - Sang vận Thực Thần Kỷ Mùi lại cùng gặp cả hai lần nữa, nên là bại vận xì hơi thân.
    - Thương vận Mậu Ngọ cũng là vận không cứu, nhưng đã qua được Tài vận.
    - Mãi đến ngoài 70 tuổi mới đỡ thì đã muộn (vận Đinh Tỵ).

    Đây là ví dụ của một người không gặp vận. Đặc điểm của mệnh này là Thương, Sát, Kiêu của tứ trụ là tổ hợp không tốt, nhưng Sát khắc thân có hợp và hóa kị thần là phúc thần (Mậu Quý là hợp hướng về Hỏa). Trường hợp này nhất định phải có sự giúp đỡ của vận. Vận không giúp thì chắc chắn không có ngày tháng nào được vừa ý. Người đó sẽ phải long đong vất vả suốt cuộc đời.

    Cùng Thông Bửu Giám luận Đinh hỏa sinh mùa đông:
    Mùa đông thì Đinh hỏa bị hàn lạnh, chuyên dụng CANH, GIÁP. Nếu dụng được Giáp thì không thể thiếu Canh. Vô Canh vô Giáp thì làm sao dẫn Đinh thoát khí? Khó mà nói là mộc hỏa thông minh nếu không có Giáp. Mùa đông Đinh hỏa có Giáp thì không sợ Thủy nhiều, Kim nhiều. Như vậy là thượng cách. Có cả Giáp và Canh thấu thì có khoa bảng. Thấy Kỷ thì không được. Vì Giáp bị Kỷ hợp sẽ chỉ là người bình thường.
     

Chia sẻ trang này