Chăm sóc cho trẻ sốt, co giật tại nhà

Thảo luận trong 'Nuôi con' bắt đầu bởi annamai, 24 Tháng mười hai 2011.

  1. annamai

    annamai Hội viên mới

    Tham gia ngày:
    4 Tháng mười 2010
    Bài viết:
    397
    Điểm thành tích:
    16
    Trẻ liên tục sốt co giật có trí não kém phát triển hơn trẻ bình thường, những trẻ này dễ mắc chứng rối loạn nước và điện giải, rối loạn đông máu. Vào 9 giờ sáng thứ 3, 5, 7 hàng tuần, Topic Hỏi - đáp cùng mẹ Cún sẽ chia sẻ và giải đáp các thắc mắc của các mẹ về việc nuôi dạy và giáo dục con.





    Hỏi: Bé nhà tôi rất hay bị sốt, thỉnh thoảng bị co giật. Sau mỗi đợt điều trị, bé thường rất mệt, lười ăn. Tôi không biết nếu bị sốt nhiều, bé có bị ảnh hưởng về trí não không? Có cách nào đối phó với trẻ sốt, co giật tại nhà khi chưa có điều kiện đưa trẻ vào viện không? Trả lời: Sốt co giật ở trẻ là tình trạng trẻ nóng và co giật toàn thân. Thông thường trẻ sốt cao trên 39°C có thể bị co giật, tuy nhiên cũng có một số trẻ bị co giật ngay khi sốt ở 38,5°C.

    Khi bị sốt co giật, toàn thân trẻ co giật, đôi khi gồng cứng hoặc co rút toàn thân, thở nóng, sùi bọt mép, nghiến răng, không tự chủ tiểu tiện.
    [​IMG]
    Chăm sóc trẻ sốt co giật. (Ảnh minh họa).
    Sốt co giật không lành tính và tự nhiên hết như nhiều người lầm tưởng. Trẻ bị sốt co giật sẽ thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh, có thể dẫn tới hôn mê thậm chí tử vong. Sau co giật, cơ thể trẻ suy nhược, giảm trí nhớ. Trẻ liên tục sốt co giật có trí não kém phát triển hơn trẻ bình thường, những trẻ này dễ mắc chứng rối loạn nước và điện giải, rối loạn đông máu. Với những trẻ sốt cao, có hiện tượng bị co giật, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện, trạm xá gần nhất. Nhưng nếu trường hợp đêm tối, neo người, hay nhà quá xa bệnh viện, bố mẹ các trẻ cần có kiến thức chăm sóc trẻ, giúp trẻ thoát khỏi cơn nguy hiểm như sau: - Cặp nhiệt độ để đo thân nhiệt trẻ ngay khi trẻ có dấu hiệu sốt. - Nếu trẻ sốt từ 38°C trở lên, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng/lần, mỗi 3-4 tiếng lặp lại liều uống; hoặc có thể dùng thuốc nhét hậu môn 3-4 lần/ngày. - Cho trẻ uống nước bù điện giải Oresol, uống nhiều nước sau khi hết co giật. - Nếu trẻ bị co giật và cơn co giật kéo dài từ 5 phút trở lên thì phải dùng thuốc chống co giật Diazepam, bơm trực tiếp vào trực tràng. - Hạ nhiệt cho trẻ nhanh và an toàn bằng cách nới rộng, cởi bỏ bớt những áo quần trẻ đang mặc. Chỉ mặc cho trẻ một bộ đồ mỏng, thoáng. - Dùng nước ấm lau toàn thân (không dùng nước lạnh), mục đích làm sạch da, giãn nở lỗ chân lông cho nhiệt thoát ra nhanh. Lau mát mỗi 2 tiếng một lần, mỗi lần khoảng 20-30 phút. Sau khi ngừng lau mát khoảng vài phút thì đo lại nhiệt độ cho trẻ. - Ðặt trẻ ở tư thế nằm ngửa và đầu nghiêng về một bên hoặc cho trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở thông suốt. Khi trẻ đang trong cơn co giật không cho trẻ ăn, hoặc uống những thức uống khác. - Chăm sóc lặp lại cho trẻ, cặp nhiệt độ theo dõi, cho đến khi thân nhiệt của trẻ hoàn toàn trở lại nhiệt độ bình thường. Những chăm sóc trên, cơ bản giúp trẻ qua được nguy cấp. Tuy nhiên y học không khuyến cáo các bậc cha mẹ chữa trị cho con em mình tại nhà. Khi trẻ ốm, sốt, có bệnh, hãy kịp thời đưa trẻ đến bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn và điều trị của bác sĩ chuyên môn.



    Mẹ Cún (Eva.vn)
     

Chia sẻ trang này