Chữa nhiệt khỏi sau 1 đêm

Thảo luận trong 'Tu Phật pháp- Thuốc hay: Trị Bách bệnh và Quỷ Thần' bắt đầu bởi tutru, 13 Tháng tám 2016.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Giáo sư Tất Lợi chỉ cách trị nhiệt miệng sau 1 đêm
    07/05/2016
    Với cách trị nhiệt miệng sau các bạn sẽ không còn cảm giác khó chịu, đau rát, đảm bảo dễ chịu ngay từ lần sử dụng đầu tiên.
    Mùa hè đến, nhiệt miệng đang trở thành căn bệnh phổ biến và đáng sợ đối với mọi người. Nóng bức cộng với nhiệt miệng khiến cho chúng ta không thể ăn uống gì được, đau rát khó chịu. Nếu đang mắc phải bệnh này thì các bạn không cần phải quá lo lắng, sau đây mình xin giới thiệu cách trị nhiệt miệng rất hiệu quả, khỏi ngay chỉ sau 1 đêm.

    [​IMG]

    Bệnh nhiệt miệng đáng sợ

    Đợt tết vừa rồi, gia đình mình tụ họp, mọi người ăn uống rất vui vẻ, riêng cô mình thì cứ ngồi ôm miệng, vì những vết lở lan cả trong họng, miệng lúc nào cũng há ra, mặt mũi nhăn nhó, hốc hác. Chỉ mới vài hôm cô sụt cân rất nhanh, lúc nào cũng thấy khó chịu nên ăn tết không vui vẻ.

    Cũng may trong dịp tết vừa rồi có một chú mình đến chơi, thấy cô bị như vậy, ông chỉ cách trị nhiệt miệng bằng cách bảo mấy đứa cháu chạy đi hái một nắm lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ về nấu nước cho cô súc miệng. Thật kỳ diệu, trong lần đầu tiên súc miệng qua 1 đêm là cô mình đã hết sưng đau, đến lần thứ 3 là đã khỏi hẳn và ăn uống bình thường, khuôn mặt cô hồng hào và ăn uống được như bình thường.

    Theo ông chú mình thì đây là bài thuốc của giáo sư Tất Lợi đã chữa trị nhiệt miệng thành công cho rất nhiều người nên độ tin cậy được đảm bảo. Giáo sư Tất Lợi đã có hơn 150 công trình nghiên cứu khoa học và cũng là người viết cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” được bạn đọc hoan nghênh và giới khoa học đánh giá cao. Bài thuốc trị nhiệt miệng như sau:

    Chuẩn bị nguyên liệu cho cách trị nhiệt miệng:
    - Lá bàng non hoặc lá bàng bánh tẻ: số lượng tùy vào vết thương nhiều hay ít, trường hợp lở miệng do nhiệt mỗi lần chỉ cần 1 nắm lá bàng to.

    [​IMG]

    Khỏi nhiệt miệng sau 1 đêm với lá bàng

    Các thực hiện cách trị nhiệt miệng
    Bước 1: Cho lá bàng vào nồi rồi đun sôi với nước rồi để lửa nhỏ khoảng nửa tiếng cho các chất trong lá ngấm hết vào nước.

    Bước 2: Vớt bỏ phần lá ra, lấy một nửa nước mới nấu cho vào phích để giữ nóng, chỗ nước còn lại chờ ấm thì ngậm hoặc dội vào vết thương. Nếu vết lở loét ở những chỗ khác không phải ở miệng thì khi nước nguội các bạn cho thêm chỗ nước đã giữ nóng trong phích vào dần dần để vết lở loét luôn được ngâm trong nước ấm.

    Với bài thuốc trị nhiệt miệng này, sau khi ngâm nước lá bàng các bạn thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).

    Lưu ý với bài thuốc trị nhiệt miệng
    Trong những ngày trị nhiệt miệng bằng ngậm lá bàng, miệng răng các bạn sẽ bị vàng, bạn đừng lo lắng, do nhựa lá bàng tiết ra bám vào răng miệng gây vàng răng. Sau liệu trình, điều trị hết nhiệt miệng sẽ hết vàng. Bài thuốc này, các mẹ cũng có thể áp dụng cho trẻ nhỏ nhé, nhưng nhớ cẩn thận và nhiệt độ nước phải ấm hơn nha. Ngoài ra, nước lá bàng còn giúp trị sâu răng và viêm họng rất tốt.

    Các bài viết liên quan:

    Mẹo tăng khả năng thụ thai bằng siro trị ho

    Chữa cận thị không cần mổ, cắt kính

    Phương pháp cổ truyền chữa ngứa vùng kín

    Theo http://pasgo.vn/blog/chia-se/cham-s...at-loi-chi-cach-tri-nhiet-mieng-sau-1-dem-273
     
  2. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    [​IMG]
    BS. Nguyễn Thị Minh Huệ-Chuyên khoa Nội-Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng - Sở Y tế Hà Nội

    [paste:font size="4"]Bị nhiệt miệng lâu năm, phải làm sao?

    Chào em!
    Viêm loét miệng (nhiệt miệng) là loại bệnh thường gặp, hầu như ai cũng đã từng bị bệnh này. Viêm loét làm cho miệng lưỡi đau đớn, rất khó chịu, đôi khi còn gây sốt. Thông thường bệnh tự khỏi trong vòng vài ba ngày đến vài tuần, nhưng sau một thời gian có thể lại tái phát.
    Trước kia, người ta hay quan niệm rằng căn bệnh này do ăn đồ nóng (ớt, gia vị…) gây ra nhưng y học ngày nay cho thấy không hoàn toàn như vậy. Bệnh nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân như vi rút, nấm, thiếu vi chất dinh dưỡng (sắt, kẽm…), bệnh răng miệng (sâu răng, viêm lợi) hoặc do một số thành phần hoá học có trong kem đánh răng… Cũng có giả thuyết cho rằng bệnh do vi rút streptococcus gây nên hoặc khi bị sang chấn về tình cảm/ stress hoặc có thể là hậu quả của các bệnh khác như lupus ban đỏ hệ thống, viêm ruột crohn và behnet.
    * Phòng ngừa và điều trị:
    - Bệnh viêm loét miệng do nấm, vi khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng hay do sâu răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Cần vệ sinh răng miệng tốt, ăn nhiều rau xanh, trái cây để phòng tránh thiếu vitamin, hạn chế hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu bia và ăn các thực phẩm quá cay, nóng…Nên thực hiện một chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ thời gian (7-8 giờ/ngày), tránh thức khuya, tinh thần thoải mái, tránh stress…
    - Một số trường hợp viêm loét do vi rút thì bệnh sẽ tự khỏi chỉ cần điều trị triệu chứng (giảm đau, giảm viêm…).
    Nếu do các hoá chất có trong kem đánh răng thì chỉ cần thay đổi thuốc đánh răng là được (nên dùng loại kem không có phụ gia sodium lauril sulfate).
    - Để chữa trị căn bệnh này có thể sử dụng các liệu pháp sau:
    + Tạo màng ngăn: do các vết loét trong miệng thường xuyên bị chìm trong nước bọt và dịch thức ăn nên rất lâu lành. Do đó sử dụng phối hợp các loại thuốc sunfamethoxazon, trimethoprim (biseptol), serathiopeptit, hoạt chất tạo màng ngăn bôi trực tiếp lên vết loét mỗi lần cách nhau từ 6-8 giờ.
    + Trường hợp lở loét nặng có thể sử dụng các chế phẩm corticosteroid có chứa hydrocortisone acetonide hemisuccinate hoặc triamcinolone giúp giảm sưng nhưng cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc.
    + Đông y cũng có các bài thuốc hiệu quả và rất dễ thực hiện:
    a. Ngậm nước chè tươi, rau dấp cá, húng chanh… là các chất chát, có tác dụng kháng khuẩn, kháng vi rút, làm săn da, khử mùi hôi giúp các vết loét mau lành.
    b. Khế tươi giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Nước khế chua giúp thanh nhiệt, giảm đau.
    c. Lá rau ngót rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với một ít mật ong và bôi trực tiếp vào chỗ sưng đau, lở loét 2-3 lần/ngày. Lá rau ngót có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
    * Trường hợp bệnh tái phát quá thường xuyên, em nên đi khám Bác sĩ để xét nghiệm cụ thể tìm nguyên nhân gây bệnh và có phác đồ điều trị hiệu quả.
    Chúc em mau khỏi!

    Cảm ơn 08/09Đánh giá câu trả lời của chuyên gia: Rất hữu ích (51) | Hữu ích (13) |Bình thường (9)

    Theo: http://diendan.songkhoe.vn/bac-si-tu-van-bi-nhiet-mieng-lau-nam-phai-lam-sao-s2538-756-90797.html
     

Chia sẻ trang này