Dụng thần là gì ?

Thảo luận trong 'Bài viết cua nick vulong' bắt đầu bởi VULONG, 9 Tháng bảy 2011.

  1. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Chủ đề "Ðào Hoa mạn đàm" của toahuongquy trong mục Tử Bình bên tuvilyso.org (và chủ đề “Ðào Hoa - Hồng diễm” của Kimcuong bên Huyền Không Lý Số), htruongdinh có đưa ra một ví dụ nữ giới có Tứ Trụ:

    Mậu Thân - Bính Thìn - ngày Kỷ Mùi - Nhâm Thân

    Theo tôi đây là một ví dụ thực tế cực hay cho những ai yêu thích và muốn nghiên cứu nghiêm túc môn Tử Bình này.

    Sau đây là bài luận của tôi:

    [​IMG]

    Qua tính toán chúng ta thấy với số điểm vượng trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn ít và Thực Thương đủ, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Quan Sát/ Ất tàng trong Thìn trụ tháng. Do vậy 2 vận đầu tiên là Ất Mão và Giáp Dần là vận dụng thần phải rất thuận lợi cho người này. Nhưng qua các thông tin mà htruongdinh đã cho biết như sau:

    “...1 - Suốt trong Sát vận 4-14 tuổi, sức khỏe rất yếu, đương số bị hen suyển nặng. Năm Nhâm Tý (1972), bị sưng phổi và hen suyển nặng.
    2 - Sang Quan vận (Giáp Dần) là vận thuận lợi cho học hành, công việc và lấy chồng. Nhờ có Ấn lộ trên trụ nên đương số học hành khá thông minh nhưng kết quả học luôn ở thứ hạng trung bình, công việc cũng trung bình. Trong 5 năm đầu Quan vận, đương số không quen với ai, trong 5 năm cuối Quan vận thì lấy chồng. Nhưng cuộc hôn nhân cực kỳ khó khăn và trở ngại, chung sống được ít ngày thì lại phải xa cách, phải sang Tài vận thì cuộc hôn nhân mới chính thức được công nhận”.

    Và htruongdinh đã kết luận: “Như vậy, có thể thấy đương số rất vất vả vượt qua hai vận Mộc. Nếu Mộc là dụng thần thì không đến nổi như vậy...”.

    Kết luận của htruongdinh là cực kỳ chính xác. Bởi vì ở đại vận Ất Mão có can Ất là Mộc còn thêm chi Mão hợp với Mùi trụ ngày hóa Mộc thành công thì nó phải là một đại vận huy hoàng nhất của cuộc đời nếu Mộc là dụng thần, nhưng ở đây nó lại hoàn toàn ngược lại. Tại sao lại như vậy ?

    Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì Mộc phải là kỵ thần, có nghĩa là Tứ Trụ này phải là cách Thổ độc vượng. Nhưng theo sách của cụ Thiệu thì nó không thỏa mãn điều kiện số 3 mà cụ viết “3 – Có đầy đủ bốn kho của các địa chi Thìn Tuất Sửu Mùi (3 chi cũng được)”. Tứ Trụ này chỉ có 2 kho là Thìn và Mùi nên nó không thể là cách Thổ độc vượng được, nhưng tại sao cụ Thiệu lại viết thêm “3 chi cũng được” ? Ðiều này chắc chắn có ẩn ý và theo tôi qua ví dụ này thì cái ẩn ý này chẳng có gì là khó đoán cả. Ðó là vì cách Thổ độc vượng có lệnh tháng là Thổ nên trạng thái của các can chi của nó chỉ tới Quan Ðới là cao nhất (nếu chi tháng là Thìn hay Mùi), còn nếu chi tháng là Tuất hay Sửu thì chả có can chi Thổ nào được lệnh cả. Chính vì lý do này nên không chỉ cụ Thiệu mà các sách khác cũng đưa ra điều kiện phải có ít nhất 3 chi Thổ trong Tứ Trụ để cho điểm vượng (tức sức mạnh, thế lực) của Thổ phải đủ cao để có thể thống trị được các hành khác trong Tứ Trụ mà thôi.

    Theo phương pháp của tôi thì điểm vượng (tức các trạng thái) của can hay chi là như nhau, vì vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này tôi phải sửa lại câu 3 về cách Thổ độc vượng thành : “3 – Trong Tứ Trụ phải có ít nhất 4 can chi là Thổ nếu lệnh tháng là Thìn hay Mùi và 5 can chi nếu lệnh tháng là Tuất hay Sửu” (chỉ sửa là tính thêm can ngày vào trường hợp 3 của cụ Thiệu mà thôi để nó tương đương với 4 chi là Thổ). Nếu sử dụng điều sửa đổi này thì rõ ràng Tứ Trụ trên thuộc cách Thổ độc vượng vì mặc dù trong Tứ Trụ này có 1 can Nhâm là Tài nhưng nó ở trạng thái tử tuyệt và bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày cũng như 7 can chi còn lại đều là kiêu ấn và tỷ kiếp.

    Nhưng nếu Thổ là dụng thần thì tại sao vận Giáp Dần có Giáp hợp với Kỷ trụ ngày hóa Thổ thành công mà thực tế lại không thuận lợi ? Xét cẩn thận ta thấy mặc dù Dần là kỵ thần nhưng nó chỉ xung 2 Thân trong Tứ Trụ nên nó không thể xấu như nó hợp hóa Mộc được, trong khi Giáp hợp hóa Thổ là dụng thần, vì vậy nếu tổng hợp lại thì đại vận này vẫn phải có nhiều thuận lợi thì mới đúng chứ không thể gặp nhiều bất lợi như htruongding đã cho biết được. Ðiều này chứng tỏ Giáp hợp Kỷ không thể hóa Thổ được.

    Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra giả thiết:

    Nếu can và chi của 1 trụ cùng hành (nếu chi này đã hóa cục thì phải lấy hành của hóa cục này) thì tổ hợp của can này không thể hóa cục được nếu hành của can chi này là quan sát của hóa cục này chỉ khi can này là chủ hợp (tức nó mang hành khắc can trong cùng tổ hợp).

    Nếu sử dụng giả thiết này thì Giáp hợp với Kỷ không thể hóa Thổ được vì mặc dù Giáp là can chủ hợp (nó mang hành Mộc khắc Kỷ mang hành Thổ) nhưng Giáp và Dần mang hành Mộc là quan sát của Thổ cục này. Nhưng Giáp chỉ có thể hợp và khắc Kỷ là dụng thần trong Tứ Trụ (nó không khắc được Mậu trụ năm...), vì vậy nó là vận xấu nhưng không quá xấu như vận Ất Mão.

    Vận Quý Sửu. Ta thấy Quý là kỵ thần nhưng bị Mậu trong Tứ Trụ hợp và khắc nên đã hóa giải, dĩ nhiên Thổ trong Tứ Trụ cũng bị tổn thương một ít. Bù vào sự tổn thương này là chi Sửu đại vận là Thổ xung Mùi trụ ngày nên dụng Thổ càng vượng, vì vậy vận này có nhiều thuận lợi đúng như htruongdinh đã viết “Phải sang vận Quý Sửu năm Ất Hợi mới làm đám cưới được...”.

    Vận Nhâm Tý. Ta thấy có 3 chi (2 Thân và Thìn) trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận hóa Thủy thành công đã thay đổi hành của chúng, vì vậy điểm vượng trong vùng tâm phải được tính lại. Thủy có 1,3đv được thêm 3,28đv của Thân trụ năm, 4,8đv của Thìn trụ tháng và 2,27đv của Thân trụ giờ thành 11,65đv. Kim có 5,55đv bị mất hết. Thổ có 19,8đv bị mất 4,8đv của Thìn còn 15đv.
    [​IMG]

    Ta thấy vào đại vận này, Tứ Trụ không còn là cách Thổ độc vượng được nữa bởi vì Tài có tới 4 can chi, hơn nữa lệnh tháng không phải Thổ. Do vậy ta phải xác định dụng thần theo cách thông thường.

    Tứ Trụ lúc này có Thân vượng mà kiêu ấn ít, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là quan sát Ất tàng trong Thìn trụ tháng (chứ không thể là cách Tòng Tài như htruongding đã viết - chả nhẽ htruongding không nhìn thấy một đống can chi Thổ là quan sát của Thủy hay sao?).

    Vào các năm Tý ở các đại vận thường có tai họa bởi vì các năm đó đều phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm nên dụng thần đều là Ất và hỷ thần là Thủy. Nhưng tại sao các năm đó hay có tai họa ? Bởi vì mặc dù Thủy là hỷ thần nhưng thế lực của Thủy và Thổ đều khá mạnh mà không có Kim làm dụng thần thông quan hóa giải sự tương tranh này nên Thủy và Thổ đều bị tổn thương. Muốn biết sự tổn thương (tức nặng nhẹ của tai họa các năm đó) thì phải tính điểm hạn của các năm đó xem cao hay thấp thì mới có thể biết được (đừng nghĩ rằng vào các vận hỷ dụng thần mà không có tai họa).

    Chúng ta thử xem một vài cao thủ được nhiều người tôn lên thành Ðại cao thủ Tử Bình luận mệnh này ra sao?

    Bài luận của Ðại cao thủ PhieuDieu như sau:

    “Chào htd

    Muốn xem lá số này phải nhớ câu: "thổ kim thương quan sợ kiến quan, hỷ phùng ấn".

    Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ. Hiển nhiên vận gặp quan, sát phải khổ rồi. Đến sửu vận mộ khố của thương quan là đáng mừng, nhưng ngặt nỗi sửu quá mạnh xung mùi, gốc của ấn bị phá thì hỏi làm sao trọn vẹn được. Tý vận, tý hợp thìn thân thành thủy cục giải tỏa 1 phần cái xấu nhưng tý múi tương hại, cái gốc ấn cũng bị phá, hợi vận cũng vậy do hợi nhập mộ thìn nên chẳng có gì tốt. Dụng thủy tài hóa thương quan là hạ cách, không thể nào bằng được dụng hỏa ấn chế thương quan vậy.

    Các đại vận trải qua không gặp vận ấn vượng, đến cuối đời mới thấy thì thật đáng tiếc lắm thay.

    PhieuDieu“.

    Và đây là bài phản biện của tôi:

    Không cần biết ông PhieuDieu đã luận theo trường phái Tử Bình nào thì câu đầu tiên: “Bát tự bính hỏa ấn nhược vô lực là xấu rồi, mừng có nhật chi tàng ấn, nhưng lực không đủ.“ là hoàn toàn vô lý. Bởi vì Bính lộ ở trụ tháng là chính Ấn được lệnh (nó ở trạng thái Quan Ðới), vì vậy nó là tự vượng nên không cần Ðinh tàng trong Mùi trụ ngày là gốc của nó trợ giúp, cho nên Mùi có bị xung hay không cũng chả ảnh hưởng gì tới nó. Hơn nữa một đống can chi là Thổ không bảo vệ được Bính (Ấn) này sao? Chưa cần nói tới Thủy trong Tứ Trụ chỉ có duy nhất là Nhâm trụ giờ, can tàng là tạp khí không được tính ở đây, mà cứ cho được tính đi thì Nhâm ở tử tuyệt tại lệnh tháng còn bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày thì Nhâm có thể nhận được sự trợ giúp của 3 can tàng Thủy chỉ là tạp khí trong 2 Thân và Thìn hay không? Dĩ nhiên một thằng đang hấp hối còn bị một lũ đầu trâu mặt ngựa nhảy vào đấm đá thì nó có được ngậm sâm hay uống nhung lúc đó cũng vô ích mà thôi (ở đây thể hiện là Nhâm trụ giờ bị khắc gần bởi Kỷ trụ ngày nên nó không có khả năng nhận được sự sinh của Thân cùng trụ, mặc dù Thân sinh được cho Nhâm cùng trụ 50% điểm vượng của nó - vì có Mùi bên cạnh). Vậy thì Nhâm có thể làm xước nổi móng chân hay móng tay của Bính hay không? Một điều cơ bản về mệnh lý học còn chưa nắm được thì các điều luận sau sao có thể đúng được.

    Sau đây là bài luận của maianha:

    "Mậu thân...bính thìn...kỉ mùi...nhâm thân
    ất mão/giáp dần/quí sửu/nhâm tí/tân hợi/canh tuất/kỉ dậu/mậu thân
    -Một hướng chọn dụng thần khác.
    Đa số khi luận tứ trụ này (kể cả bên HKLS) đều cho rằng mệnh này Thân vượng,cường,thậm chí là tòng cường,chỉ có PhieuDieu nhận định là nhược vì lẽ ông chọn dụng thần là Ấn (tuy ông không nói ra Thân vượng nhược,mà chỉ lấy cớ là Thổ kim Thương quan dụng ấn).Qua các lời bàn các bạn, nay mah có hướng chọn dụng thần như sau:
    -nhật can Kỷ không được lệnh.Gốc Mùi nên Kỉ này thuộc Thổ táo vì vậy Thìn thủy khố (hàn thổ) nguyệt lệnh khó có khó thể trợ giúp nhật chủ trọn vẹn,trái lại còn làm tăng khí thế của Thủy. Bính hỏa (ấn) đóng Thìn thủy khố gọi là hối hỏa cũng rơi vào trạng thái tương tự bó tay đứng nhìn 2 Kim (chi Thân)tiết khí nhât chủ.
    -Phe kia là Kim Thủy tưởng chừng là yếu nhưng không yếu chút nào. Trước hết Nhâm Thân chiếm lĩnh thế địa lợi là trụ giờ (theo nguyên tắc trước-sau)Thủy từ trong Thân trong Thìn qui dần về củng Nhâm.Thế kim thủy thật là vững chắc một phương.Và kìa,toàn vận tẩu về hướng nghịch hành Thân vượng,thuận hành Kim Thủy.
    So sánh thế lực hai bên ai dám chắc rằng Thân này cường hay vượng?. Nếu hướng chọn dụng thần như trên đúng là Hỏa ấn thì ông PhieuDieu quả đúng là Đại cao thủ.
    mai an hạ ."

    Ít nhất cũng phải có được những dòng luận như vậy thì mới đáng là mặt anh hào chứ. Ðó là điều tối thiểu để thể hiện trình độ cao thấp của mình về học thuật của những người quân tử.

    Htruongdinh đã xác nhận lại các thông tin thực của đương số như sau:

    "Cám ơn mai an hạ . Trước tiên nói về tứ trụ này. Đây không phải là tứ trụ tốt, cách cục không rõ ràng, dụng thần không rõ ràng nên đương số không đạt thành công gì. Tuy nhiên, đây là một ví dụ tốt cho những người am hiểu tử bình cùng luận dụng thần. Vì vậy, HTD trông đợi luận giải của mọi người.

    HTD xác định lại về Quan Sát : Mộc là kỵ thần nên đương số khó sống sót qua 2 vận Ất Mão, Giáp Dần, sức khỏe không tốt, học hành thi cử lận đận, việc lấy chồng gặp nhiều khó khăn, trở ngại, hiểm nguy; phải đến năm Ất Hợi mới chính thức chung sống cho đến nay. Không có Giáp Ất Dần Mão lộ trên trụ nên ngoại trừ hai vận trên thì Mộc bị vô lực trong các vận sau."

    (Qua một số chủ đề của tôi ở đây đã bị ban quản trị dời đi nơi khác, do vậy tôi sẽ không trả lời bất cứ một bài viết nào ở đây mà không có nội dung trao đổi về học thuật và tôi cũng yêu cầu ban quản trị xóa hay dời đi những bài viết ở đây không có nội dung trao đổi về học thuật của môn Tử Bình.)
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng bảy 2011
  2. vochinhdieu79

    vochinhdieu79 New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng ba 2008
    Bài viết:
    111
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Dụng thần là gì ?

    nhờ bác Vulong xem cho tứ trụ này đâu là dụng thần
    [​IMG]
     
  3. VULONG

    VULONG Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng ba 2011
    Bài viết:
    92
    Điểm thành tích:
    6
    Ðề: Dụng thần là gì ?

    Chào vochinhdieu!

    Sơ đồ tính điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của Tứ Trụ này như sau:
    [​IMG]

    Trong lý thuyết tôi tôi có nói tới trường hợp các hóa cục và Thiên Khắc Địa Xung (TKĐX) cùng xuất hiện thì hóa cục sẽ hóa trước sau đó TKĐX mới có thể khắc được (nhưng ở đây thì chúng lại cùng xuất hiện khi mới sinh nên có thể sai ?). Do vậy ta cứ tạm thời áp dụng lý thuyết đã đưa ra thì thấy có lục hợp của Mùi trụ năm với Ngọ trụ tháng hóa Thổ thành công và bán hợp của Sửu trụ ngày với Dậu trụ giờ hóa Kim thành công. 2 hóa cục này không bị phá bởi trụ năm và trụ ngày TKĐX với nhau, vì các chi của nó là Thổ và 2 hóa cục này xuất hiện từ khi mới sinh.

    Theo một quy tắc đã có trong sách đã in nhưng tôi quên chưa đưa vào bản tiếng Việt như sau:
    “d - Kiêu Ấn có thể sinh cho Thân 50% điểm vượng của nó chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau đây (xem ví dụ 148 - ví dụ của Mao...):
    1 - Điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn phải lớn hơn (hoặc bằng?) điểm vượng của Tài và Quan Sát.
    2 - Can trụ năm và chi trụ tháng cả hai có thể sinh cho can trụ tháng mà can trụ tháng có thể sinh cho Nhật can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).
    Hoặc : Chi trụ ngày sinh được cho chi trụ giờ (hoặc cùng hành) và chi trụ giờ sinh được cho can trụ giờ mà can trụ giờ có thể sinh được cho Nhật Can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).“

    Nếu áp dụng quy tắc này thì Kiêu Ấn có thể sinh được 50% điểm vượng của nó cho Thân. Do vậy Thân đã trở thành vượng (vì nó có tới 18,39đv) mà Kiêu Ân nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh Hỏa/ Bính tàng trong Ngọ trụ tháng.

    Nhưng nếu giả sử trụ ngày có 9đv đã sinh được cho Nhật can Quý 1/3 đv của nó rồi thì 9đv này có trong vùng tâm không sinh được cho Thân nữa thì Thân vẫn nhược (vì khi đó Thân chỉ có 13,89đv). Hoặc nếu cho rằng trong vùng tâm 9đv này sinh được cho Thân 4,5đv mà nó đã sinh được cho Nhật can Quý 1/3 đv của nó là 9.1/3 = 3đv thì trong vùng tâm nó chỉ có thể sinh được cho Thân phần còn lại là 4,5 – 3 = 1,5đv. Khi đó Thân vẫn là Thân nhược, vì nó chỉ có 13,89đv + 1,5đv = 15,39đv.

    Nếu Thân nhược mà Quan Sát là kỵ thần số 1 thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn là Canh ở trụ tháng.

    Vậy thì cái nào đúng cái nào sai ? Điều này chỉ có thể kiểm tra bằng thực tế các vận cũng như các năm của người này xấu hay tốt mới có thể biết được.

    Hy vọng vochinhdieu cho biết các vận và các năm là Canh, Tân, Bính và Đinh đã qua của người này là tốt hay xấu để kiểm tra.

    (Nếu các hóa cục ở đây không bị phá thì theo như các ví dụ tương tự trong cuốn Trích Thiên Tủy có nhiều mũi tên như sơ đồ này, thường là các bậc công hầu khanh tướng.)

    Thân chào.
     
    Last edited by a moderator: 9 Tháng chín 2011
  4. buiquoc

    buiquoc New Member

    Tham gia ngày:
    8 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Kính nhờ anh xem giúp ad em sinh vào ngày 11 tháng 10 năm 1980 vào lúc khoảng 20 giờ 30 đến 21 giờ 15 => Mệnh của thân chủ: Giờ Canh Tuất, ngày Đinh Tỵ, tháng Bính Tuất, năm Canh Thân. -- Ngũ hành như sau: - Mộc 0; Hỏa 5; Thổ 4; Kim 6; Thủy 1. - Các hành vượng: Kim; Các hành suy: Mộc; Thủy - Có sao Thiên bí, tính tình cương trực, đề phòng điều tiếng. -- Mệnh chủ Đinh (Âm hỏa). Sinh mùa thu, tinh thần & thể chất đều yếu ớt.(Ngũ hành đã thể hiện mất gốcủa Mộc0 và Thủy1). - Nên rất cần Mộc sẽ giúp bùg cháy trở lại. - Nhưng nếu gặpThủy quá mạnh khắc chế thì khó tránh tai ương. - Thổ nhiều thì che mất ánh sáng. - Kim nhiều sẽ đoạt hết khí lực. - Hỏa gặp hỏa càng thêm mạnh mẽ, dù xuất hiện nhiều vẫn có lợi. => Tính chất của Đinh hỏa là không ổn định, gặp thời thì mạnh, không gặp được thời thì chỉ le lói yếu ớt. -- Đinh Hỏa rất cần Ất mộc và Nhâm thủy. => Do đó Dụng Thần là Mộc.(Mộc là mẹ của hỏa; Hỏa sẽ giúp khắc kim --> sinh Thủy. - Lấy Mộc 80%/ Hỷ Thần là Thủy, chỉ cần thêm 20% là đủ, (nhiều quá sẽ khắc Thân Mệnh). => Kỵ Thần tránh gặp Kim, Thổ. có phải là như thế này không ạ. Cuộc sống cũng như công việc của em rất lận đận và khó khăn, em rất khó tính mặc dù đã kìm chế rất nhiều mong anh cho em biết dụng thần, hỷ thần kỵ thần và em phải làm gì để cải thiện. Cảm ơn Anh và mong tin Anh nhiều
     

Chia sẻ trang này