1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Luân xa (Phần XV) – Kỹ thuật hình dung (visualisation)
    by webmaster • December 8, 2014 • 0 Comments


    Trong các bài tham thiền mà Chân sư D.K giảng dạy cho các đệ tử, việc hình dung (visualization) giữ một vai trò trọng yếu trong việc thực hiện thành công các bài tham thiền, vì “năng lượng đi theo tư tưởng”. Ngài nói rằng trong các trường tham thiền nội môn tương lai, việc hình dung sẽ là một trong các kỹ thuật cơ bản được giảng dạy cho các đệ tử.Nó là bước đầu tiên trong việc điều khiển năng lượng (direct energy). Khi người đạo sinh đã thuần thục kỹ thuật hình dung y sẽ dễ dàng áp dụng nó trong các bài tham thiền khác như tham thiền kiến tạo đường antahkarana nối liền giữa phàm ngã và chơn ngã, tham thiền trong việc chữa bệnh hoặc khai mở các luân xa. Trong quyển Đường Đạo Trong Kỷ Nguyên Mới quyển I, trang 89-90, Ngài viết khá chi tiết về kỹ thuật visualization, chỉ tiếc rằng dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt đã lược bỏ đi không dịch đoạn văn quan trọng nầy. Các bạn có thể đọc nguyên bản tiếng Anh trong Discipleship in the New Age, quyển I, trang 89-90. Ngài yêu cầu các đệ tử Ngài hãy bắt đầu thực tập kỹ thuật hình dung với quyết tâm, vì đó kỹ thuật nền tảng của tất cả công việc tham thiền thực thụ

    The secret of all true meditation work in its earlier stages is the power to visualise. This is the first stage to be mastered. Disciples should lay the emphasis upon this process; in it lies eventually the ability to use the creative powers of the imagination, plus mental energy, as a measure to further the ends of the Hierarchy and to carry out the Divine Plan. All the new processes in meditation techniques (for which the New Age may be responsible) must and will embody visualisation as a primary step for the following reasons…

    Therefore, my disciples, it is essential that you begin with deliberation and slowly to work in this manner and to use the above information constructively and creatively. The need of the times is increasingly great and the utmost of work and of purpose is desired.

    Ngài dạy rằng người đạo sinh hình dung trong đầu của mình, tại một điểm nằm giữa tuyến yên và tuyến tùng (pituitary body and the pineal gland), những hình ảnh mà y đang đang xây dựng và làm việc, thấy trong trí của y những nét tổng quát cũng như chi tiết những hình ảnh đó:

    The visualising of pictures is intended to focus the aspirant within the head at a point midway between the pituitary body and the pineal gland. In that area, he draws pictures and paints scenes and thus acquires facility to seein large and in detail—that which he desires and for which he intends to work. The visualising of what might be called “directed process” goes on in a more focussed manner and in the area directly around the pineal gland. The pineal [Page 90] gland then becomes the centre of a magnetic field which is set in motion—in the first place—by the power of visualisation. At that point, energy is gathered by the disciple and then directed with intention to one or other of the centres. This focussed thought produces inevitable effects within the etheric body and thus two aspects of the creative imagination are brought into play.

    Các bạn xem hình vẽ đi kèm để biết vị trí trong đầu mà ta tập trung hình dung vào đó. Các bạn lưu ý Ngài dạy rằng:

    • Việc hình dung được thực hiện tại một điểm nằm giữa tuyến tùng và tuyến yên
    • Tại điểm đó, người đệ tử tô vẽ các hình ảnh và các phong cảnh, và qua đó thấy được một cách tổng quát và chi tiết những gì mà y mong muốn và dự định sẽ làm.
    • Bằng cách đó tuyến tùng sẽ trở thành trung tâm cua bầu từ điện.
    • Người đệ tử tập trung năng lượng tại điểm đó và điều hướng đến một trung tâm lực khác.
    Ngài cũng nói thêm rằng khi ta đã tập hình dung tại điểm đó thì dần dần tuyến tùng sẽ từ từ trở thành trung tâm của bầu từ điện. Từ đó, người đệ tử có thể điều khiển năng lượng đến một trung tâm lực hay luân xa nào đó trong thể dĩ thái.

    [​IMG]



    [​IMG]



    Để thực hành phép hình dung như đức D.K dạy, chúng tôi đề nghị các bạn thực hiện từng bước như sau:

    • Thực hành tập hình dung các hình đơn giản hai chiều trước như hình vuông, hình tròn, hình tam giác. Ở bước nầy ta chưa quan tâm đến màu sắc của các hình đó. Bạn chưa nhất thiết hình dung hình ảnh đó tại điểm nằm giữa tuyến yên và tuyến tùng như đức DK dạy.
    [​IMG]

    • Tập hình dung các mầu sắc trong bảy màu căn bản của quang phổ: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm tím.
    • Tập hình dung một hình căn bản, ví dụ hình vuông, với các màu khác nhau. Bạn tập như thế nào mà trí của bạn giống như một computer có thể đổi màu sắc của các hình thể một cách dễ dàng như trong phần mềm photoshop.
    • Bước kế tiếp bạn hình dung các hình ảnh ba chiều như các hình khối lập phương …
    [​IMG]

    • Hình dung các hình ảnh khó hơn như hình hoa sen, hình khối cầu lửa chói rực, hình ngọn nến cháy trong đêm tối…
    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]

    • Hình dung các hình ảnh động như hình hoa sen từ từ nở ra ….
    • Khi bạn được mức độ này rồi bạn có thể phối hợp đưa hình ảnh hình dung về vị trí như đức D.K dạy.
    Việc thực tập kỹ thuật hình dung cần nhiều kiên nhẫn và thời gian. Khi bạn bền chí kết quả ắt sẽ đến. Đây là kỹ thuật cần thiết để thực hành xây dựng đường antahkarana cũng như chuyển dịch năng lượng giữa các luân xa.
    Nguồn: http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/luan-xa-phan-xv-ky-thuat-hinh-dung-visualsation/
     
  2. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Khả năng hình dung những giấc mơ đóng vai trò như chất xúc tác trong sự sáng tạo của bạn.

    Những bài tập và kỹ xảo hình dung có tác dụng đặt biệt lớn lao. Hãy nhớ là tiềm thức của bạn không thể phân biệt đâu là một sự việc thật sự xảy ra và đâu là một sự việc do trí tưởng tượng phong phú của con người tưởng tượng ra. Nó không thể phân biệt được giữa việc nhớ lại, giả vờ hay thực sự trải nghiệm sự việc mà tương tác với tất cả những điều đó như nhau. Thông qua những thủ thuật hình dung khác nhau, bạn có thể trải nghiệm đầy đủ bất cứ một tình huống nào như thể nó có thực.

    Bạn có thể tạo ra những phản ứng sinh lý và tình cảm với những tình huống mà bạn hình dung ra. Tiềm thức của bạn sẽ tiếp nhận và lưu trữ thông tin đó như một sự thật, và vũ trụ sẽ tương tác với năng lượng rung cảm bằng những biểu hiện tương thích.

    Hình dung là mơ ngủ giữa ban ngày

    Nhưng có mục đích.

    Bo Bennett ¹

    Dưới đây là ví dụ về bài tập hình dung gồm hai phần phác họa một bức tranh sống động trong tâm trí bạn và củng cố thêm sự thật rằng suy nghĩ và tình cảm của bạn có ảnh hưởng tới cơ thể bạn.

    Khi đọc phần đầu tiên, hãy để ý xem bạn cảm thấy thế nào về mặt tình cảm và sinh lý, và hãy chú ý xem những cảm giác và xúc cảm này khác nhau như thế nào trong phần hai của ví dụ.

    Hình dung toàn nhà chọc trời

    Phần một

    Hít một hơi sâu và hãy thư giãn…. Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở giữa sân thượng của tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới này. Bạn hãy tưởng tượng thêm là sân thượng không có rào chắn…. Khi đứng đó, hãy nhìn xuống chân bạn và để ý xem sân thượng đó được làm bằng gì.

    Đang đứng trên ngói, trên xi măng, nhưa đường, gỗ hay đá? Hãy tưởng tượng thời tiết đang rất đẹp: nắng vàng, gió nhẹ, và bạn có thể cảm nhận được những tia nắng ấm áp mơn man da mặt, cánh tay bạn…

    Bạn nghe thấy âm thanh gì? Có thể ở đó có những chú chim bồ câu, hay một loại chim nào đó.

    Có thể bạn nghe thấy tiếng trực thăng bay qua, cũng có thể bạn sẽ nghe thấy tiếng phố phường bên dưới…. Giờ hãy đi dọc theo các cạnh của sân thượng, đi thật sát vào để ngón chân chạm vào mép sân.

    Hãy phóng tầm mắt của bạn xuống những con phố xa xa phía dưới… Hãy nhìn xem từ trên cao, mọi vật trở nên nhỏ bé như thế nào.

    Khi làm như vậy, hãy để ý xem bạn cảm thấy như thế nào…. Bây giờ, hãy chầm chậm quay trở lại giữa sân….. và hãy ghi nhớ cảm giác của bạn khi đứng ở mép sân và nhìn xuống.

    Hầu hết mọi người đều có cùng kiểu phản ứng về sinh lý và tình cảm khi làm như vậy. Có thể bạn thấy tim mình đập thình thịch, tay đổ mồ hôi, bạn thấy choáng váng , buồn nôn. Có thể bạn có cảm giác căng thẳng và sợ hãi.

    Phần hai:

    Hãy hít một hơn thật sâu, và thư giãn…. Một lần nữa, hãy tưởng tượng rằng bạn đang đứng trên sân thượng của toàn nhà cao trọc chờ lúc trước, chỉ khác là lần này bạn có một đôi cánh trắng rất đẹp, và bạn hoàn toàn tin vào khả năng có thể bay của mình.

    Bạn nhận ra là bạn an toàn tuyệt đối… hãy đi tới mép sân thượng , và khi bạn tới được mép, hãy nhẹ nhàng quỳ xuống, rướn mình, và hãy bay đi…Hãy để ý xem cảm giác bay là như thế nào – hãy cảm nhận tiếng gió rít dưới đôi cánh của bạn khi bạn không cần tốn sức mà có thể bay liệng trên bầu trời…. hãy cảm nhận sự hồ hởi và sự tự do…Một lúc sau, hãy tự cho phép mình bay tới bất cứ nơi nào trên hành tinh này mà ngay lúc này bạn đang thực sự muốn tới…. Đó có thể là một điểm nghỉ ngơi yêu thích của bạn, nơi mà mỗi khi muốn được ở một mình bạn lại đến, hay một nơi đặc biệt nào đó mà bạn muốn người bạn quan tâm…khi tới nơi, hãy nhẹ nhàng đáp xuống, và dành một chút thời gian cho bản thân được thưởng thức và làm bất cứ điều gì bạn muốn làm ở nơi này…. Hãy để ý xem lúc này bạn cảm thấy như thế nào, cả về mặt sinh lý và tình cảm.

    Hãy so sánh những phản ứng sinh lý và tình cảm khác nhau bạn cảm nhận được trong phần một và hai của quá trình hinh dung. Hãy để ý tới độ sáng, niềm vui và cảm giác rộng mờ bạn cảm n hận được trong phần một và hai.

    Còn bây giờ , hãy dành một chút thời gian để nghĩ tới điều này: Bạn chẳng đi đâu cả, bạn thệm chí còn chưa ra khỏi phòng, bạn chỉ dành ít phút để hình dung ra hình ảnh về hai trải nghiệm đó mà thôi nhưng có lẽ bạn vẫn cảm nhận được những thay đổi rõ ràng và khác biệt về mặt sinh lý và tình cảm “ Đã diễn ra”. Những hình ảnh sống động mà bạn tạo ra trong tâm trí đối với tiềm thức bạn là điều hoàn toàn có thật, và nó tương tác với những trải nghiệm tưởng tượng của bạn ở cả cấp độ sinh lý và tình cảm như thể chúng thật sự đã xảy ra.

    Chính bạn là người chịu trách nhiệm cho những hình ảnh bạn tạo ra trong tâm trí mình. Vì vậy, nếu bạn dành thời gian tưởng tượng ra những điều tệ hại nhất trong đời mình thì bạn sẽ tương tác với chính những hình ảnh đó cả về mặt sinh lý và tình cảm, đồng thời hấp dẫn những kiểu năng lượng và những tình huống tiêu cực tương tự vào cuộc sống của bạn. Bạn cần phải chọn hình dung những hình ảnh tích cực, có tính năng đỡ và truyền cảm hứng để tạo ra rung cảm tương thích với điều bạn muốn tạo ra trong cuộc sống của mình.

    Đây là sức mạnh của sự hình dung.

    Hãy tạo ra in sâu vào tâm trí bạn một bức tranh

    Tinh thần về cái tôi thành công của bạn. Hãy giữ

    Bức tranh đó thật chặt. Không bao giờ được để nó

    Phai nhạt. Tâm trí bạn sẽ tìm kiếm và

    Phát triển bức tranh đó.

    Tiến sĩ Norman Vincent Peale

    Tạo nên mỗi ngày của bạn bằng sự hình dung đơn giản sau:

    Hãy ngồi thật thẳng, thật thoải mái, nhắm mắt lại, vắt chéo tay và để các ngón tay chạm vào lòng. Giờ hãy hít một vài hôm thật chậm, thật sâu, hít vào bằng mũi vào thở ra bằng miệng . hãy để ý sự căng lên , xẹp xuống của bụng và ngực bạn sau mỗi nhịp thở, và cùng với mỗi một lần thở ra hít vào đó. Hãy tạo cho mình cảm giác càng ngày càng thư thái hơn. Giờ hãy đề giành cho hơi thở của bạn tìm thấy giai điệu tự nhiên của nó – chậm, đều và thư thái. Hãy tưởng tượng có một tia bức xạ sáng trắng từ từ xuất hiện ở phía bên trái cơ thể bạn – bắt đầu từ bàn chân trái của bạn, chuyển dịch dần dần lên bắp chân trái, đùi chân trái, mé cổ bên phải, vai phải , nửa thân mình bên phải, hông phải và chân phải của bạn, tia bức xạ sáng trắng này xâm nhập tới mọi tế bào trong cơ thể bạn. Bây giờ, bạn hãy tiếp tục làm như vậy thêm hai lần nữa, tùy theo tốc độ của riêng bạn, vừa làm vừa hình dung và trải nghiệm việc tia bức xạ sáng trắng đi từ dưới lên trên mé bên trái cơ thể bạn và lại đi xuống theo chiều bên phải là như thế nào.

    Trong tư thế những đầu ngón tay vẫn còn chưa chạm vào lòng, bạn hãy bắt đầu giai đoạn tập trung hơn. Bạn có thể chọn tập trung vào một biểu tượng hoặc hình ảnh có thể nhìn thấy được như một bong hoa, một nguồn sáng trắng hay một mặt hồ phẳng lặng- hoặc có thể thầm nhắc đi nhắc lại một từ, một hạt giống suy nghĩ hay một câu thần chú như “ Thái bình” , “ hân hoan” hoặc “ Tôi là người đáng yêu” . Hãy lặp đi lặp lại hình ảnh hoặc suy nghĩ đó để không suiy nghĩ nào có thể xuất hiện trong tâm trí bạn.

    Nếu tâm trí bạn bắt đầu đi lang thang , hãy nhẹ nhàng kéo nó trở lại điểm tập trung và hãy nhớ rằng, khả năng tập trung của bạn sẽ được nâng cao hơn nhớ luyện tập.

    Bước tiếp theo là cảm nhận và quan sát. Tách hai tay lúc trước vắt chéo của bạn ra, đặt bàn tay vào lòng, chiều bàn tay hướng lên, hãy để cho tâm trí bạn thật thoải mái, chỉ để ý và quan sát bất cứ nơi nào sự căng thẳng của bạn hướng tới – có thể là suy nghĩ, kí ức, kế hoạch, hình ảnh, lo lắng, cảm nhận hoặc sự thấu hiểu. hãy chỉ để ý và quan sát từ vị trí của một người trung lập mà thôi.

    Và giờ là lúc hoàn thành. Hãy nắm nhẹ cả hai tay, và một lần nữa , hãy tưởng tượng có một tia sáng trắng lóa đang bao quanh bạn, xâm chiếm cơ thể bạn và bảo vệ bạn. Khi vẫn đang được bao bọc bởi tia sáng trắng này, hãy tưởng tượng mọi việc diễn ra trong ngày theo cách bạn thích. Có lẽ, bạn sẽ phải điều chỉnh những tình huống và những sự kiện không lường trước được tự nhiên xuất hiện, nhưng hãy cứ tiếp tục và tạo ra ngày hôm nay theo cách bạn muốn nó như thế, dặc biệt chú ý tới cách bạn muốn hành động và cảm nhận trong ngày hôm nay. Hãy hình dung sự biểu thị chất lượng mà bạn chọn cho bản thân, chẳng hạn như tình yêu, sự vui thích , sự dũng cảm, sức mạnh, sự kiên nhẫn và bền bỉ. hãy thấy mình tương tác với người khác một cách bình tĩnh, tự tin, nhiệt tình và rõ ràng. Hãy thấy mình nói chuyện, giao tiếp một cách mạch lạc khẳng định rõ mong muốn và ý đị nh cảu mình, đòi hỏi và nhận được sự nuôi dưỡng mà bạn muốn.

    Giờ hãy xem những bước đi cụ thể mà bạn cần áp dụng để đạt được những mục tiêu quan trọng của mình và tạo những ngày bạn muốn. Hãy nhìn mặt và lắng nghe tiếng nói của những người quan trọng trong đời bạn khi họ chúc mừng bạn vì thành quả của những mục tiêu của bạn đã đạt được, hay vì những đặc trưng con người bạn. Và giờ, hãy tưởng tượng bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi sống một ngày như bạn mong muốn, hãy tạo ra những cảm giác đó ngay lúc này.

    Hãy hít vài hơn thật sâu, và một lần nữa, hãy để ý thức của bạn hòa nhịp cùng sự căng lên, xẹp xuống của bụng và ngực khi bạn hít vào và thở ra như vậy. Sau đó, khi bạn đã sẵn sàng , hãy từ từ mở mắt ra, bạn sẽ thấy hôm nay quả là một ngày tuyệt vời.

    Cuốn sách hình của bạn

    Cuốn sách hình có lẽ là công cụ có giá trị nhất của bạn. Nó chính là tấm bản đồ về tương lai của bạn, là hình ảnh rõ ràng, xác thực về nơi bạn sẽ đến. Nó chính là giấc mơ, mục tiêu và cuộc sống lý tưởng của ban. Vì tâm trí bạn tương tác mạnh tới những kích thích có thể nhìn thấy được nên việc thể hiện những khao khát của bạn bằng hình vẽ, tranh ảnh sẽ giúp bạn thực sự củng cố và tăng cường được mức độ rung cảm của chúng. Câu “ Trăm nghe không bằng một thấy” quả thật rất đúng đắn. Hình vẽ , tranh ảnh có thể nhìn thấy được sẽ kích thích cảm xúc của bạn, và cảm xúc của bạn chính là năng lượng rung cảm kích hoạt Luật hấp dẫn.

    Bạn đã xác định được những giấc mơ của mình.

    Giờ là lúc phải minh họa chúng bằng những hình ảnh cụ thể.

    Thế giới trong sự tưởng tượng của chúng ta

    Chỉ là một bức tranh sơn dầu.

    Henry David Thoreau¹

    Hãy tạo ra một cuốn sách hình ảnh có thể miêu tả rõ ràng tương lai bạn muốn tạo nên. Hãy tìm những bức tranh có thể hiện, hoặc làm biển tượng cho những trải nghiệm, những xúc cảm và những điều bạn muốn hấp dẫn vào cuộc sống của mình và đặt chúng vào cuốn sách của bạn. Chúc bạn tìm được niềm vui trong quá trình thực hiện điều đó ! hãy sử dụng những bức ảnh chụp, những trang ảnh cắt ra từ tạp chí, những bức tranh trên mạng Internet – bất cứ thứ gì có thể truyền cảm hứng cho bạn . Hãy sáng tạo. Bạn có thể sử dụng bất cứ thứ gì có thể có ý nghĩa với bạn. hãy thử nghĩ tới phương án cho thêm những bức hình của chính bạn vào cuốn sách đó xem sao. Nếu muốn như vậy, hãy chọn bức hình chụp lúc bạn vui vẻ. Có thể bạn cũng sẽ muốn dán những lời khẳng định, những lời trích dẫn hay những suy nghĩ có tác dụng truyền cảm hứng vào cuốn sách này. Hãy nhớ chọn những từ và những hình ảnh có thể truyền cảm hứng cho bạn và khiến bạn có cảm giác thoải mái.

    Cuốn sách này không giống bất cứ cuốn sách này.

    Bạn là tác giả, là họa sĩ.

    Đây là tấm bản đồ của bạn.

    Bạn có thể sử dụng cuốn sách hình của mình để miêu tả những mục tiêu và giấc mơ của bạn trong mọi lĩnh vực cuộc sống của mình, hoặc chỉ trong một lĩnh vực đặc biệt nào đó mà bạn tập trung vào. Hãy luôn giữ mục đích sống trong tâm trí của bạn, và hãy để ý tới danh sách bạn đã tạo ra khi xác định những giấc mơ của mình. Hãy giữ chúng trong một trật tự nào đó, và hãy chọn xem bạn sẽ đặt điều gì vào cuốn sách hình của mình. Tránh tạo ra một cuốn sách hỗn độn, lung tung, vì điều đó chứng tỏ bạn không muốn hấp dẫn những điều lộn xộn vào cuộc sống của mình. Hãy nhớ, đó đều là những giấc mơ của bạn, vì thế , hãy lựa chọn chúng thật cẩn thận. Chỉ dùng những từ ngữ và hình ảnh có thể miêu tả tốt nhất mục tiêu, tương lai lý tưởng của bạn và truyển cảm hứng cho những cảm xúc tích cực trong bạn. Trong sự đơn giản và rõ ràng luôn tiềm ẩn một vẻ đẹp. Quá nhiều hình ảnh và thông tin có thể làm bạn rối tung lên và khó có thể tập trung được

    Nếu bạn đang hình dung và tạo ra những thay đổi trong nhiều lĩnh vực cuộc sống của mình, có thể bạn sẽ muốn dùng nhiều hơn một cuốn sách hình. Chẳng hạn, bạn có thể muốn dùng một cuốn sách hình . Cho những mục tiêu và giấc mơ cá nhân, một cuốn cho mục tiêu tài chính và sự nghiệp. Thâm chí, bạn còn có thể muốn để cuốn sách hình về sự nghiệp của mình ở bàn làm việc trong văn phòng, xem đó như một phương tiện truyền cảm hứng và khẳng định

    Sự dụng cuốn sách hình như thế nào?

    Hãy để cuốn sách hình ở trên bàn, cạnh đầu giường của bạn. Hãy dựng đứng nó ,để mở( Nếu bạn thấy thoải mái). Mỗi sáng và mỗi tối, hãy dành thời gian để hình dung, khẳng định, tin tưởng và tiếp nhận những mục tiêu của bạn. Buổi tổi, hình dung vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ là tốt nhất. Những suy nghĩ và hình ảnh xuất hiện trong tâm trí bạn 45 phút trước khi bạn chìm vào giấc ngủ sẽ được lập đi lập lại trong tiềm thức của bạn suốt đêm, và những suy nghĩ cũng như hình ảnh bạn nghĩ tới lúc bắt đầu một ngày mới sẽ giúp bạn tạo ra những rung cảm tương thích với tương lai mà bạn mong muốn.

    Một thời gian sau, những giấc mơ của bạn sẽ bắt đầu xuất hiện, hãy nhìn vào những hình ảnh thể hiện những thành tích của bạn, và hãy biết ơn Luật Hấp dẫn đã có tác dụng tốt như thế nào với cuộc sống của bạn. Bạn phải ý thức được là Luật Hấp dẫn đang hoạt động. Đừng bỏ những bức tranh , hình ảnh thể hiện những mục tiêu mà bạn vừa đạt được đi. Đây chính là những thứ có ảnh hưởng, có thể nhìn thấy được, chúng nhắc cho bạn biết điều bạn chủ tâm hấp dẫn và hấp dẫn một cách có trí tuệ vào cuộc sống của mình.

    Hãy nhớ viêt lại ngày bạn đã tạo ra cuốn sách hình của mình. Vũ trụ thích sự nhanh nhạy, và bạn sẽ phải ngạc nhiên với sự nhanh nhạy mà Luật Hấp dẫn tương tác với những năng lượng, cam kết và khao khát của bạn. Giống như sự ngưng đọng thời gian, cuốn sách này sẽ chứng minh cho cuộc hành trình cá nhân, cho những giấc mơ và những thàn htichs bạn đã đạt được trong một năm cụ thể nào đó bằng hình ảnh. Nó sẽ trở thành hồ sơ ghi chép sự trưởng thành , ý thức và trải nghiệm mà bạn muốn lưu giữ và gợi lại trong những năm sắp tới.

    Cuộc phiêu lưu lớn nhất mà bạn từng tham gia là

    Sống cuộc sống như ước mơ của bạn.

    Oprah Winfrey

    Mỗi năm tạo ra một cuốn sách hình mới là một ý tưởng tuyệt vời. Khi bạn tiếp tục phát triển , tăng trưởng và mở rộng, những giấc mơ và những khát vọng của bạn cũng sẽ tiếp tục tăng trưởng, phát triển và mở rộng. Điều này sẽ giúp bạn tiếp tục tập trung, kích thích và truyền cảm hứng. Có thể bạn muốn biến điều này thành một truyền thống mới của gia đình. Nếu bạn có con, hoặc có những người em, hãy giúp chúng ta tạo ra những cuốn sách hình của riêng chúng, và hãy khuyến khích cả những giấc mơ của chúng. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận thấy quá trình này có thể thực sự hứng thú, có tác dụng lớn lao và có thể truyền cảm hứng tới mức nào.

    Những cuốn sách hình này cần phải được lưu giữ và nâng niu. Chúng không chỉ ghi chép những giấc mơ của bạn mà còn ghi lại sự lớn lên và những thành tích của bạn. Không gì có thể quý giá hơn những giấc mơ của bạn, và cuốn sách này chính là diện mạo của những giấc mơ đó. Những từ ngữ và hình ảnh tuyệt vời này tượng trưng cho tương lai của bạn. Chúng tạo ra những rung cảm tương thích với điều bạn muốn hấp dẫn và muốn tạo ra trong cuộc sống của mình.

    Sử dụng cuốn sách hình của bạn:

    ·hãy thường xuyên nhìn cuốn sách hình của bạn, và cảm nhận những cảm hứng mà nó mang lại

    ·Hãy cầm nó trong tay và thực sự tiếp nhận tương lai mà nó vé ra.

    ·Hãy đọc to những khẳng định hay những câu truyền cảm hứng trong cuốn sách lên

    ·Hãy sống theo cách đó.

    ·Hãy cảm nhận bạn sẽ như thế nào trong tương lai mà bạn đã tạo ra.

    ·Hãy tin tưởng nó đã là của bạn.

    ·Hãy biết ơn những điều tốt đẹp đã có trong cuộc đời bạn.

    ·Phải nhân biết được những thay đổi mà bạn đã nhìn thấy và cảm nhận được.

    ·Phải nhận biết sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của bạn.

    ·Phải nhận biết được Luật Hấp dẫn đang vận hành trong cuộc sống của bạn.

    ·Hãy xem sách trước khi đi ngủ và ngay khi thức dậy.

    ·Hãy hình dung tương lai của bạn.

    ·Hãy tưởng tượng đến những khả năng có thể xảy ra.

    ·Hãy nghĩ rằng chúng là có thật.

    Giấc mơ là hình ảnh sáng tạo về cuộc sống của bạn

    Trong tương lai. Bạn cần phải bước ra khỏi

    “ Vùng trời bình yêu” hiện tại của mình

    Và phải quen dần với những điều

    Lạ lẫm hay những điều không biết.

    . Denis Waitley¹

    Nguồn: http://camsim.vn/11-hinh-dung.html
     
  3. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Nguyên tắc 11: Hình dung ra những điều bạn mong muốn, đạt tới những điều bạn hình dung

    NGUYÊN TẮC
    11
    HÌNH DUNG RA NHỮNG ĐIỀU BẠN MONG MUỐN,
    ĐẠT TỚI NHỮNG ĐIỀU BẠN HÌNH DUNG


    Óc tưởng tượng là tất cả tài sản của con người. Nó chính là hình dung về những điều hấp dẫn sắp xảy tới trong đời.
    ALBERT EINSTEIN
    Nhà vật lý học từng được nhận giải thưởng Nobel

    H
    ình dung - hay hành động sáng tạo những hình ảnh sinh động và thuyết phục trong đầu - có lẽ là công cụ thành công không được tận dụng đúng mức nhất nhưng nó có thể đóng góp lớn lao cho bất kỳ thành công nào bạn muốn đạt tới theo ba cách sau:
    1. Hình dung kích thích sức mạnh sáng tạo của phần trí não vô thức trong bạn.
    2. Hình dung hướng trí não bạn tập trung bằng cách lập trình hệ thống kích thích dạng lưới (RAS - Reticular activating system) nhằm nhận dạng những nguồn lực có sẵn song chưa được tận dụng.
    3. Hình dung giúp bạn tiếp cận những con người, nguồn lực và cơ hội bạn cần để đạt tới mục tiêu.
    Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra, khi bạn thực hiện bất kỳ công việc nào trong cuốc sống thực, bộ não sẽ sử dụng những quy trình giống nhau như trong trí tưởng tượng sinh động của bạn. Hay nói cách khác, bộ não của bạn không phân biệt được sự khác nhau giữa hình dung ra một việc và thực sự thực hiện nó.
    Nguyên tắc này cũng được ứng dụng trong học tập. Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Harvard đã khám phá ra những sinh viên tiến hành hình dung trước trong não thường thực hiện các công việc được giao với độ chính xác lên tới xấp xỉ 100%, trong khi đó những sinh viên không thực hiện quá trình hình dung này thường chỉ đạt 55%.
    Hình dung giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Và mặc dù không ai trong chúng ta được học về điều này tại trường, nhưng các nhà tâm lý học thể thao và những chuyên gia huấn luyện đều đã đề cập tới sức mạnh của phương pháp hình dung kể từ những năm 1980. Hầu hết mọi vận động viên chuyên nghiệp và vận động viên Olympic giờ đây đều khai thác sức mạnh của óc tưởng tượng.
    Jack Nicklaus, vận động viên đánh golf huyền thoại, người đã từng chiến thắng trong hơn 100 vòng đấu với số tiền thưởng lên tới hơn 5,7 tỉ đô la, nói: “Tôi chưa từng đánh trúng một lỗ golf nào nếu trong khi tập luyện mà không hình dung rõ trong đầu một hình ảnh rõ ràng và sắc bén. Hình ảnh đó giống như một bộ phim màu. Trước tiên, tôi “thấy” đích ngắm, trắng, đẹp, nằm tít xa trên mặt cỏ xanh mướt. Sau đó, khung cảnh đột nhiên thay đổi, và tôi “nhìn thấy” trái bóng đang bay về phía đó, thấy đường bóng bay, hình dạng trái bóng và cả những chuyển động của bóng khi chạm đất. Sau đó, khung cảnh mờ dần, trước mắt tôi hiện ra động tác đánh bóng để đưa những hình ảnh lúc trước thành hiện thực.”

    TRÍ TƯỞNG TƯỢNG GIÚP BẠN
    THÀNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO?
    Khi hàng ngày bạn đều hình dung ra những mục tiêu của mình trong trạng thái đã được thực hiện, trí não vô thức của bạn sẽ xảy ra một xung đột về những điều bạn đang hình dung và những gì thực có. Trí não vô thức cố gắng giải quyết mâu thuẩn đó bằng cách đưa trạng thái hiện tại của bạn tiến dần tới những hình ảnh thú vị và mới mẻ bạn hình dung ra.
    Xung đột này càng tăng thêm khi óc tưởng tượng được sử dụng thường xuyên, và có thể thúc đẩy sự diễn tiến của ba sự việc sau:
    1. Nó lập trình cho hệ thống RAS trong não bộ nhận dạng mọi nguồn lực có thể giúp bạn thực hiện mục tiêu.
    2. Nó kích thích trí não vô thức sáng tạo giải pháp để thực hiện mục tiêu bạn mong muốn. Bạn sẽ bắt đầu với việc bạn thức dậy mỗi sáng trong đầu đầy ắp những ý tưởng mới. Bạn sẽ tìm ra những ý tưởng ngay cả khi tắm, khi đi dạo, hay khi lái xe tới văn phòng.
    3. Nó sẽ thúc đẩy, tạo động lực cho bạn. Bạn sẽ dần nhận ra mình đang vô thức thực hiện những hành động dẫn bạn tới gần mục tiêu hơn. Đột nhiên, bạn giơ tay phát biểu trong lớp, tự nguyện nhận thêm các nhiệm vụ tại công sở, phát biểu trong buổi họp nhân viên, thẳng thắn đòi hỏi quyền lợi, tiết kiệm tiền để thực hiện những việc mình mong muốn, giảm số dư nợ trong tài khoản thẻ tín dụng, hay sẵn sàng chấp nhận rũi ro trong cuộc sống.
    Chúng ta hãy cùng xem xét kỹ lưỡng hơn phương thức vận hành của hệ thống RAS. Tại bất kỳ thời điểm nào, não bộ của bạn đều phải tiếp nhận tám triệu thông tin - hầu hết những thông tin đó bạn không thể và cũng không cần chú tâm tới. Do vậy, hệ thống RAS sàng lọc hầu hết những thông tin đó, chỉ giữ lại những thông tin có thể giúp bạn tồn tại và thực hiện những mục tiêu quan trọng nhất của mình.
    Như vậy, hệ thống RAS làm cách nào biết được cần giữ lại hay sàng lọc thông tin nào? Nó sẽ giữ lại mọi thông tin có thể giúp bạn thực hiện những mục tiêu bạn đã thiết lập, hình dung và khẳng định. Hệ thống này cũng giữ lại những thông tin phù hợp với niềm tin và ý niệm của bạn về bản thân, về những người xung quanh và về thế giới.
    Hệ thống RAS là một công cụ hữu dụng, song nó chỉ có thể tìm kiếm những phương pháp để hoàn thiện chính xác những bức tranh bạn đã đưa ra cho nó. Trí não vô thức của bạn không suy nghĩ bằng từ ngữ - nó chỉ có thể suy nghĩ bằng hình ảnh. Vậy, điều này giúp bạn như thế nào trong những nỗ lực để thực hiện giấc mơ thành công và đạt tới cuộc sống bạn mơ ước.
    Khi bạn hình dung trong não những bức tranh sống động, cụ thể, đầy màu sắc và thuyết phục - nó sẽ tìm kiếm và thu thập những thông tin cần thiết để biến bức tranh đó thành hiện thực. Nếu bạn hình dung ra hình ảnh 10.000 đô la, não bộ sẽ nghĩ ra cách giải quyết để có 10.000 đô la. Nếu bạn hình dung ra hình ảnh một triệu đô la, não bộ nghĩ ra cách giải quyết để có một triệu đô la.
    Nếu bạn hình dung ra những hình ảnh về một ngôi nhà to đẹp, một người bạn đời lý tưởng, một công việc hấp dẫn, và những kỳ nghĩ lý thú, bộ não sẽ hoạt động để giúp bạn đạt được những điều đó. Ngược lại, nếu bạn liên tục đưa vào trong đầu những hình ảnh lo âu, sợ sệt và tiêu cực - hãy đoán xem điều gì xảy ra? - não bộ cũng sẽ biến những hình ảnh đó thành sự thực.

    QUY TRÌNH HÌNH DUNG TƯƠNG LAI
    Quy trình hình dung viễn cảnh thành công rất đơn giản. Tất cả những việc bạn cần làm chỉ là nhắm mắt lại và hình dung những mục tiêu của bạn trong trạng thái đã hoàn tất.
    Nếu mục tiêu của bạn là sở hữu một ngôi nhà đẹp nằm bên hồ, thì hãy nhắm mắt lại, hình dung cảnh mình đang đi bộ tới chính ngôi nhà bạn muốn có. Lấp đầy bức tranh bằng những họa tiết. Bên ngoài ngôi nhà trông thế nào? Khung cảnh xung quanh ra sao? Vị trí ngôi nhà thế nào? Phòng khách, bếp ăn, phòng ngủ, phòng làm việc,... như thế nào? Đồ đạc trong nhà ra sao? Hãy đi từ căn phòng này tới căn phòng kia và lấp đầy chi tiết vào đó.
    Hãy hình dung thật rõ ràng và sáng sủa. Điều này ứng dụng cho mọi mục tiêu của bạn - dù rằng mục tiêu đó về công việc, giải trí, gia đình, tài chính cá nhân, các mối quan hệ hay hoạt động từ thiện.
    Sau đó, mỗi sáng khi thức giấc và mỗi tối trước khi đi ngủ, hãy đọc to danh sách những mục tiêu của mình, dừng lại sau mỗi mục tiêu, nhắm mắt lại và tái hình dung ra trong đầu cảnh mục tiêu đó khi đã hoàn tất. Tiếp tục làm như vậy cho tất cả các mục tiêu. Toàn bộ quá trình này sẽ mất khoảng 10 tới 15 phút, tùy thuộc vào số lượng mục tiêu của bạn. Hãy thực hiện những điều bạn hình dung ngay sau khi đã suy nghĩ thấu đáo. Trạng thái tĩnh tại sâu sắc bạn đạt được khi suy nghĩ thấu đáo sẽ làm tăng những ảnh hưởng của trí tưởng tượng.

    VẼ THÊM VÀO BỨC TRANH
    NHỮNG ÂM THANH VÀ CẢM XÚC
    Để nhân thêm nhiều lần ảnh hưởng của hình ảnh, hãy thêm vào đó những âm thanh, mùi vị và cảm giác. Bạn sẽ nghe thấy âm thanh gì, ngửi thấy hương vị gì, cảm nhận mùi vị gì và quan trọng hơn cả - bạn sẽ có cảm xúc, cảm giác gì nếu bạn đã thực hiện được mục tiêu của mình?
    Nếu bạn đang hình dung ra ngôi nhà mơ ước trên bãi biển, bạn có thể thêm vào đó âm thanh sóng vỗ, tiếng lũ trẻ nô đùa trên bãi cát và lời cảm ơn của người bạn đời dành cho bạn.
    Sau đó, hãy gia tăng cảm giác tự hào khi được sở hữu ngôi nhà, thỏa mãn khi thực hiện được mục tiêu, và cảm giác ánh nắng chiếu lên gương mặt khi bạn ngồi bên bàn làm việc nhìn ra biển trong cảnh hoàng hôn đẹp tuyệt vời.

    LẤP ĐẦY BỨC TRANH BẰNG CẢM XÚC
    Cảm xúc chính là phương tiện đưa bạn tới mục tiêu của mình nhanh nhất. Những nhà nghiên cứu đã khám phá ra, một hình ảnh hay khung cảnh, khi gắn liền với những xúc cảm mạnh mẽ, có thể lưu lại mãi trong tâm trí.
    Tôi đảm bảo bạn còn nhớ rõ mình đang ở đâu khi John F. Kennedy bị ám sát năm 1963 hay khi Trung tâm Thương mại Thế giới bị sụp đổ ngày 11 tháng Chín năm 2001. Bộ não bạn ghi nhớ chi tiết những sự việc đó, không chỉ bởi nó đã sàng lọc những thông tin cần thiết giúp bạn tồn tại qua những giờ phút căng thẳng, mà còn bởi bản thân những hình ảnh đó đã tạo ra trong tâm trí bạn những cảm xúc mãnh liệt. Những cảm xúc này đã kích thích các tế bào thần kinh trong não bộ, khiến cho các nơ-ron liên kết mạnh mẽ với nhau, do đó gây ấn tượng sâu sắc lên bộ nhớ. Bạn cũng có thể gia tăng cảm xúc cho những hình ảnh trong trí tưởng tượng của mình bằng cách thêm vào đó những âm thanh ấn tượng, những hương vị của cuộc sống đời thực, những tình cảm sâu sắc và thậm chí cả tiếng bạn hô to những lời khẳng định bằng cả bầu nhiệt huyết của mình. Bạn càng dồn vào đó nhiều tình cảm, nhiệt huyết và năng lượng thì kết quả càng tốt đẹp.

    PHƯƠNG PHÁP HÌNH DUNG HIỆU QUẢ
    Peter Vidmar, vận động viên từng giành huy chương vàng Olympic đã miêu tả cách anh sử dụng trí tưởng tượng để theo đuổi thành công giấc mơ đoạt huy chương vàng của mình:
    Để giữ cho tâm trí hướng về chiếc huy chương Olympic, chúng tôi bắt đầu hình dung ra ước mơ của mình vào cuối những buổi tập luyện căng thẳng. Chúng tôi hình dung ra chính mình đang thực sự tranh tài trên đấu trường Olympic và thực hiện ước mơ của mình bằng cách luyện tập cho màn thi thể dục dụng cụ mà chúng tôi coi là cuối cùng.
    Tôi nói: “Được rồi, Tim, hãy tưởng tượng đây là trận chung kết môn thể dục dụng cụ đồng đội nam của Thế vận hội Olympic. Đội tuyển quốc gia Mỹ đang tranh tài trong đêm thi đấu cuối cùng. Hai vận động viên đại diện cho cả quốc gia Hoa Kỳ là Tim Daggert và Peter Vidmar. Đội chúng ta đang xếp ngang hàng với đội tuyển Trung Quốc, đương kim vô địch thế giới, và chúng ta cần thể hiện tốt nhất những gì mình đã luyện tập để giành được tấm huy chương vàng đồng đội Olympic.”
    Lúc đó, mỗi chúng tôi đều nghĩ, Phải rồi. Chúng ta chưa bao giờ được xếp ngang hàng với những vận động viên tới từ Trung Quốc. Họ là số 1 tại giải vô địch toàn thế giới tổ chức ở Budapest, trong khi đội tuyển chúng ta thậm chí còn chưa có nổi một tấm huy chương. Chuyện này sẽ chẳng bao giờ xảy ra.
    Nhưng nếu như chuyện đó xảy ra thì sao? Chúng tôi sẽ cảm thấy thế nào?
    Chúng tôi nhắm mắt lại và trong căn phòng tập lúc cuối ngày, chúng tôi hình dung ra một đấu trường Olympic với 13.000 khán giả trên khán đài và hơn 200 triệu khán giả dõi theo truyền hình. Sau đó, chúng tôi thể hiện những màn tập của mình. Trước tiên, tôi là người giới thiệu. Tôi đưa tay lên miệng, giả làm loa và nói to: “Tiếp theo, vận động viên Tim Daggert, tới từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.” Sau đó, Tim bước lên trình diễn như thể đó là một màn thi đấu thực sự.
    Rồi, Tim đi vòng qua góc sân tập, bắc tay lên miệng và hô to với giọng trịnh trọng nhất: “Tiếp theo, vận động viên Peter Vidmar, tới từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.”
    Tới lượt tôi thi đấu. Trong đầu tôi hình dung ra cách thực hiện hoàn hảo màn thi đấu để giúp đội mình giành huy chương vàng. Nếu tôi không làm được, chúng tôi sẽ thua cuộc.
    Tim sẽ hô to: “Đèn xanh,” và tôi quay ra nhìn trọng tài chính, thường là huấn luyện viên Mako của chúng tôi. Tôi giơ cao tay và ông cũng thế. Sau đó, tôi quay lại, hướng về phía xà và bắt đầu màn thi đấu của mình.
    Ồ, một sự việc thú vị đã xảy đến vào ngày 31 tháng Sáu năm 1984.
    Đó là lúc diễn ra trận chung kết môn thể dục dụng cụ đồng đội nam, Thế vận hội Olympic tại Pauley Pavilion thuộc khuôn viên trường UCIA. 13.000 chỗ trên khán đài đã chật cứng người, và hơn 200 triệu khán giả đang theo dõi qua truyền hình. Đội tuyển Mỹ đang tranh tài trong trận đấu cuối cùng, trận đấu vinh dự nhất. Hai vận động viên đại diện lại chính là Tim Daggert và Peter Vidmar. Và đúng như chúng tôi đã hình dung, chúng tôi đang sánh ngang hàng với đội tuyển Trung Quốc. Chúng tôi cần thực hiện màn biểu diễn xà cao thật tốt thì mới có thể giành được huy chương vàng.
    Tôi nhìn Huấn luyện viên Mako, người đã dẫn dắt tôi suốt 12 năm qua. Cũng giống như mọi khi, ông chỉ nói: “Được rồi, Peter, tiến lên. Con biết cần phải làm gì. Con đã thực hiện một ngàn lần rồi, giống như đã làm trên sân tập. Chúng ta hãy làm thêm một lần nữa và về nhà. Con đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng.”
    Ông đã đúng. Tôi đã lập kế hoạch cho giờ phút này và đã hình dung ra nó hàng trăm lần. Tôi đã chuẩn bị để thực hiện tốt màn thi đấu. Thay vì nhìn thấy chính mình đang đứng trong đấu trường Olympic với 13.000 khán giả trực tiếp và hơn 200 triệu người xem truyền hình trong đầu, tôi hình dung lại cảnh mình đang đứng cùng chỉ hai người, trong sân tập UCIA vào lúc cuối ngày.
    Khi người giới thiệu hô to: “Vận động viên Peter Vidmar, tới từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,” tôi hình dung đó chính là lời của người đồng đội Tim Daggert. Khi chiếc đèn xanh bật lên, cho biết đã tới giờ thi đấu, tôi hình dung đó không phải là chiếc đèn xanh thực sự mà chính là Tim đang hô: “Đèn xanh!” Và khi tôi giơ tay về phía trọng tài chính người Đông Đức, tôi đang ra dấu cho huấn luyện viên của mình, giống như hàng ngày tôi vẫn làm cuối mỗi buổi tập. Tại sân tập, tôi luôn hình dung mình đang đứng trong trận chung kết. Tại trận chung kết, tôi lại hình dung mình đang đứng trong sân tập.
    Tôi quay lại, hướng về phía xà, nhảy lên nắm lấy xà. Tôi bắt đầu cùng một màn trình diễn như trong trí tưởng tượng và như khi luyện tập hàng ngày tại sân tập. Tôi lần theo lối đi trong bộ nhớ, lặp lại những động tác tôi đã làm hàng trăm lần. Tôi nhanh chóng vượt qua phần xà đôi, cơ hội tiến tới chức vô địch thế giới càng gần. Tôi nhẹ nhàng hoàn thành nốt phần thi còn lại và tiếp đất vững vàng, sau đó hồi hộp đợi kết quả từ phía ban giám khảo.
    Một giọng nói trầm ấm vang lên sau chiếc micro: “Điểm cho Peter Vidmar: 9.95.” “Tuyệt vời!” Tôi hét to. “Mình đã làm được rồi!” Đám đông reo hò ầm ĩ khi tôi và các đồng đội ăn mừng chiến thắng.
    30 phút sau, chúng tôi đang đứng trên bục trao huy chương tại đấu trường Olympic trước 13.000 khán giả và hơn 200 triệu bạn xem truyền hình. Tim, tôi và những đồng đội tự hào đeo những tấm huy chương vàng khi bài quốc ca vang lên và lá quốc kỳ Mỹ được kéo lên đỉnh cột cờ. Đó chính là giờ phút chúng tôi đã hình dung và luyện tập hàng trăm lần trên sân tập. Chỉ có lúc này giờ phút đó mới là sự thực.

    NẾU TÔI KHÔNG HÌNH DUNG ĐƯỢC
    TRONG LÚC TƯỞNG TƯỢNG THÌ SAO?
    Theo các nhà tâm lý học, có một số người được coi là có óc tưởng tượng chính xác bằng những hình ảnh thị giác. Khi những người này nhắm mắt lại, họ nhìn thấy mọi việc qua những hình ảnh màu kỹ thuật số ba chiều, rõ ràng và sáng sủa. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta không làm được như vậy. Hay, bạn không thực sự nhìn thấy một việc rõ ràng như bạn nghĩ về nó. Đây là việc rất bình thường. Đối với những người này, phương pháp hình dung vẫn đem lại hiệu quả tốt. Hãy làm bài tập hình dung về những mục tiêu của bạn trong trạng thái đã hoàn thành hai lần mỗi ngày, và bạn sẽ vẫn thu về những hiệu quả giống như những người có trí tưởng tượng chính xác bằng hình ảnh thị giác.

    SỬ DỤNG TRANH ẢNH ĐƯỢC IN RA
    Nếu bạn gặp rắc rối trong việc hình dung ra các mục tiêu của mình, hãy sử dụng những bức tranh, hình ảnh hay biểu tượng để giữ cho trí não vô thức và có ý thức tập trung vào những mục tiêu. Chẳng hạn, nếu bạn đặt mục tiêu sở hữu chiếc Lexus LX-430 đời mới, bạn có thể mang máy ảnh tới một đại lý bán xe Lexus tại địa phương và nhờ người bán hàng chụp cho bạn tấm ảnh đang ngồi sau bánh lái.
    Nếu mục tiêu của bạn là đi du lịch Paris, hãy tìm một bức ảnh Tháp Eiffel - sau đó cắt một tấm hình của bạn dán vào chân tháp như thể đó là bức ảnh bạn chụp tại Paris. Vài năm trước, tôi đã sử dụng phương pháp này với một bức tranh nhà hát Opera Sydney, và chỉ trong vòng một năm, tôi đã ở Sydney, Australia, đứng trước công trình đó.
    Nếu mục tiêu của bạn là trở thành triệu phú, bạn có thể muốn viết cho mình tấm séc trị giá 1.000.000 đô la hay tạo một bản sao kê ghi rõ tài khoản ngân hàng hay danh mục đầu tư chứng khoán của bạn hiện tại có số dư 1.000.000 đô la.
    Tôi và Mark Victor Hansen đã tạo một tấm ma két Danh sách các Ấn phẩm bán chạy nhất do New York Times bình chọn, trong đó tác phẩm Chicken Soup for the Soul®đứng ở vị trí đầu tiên. Trong vòng 15 tháng, ước mơ đó đã thành sự thật. Bốn năm sau, chúng tôi lập kỷ lục Guinness thế giới nhờ có cùng lúc bảy cuốn sách lọt vào danh sách các ấn phẩm bán chạy nhất do New York Times bình chọn.
    Khi đã tạo ra những hình ảnh này, bạn có thể đặt chúng - mỗi hình ảnh vào một trang - và cuốn sổ lò xo để xem lại hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể làm một tấm bảng ước mơ hay một bản đồ kho báu - cắt dán tất cả những hình ảnh này lên một bảng tin, hay một cánh tủ lạnh - ở nơi nào bạn có thể trông thấy hàng ngày.
    Khi NASA làm việc để đưa người lên mặt trăng, trung tâm này đã treo một bức hình mặt trăng to lên tường, dài từ sàn nhà lên tới trần, tại nơi làm việc chính. Mọi người đều hiểu rõ mục tiêu đó và họ đã đạt được mục tiêu sớm hơn dự định hai năm!

    NHỮNG TẤM BẢNG ƯỚC MƠ VÀ CUỐN SỔ GHI LẠI MỤC TIÊU
    ĐÃ BIẾN GIẤC MƠ THÀNH HIỆN THỰC
    Năm 1995, John Assaraf đã làm một tấm bảng ước mơ, và treo lên tường phòng làm việc tại nhà. Bất kỳ khi nào thấy mình mong muốn sở hữu vật gì hay được đi nghỉ ở đâu, anh đều tìm một tấm hình và dán lên bảng. Sau đó, anh hình dung ra mình đang tận hưởng sự vật/ kỳ nghỉ đó.
    Tháng Năm năm 2000, sau khi chuyển tới căn nhà mới tại Nam California vài tuần sớm hơn dự định, lúc 7 giờ 30 sáng, anh đang ngồi trong phòng làm việc thì Keenan, cậu con trai năm tuổi chạy vào và ngồi lên chiếc hộp đã để đó bốn năm. Keenan hỏi cha trong hộp có gì. Khi John nói với con, trong những chiếc hộp là những tấm bảng mơ ước, cậu bé hỏi lại: “Những cái gì mơ ước ạ?”
    John mở một trong những chiếc hộp và chỉ cho Keenan xem một chiếc bảng ước mơ. John mỉm cười khi nhìn tấm bảng đầu tiên và thấy bức hình một chiếc xe thể thao Mercedes, một chiếc đồng hồ và một vài đồ vật khác, tất cả những vật này giờ đây anh đều đã có.
    Song khi lấy chiếc bảng thứ hai ra, anh bắt đầu khóc. Trên tấm bảng là hình ngôi nhà anh vừa mua và đang sống trong đó! Không phải là một ngôi nhà giống như trong bức hình! Ngôi nhà rộng 2.134 mét vuông nằm trên mãnh đất 2,4 hecta, với phòng khách rộng 900 mét vuông, một sân chơi quần vợt và 320 cây cam - Đây là ngôi nhà anh đã nhìn thấy trên tạp chí Dream Homes (Những ngôi nhà mơ ước) bốn năm trước!
    Caryl Kristensen và Marilyn Kentz - thường được biết đến với cái tên “Những người mẹ” bởi nghề của họ là kể chuyện vui về trẻ con, cuộc sống gia đình và những áp lực của người làm mẹ - là những người hiểu được sức mạnh của việc tạo ra những bức tranh về mục tiêu của chính mình. Họ đã khởi đầu tình bạn cũng như sự nghiệp của mình tại một thị trấn nông thôn nhỏ của Petaluma, bang California. Khi đã quyết định trở thành những nghệ sĩ trình diễn và tự xây dựng chương trình, họ đã làm một cuốn sổ mục tiêu, trong đó liệt kê tất cả mọi việc họ muốn thực hiện và minh họa bằng những bức tranh. Mọi điều họ ghi trong sổ đều đã trở thành hiện thực!
    Những thành công họ đạt được bao gồm: The Mommies, loạt chương trình sitcom trên đài NBC được phát sóng trong giữa những năm 1993 - 1995; Caryl và Marilyn Show, một chương trình trò chuyện phát sóng trên ABC từ năm 1996 tới năm 1997; các chương trình đặc biệt trên truyền hình cáp Showtime, Lifetime và cuốn sách vô cùng thành công The Mother Load.
    Vì cả Caryl và Marilyn đều là họa sĩ nên họ dễ dàng minh họa được mục tiêu của mình, song bạn không cần phải có tài hội họa mới tạo được cuốn sổ mục tiêu của bạn. Họ đã viết những mục tiêu của mình bằng thì hiện tại, thêm vào đó là những cụm từ miêu tả cảm xúc như: “Tôi cảm thấy hài lòng và biết ơn,” “Tôi cảm thấy vui vẻ và thoải mái,” “Được sống trong ngôi nhà tuyệt vời này mới hạnh phúc làm sao,” và họ kết thúc mỗi trang sổ bằng câu: “Điều này hay một điều tốt đẹp hơn sẽ tới.”
    Và điều đó hay những điều tốt đẹp hơn luôn thực sự xảy ra.

    HÃY BẮT ĐẦU NGAY TỪ BÂY GIỜ
    Hãy dành thời gian mỗi ngày để hình dung khi mọi mục tiêu của bạn đã được thực hiện. Đây chính là một trong những điều quan trọng nhất bạn cần làm để biến ước mơ thành hiện thực. Một số nhà tâm lý cho rằng, một giờ tưởng tượng có tác động bằng 7 giờ sử dụng cơ bắp. Đây có thể là một lời nói quá, song nó cũng chứa đựng một hàm ý quan trọng - óc tưởng tượng và hình dung chính là một trong những công cụ thành công hữu hiệu nhất của bạn. Hãy nhớ tận dụng nó.
    Bạn không nhất thiết phải hình dung ra những thành tựu tương lai của mình trong vòng một giờ đồng hồ. Chỉ 10 tới 15 phút là đủ. Azim Jamal, một diễn giả lỗi lạc tại Canada khuyên mọi người nên làm theo phương pháp ông gọi là “Giờ quyền lực” - 20 phút dành cho hình dung và suy tưởng, 20 phút luyện tập và 20 phút đọc những cuốn sách chứa đựng thông tin hoặc truyền cảm hứng. Hãy tưởng tượng xem cuộc sống của bạn sẽ ra sao nếu bạn thực hiện lời khuyên này hàng ngày.

    Nguồn: http://www.tranthuyvuong.com/2013/03/nguyen-tac-11-hinh-dung-ra-nhung-ieu.html
     

Chia sẻ trang này