KINH DỊCH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Thảo luận trong 'Chu dịch = Nắm bắt Thiên cơ + Biết Vận Mệnh' bắt đầu bởi Hà Quảng, 12 Tháng mười một 2012.

  1. Hà Quảng

    Hà Quảng Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    78
    Điểm thành tích:
    6
    Kinh dịch hình thành và phát triển

    Kinh dịch gồm hai bộ phận cấu thành : Dịch kinh và Dịch truện
    Dịch kinh là bộ phận cung cấp thông tin dự trắc học , phân thành 2 phần Thương – Hạ
    Dịch truện là trước tác của các học giả gồm có 10 thiên : Thoán phần Thượng và Hạ ,Tượng phần Thượng và Hạ , Hệ từ phần Thương và Hạ ,Văn ngôn , Thuyết quái ,Tựa quái ,Tạp quái
    Dịch – Kinh
    - Kinh : Thượng kinh 30 quẻ , Hạ kinh 30 quẻ
    - Truyện :
    • Thoán truyện : chủ nghĩa tên quẻ , lời quẻ
    • Tượng truyện : Chú thích tượng quẻ , lời hào
    • Văn ngôn truyện :Giải thích 2 quẻ Càn – Khôn
    • Hệ từ truyện : Lời quẻ , lời hào
    • Thuyết quái : Ví dụ tượng trưng của Bát quái
    • Tạp quái truyện : Khái quát nghĩa quẻ mà tự quái truyện đưa ra
    • Tự quái truyện : Giải thích về sự sắp xếp của 64 quẻ
    Dịch kinh chỉ có hào từ và quái từ của 64 quẻ , đó là cơ sở lý luận quan trọng để người đời sau sáng tác ra Dịch truyện còn gọi là Thập dực

    Tại sao lại có hai cách gọi là Chu dịch & Kinh dịch ?
    Cả hai đều chỉ là một . Gọi là Kinh là bởi Dịch được đặt trong Lục kinh , trở thành trước tác kinh điển của nho học
    - Giải thích về chữ Chu
    • Đạo dịch được nhà Chu phổ biến và mở rộng ở khắp nơi
    • Rất nhiều người cho rằng “ Chu “ trong Chu dịch chính là niên đại của nhà Chu
    - Giải thích về chữ Dịch
    • Dịch là một chữ nhưng 3 nghĩa : Giản dịch , Giao dịch , Bất dịch
    • Dịch trong chữ Hán cổ là hình tượng chim bay
    • Là con thằn lằn , vì nó có thể thay đổi màu sắc theo hoàn cảnh môi trường
    • Mặt trăng ,mặt trời là :dịch “ tượng trưng cho Âm – Dương
    Nói Chu dịch là bàn về tác dụng tương hỗ của lực Âm – Dương. Sinh ra muôn vật ,” Cương nhu đõi nhau mà sự biến đổi nằm trong đó vậy “
    Tác phẩm ” Dịch kinh “ được hình thành qua 3 giai đoạn : Thần nông – Hoàng đế - Hạ ,Thương ,Chu “ hay còn gọi là Tam dịch “ . Bàn về Tam dịch còn có nhiều luận thuyết khác nhau , bậc đại nho Trịnh Huyền thì cho rằng Dịch học đời Hạ là Liên Sơn , đời Thương là Quy Tàng ,đời Chu là Chu dịch . Ba tác phẩm đó gọi là Tam dịch
    Kinh dịch có cách gọi khác “ Nhân canh Tam thánh , thế lịch tam cổ”tức là nó được hoàn thành qua 3 giai đoạn do 3 vị thánh nhân Phục Hy – Văn Vương –và Khổng Tử hoàn thành

    Hai phái Sáu tông

    Hai phái đó là : Học phái Tượng số và học phái Nghĩa lý
    - Học phái Tượng số có 3 tông : Chiêm bốc tông – Kỷ tưởng tông – Đồ thư tông
    Tượng và số trong Dịch có nghĩa khác nhau : Tượng là hình tượng , số là con số và phép tính . Vạn vật hữu hình trong thế giới đều có tượng và số
    * Dịch tượng : Hào là tượng hào , Quẻ là tượng quẻ chỉ hình trạng Bát quái 64 quẻ , 384 hào . Chỉ vật trưng đặc của Bát quái như Càn là trời – Khôn là đất . Chỉ sự vật cụ thể của hào từ như phần quái trong quẻ Càn vậy “ Tiềm Long Vật dụng “
    - Học phái Nghĩa lý có 3 tông : Lão trang tông – Nho lý tông – Sử sự tông
    * Dịch số :Trong quẻ có 6 hào là Sơ hào –Nhị hào – Tam hào – Tứ hào – ngũ hào – Thượng hào . Trình tự thuận của 6 hào nhân thành : Sơ , Nhị , Tam Tứ , Ngũ ,Thượng biểu thị quy luật biến đổi của hào
    • Nhân vật truyền thừa của học phái Tượng số:
    Khổng Tử ……Tiêu Diên Thọ ….. Kinh Phòng
    Kinh phòng phát triển đến đời Đông Hán thì đàn bị Dịch hochj dân gian thay thế . Cho đến triều Tống học phái Tượng số mới phát triển , đây chính là học phái Dịch học với đại biểu là Hoa Sơn đạo sỹ Trần Đoàn
    • Nhân vật truyền thừa Học phái Nghĩa Lý
    Vương Bật đời Ngụy , những người kế tục sau đó là Hồ Viên , Trình Di , Lý Quang , Dương Vạn Lý triều Tống

    Quẻ là nguồn gốc của vạn tượng
    Cái gọi là Quái tức là treo lên ,là đại biểu , là nguồn gốc của vạn tượng
    Đọc kinh dịch thứ xuất hiện đầu tiên chính là ký hiệu của quẻ . Vậy suy cho cùng quẻ là gì ? Quẻ như trong Kinh dịch là hiện tượng trong vũ trụ “ quái giả , quái dã “ ,là hiện tượng ngay trước mắt ta gọi đó là quẻ , tức là các vật nó được treo lên biểu thị người , lấy một ký hiệu để thay cho vạn vật , là vô tận tượng ,là nguồn gốc của vạn tượng
    Vì thế trong Kinh dịch chứng thích đã nói “ Quái nhất nhi dụng chúng , như càn tam chi vi tượng giản , nhi sở tượng vô tận “ Ý nói : Quẻ chỉ có một mà (ứng ) dụng được nhiều , như quẻ Càn chỉ có 3 vạch đơn giản , mà cái tượng thì vô tận
     
    Last edited by a moderator: 12 Tháng mười một 2012
  2. Hà Quảng

    Hà Quảng Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    78
    Điểm thành tích:
    6
    Chào các bác trong diễn đàn .Tôi dang tham gia tranh luận trên một diễn đàn khác về lập quẻ theo thời gian . Người thì cho rằng thời gian gieo quẻ phải theo tiết lệnh , người thì cho rằng gieo như thế không đúng . Bác nào biết rõ về việc này xin các bác chỉ cho
     
  3. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Chúc anh Hà Quảng năm mới Mạnh khỏe-Thành công, đặc biệt về Dịch học.

    Điều anh đang tranh luận, theo tôi nghĩ nó vẫn sẽ là vẫn đề muôn thủa. Nhưng tôi nghĩ chúng ta chẳng cần tranh cãi việc đó nhiều, cũng bởi hiện có quá nhiều môn phái. Nhưng theo các sách kinh điển nổi tiếng mà Bậc Thầy Thiệu Vĩ Hoa đã tổng hợp viết cuốn '' Chu dịch dự đoán học '' thì theo Tiết khí là đúng.

    Nếu bạn đã đọc cuốn '' Tăng san bốc dịch '' cũng vậy, theo tiết khí.

    Theo tôi, khi đọc các sách về giải quẻ dịch, đều ít nhiều nói về tại sao theo tiết khi đúng hơn, tuy rằng có thể chưa đủ để thuyết phục được tất cả mọi người. Nhưng, như ông Thiệu Vĩ Hoa đã viết '' Thực tế là tiêu chuẩn duy nhất để chứng minh ''. Như vậy Tôi và anh đang đứng giữa các quan điểm như vậy, ta phải tự chọn theo quan điểm nào-Sách nào để ứng dụng và kiểm nghiệm thực tế.

    Tutru tôi chọn lấy theo Tiết khí như ông Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn Chu dịch dự đoán học hay sách ''Tăng san bốc dịch''.

    Thường ngày tôi vẫn ứng dụng quẻ Dịch vào công việc của mình, tuy chưa nhiều nhưng vẫn đang kiên trì theo cách lấy theo tiết khí, và theo tôi thì theo tiết khí không còn nghi ngờ gì nữa.

    Trong môn dự đoán theo Tutru cũng vậy, vẫn phải theo tiết khí.

    Hai môn: Dự đoán quẻ dịch và Dự đoán Tứ trụ có cùng chung lý luận về Âm dương - Ngũ hành ( Theo tôi đã là lý luận cơ bản thì chỉ có một, tức là nó áp dụng trong mọi trường hợp): Xem về Trời thì dùng ngày, xem về đất thì dùng tháng, hoặc nguyên lý Động thì biến, bởi động mới sinh ra Cát - Hung ..v.v.. Mà đặc tính của Âm - Dương là Âm-Đất:Tĩnh; Dương-Trời: Động >>> Sự vận động không ngừng của Trời sinh Cát-Hung, nguyên lý này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt khi nghiên cứu luận giải quẻ dịch.

    Lý luận này theo tôi, trong Phong thủy cũng vậy, đều phải xét khi nào xem về '' Trời '', khi nào xem về '' Đất '', cái này thật trừu tượng, nhưng nó là Âm - Dương luôn song hành, đối lập thống nhất, cùng tồn tại, và đã được nói ở nhiều sách, người dùng cần '' biến '' khi ứng dụng vào thực tiến cho đúng các Nguyên lý cơ bản của Âm - Dương.

    Tutru có vài lời thể hiện quan điểm cá nhân, anh Hà Quảng tham khảo.

    Thay mặt diễn đàn, mong anh Hà Quảng cùng các thành viên diễn đàn chúng tay góp sức cùng ban quản trị ngày càng làm cho Nhân Trắc Học hữu ích với mọi người.

    Một lần nưa chúc cả nhà ăn tết Vui-Khỏe!
     
  4. Hà Quảng

    Hà Quảng Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    78
    Điểm thành tích:
    6
    Cảm ơn bác tutru rất nhiều
    - Nhân dịp đầu năm Quý tỵ xin chúc bác cùng gia đình gặp nhiều niềm vui và thành đạt
    - Chúc cho DĐ ngày càng nhiều bài hay , giúp cho mọi người tìm thấy ở đây nhiều điều bổ ích
     
  5. Hà Quảng

    Hà Quảng Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng tư 2012
    Bài viết:
    78
    Điểm thành tích:
    6
    Gieo quẻ theo thời gian

    1 - Ông Thiệu Vĩ Hoa viết trong cuốn : Chu Dịch với Dự đoán học
    Quẻ Thượng trong phép gieo quẻ theo thời gian là số Chi của năm âm lịch cộng thêm số tháng , số ngày được tổng chia cho 8 , số dư là số của quẻ thượng
    Quẻ hạ là từ tổng của quẻ thượng cộng thêm giờ , chia cho 8 số dư là số của quẻ hạ….
    Hào động ………..
    2 - Cũng theo Thiệu Vĩ Hoa trong cuốn :
    Chính Tông Đại pháp vạn sự thông
    LẬP QUẺ THEO THIỆU VĨ HOA
    Cách lập quẻ theo thời gian
    - Lấy số của năm (theo chi ) + Số của tháng +Số của ngày ( theo Âm lịch ) = Tổng : 8
    Lấy số dư để lập quẻ ngoại
    - Lấy số của năm (theo chi ) + Số của tháng + Số của ngày ( theo Âm lịch )+ số của giờ = Tổng : 8 Lấy số dư để lập quẻ nội
    - Chồng quẻ ngoại lên quẻ nội để được quẻ kép cần dự đoán
    3 - Theo Mai Hoa Dịch Số của Thiệu Khang Tiết
    Gieo quẻ theo thời gian ( NIÊN NGUYỆT NHẬT KHỞI LỆ )
    Cách tính cũng như trên – Năm tháng ngày giờ được lấy theo âm lịch
    - Số năm được lấy theo số của 12 Địa chi : Tý =1 ……Hợi = 12
    - Số Tháng xác định theo số tháng : Tháng Giêng =1 ….. tháng mười =10 …..
    - Số của ngày được xác định theo thứ tự từ ngày 1 … đến ngày 30 ( tháng đủ )
    Cả 3 trích dẫn trên không nói gì đến tiết lệnh khi lập quẻ
    Với những tiêu chí trên người ta đã tính sẵn các quẻ trong các cuốn Lịch Vạn Niên
    Về việc sử dụng tiết lệnh
    Tượng quẻ , tượng hào ,ngũ hành , lục thân đều có sinh , vượng ,hưu , tù , mộ , tuyệt . Đó là lấy tiết lệnh 4 mùa của một năm , nguyệt kiến , nhật thìn làm tiêu chí . Tượng quẻ, dụng thần lâm vượng thì tốt , lâm hưu , tù , mộ , tuyệt thì xấu . Do đó tiết lệnh của 4 mùa , nguyệt kiến , nhật thìn trong dự đoán vô cùng quan trọng
    Theo tôi hiểu việc áp dụng Tiết lệnh chỉ khi gieo quẻ bằng đồng tiền (" Nhật Thìn – Nguyệt kiến" ngày tháng gieo quẻ )
    4 - ĐẶC TRƯNG CỦA TỨ TRỤ
    Trong cuốn Dự đoán theo Tứ trụ của ông Thiệu Vĩ Hoa :
    Năm – Tháng – Ngày – Giờ là thời gian sinh của một con người ông TVH viết :
    • Trụ Năm : Ranh giới để phân chia giữa năm trước và năm sau là thời điểm Lập Xuân
    • Trụ Tháng : Ranh gới giữa các tháng căn cứ vào tiết lệnh để xác định
    • Trụ ngày : Được bặt đầu bằng giờ Tý . Trước 11 h đêm là giờ Hợi của ngày hôm trước , sau 11h đêm là giờ Tý của ngày hôm sau
    • Trụ giờ ………
    Vậy cũng là thời gian việc xác định Tứ trụ của con người ,để dự đoán phải theo tiết lệnh
     

Chia sẻ trang này