Làm gì khi bị oan ức? Phât chỉ cách giải quyết khôn ngoan nhất

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 11 Tháng tám 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Làm gì khi bị oan ức? Phât chỉ cách giải quyết khôn ngoan nhất
    By Từ Tâm -

    10/06/2016


    [​IMG]
    bị hiểu nhầm và oan ức
    Những hiểu lầm ấy thường khiến ta cảm thấy oan ức, oan ức là những điều mình không làm mà bị người khác đổ lỗi, nên mình cảm thấy ức lòng, đau khổ. Muốn giải tỏa nỗi oan ức này, chúng ta làm cách nào, đây là câu hỏi rất nhiều người thắc mắc.

    Có thể khẳng định rằng nỗi oan ức thật sự do chúng ta tạo nên cho chính mình. Đức Phật đã chỉ thẳng rằng tất cả mọi việc do chúng ta tự tạo ra và sự tạo dựng lớn nhất của chúng ta là tạo ngôi nhà ngũ ấm và tạo ngục tù tam giới, từ đó phát sinh tất cả khổ đau của mọi người trên thế gian này.

    Dưới đây là một số lời khuyên của Phật đối với người hiểu lầm ta.

    Bị người khác hiểu lầm, phải làm sao?

    Khi bị người khác hiểu lầm, ai cũng muốn giải thích, nhưng khi ấy, không nói gì lại là một loại độ lượng.

    Sự tình thật hay giả, thời gian sẽ cho câu trả lời tốt nhất.

    Bị người khác làm tổn thương, phải làm sao?

    Không nói là một loại thiện lương.

    Tình cảm ấm áp hay lạnh lẽo, thời gian sẽ cho minh chứng tốt nhất.

    Bị người chửi bới, bôi nhọ, gièm pha, phải làm sao?

    Không nói là một loại hàm dưỡng.

    Nhân phẩm của một người thật sự là tốt hay xấu, thời gian sẽ làm sáng tỏ.

    Bị người vu cáo, vu oan, phải làm sao?

    Đừng để ý hay quan tâm quá tới điều đó, bởi vì đã có Đạo trời.

    Đạo trời vốn không phân biệt thân quen, rất công bằng. Qua vài năm nhìn lại, bạn sẽ thấy rõ được kết cục ra sao.

    Sống trên đời, gặp bất kể chuyện gì cũng không cần phải vội vã biện bạch thanh minh. Điều gì cũng không cần phải vội vàng đi bộc lộ hết, nói hết.

    Người xưa nói, một người để học được nói chuyện chỉ cần vài năm, nhưng hiểu được cần im lặng lại phải mất vài thập kỷ.

    Độ cao của cuộc đời, không phải là ở việc người ta có thể thấu tỏ bao nhiêu sự tình mà là ở việc người ta có thể xem nhẹ bao nhiêu sự tình.

    Độ rộng của tâm hồn không phải thể hiện ở việc người ta có thể quen biết được bao nhiêu người mà là ở việc họ bao dung được bao nhiêu người.

    Làm người phải giống như núi, nhìn được vạn vật mà cũng bao dung được vạn vật.

    Làm người phải giống như nước, có thể tiến thoái, biết lúc nào nên tiến lúc nào nên lui.

    Làm người chấp nhận chịu thiệt thì sớm muộn cũng sẽ được hồi báo, cuối cùng cũng sẽ không bị thiệt…

    Làm người nếu bằng lòng chịu thua thì cuối cùng cũng sẽ không bị đánh mất tự tôn mà còn giành được lòng người.

    Nguồn: https://botatquanam.com/lam-gi-khi-bi-oan-uc-phat-chi-cach-giai-quyet-khon-ngoan-nhat/
     

Chia sẻ trang này