LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Toc'Ma^y, 26 Tháng chín 2006.

  1. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    DANG DỞ
    “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở.
    Đời mất vui khi vẹn câu thề”
    Đời có thật mất vui khi vẹn câu thề? Tình chỉ đẹp khi còn dang dở hay là cho dù dở dang tình vẫn đẹp? Người ta nói chấm dứt mối tình dở dang, nghĩa là lúc tình đó đang dang dở thì bị chấm dứt. Có phải đã chấm dứt rồi thì không còn dang dở nữa?
    Dường như là thế. Chấm dứt là xong, là trọn vẹn không còn gì để nói. Khi đã chấm dứt thì tình đó thuộc về dĩ vãng nguyên tuyền. Nó dang dở trong quá khứ mà trọn vẹn xong ở hiện tại. Như vậy, tình thuộc dĩ vãng không còn tiếp tục hôm nay thì còn gì là dang dở?
    Xem ra là thế, tuy nhiên, thuộc về dĩ vãng chưa hẳn là thuộc về vùng đã quên. Nếu còn nhớ thì ngay khi chấm dứt tình dang dở, tình vẫn chưa hết dở dang. Chấm dứt mà còn nhớ thì chuyện tình chỉ chấm dứt trong không gian ngoại cảnh chứ chưa hết trong không gian tâm hồn. Vì lẽ ấy, cũng khá khó cho một định nghĩa tình dang dở là gì, và còn khó hơn, tình dang dở có còn đẹp?
    Có thể tìm một định nghĩa dễ hơn. Tình dang dở là tình còn nhớ. Ở đây, dang dở không có nghĩa là chấm dứt lúc còn dở dang. Dang dở là chưa xong. Tình của Đức Kitô không phải là tình đã xong trong quá khứ. Tình ấy không chấm dứt ở thập giá chiều nào trên đồi Do Thái. Tình ấy vẫn hàng ngày gọi, hàng chiều chờ. Tôi gọi tình ấy là tình dang dở. Đức Kitô tiếp tục yêu và tôi chưa nhận đủ. Ngài cho tình yêu, nhưng bàn tay có nhiều khe rãnh, nên hứng lãnh mà tình ấy cứ rơi đi hoài. Vì cái dang dở ấy nên Ngài cứ băn khoăn làm sao cho tôi múc được nhiều để hồn tôi bớt trống và tim tôi thôi vơi. Và vì thế, dở dang của tình yêu ấy là dang dở đẹp. Trong dang dở của tình yêu, cho tôi thấy trái tim Người bao dung và kiên nhẫn. Nhờ dang dở ấy mà tôi thấy Ngài không mòn mỏi vì phải đợi chờ, không đếm thời gian và đưa tình yêu vào thời khóa biểu. Giữa tôi với Ngài, còn thời gian thì còn dang dở, còn thương xót.
    Đức Kitô yêu tôi bằng tình trọn vẹn. Ngài là tình yêu (1 Yn. 4:16). Ngài cho tôi chính Ngài với hơi thở sau cùng trên thập tự. Nói về công việc thì xong, biến cố lịch sử trên Núi Sọ hoàn tất. Nhưng tình yêu không là biến cố lịch sử. Biến cố lịch sử chỉ là một trong những đường nét để vẽ chân dung tình yêu. Tình yêu ấy vẫn yêu tôi. Thập tự giá ngày xưa vẫn là thập tự giá hôm nay kéo dài trên bàn thờ khi tôi dâng lễ. Đức Kitô đã phục sinh, nhưng trong đau đớn của chi thể Ngài là nhân loại thì Ngài vẫn còn bị đóng đinh. Trong yếu đuối, tôi làm phai nhạt bao nhiêu chuyện tình đẹp giữa tôi và Ngài, tôi vẫn có lỗi phạm. Trong lãng quên, tôi vẫn xuôi chiều bao nhiêu cám dỗ. Vì thế, tình tôi với Ngài làm sao mà không dang dở cho được. Chỉ có tình trọn vẹn ở phía thập giá. Thập giá yêu thương nhân loại nhưng nhân loại không có tình trọn vẹn, nên khi tình trời nối với tình đất thì tình trời mang thương khó. Ngày nào còn nhân loại thì tình giữa nhân loại và thập giá còn là tình dở dang.
    Không có tình yêu thì trọn vẹn cũng là trọn vẹn thiếu. Với tình yêu thì dang dở cũng là dang dở quý mến.
    Có những dang dở cần thiết. Dang dở cho chuyện tình còn dài, còn nhắc nhở, còn xám hối. Có một thứ dang dở mà Đức Kitô nhất định giữ:
    — Khi Ngài chữa mắt cho người mù, Ngài chỉ chữa một cách dang dở. Ngài lấy bùn thoa vào mắt người mù nhưng anh ta chẳng khỏi. Anh ta phải đi rửa ở hồ Sứ Giả. Mù làm sao mà đi dễ dàng, thế mà Chúa không chữa cho xong (Yn. 9:1-41).
    — Tiệc cưới Cana cũng vậy. Chúa không làm phép cho có rượu, nhưng chỉ làm cho nước hóa rượu. Đức Kitô bảo các gia nhân: “Hãy múc nước đổ đầy các chum” (Yn. 2:7). Sao Chúa không làm cho có rượu luôn đi mà lại bảo người ta đổ nước? Chúa chỉ làm một nửa. Thương xót thì trọn vẹn, nhưng thương xót ai, bởi đó, thương xót còn hệ tại đối tượng được thương xót muốn thương xót bao nhiêu. Do đấy, có những thương xót cần dang dở để đối tượng được thương xót kia lựa chọn mức độ thương xót cho mình. Nếu các gia nhân chỉ múc nửa bình thì chắc rượu chỉ có nửa bình thôi.
    — Làm phép cho CÓ BÁNH ĂN và làm phép cho bánh HÓA RA NHIỀU là hai thái độ rất khác nhau. Chiều hôm ấy, đám dân chúng đói không có gì ăn. Các môn đệ không đủ bánh, nghĩa là có nhưng thiếu, hoặc nói cách khác là có mà dở dang. Chúa không vứt vất cái dang dở ấy rồi tự mình làm phép lạ. Chúa bảo đem cái dang dở ấy đến. Sao Chúa không làm phép lạ cho có bánh, mà chỉ làm phép lạ cho bánh hóa ra nhiều. Sao Chúa cứ thích cái dang dở của các tông đồ làm chi (Mc. 6:35-43).
    — Thấy đền thờ thành nơi buôn bán, dơ uế mất rồi, Chúa bảo phá đi rồi trong ba ngày Ngài xây dựng lại. Tại sao Ngài không phá luôn cho tiện mà chỉ xây lại khi người khác phá (Yn. 2:13-22).
    Chúa thích những phép lạ dang dở. Chúa làm có một nửa nên nhân loại mới được góp phần trong công việc trọng đại ấy. Cái dang dở Chúa để xẩy ra là dang dở huyền diệu. Thiếu dang dở này con người thiệt thòi biết bao. Cần có những dang dở của Chúa để dang dở của con người hết dở dang. Con người không thể làm phép lạ tự cứu lấy mình. Chúa cũng không cứu con người khi con người không tự do nhận lãnh. Phép lạ của Chúa cần là phép lạ một nửa, phép lạ dang dở để tôi được tham dự. Cái dang dở của Chúa là chỗ trống cho tôi bước vào.
    Chúa không thể nào bất toàn. Bởi đó, những gì dang dở mà Chúa để xẩy đến trong cuộc sống, tôi phải tìm hiểu. Có khi là đau khổ, có khi là những ngày chán nản. Những mũi chỉ thêu ngang dọc làm cho tấm tranh rối mù lộn xộn, nhưng nó sẽ là tác phẩm nghệ thuật khi nó hết dở dang. Con đường Hội Thánh đang đi là con đường dang dở. Công cuộc rao giảng Tin Mừng là công cuộc dang dở. Nhưng trong dang dở ấy là ngưỡng cửa hi vọng. Đời truyền giáo của tôi là một hành trình đang dang dở. Tay tôi ngắn mà cánh đồng thì mênh mông. Nhưng nối tiếp những dang dở sẽ thành hoàn hảo. Người mang hi vọng là kẻ chấp nhận những dang dở Chúa để xẩy đến, và nhìn thấy dang dở trong công cuộc rao giảng thập giá là dang dở lạc quan.
    Dang dở của tình yêu giữa tôi và Chúa không là dang dở phải chấm dứt. Chúa không bao giờ chê căn nhà tôi nghèo nàn. Tôi cũng chẳng muốn bỏ Chúa. Dang dở chỉ vì yếu lòng. Dang dở vì vụng về trong những lựa chọn. Dang dở vì lấp lửng với những cám dỗ. Từ linh hồn thành thật rất sâu, tôi không muốn những dang dở này. Có băn khoăn về những sa ngã, có hối hận về những không trọn vẹn sẽ làm cho chuyện đường thập giá gồ ghề hơn. Những gồ ghề là những cản ngăn, nghĩa là đường thập giá sẽ thập giá hơn nữa. Khi đường thập giá trở nên thập giá hơn thì linh hồn gian nan hơn, nhưng vì gian nan đó cũng sẽ làm cho đường thập giá ấy ý nghĩa hơn.
    Những chuyện tình gian nan bao giờ cũng là những chuyện tình nhiều kỉ niệm. Và, bởi đó, đường thập giá cho dù dang dở vẫn luôn luôn là những chuyện tình đẹp. Không phải dang dở thì mới đẹp, nhưng là vẫn đẹp khi dở dang.
    Lạy Chúa, ngày nào còn hơi thở thì tim con còn rung cảm rực nóng. Còn rung cảm rực nóng thì còn những dang dở. Nhưng đường Chúa gọi đi là đường tình thập giá không đánh dấu bằng những lần ngã dở dang. Chúa nối những dang dở ấy thành đường thập giá. Bởi đó, con hi vọng và lạc quan trong mọi dang dở của hành trình thiêng liêng. Và con phải biết Chúa rất cần một thứ dang dở là Chúa không hoàn thành cho con tất cả ước mơ nếu con không thực sự mơ ước.
    Ước mơ đẹp là mình ước mơ, còn ước mơ hững hờ là ước mơ người khác mơ ước dùm mình.
    Xin cho con không bao giờ thở dài về sự dở dang trên đường thánh thiện. Không chán chường sự dở dang trong công cuộc truyền giáo rồi thôi rao giảng Tin Mừng để cho khỏi băn khoăn về những dang dở ấy.
    Vâng, lạy Chúa, con không muốn làm cho chuyện tình thành dang dở, nhưng chỉ vì con yếu đuối. Chúa thương con, thì với Chúa, những chuyện tình dở dang của con trên đường theo Chúa vẫn là những chuyện tình đẹp.

    NGUYỄN TẦM THƯỜNG
     
  2. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Câu ChuyỆn Kontum
    “Yá Hường ơi, có khách.” Tôi đứng ngoài sân nói vọng vào nhà bếp báo cho soeur Hường biết. “Yá” là tiếng Bana của người Dân Tộc gọi các nữ tu. Yá Hường, nữ tu Dòng Thánh Phaolô, đang phục vụ cho người Dân Tộc và người phong hủi ở Kontum. Khách của Yá là những anh chị em người Dân Tộc nghèo và bị phong hủi. Nhìn cảnh các bà con Dân Tộc đem hai ba nải chuối đến xin Yá đổi gạo đem về ăn mà tôi nghẹn ngào. Đây là những tháng đói của dân rừng núi. Tôi ghé thăm Yá Hường vài ngày mà lúc nào cũng có “khách” mang chuối, mang củi đến đổi gạo về ăn. Nếu đem ra chợ bán thì mỗi nải chuối bán được khoảng một ngàn, mà giá một ký gạo rẻ tiền là sáu ngàn. Còn đem đến đổi với Yá Hường thì hai ba nải chuối Yá cũng đổi cho ba ký gạo mang về, chưa kể cho thêm một hai ký mì ăn liền cầm về, cho thêm áo quần, và dọn bữa cho ăn trước khi về. Nhiều bà con Dân Tộc đi từ mờ sáng mà đến trưa mới đến được nhà Yá Hường. Đổi được gạo rồi lại đi bộ về làng ba bốn tiếng đồng hồ nữa.
    Tôi nói giỡn với Yá Hường: “Yá buôn bán kiểu này thì bao nhiêu tiền mới đủ, chi phí mỗi tháng để Yá giúp cho bà con Dân Tộc nghèo đói và người Dân Tộc phong là bao nhiêu? Yá ‘đẻ’ đâu ra tiền mà lo cho họ?” Yá cười: “Chúa cho sao thì xài vậy, có nhiều lúc tự nhiên có người Chúa gởi đến tiếp tế.” Yá cũng cố gắng xoay xở cách này cách nọ, mấy năm trước tôi ghé thăm thì thấy Yá nuôi được một bầy gà 2,500 con để kiếm trứng đem ra chợ bán, năm ngoái bị dịch gà làm tiêu hết trơn rồi. Năm ngoái có bò nhưng bị dịch bò lở móng nên nay cũng không dám nuôi. Trước có gà, bò, dê, heo, nay chỉ còn heo thôi. Vỗ cho heo mập để bán kiếm tiền nuôi 220 người Dân Tộc bị phong. Mỗi tháng Yá cung cấp cho mỗi người bị phong mười ký gạo, một ký cá khô, muối, đường, bột ngọt, v.v... Áo quần thì xin được nên đỡ phải lo khoản này. Còn “khách” đến đổi gạo về ăn thì đếm không xuể.
    Yá Hường năm nay 74 tuổi. Một cụ già vào tuổi này thường [​IMG]ngồi nghỉ ngơi vui hưởng tuổi già với cháu chắt và để được con cháu trong nhà nuôi mình, còn Yá thì tất bật suốt ngày nuôi 220 bệnh nhân phong và các anh chị em Dân Tộc nghèo đói. Số tiền khách thành phố và Việt kiều ghé thăm cũng giúp được phần nào cho mục vụ này. Yá mở trại nuôi gà, heo, bò, dê để có tài chánh. Yá mua nho về làm rượu lễ bán, xác nho còn lại thì làm ché rượu cần bán, chuối và măng người Dân Tộc đem đến đổi gạo thì Yá ép làm chuối khô và măng khô để bán. Tôi tính nhẩm sơ sơ thôi thì Yá phải tìm ra trên một ngàn đô-la mỗi tháng mới đủ lo cho công tác phục vụ này. Quả bàn tay Thiên Chúa làm kỳ lạ! Ngài dùng một cụ già chừng nấy tuổi để nuôi chừng đấy người Dân Tộc và phong hủi. Muốn tìm Yá Hường thì cứ vào cái nhà bếp lụp sụp phía sau cùng của nhà Dòng thì thế nào cũng thấy Yá đang lum khum làm việc. Công việc ngập đầu mà lúc nào Yá cũng cười.
    “Tính tiền đi bà chủ!” Tôi ghẹo Yá Hường. Sáng nào tôi dâng lễ cũng được bổng lễ một trăm ngàn (tương đương sáu đô-la, bằng hai ngày lương lao động ở Kontum) và sáng nào tôi cũng ăn nơi chỗ của Yá. Hôm nay ăn sáng xong thì tôi cười gọi tính tiền và đưa cho Yá mấy cái phong bì bổng lễ. Yá rất hiền hòa và bình dân nên ghẹo mà Yá vẫn cười. Phải nhìn nhận một điều là người không hiền hòa và bình dân giản dị thì không đến được với anh chị em Dân Tộc và đặc biệt là người Dân Tộc bị phong. Anh chị em Dân Tộc dễ thương lắm, người thân của họ bị phong mà họ chẳng bao giờ tách riêng ra mà cứ để sống chung chạ với nhau như bình thường. Yá Hường hiền và bình dân nên anh chị em Dân Tộc cứ liên tục đến viếng thăm.
    Những công việc của Yá làm thường là việc “không tên.” Chuyện lớn mới kể tên được chớ việc nhỏ và làm lụi cụi suốt ngày trong bếp thì nhiều nhưng làm sao kể cho hết được, lặt rau, xắc thịt, rửa hành, rửa chén mà cũng kể thì đếm sao cho xiết. Vừa qua đại hội Giáo Phu của địa phận (các giáo lý viên người Dân Tộc) về họp lên đến 1.500 người. Đức Cha Micae tổ chức hội họp và nhờ Yá Hường đảm trách phần ăn cho anh chị em về họp ở Kontum. Cả khóa họp mấy ngày chẳng thấy Yá đâu cả, vì lúc nào Yá cũng túc trực trong bếp lo sửa soạn bữa ăn. Chiều hôm trước đã phải lo ướp thịt cắt rau để lo cho ngần ấy miệng ăn cho bữa trưa hôm sau. Xong nhóm này thì lại đến nhóm khác, cứ vậy mà nấu với xào. Hết đại hội Giáo Phu thì lại đến các khóa cầu nguyện và khóa huấn luyện. Vừa rồi các anh chị em Dân Tộc phong của địa phận bao gồm hai tỉnh Gia Lai và Kontum gồm 150 người đại diện đến họp để nhận quà Giáng Sinh. Nhóm Gia Lai do cha Nguyễn Văn Đông đảm trách và nhóm Kontum do Yá Hường coi sóc. Linh mục thì nhiều người biết, còn nữ tu thì không. Họ tụ đến tham dự lễ ở Kontum thì Yá Hường cũng được mời lo phần ẩm thực, tôi có “nhân đức ăn uống” nên cũng được mời đến tham dự. Được biết có hai anh chị ở Mỹ về thăm rộng lòng cho tiền mua quà Giáng Sinh cho các anh chị em Dân Tộc phong. Thánh Lễ, thuyết trình, sinh hoạt và cám ơn thì cha Đông lo, phát quà thì các ân nhân rất thích làm, còn việc bếp núc thì Yá cứ âm thầm vui vẻ phục vụ trong bếp.
    Ngắm nhìn Yá Hường tôi thấy phản ánh cả hai khuôn mặt của Mát-ta và Maria trong Phúc Âm của thánh Luca. Mát-ta chỉ lo phục vụ mà thiếu sự yêu thương và cảm thông, còn Maria chỉ lo kết hiệp cầu nguyện với Chúa mà thiếu phần đem ra thực hành. Phục vụ mà không có tình thương thì chẳng ơn ích gì. Kết hiệp với Chúa mà không đem ra thực hành là yêu nửa vời. Nếu chỉ cầu nguyện là đủ thì Thiên Chúa đã ở trên trời cầu nguyện cho con người. Nếu cần cầu nguyện mà thôi thì Đức Giêsu đã sống ẩn dật trong hoang địa cả đời để cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha. Đức Giêsu đã phục vụ và cầu nguyện kết hiệp với Chúa Cha liên tục, để có sức sống của Thiên Chúa mà phục vụ trong quỹ đạo yêu thương của Ngài. Cho nên khuôn mặt trọn vẹn là phục vụ trong sự kết hiệp với Chúa. Bản chất con người là thích được khen và sợ bị chê, làm gì tốt thì muốn người ta biết đến. Yá Hường thì không, Yá cứ lui cui trong xó bếp âm thầm phục vụ trong niềm vui liên kết với Thiên Chúa là Cha tình thương và giàu lòng thương xót.
    [​IMG]
    Lạy Chúa, con cảm tạ Chúa đã mở mắt tâm hồn để con được chiêm ngắm những anh chị em xung quanh đang trên đường dấn thân trong yêu thương phục vụ để con bắt chước sống theo. Xin dạy con biết phục vụ trong sự kết hiệp với Chúa. Xin nhắc nhở con bắt đầu từ những việc nhỏ nhất và âm thầm “không tên” nhất, như quyét nhà, rửa chén, xếp áo quần, chơi với em, nhịn một tiếng, dâng một lời nguyện cho bác ăn xin góc đường. Cám ơn Chúa đã cho con kinh nghiệm sống này. Năm mới con “vòi” Chúa “lì xì” tình yêu và ân sủng của Chúa, để con tiếp tục sứ mạng Chúa thương trao ban. Amen.
    Giuse Ngô Văn Chữ, S.J.
     
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Bài LuẬn Văn CuỘc ĐỜi

    Thân gởi bài viết này đến tất cả các bạn sinh viên. Hết lòng cám ơn cô L.T.T.H. đã dạy em viết luận Anh ngữ năm 1997. Nhờ sự nhiệt tâm của cô mà hôm nay em chia sẻ những suy nghĩ về bài luận văn cuộc đời.
    [FONT='times new roman', 'new york', times, serif]Bạn thân mến, bài luận văn hoàn chỉnh được viết trên giấy là bài luận có đủ những yếu tố sau: (1) phần mở bài, (2) phần thân bài, (3) phần kết luận. Ở phần mở bài (introduction), điều khó nhất và cần thiết nhất là phải viết cho được câu chủ đề (thesis statement) và các ý để khai triển câu chủ đề ấy (supporting points). Phần thân bài (body) là phần triển khai các ý tưởng để bổ túc cho câu chủ đề; phần này gồm nhiều đoạn văn (paragraphs). Cuối cùng phần kết luận (conclusion), đây là phần nói lại câu chủ đề và các ý triển khai theo một cách khác, ngắn gọn hơn.
    [​IMG]
    Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác gì bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Thực tế, có những em bé chỉ mới chào đời thì đột ngột chết đi. Chúng ta không có cơ hội để biết câu chủ đề của em. Nhưng phần lớn, ai cũng có khả năng để hoàn tất bài luận đời mình, nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều người vẫn không hoàn tất bài luận văn đời mình.
    Có những người loay hoay mãi mà vẫn không viết ra được câu chủ đề (thesis) cho đời mình. Đáng lẽ họ phải viết cho được câu chủ đề bắt đầu từ lúc 18 tuổi, nhưng thật không may, có rất nhiều người đã không viết được câu chủ đề; thậm chí là có người đã 50 hoặc 60 mà vẫn loay hoay không tìm thấy chủ đề, mục đích của đời mình. Đó là bài luận không có chủ đề, ưa viết gì thì viết. Cuộc đời không có lý tưởng, mục đích rõ ràng.
    Có những người viết được câu chủ đề rất sớm, nhưng không biết làm sao để khai triển câu chủ đề trong phần thân bài. Cuộc đời họ cứ giữ mãi lý tưởng mà không triển khai những lý tưởng ấy thành những hành động thực tế, hữu đời. Ôm mộng và chết trong mộng. Họ không viết được phần thân bài, và dĩ nhiên, bài luận cũng dang dở, không hoàn tất được. Đây là bài luận không có thân bài.
    Có những người lại viết một lúc hai, ba câu chủ đề trong phần mở bài. Vì có quá nhiều chủ đề và mục đích cho đời mình, nên họ triển khai đời mình với nhiều hướng khác nhau. Cuộc đời trở nên xáo trộn, bất an, mất phương hướng. Dù họ có đi tới phần cuối bài luận văn của đời họ, bài luận này cũng chẳng nói lên được điều gì, và cũng không ai có thể hiểu được ý nghĩa của đời họ. Đó là một bài luận lạc đề.
    Có những người viết câu chủ đề cho đời mình rất hay và rõ ràng. Nhưng khi bước vào thân bài triển khai nó, gặp thử thách, khó khăn, nghịch cảnh… họ chán nản liền quay trở lại và xóa bỏ câu chủ đề ấy đi và loay hoay tìm một câu chủ đề khác. Nhưng khốn thay, thời gian cho phép để viết bài luận đời mình cũng có giới hạn. Bài luận viết chưa xong thì đã phải nộp. Đó là bài luận chưa có phần kết.
    Có những người viết được chủ đề, nhưng phần triển khai chủ đề ấy (supporting points) lại chẳng ăn khớp với chủ đề. Họ như những người nói một đàng nhưng làm một nẻo. Việc làm và lời nói không đi với nhau. Họ chọn cho mình một lý tưởng sống rất đẹp, cao thượng, nhưng cách họ sống thì không phù hợp với lý tưởng đó. Đó là một bài luận không logic.

    [​IMG]
    Bạn thân mến, đời bạn cũng cần có một mục đích lý tưởng như một bài luận cần phải có một câu chủ đề. Chính câu chủ đề của bài luận văn sẽ giúp cho bạn không bị lạc đề mà vẫn luôn luôn bám sát "sợi chỉ đỏ". Lý tưởng của đời bạn cũng cần thiết và quan trọng như thế đó.
    Thời sinh viên là thời để bạn "viết" câu chủ đề. Nếu chưa viết được câu chủ đề, thì đừng vội buớc vào phần "thân bài". Chưa tìm ra chủ đích, lý tưởng của đời mình thì hãy khoan hành động, và khoan "tự xây dựng" đời mình. Đừng đụng đâu viết đó. Cuộc đời và thời gian không cho phép bạn dễ dàng xóa câu chủ đề và viết lại chủ để khác đâu!
    Khi đã tìm ra chủ đề, mục đích lý tưởng của đời mình, bạn hãy mạnh dạn triển khai nó đi. Hãy chia nó ra thành những đoạn đời như là những đoạn văn vậy. Hãy kiên nhẫn triển khai từng đoạn một thôi, và đừng nản chí tháo lui. Cẩn thận hoàn tất từng đoạn này rồi bắt tay vào đoạn khác. Có như thế bạn sẽ không bị lạc đề, mất phương hướng. Hãy cố gắng bổ túc cho mục đích và lý tưởng của đời mình bằng mọi giá. Cũng như mọi câu văn đều bổ túc cho chủ đề của bài luận, thì mọi hành động của bạn cũng hãy phục vụ cho lý tưởng của đời mình.
    Cầu chúc bạn đi cho tới phần kết luận. Chúc bạn viết bài luận đời mình thật hay, rõ ràng, trong sáng, sâu sắc, dễ hiểu, logic, và có ý nghĩa.

    HuynhQuảng

     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tư 2010
  4. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Đi đâu cũng gặp chị Toc'Ma^y với các bài sưu tầm rất hay về "những bài viết cho tâm hồn", nay gặp lại chị ở NTH. Chúc chị luôn vui vẻ và hạnh phúc !!!

    hkeikun chưa đọc được hết 23 trang bài viết của chị nhưng post tiếp một câu chuyện nhỏ đóng góp vào câu chuyện lớn của chị, hy vọng là chưa bị trùng, hihi. Nếu đã có rồi chị xóa giùm hkeikun với ạ.

    hkeikun xin lấy câu chuyện với tựa đề Lẽ sống để phù hợp với topic của chị

    Lẽ sống...

    Ngày xưa có một ông vua, tuổi đã quá ngũ tuần mà vẫn chưa xem được một quyển sách nào. Bộ sách mà ông thèm khát được đọc nhất là bộ "Lịch sử loài người". Nhưng khốn nỗi, cuộc đời của ông, từ mái đầu xanh cho đến tóc điểm bạc, không lúc nào được rảnh rang. Ðời ông luôn luôn sống trên lưng ngựa, nằm sương, gối tuyết trên bãi chiến trường. Nay chinh phục nước này, mai ngăn chặn nước kia xâm lăng. Mắt ông chỉ thấy có gươm giáo và máu lửa. Ông rất ân hận vì chưa đọc được một trang sách của thánh hiền... Nay nước nhà đã hòa bình, ông muốn dành thời giờ còn lại để đọc cho kỳ được bộ lịch sử loài người, để xem con người xưa nay sống để làm gì? Nhưng tuổi ông đã cao, mà bộ sách lại quá dày. Biết sức mình không thể đọc hết bộ sách, cho nên nhà vua mới ra lệnh cho viên sử thần làm hộ cho mình công việc ấy. Với sự giúp đỡ của một ban gồm 50 người, viên sử thần mới bắt tay ngày đêm miệt mài đọc sách.

    Sau 10 năm cắm cúi đọc sách, viên sử thần đã có thể tóm tắt bộ lịch sử loài người thành 10 quyển sách, và cho mang vào trình lên nhà vua. Nhưng vừa nhìn thấy 10 quyển sách và đo lường tuổi tác của mình, nhà vua lại cảm thấy không đủ sức để đọc hết bộ sách đã được rút ngắn. Nhà vua mới đề nghị cho ủy ban làm việc thêm một thời gian nữa. Sau 5 năm làm việc thêm, ủy ban đã có thể tóm lược lịch sử loài người thành 5 quyển. Nhưng khi ủy ban mang 5 quyển sách vào ra mắt nhà vua, thì cũng chính là lúc nhà vua đang hấp hối trên giường bệnh. Biết mình không thể đọc được dù một trang, nhà vua mới thều thào nói với viên trưởng ban tu sử hãy tóm tắt bộ lịch sử loài người thành một câu mà thôi. Vị trưởng ban tu sử mới tâu với nhà vua như sau: "Hạ thần xin vâng mạng. Lịch sử loài người từ khai thiên lập địa đến giờ là: loài người sinh ra để khổ rồi chết". Nhà vua gật đầu. Ðôi môi khô héo của nhà vua bỗng nở nụ cười mãn nguyện... rồi tắt thở. Và giữa lúc ấy, vị trưởng ban tu sử cũng nấc lên mấy tiếng rồi trút hơi thở cuối cùng.

    (sưu tầm)
     
  5. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Gặp trường hợp xuất hiện các lỗi trên khi post bài làm xấu bài viết, chị Toc'Ma^y có thể click vào icon Switch Editor Mode [​IMG] ở edit toolbar rồi mới Paste (Ctr_V) bài viết vào, sau đó edit (font, size, color...) lại sau, hihi, tuy hơi mất công một chút nhưng người đọc sẽ thoải mái hơn ạ. (may là thi thoảng lỗi này mới bị thôi ah ~_crazybua)
    Chúc chị vui vẻ !!!
    hkeikun ./.
     
    Last edited by a moderator: 25 Tháng một 2008
  6. hkeikun

    hkeikun New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    153
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sống trọn vẹn từng ngày

    Sống trọn vẹn từng ngày...

    Tác giả: Chip_Chinu

    Cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên: công việc, gia đình, sức khỏe, bạn bè và tinh thần.
    Công việc là một quả bóng cao su, khi bạn làm rơi xuống đất nó sẽ nẩy lên lại.
    Nhưng còn bốn quả bóng kia đều là những quả bóng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi, chúng sẽ bị trầy xước, có tỳ vết, bị nứt, hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn hãy hiểu điều đó để cố gắng phấn đấu giữ sự quân bình trong cuộc sống của bạn.
    Phải làm thế nào đây?


    Bạn đừng tự hạ thấp giá trị của mình bằng cách so sánh mình với người khác vì mỗi chúng ta là những con người hoàn toàn khác nhau. Mỗi chúng ta là một cá nhân đặc biệt.


    Bạn chớ đặt mục tiêu của bạn vào những gì mà người khác cho là quan trọng. Chỉ có bạn mới biết rõ điều gì tốt nhất cho chính mình.


    Chớ nên thờ ơ với những gì gần gũi với trái tim bạn. Bởi vì nếu không có chúng, cuộc sống của bạn phần nào sẽ mất đi ý nghĩa.


    Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. Chỉ bằng cách sống cuộc đời mình trong từng khoảng khắc của nó, bạn sẽ sống trọn vẹn từng ngày của đời mình.


    Chớ bỏ cuộc khi bạn vẫn còn điều gì đó để cho đi. Không có gì là hoàn toàn bế tắc, mà nó chỉ thật sự trở nên bế tắc khi ta thôi không cố gắng nữa.
    Bạn chớ ngại mạo hiểm. Nhờ mạo hiểm với những cơ hội của đời mình mà bạn biết cách sống dũng cảm.


    Bạn chớ khóa kín lòng mình với tình yêu bằng cách nói bạn không có thời gian yêu ai. Cách nhanh nhất để nhận được tình yêu là hãy cho đi. Cách nhanh nhất để đánh mất tình yêu là níu giữ thật chặt. Còn phương cách tốt nhất để giữ được tình yêu là bạn hãy chắp cho nó đôi cánh.


    Bạn chớ băng qua cuộc đời nhanh đến nỗi không những bạn quên mất nơi mình đang sống mà còn có khi quên cả nơi mình định tới.


    Bạn chớ quên nhu cầu tình cảm lớn nhất của con người là cảm thấy mình được đánh giá đúng.


    Bạn chớ ngại học. Kiến thức không có trọng lượng, nó là kho báu mà bạn luôn mang theo bên mình một cách dễ dàng.


    Bạn chớ phí phạm thời giờ hoặc lời nói một cách vô trách nhiệm. Cả hai điều đó một khi mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được.


    Bạn chớ bao giờ đem lòng đố kỵ , ích kỷ ra để sống, để cư xử với bạn bè mình. Có thu được lợi ích gì thì đến lúc nào đó bạn cũng thấy nuối tiếc vì đã đánh mất một tình bạn chân thành.


    Cuộc đời không phải là đường chạy.
    Nó là một lộ trình mà bạn phải thưởng thức từng chặng đường mình đi qua.
     
  7. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    ÐTránh Cãi Vã Gia VChng
    Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

    Ngày n, mt tu sĩ Dòng Thánh Phan-xi-cô đến thăm mt gia đình gn tu vin. Thy bà chnhà đang

    khóc, ngài hi: "Có chuyn gì mà bun phin vy?" Bà ta trli: "Thưa thy, chng con thường hành h
    con,


    đôi khi còn đánh đập na..." Vtu sĩ nói: "Tôi biết bà là mt người tt, vì thế, tôi xin tng cho bà
    mt liu thuc kdiu."
    Người đàn bà thc mc hi li: "Thưa thy, thuc gì vy?" Tu sĩ trli: "Ðây, bà cm ly chai nhny.
    Mi khi chng bà ni cơn lôi đinh, bà cngm mt hp nước kdiu cha trong chiếc chai này, cơn
    giông tstan biến mt cách huyn nhim."
    Bà chnhà đã thi hành đúng như li vthy tu đáng kính đã dn. Cmi khi ông chng ni cơn la li
    om sòm, bà lin kín đáo ngm vào ming mt hp nước trong chiếc chai, và đương nhiên bà không th
    m


    ming để trli. Thy vhin lành và lng thinh. ông chng bình tĩnh trli và cơn gin cũng theo
    mây khói ngay lp tc.
    Ít lâu sau, vị đạo sĩ trli thăm và hi: "Liu thuc ca tôi có hiu nghim chút nào không?" Bà chnhà
    trli: "Thưa thy, ngm lâu trong ming ngm thuc ca thy cũng có làm con thy hơi mt, nhưng
    hiu quthì thn diu quá sc, thy !" Vtu sĩ chm rãi bo: "Chc chn ri, nhưng chng phi nước l
    chi


    đâu, chlà nước lã bình thường thôi đấy, nước ca snhn ni và chu đựng, nước ca shin hòa
    bao dung... Tôi có sn mt chai nước như thế na cho chng bà đây!"

     
    Last edited by a moderator: 5 Tháng năm 2008
  8. VoPhong

    VoPhong Hội Viên

    Tham gia ngày:
    13 Tháng bảy 2007
    Bài viết:
    962
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    topic này rất có giá trị!!!!!
     
  9. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Một tác giả viết truyện phim ở Hollywood nói về phép lạ hồi sinh của mình
    VietCatholic News (Thứ Ba 02/09/2008 13:02)

    Hollywood (CNA) – Tác giả của những cuốn truyện phim giật gân đen tối Basic Instant, Jagged Edge Showgirls sắp xuất bản một cuốn sách không giống bất cứ phim truyện nào ông đã viết trước đây. Đó là câu chuyện về cuộc hoán cải tâm linh từ một nếp sống hưởng thụ chuyển sang cuộc đời tận tụy vì Đức Kitô và vì gia đình.

    Trong cuốn sách của mình với tựa đề "Người vác thập giá: Hồi ký về Đức tin (Crossbearer: A Memoir of Faith), ông Joe Eszterhas, cựu biên tập viên của tạp chí Rolling Stone, đã dẫn giải về cuộc trở lại của ông.
    [​IMG]
    Joe Eszterhas

    Eszterhas lớn lên trong các trại tị nạn ở Hung gia lợi (Hungary) những năm Thế chiến thứ II, sau đó tới sống tại các khu hẻm sâu vùng Cleveland. Chính tại nơi đây ông đã kiếm sống bằng nghề làm phóng viên cảnh sát, chạy đua hàng ngày tường thuật "không biết bao nhiêu những vụ bắn giết" và "những cuộc náo loạn trong đô thị" như lời ông thuật lại với Toledo Blade.

    Vào lúc đó, cuộc đời ông rất mực đen tối – một cuộc đời chứng kiến những chết chóc, ám sát, tội ác và bất ổn. Ông mô tả những bài viết của ông cũng đen tối như thế và cũng "khiêu dâm" nữa.

    Vào mùa hè năm 2001, Eszterhas được chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ họng. Các bác sĩ đã chữa trị bằng cách cắt đi 80% thanh quản, bắt ông phải bỏ uống rượu và hút thuốc ngay lập tức.

    Eszterhas lúc đó 56 tuổi. Ông đã sống một nếp sống man dại và ông biết rằng không dễ gì mà thay đổi được những thói quen đã tiêm nhiễm từ lâu.

    Cuộc biến cải

    Một hôm, theo lời Eszterhas mô tả, "nóng như ở địa ngục", và ông đang đi bách bộ trên con đường hai bên có những hàng cây ở vùng lân cận, bỗng ông cảm thấy mình đã như rớt xuống đáy vực thẳm.

    Eszterhas mô tả tình trạng tâm trí lúc đó: "Tôi sắp điên lên được. Tôi bồn chồn hốt hoảng. Người tôi co rúm. Tôi run rẩy. Tôi không còn chút kiên nhẫn để làm được bất cứ chuyện gì… Mỗi một đầu dây thần kinh trong tôi đòi hỏi rượu và thuốc."

    Ông ngồi xuống vệ đường và bắt đầu khóc. Giữa những đợt khóc đó, ông bắt đầu cầu nguyện: "Chúa ơi, xin giúp con."

    Từ bé đến giờ ông đã bỏ cầu nguyện. Ông viết: "Tôi không thể tin được mình đã thốt lên như thế. Tôi không hiểu tại sao tôi nói thế. Trước đây chưa bao giờ tôi nói như vậy."

    Thiên Chúa đưa tay của Người

    Eszterhas ngay lập tức tràn ngập một niềm bình an. Ông không còn bị co giật nữa. Ông hết còn run rẩy. Ông thấy một luồng ánh sáng lung linh, chói chang, gần như làm mù đôi mắt khiến ông phải lấy hai tay che mặt.

    Tương tự như Saulê đã thấy một luồng sáng chói lòa con mắt trên đường đi tới Damas, Eszterhas đã nhìn thấy ánh sáng của Đức Kitô.

    Eszterhas mô tả cảm nghiệm này thật "tuyệt đối lớn lao".

    Ông đã đi từ chỗ hoài nghi không biết có thể sống hết cuộc đời mà không có rượu có thuốc, đến chỗ nhận thức được rằng mình có thể "đánh bại được chính mình để thắng thế."

    Sống Đức tin Công giáo

    Kể từ năm 2001, khi có được cảm nghiệm giống như của thánh Phaolô trên đường đi Damas, ông và vợ đã tham dự thánh lễ đều đặn tại nhà thờ Công giáo địa phương.

    Trong cuốn sách của mình, Eszterhas thành thực nói cả đến những quan niệm ông có về tai tiếng lạm dụng tình dục của một số giáo sĩ. Vì sự lạm dụng và những vụ bao che, Eszterhas cho biết ông tiếp tục chiến đấu trong nội tâm để còn tin tưởng vào Giáo hội. Ông giải thích rằng ông và vợ quyết định là họ không thể - với lương tâm ngay thẳng - dâng cúng tiền bạc cho giáo hội, và đa nghi không dám để cho con trai ở một mình với mấy vị linh mục trong các lớp dậy giáo lý.

    Cuốn sách cũng mô tả bài giảng của các linh mục thường nhàm chán và lan man không chủ định. Đi tìm nội dung sâu sắc và năng động hơn, Eszterhas tham gia một loại siêu thánh đường (mega-church) không thuộc giáo phái nào. Nơi đó bài giảng thuyết có mạnh mẽ đấy, nhưng ông đã rời bỏ, tâm hồn cảm thấy trống rỗng vì không có Phụng vụ và Thánh thể.

    Ông viết: "Có thể có một giáo hội đầy những kẻ phạm tội ấu dục và những người có tội che dấu tội lỗi của những tên tội phạm khác… có thể có một giáo hội thối nát vì giả hình, lừa dối, và tham nhũng…nhưng cảm nghiệm về siêu thánh đường dậy chúng tôi biết rằng chúng tôi là những người Công giáo bị giam hãm."

    "Phép Thánh thể với sự hiện diện của Mình và Máu Chúa Kitô, trong tâm tưởng của tôi, là một cảm nghiệm vĩ đại đối với tôi. Tôi thấy rằng việc rước lễ đối với tôi là một sức mạnh. Đó gần như một cảm thức được nâng cao lên."

    Hiện nay Eszterhas tiếp tục nhận được nhiều yêu cầu viết về các đề tài tăm tối, xấu xa. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì quan niệm rằng ông đã "dành ra quá nhiều thời giờ trong cuộc sống để thám hiểm khía cạnh đen tối của nhân loại rồi và không muốn đi thêm vào đó nữa."

    "Thành thực mà nói, cuộc đời tôi đã thay đổi từ lúc Thiên Chúa đi vào lòng tôi. Tôi không còn thiết tha gì đến bóng tối nữa. Tôi có bốn đứa con trai tuyệt vời, một người vợ tôi tôn quý. Tôi thích thú được sống, tôi yêu thương và tận hưởng mọi giây phút trong cuộc đời mình. Nhãn quan tôi đã bừng sáng và tôi không muốn lại đi trở về những vùng tối tăm đó."

    "Được Chữa Lành như một Phép lạ"

    Niềm lạc quan về cuộc đời còn được tăng cường mạnh mẽ hơn nữa khi người y sĩ giải phẫu cho ông biết hồi năm ngoái rằng ông không cần đến thăm bệnh nữa.

    Eszterhas nói: "Ông ta đã dùng từ ngữ 'khỏi bệnh', một từ ngữ các chuyên viên chữa trị ung thư thường không sử dụng. Ông ấy bảo tôi không phải trở lại khám bệnh nữa, các tế bào của tôi đã được tái tạo tới độ người ta không thể chỉ nói là đã có ung thư ở đó, mà còn không thể bảo là đã có giải phẫu ở đó nữa."

    Naomi vợ tôi và tôi dĩ nhiên là cực kỳ hoan hỉ khi ông ta nói với chúng tôi như thế. Tôi thiết nghĩ đây thực là một ơn phước lạ lùng."

    Eszterhas bị thúc đẩy phải viết cuốn sách, coi đó như "một lời cảm tạ Chúa" và để cho mọi người biết điều Người đã thực hiện nơi tôi."

    Vợ ông luôn luôn là người trợ lực. Khi ông hoàn tất cuốn sách, bà đã ôm hôn ông và nói: "Đó chính là điều em cảm nghiệm được. Em rất hãnh diện về điều đó."

    Phụng Nghi


    --
    *******
    Lạy Thiên Chúa Toàn Năng, xin thuong xot con, kẻ có tội.
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tư 2010
  10. SaoDem

    SaoDem New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    203
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Đăng bài tự tipe sao tócmây dùng thổ ngữ gì luận mãi không ra :)) "M?t nguòi ghi l?i phep l? h?i sinh"
     
  11. HoangThienMinh

    HoangThienMinh Ban Cố Vấn

    Tham gia ngày:
    24 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    380
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    "...DANH ĐỂ MUÔN ĐỜI.


    Có một vị hoàng đế trở thành một vị chuyển luân vương. Điều này rất hiếm xảy ra. Một vị chuyển luân vương có nghĩa là một vị chủ nhân ông của toàn thể trái đất. Một câu chuyện cổ nói rằng những chuyển luân vương đó có một đặc ân dành riêng không thể có được cho ai khác, cái đặc ân mà những người khác không thể nào có.

    Họ có cơ hội để ký tên mình trên ngọn núi Tu di, một ngọn núi ở trên Thiên Đàng. Ngay cả với thời gian vô tận, cũng rất hiếm có người được trở thành chuyển luân vương, vì thế những chữ ký ở trên núi Tu di, ngọn núi vĩnh cửu, là một hiện tượng rất hiếm.


    Khi vị hoàng đế trở thành chuyển luân vương, ông ta rất hạnh phúc. Giờ đây, ông ta có cái đặc quyền là được ký tên mình trên ngọn núi Tu di. Ông ta đến cửa Thiên Đàng cùng với một đám kiệu rước trình diễn huy hoàng, tháp tùng bởi một đội quân rất đông. Người giữ cửa nói: “Ngài đã đến à? Ngài có thể vào nhưng đám đông này không thể vào trong được, họ phải trở về. Ngài có đem theo dụng cụ gì để khắc tên không?” Vị hoàng đế trả lời: “Tôi có đem theo”. Người giữ cửa bảo ông ta: “Ngọn núi Tu di này là vô tận, nhưng bởi vì đã có quá nhiều chuyển luân vương cho nên bây giờ không còn chỗ nào còn trống để ký tên lên. Vì thế đầu tiên ngài phải xoá tên của ai đó rồi mới có thể ký tên ngài lên trên đó được; toàn thể ngọn núi đã bị ký tên kín hết cả”.

    Vị hoàng đế bước qua cổng. Ngọn núi là vô tận. Chỉ một nhánh nhỏ của nó thôi cũng có thể chứa được rất nhiều những dãy núi như là Hy Mã Lạp Sơn, và trên bề mặt núi chẳng còn sót được chỗ trống nào dù chỉ một phân. Ông ta hẳn nghĩ rằng đã có người trở thành chuyển luân vương trong thời gian vô tận đó, nhưng ông ta không hề có ý tưởng nào rằng do thời gian quá dài vô tận như thế đã trôi qua đến nỗi ngay cả với một người trở nên chuyển luân vương trong thời gian vô tận, toàn thể ngọn núi đã bị ký tên kín mít, chẳng còn chỗ nào sót lại.


    Vị hoàng đế trở nên phiền muộn và khủng hoảng.

    Người giữ cửa nói với ông ta: “Hãy đừng buồn. Cha tôi, rồi ông tôi, và ông cố của tôi cũng đã từng làm như thế- qua nhiều thế hệ, chúng tôi biết rằng mỗi khi ngài muốn ký tên lên, ngài phải xoá trên bề mặt đá trước đã. Nếu không, ngài không thể nào có được một khoảnh trống”.


    Rồi thì vị hoàng đế quay đi. Ông ta nói: “Nếu như tôi chỉ có thể ký tên sau khi đã bôi xoá tên của ai đó, thế thì đây là một sự điên rồ- bởi vì tôi sẽ ký tên rồi đi, rồi ngày mai lại có ai khác sẽ đến, họ lại xoá tên tôi đi và ký tên của họ vào đó. Khi mà núi này quá to lớn mà lại có quá nhiều tên, ai sẽ đọc những cái tên đấy? Và đích điểm của việc này là gì? Hãy tha lỗi cho tôi, tôi đang làm một chuyện sai lầm. Việc này quả là vô dụng”.


    Chỉ có rất ít người thông minh như thế. Những người khác cho khắc tên của họ trên đá, trên những đền đài; họ xây những đài kỷ niệm và cho khắc tên họ lên đấy mà quên rằng họ đã được sanh ra mà không có tên. Họ chẳng có tên của riêng mình. Vì thế, một mặt thì đất đá bị lãng phí, và mặt khác công sức lao động chân tay cũng bị lãng phí để rồi khi họ chết và nói lời từ biệt, họ lại trở thành không tên. Chúng ta chẳng có cái tên nào của riêng chúng ta. Cái “tên” chính là cái ảo tưởng có thể thấy được ở thế giới bên ngoài và cái “tôi” là cái ảo tưởng có thể thấy được ở bên trong. “Tôi” và “tên” là hai mặt của cùng một đồng tiền. Cái tên thì có thể thấy được từ bên ngoài và cái “tôi” thì có thể thấy được từ bên trong.
    Và bao lâu mà cái ảo tưởng về “tôi” cùng với “tên” này còn tồn tại, thế thì không gian dành cho tình yêu để nảy nở vẫn không mở ra.


    Vì thế điều cuối cùng mà tôi muốn nói là: hãy thương yêu nhau/Love one another!... "


    Tài liệu sưu tầm của Minh Đạo.
     
  12. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    “LÌ XÌ CHO... CHÚA GIÊSU”
    Quý độc giả Ephata thân mến,
    Sáng kiến ban đầu có lẽ là của các bạn Nhóm DOJ ( Disciples of Jesus – Môn Đệ Chúa Giêsu ) từ cách đây 3 năm. Nghe “lì xì cho Chúa Giêsu”, chắc không ít người trợn mắt kết luận: “Bậy bạ ! Vớ vẩn !” Chúa Giêsu chứ có phải trẻ con đâu mà dám bảo là lì xì ? Nhưng nếu bình tâm một chút, lại chịu khó đi một chuyến với DOJ trong Đêm Giao Thừa, ta mới ngộ được, và cười xòa một cái.
    Phản ứng hồi ấy của tôi cũng thế. Năm 2007 tôi ra Bắc lo bánh chưng Tết cho các bệnh nhân phong, về lại Sài-gòn nghe các bạn có đi “lì xì cho Chúa Giêsu” kể lại mới hiểu ra và thấy dễ thương quá.
    Đến năm ngoái 2008 thì tôi xin nhập cuộc luôn, và Đêm Giao Thừa, tôi đã được giao nhiệm vụ, xuất phát từ sân Nhà Thờ Hy Vọng, chỉ huy một “cánh quân” mấy chục bạn trẻ tỏa ra thành nhiều toán nhỏ, mất hút về hướng các quận Tân Bình, Gò Vấp, Hóc Môn. Chúng tôi tay xách nách mang, có lúc cưỡi Honda tạt vào bên vệ đường, có lúc cuốc bộ chui sâu trong ngõ hẻm. Mãi đến 3g sáng Mùng Một Tết, hết sạch quà thì coi như hoàn thành công tác. Mọi người í ới gọi điện thoại hỏi thăm nhau ở các cánh. Cười cười nói nói, có bạn nghẹn ngào khóc: “Cha ơi, đúng là con đã gặp được Chúa Giêsu đêm nay...”
    Năm nay, Tết Kỷ Sửu, không thấy thủ lĩnh Ngọc Danh của Nhóm DOJ đứng ra tổ chức, nhưng tinh thần đi “lì xì cho Chúa Giêsu” vẫn được thực hiện. Không chỉ một cánh do Nhóm Fiat, mà còn thêm nhiều cánh khác do các nhóm có tên lẫn không có tên, đã từng tham gia với DOJ mấy năm trước, bây giờ cứ tự động họp lại, ai cho gì cũng nhận hết, lại mua thêm các món như mứt, đường, muối, xì dầu, mì tôm, đặt thêm bánh tét, gói tất cả thành những món quà trân trọng xinh xắn dành cho người nghèo, dù trị giá vật chất chỉ đáng mấy chục ngàn, tép riu so với các thứ quà cáp biếu xén xếp lớn hoặc hối lộ cán bộ !
    Nhưng “nghèo” ở đây là thế nào ? Tinh thần của Nhóm DOJ đã chủ trương ngay từ đầu rằng: tất cả những ai đúng Đêm Giao Thừa rồi mà vẫn còn phải lang thang vất vưởng ngoài đường khuya, còn vật vã co ro bên mái hiên nhà người ta, có quê ở đâu đó xa tít mà không về được, đã từng có một mái ấm ngày xửa ngày xưa mà nay phải ly tán để tha phương cầu thực, tất cả, tất cả đều trở thành những... Giêsu của Sài-gòn hoa lệ và hiện đại hôm nay.
    Vậy, ai muốn gặp Giêsu, xin hãy cùng chúng tôi ra đường đúng Đêm Giao Thừa. Gói quà đem trao thật ra chỉ là cái cớ để bắt chuyện, để hỏi thăm một lời tử tế. Cái chính để “lì xì” cho nhau, cả hai bên, kẻ đi thăm cũng như người gặp được, lại chính là tấm lòng, là tình người.
    Của đáng tội, những cái gọi là “tấm lòng”, là “tình người” bây giờ hình như thành chuyện xa xỉ, chuyện văn chương lãng mạn. Chủ nghĩa xã hội chọn theo lý thuyết duy vật vô thần nên cứ lần hồi làm biến thái lương tri con người ta, khiến con người ta chỉ còn biết quay quắt làm nô lệ cho cái bụng của bản thân, từ đấy thành ra vô nhân vô đạo, nhẹ nhất cũng là vô cảm vô tình, thản nhiên đối với những người cũng là người y như mình, đang sống bên cạnh mình, ngay chung quanh mình.
    Trịnh Công Sơn ôm đàn hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng...” Hóa ra, con người ta sống trong cái thế giới thiếu tấm lòng nhiều quá, thì đến một hôm, chính tấm lòng mình chợt thức tỉnh, tự nhủ không thể cứ sống mãi thế này, buồn lắm, khốn nạn lắm, phải sống khác, suy nghĩ khác, cư xử khác. Rồi đang lúc loay hoay chưa biết khởi đi từ đâu để hồi sinh tấm lòng của chính mình và của mọi người, thì những sáng kiến như của Nhóm DOJ bật ra, ai bắt được thì thấy rộn lên một nỗi vui, hưởng ứng ngay.
    Tôi nhớ năm đầu tiên tổ chức đi “lì xì cho Chúa Giêsu”, có anh bạn trẻ đến gần Giao Thừa rồi mà chưa kiếm được cớ gì chính đáng để thoát ra khỏi nhà mà đi lang thang với các bạn trong nhóm. Đương nhiên bầu khí sum họp gia đình là thiêng liêng, đâu có bỏ đi được, thế nhưng vẫn có một vẫy gọi của tấm lòng nó mạnh quá, khiến cho cậu nhấp nha nhấp nhổm. Ông bố trong nhà, vốn là dân tu xuất, để ý thấy, nghi cậu con muốn lỉnh ra khỏi nhà đi chơi với bồ, ông trừng mắt truy hỏi. Thế là cậu con đành khai ra sự thể nguồn cơn. Ông bố buột miệng bảo: “Ơ, chuyện hay thế, sao không nói sớm cho bố biết...” Vậy là Đêm Giao Thừa ấy có cả một gia đình vợ chồng con cái kéo hết ra đường đi... “lì xì cho Chúa Giêsu” !
    Năm nay suy thoái kinh tế thế giới trầm trọng, còn kinh tế trong nước thì mấy ông bộ trưởng, mấy tay giám đốc sở của ta vốn đã kém tài lại yếu đức, toàn là làm láo báo cáo hay, tham nhũng choe choét, đâm ra dân khổ quá, khổ hơn mấy năm trước nhiều. Cái khổ khách quan đã là khổ, nhưng còn phải è cổ gánh thêm cái khổ gây ra do chính những “đầy tớ nhân dân”, thì ôi chao, khổ không còn biết để vào đâu !
    Nông dân được mùa nhưng thóc lúa bị tư thương phối hợp ngầm với cán bộ nhà nước để ép giá mua rẻ. Đến người trồng hoa chỉ hy vọng bán được mùa Tết, vậy mà bây giờ phải đem hoa, đem cây cảnh đổ hết ra hai bên Quốc Lộ mà bán tống bán tháo. Công nhân các nhà máy bị quịt lương sau bao nhiêu ngày tăng ca, nhiều nơi còn bị sa thải hàng loạt mà không có trợ cấp thất nghiệp.
    Tôi biết ở một quận vùng ven, có nơi anh em xa quê đến Tết, không những không có tiền về lại quê, lại còn không đủ tiền trả nhà trọ, bị chủ nhà tống khứ hết, đành ra nghĩa địa che chắn mấy cái vỏ thùng cáctông, chắp vá thêm mấy tấm bạt nilông cũ rách mà sống chung với người đã chết. Hết mùa mưa cũng đỡ khổ, nhưng lại trúng đợt Sài-gòn trở lạnh khác hẳn mọi năm, cứ phải đốt giấy rác mà sưởi.
    Bên Công Giáo mình anh chị em Tông Đồ Giáo Dân biết được về báo với cha, đang còn họp bàn tìm cách giúp họ thế nào, thì được tin bên Phật Giáo họ đã mở toang cửa Nhà Chùa đón những người cơ nhỡ đáng thương ấy vào nương náu. Vừa mừng vừa buồn, mừng vì thấy người nghèo đã được trợ giúp đến nơi đến chốn, nhưng lại buồn vì thấy hệ thống và cơ chế đạo mình còn nặng nề quá, chẳng Dòng Tu nào, chẳng Nhà Thờ Giáo Xứ nào dám “chơi đẹp” như bên Nhà Chùa !
    Vậy ra, có tấm lòng không thôi, quý đấy, nhưng vẫn chưa đủ. Còn cần phải hành động nữa. Thì đây, chẳng phải kế hoạch quy mô hành động gì to tát, cứ Đêm Giao Thừa, các bạn trẻ lại “xuống đường” hành động với tất cả tấm lòng bằng việc đi “lì xì cho Chúa Giêsu” !
    Vậy nếu có ai đêm nay xuất hành xông đất khuya, có ai ngồi nhà hàng ăn bát phở nóng Giao Thừa, chợt trông thấy một nhóm mấy bạn trẻ cứ rà rà xe Honda, đảo tới đảo lui trong ngõ hẻm, dưới gầm cầu, nơi xó chợ vắng tanh, lại chở theo những túi quà đựng trong bao xốp màu trắng, mắt nhìn quanh như tìm kiếm ai trong đêm, thì xin thưa: ấy chính là những “tấm lòng” đang để cho Thần Khí cuốn đi gặp gỡ chính Chúa Giêsu giữa lòng đời !
    Lm. QUANG UY, DCCT, Sài-gòn, Giao Thừa Kỷ Sửu, Chúa Nhật 25.1.2009
    Tác giả: Lm. Lê Quang Uy, DCCT
     
  13. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    [FONT=times new roman, new york, times, serif]Học làm Người[/FONT]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif][/FONT]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif]Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học, liền học Thạc sĩ, rồi lại học Tiến sĩ. Sau nhiều năm, cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.
    Một hôm người đồ đệ này trở về, thưa với ngài Tinh Vân: "Bạch Sư Phụ nay con đã có học vị Tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?" Ngài Tinh Vân bảo: "Học làm người", học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.
    Ngài Tinh Vân cho rằng, bất luận là sĩ nông công thương, người ở tầng lớp nào có học tập là có tiến bộ, nay cùng chia sẻ với mọi người về những điều cần phải học.
    Thứ nhất, "học nhận lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Đối tượng mà mình nhận lỗi có thể là cha mẹ, bạn bè, mọi người trong xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái hay là người không tốt đối với mình, nhận lỗi như vậy bản thân chẳng mất mát gì, ngược lại còn thể hiện được sự độ lượng của bản thân. Học nhận lỗi là một điều rất tốt, là sự tu tập lớn.
    Thứ hai "học nhu hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta lại mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại dài lâu được, chứ cứng làm chi cho chịu thiệt thòi. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập. Người ta thường hình dung những người cố chấp, thì tấm lòng của họ, tính cách của họ rất lạnh, rất cứng y như một miếng sắt vậy. Nếu chúng ta có thể điều hòa hơi thở, điều hòa thân tâm, dần dần điều phục tâm như ngựa hoang, như vượn chuyền cành này khiến cho nó nhu hòa mềm mại, thì cuộc sống mới vui tươi hơn, mới lâu dài được.
    Thứ ba "học nhẫn nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên biển lặng, lùi một bước thì biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không. Các vị muốn sống, muốn sinh tồn, muốn sinh mạng này thì cần phải biết nhẫn, có thể hiểu rõ những đúng sai, thiện ác, tốt xấu của thế gian, thậm chí chấp nhận nó.
    [/FONT]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif]Thứ tư "học thấu hiểu". Thiếu thấu hiểu lẫn nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
    Thứ năm, "học buông bỏ". Cuộc đời như một chiếc va li, lúc cần dùng thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống lại không đặt xuống, cũng như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới có thể tự tại được.
    Thứ sáu "học cảm động". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm bồ tát, tâm bồ đề; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
    Thứ bảy "học sinh tồn". Để sinh tồn chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh, thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu để với người thân.
    Chúc bạn bè thân hữu cùng cố gắng!
    [/FONT]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif]Liên Hải dịch[/FONT]
     
  14. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Câu chuyện của cây vả
    Một cây vả kia đã đứng vững suốt mùa đông trước bao cơn gió mạnh. Nhưng đến đầu mùa hè, khi gặp một cơn gió trung bình thôi, nó đã ngã sập xuống. Nhiều người lấy làm lạ.
    Thực ra cũng chẳng có gì lạ lắm: Trong mùa đông, cũng như hầu hết các cây khác, cây vả này bị rụng trụi lá. Gió đông có thổi đến thì cũng lọt qua các cành trơ trụi khẳng khiu của nó và bay đi. Bởi thế bao nhiều cơn gió mùa đông cũng không làm cho nó nhúc nhích. Nhưng đông tàn, xuân tới, cây vả bắt đầu đâm chồi nẩy lộc. Đến mùa hè thì cành lá đã xum xuê. Khi gió thổi đến, lá cây cản lại làm sức tấn công của gió càng mạnh hơn. Chính vì thế mà cây vả không còn đứng vững được nữa.
    Câu chuyện này giúp ta hiểu thế nào là "giông tố mùa đông" và "giông tố mùa hè". "Giông tố mùa hè" gây hại nhiều hơn "giông tố mùa đông". "Mùa hè" nói đây là lúc cuộc đời ta đang đầy đủ, thoải mái, sung sướng.

    Loại máy bay đầu tiên
    Ngày kia, tôi đang ngồi trong phòng, một con ruồi vo ve bay vào. Nó bay dập dờn và vù xuống ăn những thức ăn thừa....Nó làm bất cứ điều gì nó thích và bất cứ khi nào nó muốn.
    Một con ruồi chỉ là một sinh vật. Nó hơn hẳn chiếc máy bay.... Nó cất cánh mà không cần chạy như máy bay. Nó đáp xuống ngay tức khắc. Nó không bao giờ rơi và không bao giờ đâm vào bất cứ vật gì hoặc gặp một tai nạn nào. Phi hành đoàn của nó không phải học cách lái hoặc kiểm tra. Nó không có những động cơ trục trặc hay hết nhiên liệu. Và hơn thế nữa: nó có thể sản xuất ra những chiếc máy bay tương tự mà chỉ cần một chút sức lực.

    Thật khó có thể kiếm được một thiết bị điện tử hoặc động cơ nào sánh với tất cả những gì một con ruồi có thể làm.
    Nó chỉ là một trong nhiều sinh vật của Chúa.....và cho ta thấy rằng có ai đó đã tạo ra nó.

    Điều huyền bí.
    Một thanh niên đi du lịch tới một thành phố lớn. Đến một nhà thờ, cậu ngả mũ cung kính cúi chào. Thấy điều này, một hành khách vẻ trí thức bên cạnh cậu nhận định:
    -Ồ, tôi biết bạn có đạo. Bạn học gì ở đó?
    -Tôi học những điều huyền nhiệm của tôn giáo.
    -Huyền nhiệm? Bạn không biết rằng chúng ta chẳng bao giờ tin những gì chúng ta không hiểu? Ít ra đó là nguyên tắc của tôi.
    -Vậy anh hãy nói cho tôi biết tại sao ngón tay anh cử động khi anh ngoáy nó?"
    -Nó cử động vì sự sống trong tôi làm nó cử động.
    -Nhưng tại sao nó cử động?
    -Vì tôi muốn thế.
    -Tại sao tai của anh không cụp lại khi anh muốn?
    Lúc đó cuộc đối thoại chấm dứt.

    Cầu nguyện khi bình yên:
    Có câu chuyện về một đại úy hải quân, khi về hưu làm thuyền trưởng trên một chiếc tầu đưa khách đến đảo Shetland tham quan trong ngày. Trong một chuyến đi chơi, tầu chở toàn thanh niên. Họ cười nhạo ông đại úy gìa khi thấy ông này cầu nguyện trước lúc ra khơi, bởi vì đó là một ngày trời đẹp và biển êm.

    Nhưng biển không êm lâu khi một trận cuồng phong bất ngờ thổi tới và chiếc tầu bắt đầu chồm lên chồm xuống dữ dội. Các hành khách hoảng sợ chạy đến ông đại úy thuyền trưởng để yêu cầu ông cùng cầu nguyện với họ. Nhưng ông đáp:”Tôi đã cầu nguyện lúc trời êm bể lặng. Khi sóng gió nổi lên, tôi phải lo cho con tầu của tôi”.

    Tin vào quyền năng Thiên Chúa
    Một sinh viên y khoa người Tây Ban Nha đi viếng trung tâm hành hương kính Đức Mẹ tại Lộ Đức. Ở đại học Madrid, người sinh viên này đã từng nghe các giáo sư vô tín ngưỡng nói về Lộ Đức như xuất xứ của những thứ mê tín dị đoan vẫn còn được loan truyền đi nhiều nơi. Ba tháng ở Lộ Đức, anh muốn theo dõi việc làm của văn phòng xác minh các phép lạ xảy ra tại trung tâm này.

    Vậy thời gian ba tháng ở Lộ Đức, người sinh viên này đã được chứng kiến ba phép lạ. Cả ba trường hợp đều có các bác sĩ vô thần theo dõi để xác minh tính đích thực của phép lạ. hãy nghe người sinh viên này chia sẻ điều mắt thấy tai nghe về một trong ba phép lạ đó.

    Tại Lộ Đức
    "Hôm đó tôi đang ở tiền đường vương cung thánh đường Lộ Đức cùng với các chị của tôi hiện có đó chỉ mấy phút trước khi Kiệu Mình Thánh Chúa đi qua. Khi ấy một người đàn bà tuổi trung tuần đang đẩy chiếc xe lăn qua trước mắt chúng tôi. Một người chị tôi lưu ý chứng tôi khi nói "Kìa hãy coi cậu con trai đáng thương trên chiếc xe lăn!" Đó là một chàng trai chừng 20 tuổi bị bệnh bại liệt làm biến dạng. Mẹ của chàng khi ấy lần chuỗi to tiếng, lúc lúc lại thở dài thưa với Đức Mẹ "Lạy Đức Nữ Đồng Trinh, xin giúp đỡ chúng con!" Quả là một cảnh tượng cảm động gợi nhớ lại bệnh nhân xưa đã thưa với Đức Giêsu: "Lạy Chúa, xin cho con được sạch khỏi bệnh phong." Người đàn bà đẩy xe lăn không muốn chậm trễ nhưng đã tới ngay chỗ những người đang chờ Đức Giám Mục rước Mình Thánh đi ngang qua.

    Đã đến lúc Đức Giám Mục sắp ban phép lành Mình Thánh cho chàng thanh niên bại liệt. Khi ấy chàng thanh niên nhìn thẳng mặt nhật đựng Mình Thánh Chúa. Đó xem ra là cách anh biểu lộ niềm tin của anh. Thế rồi khi Đức Giám Mục ban phép lành với dấu thánh giá bao quát, cậu thanh niên bại liệt liền chỗi dậy, ra khỏi xe lăn, hoàn toàn khỏi bại liệt! Dân chúng liền hô to trong niềm vui: "Đó là một phép lạ! Đó là một phép lạ!"

    Nhờ có giấy phép đặc biệt, tôi được chứng kiến những xác minh tiếp theo để thấy quả thật, Chúa đã chữa lành người thanh niên. Tôi không thể nào diễn tả hết được những điều tôi cảm nhận và tâm trạng tôi lúc đó. Tôi đến từ trường Y Khoa Đại Học Madrid, nơi có nhiều giáo sư vô tín (và nhiều vị nổi tiếng). Nhiều sinh viên bạn học tôi luôn nhạo báng các phép lạ. Và giờ đây, tôi được thấy tận mắt một phép lạ. Đây là một phép lạ do Đức Giêsu Thánh Thể thực hiện, cũng Đức Giêsu xưa đã từng chữa lành bao người bại liệt và bệnh nhân khác. Tôi nghiệm được một niềm vui lớn lao. Tôi có ấn tượng tôi được ở ngay bên cạnh Chúa. Khi ấy tôi cảm nhận sức mạnh vô song của Chúa và cảm thấy thế giới bao quanh tôi bỗng trở nên cực kỳ nhỏ bé. Tôi đã trở về Madrid, Tây Ban Nha. Những chồng sách, những bài học, những cuộc thí nghiệm tôi đã từng thực hiện với bao là hứng khởi nay không còn là sức nặng lôi kéo tôi nữa. Các bạn tôi hỏi tôi: "Điều gì đã xảy ra cho cậu trong niên học này vậy? Điều gì khiến cậu sững sờ?" Quả thật tôi bị sững sờ do kỷ niệm khiến tôi bị khuynh đảo mỗi ngày. Duy hình ảnh Mình Thánh Chúa được giơ lên để ban phép lành khiến cậu thanh niên bại liệt kia nhảy vọt ra khỏi chiếc xe lăn, hình ảnh ấy in sâu vào ký ức và vào trái tim tôi. Ba tháng sau đó tôi nhập Tập Viện Dòng Tên. Đó là ngày 15 tháng 1, 1927."

    Tại Nhật Bản
    Chàng sinh viên ấy tên là Pedro Arrupe. Suốt đời chàng sẽ không bao giờ quên được phép lạ Chúa làm trước mắt anh. Được củng cố mạnh mẽ do phép lạ như dấu chỉ về quyền năng vô cùng của Thiên Chúa, anh sẽ không bao giờ lùi bước trên đường dấn thân phục vụ Người:
    • Bị trục xuất khỏi quê hương Tây Ban Nha ngày 13 tháng 02, 1932 cùng với tất cả các tu sĩ Dòng Tên.
    • Nhận thừa tác vụ Linh Mục ngày 30 tháng 7, 1936 tại Hà Lan.
    • Được phái đi truyền giáo tại Nhật Bản ngày 15 tháng 10, 1938
    • Phục vụ nạn nhân bom nguyên tử giáng trên Hiroshima ngày 6 tháng 8, 1945.
    • Được bầu làm Tổng Quyền thứ 29 Dòng Tên ngày 22 tháng 5, 1965 sau nhiều năm làm giám đốc Tập Sinh và làm giám tỉnh Dòng Tên ở Nhật.

    Quả thật phép lạ xưa cũng như nay chỉ có ý nghĩa khi là dấu chỉ về Nước của Thiên Chúa như lời Đức Giêsu tuyên bố với người Pharisêu: "Nếu tôi dựa vào Thần Khí của Thiên Chúa mà trừ quỷ thì quả là triều đại Thiên Chúa đã đến giữa các ông" (Mt 12,28). Ai nhận ra dấu lạ Chúa làm cũng được thúc đẩy dấn thân hết mình để phục vụ Nước Thiên Chúa.

    Câu chuyện phép lạ chàng thanh niên bại liệt được chữa lành tại Lộ Đức khiến chàng sinh viên Pedro Arrupe được hoán cải như thế nào trên con đường phục vụ Nước Chúa. Cuộc hoán cải ấy không thấm vào đâu so với cuộc hoán cải của Simon Phêrô và các bạn một khi nhận biết quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Phục Sinh. Họ đã hy sinh cả mạng sống mình để phục vụ Nước Thiên Chúa. Họ đã thực sự trở nên giềng cột của Hội Thánh Chúa nhờ tin vào quyền năng của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. (Lm Augustine sj, Vietcatholic 2001)
     
  15. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    RAO GIẢNG

    Trong thời kỳ chiến tranh Triều Tiên, một ngôi làng bị pháo kích nặng nề. Giữa làng có một ngôi nhà thờ, trước nhà thờ có một tượng Đức Giêsu được đặt trên một cái bệ. Nhưng sau khi khói lửa của trận pháo kích tan đi, người ta chỉ còn thấy cái bệ, còn pho tượng thì biến đâu mất. Những người lính đồng minh cố gắng đi tìm và cuối cùng cũng tìm thấy tượng Chúa bị văng khỏi đó một khoảng khá xa. Tuy nhiên hai cánh tay của Chúa đã bị hỏng mất. Họ cung cấp một chiếc máy bay để chở pho tượng về Mỹ cho thợ làm lại hai cánh tay. Nhưng cha xứ từ chối. Cha bảo cứ đặt pho tượng lên bệ như cũ, phía dưới viết thêm hàng chữ: “Các con thân mến, hãy cho ta mượn đôi cánh tay của các con”.
    ***

    Bạn thân mến! Câu chuyện trên giúp ta hiểu sứ điệp của bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay: Đức Giêsu kêu gọi các tông đồ tham gia công việc của Ngài. Ngài chia sẻ sứ mạng với họ. Ngài ban cho họ chính quyền năng và uy tín của Ngài. Rồi Ngài sai họ đi loan truyền Tin Mừng. Thực ra, họ chỉ là những người chài lưới, cả tài năng lẫn đức độ đều không có bao nhiêu. Nhưng Ngài vẫn chia sẻ sứ mạng cho họ, vì họ sẽ thi hành sứ mạng không phải bằng sức riêng của họ, mà bằng sức mạnh và ân sủng của Chúa.
    Ngày nay, vẫn có những Cha Xứ e dè trong việc mời gọi giáo dân chia xẻ công việc của cộng đoàn giáo xứ. Mặt khác, nhiều giáo dân cũng e dè ngại ngùng không dám lãnh nhận trách nhiệm trong cộng đoàn giáo xứ. Cả hai phía đều tính toán thành công và thất bại dựa trên khả năng của con người. Nhưng đó không phải là tính toán của Thiên Chúa.
    Lầm lỗi nặng nề nhất của người môn đệ là quá cậy dựa vào tài năng riêng của mình mà quên mất tác động và sự trợ giúp của Chúa, bởi vì không có Chúa, chúng ta không thể làm được gì. Như lời thánh Phaolô xác quyết: “Phaolô trồng, Apollo tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới là Đấng đem lại kết quả.”
    Khi ta lãnh nhận phép Rửa tội và Thêm sức, ta trở thành môn đệ của Chúa. Đó cũng là lúc Chúa sai chúng ta đi rao giảng Tin Mừng của Người. Hôm nay, Đức Giêsu cho ta biết, muốn việc tông đồ có kết quả, ta phải gắn bó mật thiết với Chúa, phó thác mọi sự cho Chúa, đồng thời phải có tình liên đới và nhất là phải biết cảm thương anh chị em đồng loại. Một tay nắm lấy tay Chúa, một tay nắm lấy tay anh em. Một tình yêu anh chị em trong tình yêu mến Chúa. Liên kết mọi người trong tình yêu mến. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ của ta sẽ đi đúng đường hướng của Chúa. Với tình yêu mến, chắc chắn việc tông đồ sẽ có kết quả tốt đẹp theo Ý Chúa muốn.
    ***

    Các con hãy lên đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời”.
    Lạy Chúa ! Đó là một lời mời gọi, một mệnh lệnh đòi buộc con phải lên đường.
    Lên đường như các tông đồ xưa kia là từ bỏ nghề nghiệp cũ, từ bỏ quê hương, từ bỏ những người thân yêu… và ra đi như thế có nghĩa là hy sinh.
    Lên đường như các vị thừa sai truyền giáo, như các tu sĩ trong cuộc sống hôm nay… Họ rời xa gia đình, từ bỏ bạn bè…và ra đi như thế cũng có nghĩa là hy sinh.
    Nhưng từ bỏ và hy sinh những cái bên ngoài mà thôi thì vẫn chưa phải là lên đường đích thực. Lên đường đích thực chính là từ bỏ chính mình, từ bỏ bản thân, từ bỏ những tập quán và những ý riêng để làm chứng cho Tin Mừng Nước Trời. Đó là cùng đích mà con phải hy sinh tất cả để đi tới.
    Lạy Chúa, xin ban ơn giúp sức cho con, để con biết hy sinh từ bỏ để lên đường rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Amen
    Tổng hợp từ R. Veritas
     
  16. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Chuyện Nhỏ
    Trần Quốc Bảo


    Ở một vùng quê bên nước Anh, có gia đình nọ chuyên nghề làm vườn, gồm hai vợ chồng và đứa con trai duy nhất, vi hoàn cảnh quá nghèo, nên cậu con chưa học hết Tiểu học đã phải ở nhà giúp đỡ cha mẹ việc trồng tiả, hoặc đôi khi lên rừng lấy củi, kể cả việc câu cá ở một cái hồ lớn rất đẹp gần nhà, để thêm lương thực cho bữa ăn. Trong các việc làm phụ giúp cha mẹ, cậu bé thích nhất là đi câu, bởi vì mỗi buổi đi câu là mỗi lần được tắm, bơi thỏa thích. Cậu bơi tuyệt giỏi, đến mức bạn bè trong xóm gọi cậu là "thằng Rái Cá" (Otter boy).

    Một hôm, khi "thằng Rái Cá" cắm xong mớ cần câu ở góc hồ, đang tính cởi áo nhào xuống nước bơi một tăng cho đã đời, thì nó thấy 3 chiếc xe limousine sang trọng trờ tới đậu ngay gần đó, nên nó khớp không tắm nữa, leo lên cây đại lăng ở cạnh hồ, núp mình trong tàng lá để canh chừng cần câu và cũng để ngắm nhìn toán du khách sang trọng.

    Toán du khách đó, chính là một gia đình giầu có, quyền qúy, vào hàng đệ nhất Qúy Tộc của Vương Quốc Anh, họ từ Thủ Đô Luân Đôn đi du ngoạn miền quê, thăm dân cho biết sự tình. Dưới trời nắng đẹp, một cái tăng lớn được căng lên lộng lẫy, bàn ghế picnic bầy ra và thức ăn, cao lương mĩ vị dọn tràn đầy. Tiếng nhạc êm đềm réo rắt tỏa vang Rồi đoàn du khách nhập tiệc. Kẻ ăn, người uống, kẻ khiêu vũ, người chụp hình ...

    Một lát sau, "thằng Rái cá" ngồi thu mình trên cành cây đại lăng, nhìn thấy một đứa trẻ trong đám du khách, chắc cũng 11, 12 tuổi, cỡ tuổi nó, thay đồ tắm và lội xuống hồ bơi qua bơi lại. Dường như những người lớn chăm chú vào việc ăn uống chuyện trò, không mấy ai để ý đến đứa trẻ ở dưới hồ. Riêng "thằng Rái Cá" nó tò mò quan sát đứa trẻ...

    Ồ, coi kìa thằng này bơi gì dở ẹc! rõ ràng là nó không biết bơi ếch, bơi sải, bơi bướm gì cả, đến bơi ngửa chắc cu cậu cũng chẳng làm được. Nó chỉ đập loạn tay chân lên thôi, cái điệu bơi chó như thế là không khá được!

    Chợt "thằng Rái Cá" nhoài mình ra chăm chú nhìn, nó thấy 2 con bạch thiên nga từ xa bơi tới phía đứa trẻ, và đứa trẻ chắc là thích con bạch thiên nga nên bơi theo, ... chết chưa ! nó bơi tuốt ra xa qúa rồi, chỗ đó rất sâu, nguy hiểm lắm! Đúng lúc đó, có tiếng thét cấp cứu của đứa trẻ "Help me! Help...Help!!!" Toán du khách khi ấy kịp nghe và nhìn thấy, nhưng thay vì phải nhào ra cứu đứa trẻ, thì họ ồn ào, nhốn nháo cả lên, hai ba người xuống hồ với cả áo quần, nhưng chỉ lội ra nước đến cổ thì đứng lại.

    Trời đất! hóa ra chẳng ai biết bơi cả! mà ngoài xa đứa trẻ đuối sức có vẻ muốn chìm rồi!

    Không đợi lâu hơn được nữa, từ trên cành cây cao, "thằng Rái cá" phóng xuống chạy bay ra hồ trước con mắt ngạc nhiên của tất cả đoàn du khách. Tới bờ cao, nó nhún mình lao xuống nước trong tư thế plunge tuyệt đẹp, và chỉ loáng mắt đã sải tay bơi tới chỗ đứa trẻ bị nạn, nó hụp lặn xuống xốc nách đứa trẻ và như một chuyên viên rescue lành nghề, nó nghiêng người bơi xoải từ từ vào bờ, trước sự chứng kiến xúc động và tràng pháo tay reo mừng của mọi người. Khi tới bờ, đứa trẻ bị nạn được nhiều người xúm lại khiêng lên đưa vào giữa tăng, và tại đó có sẵn một vị Bác Sĩ (trong toán du khách) lo việc cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ.

    Chừng một tiếng đồng hồ sau, không khí an toàn tươi vui trở lại với mọi người trong toán du khách, đứa trẻ qua tai nạn hiểm nguy, bây giờ quấn mình trong chiếc mền len và đang được uống mấy muỗng soup. Lúc ấy người ta mới chợt nhớ tới vị Ân Nhân vừa cứu sống nó. - Ô hay, cái thằng bé con bơi giỏi hồi nãy đâu rồi nhỉ ? mọi người đổ xô đi tìm, lát sau phát giác ra chỗ ẩn của nó, "thằng Rái Cá" trèo lên ngồi yên chỗ cũ, trên cành cây đại lăng. Nó được gọi xuống và trịnh trọng đưa tới trình diện trước một vị Qúi Tộc, Ông này chính là cha của đứa trẻ vừa bị nạn.

    - Hỡi con, (Vị Qúi Tộc nói với "thằng Rái Cá") con vừa làm một chuyện vĩ đại mà tất cả chúng ta đây không ai làm được, Ta xin thay mặt toàn thể cám ơn con.

    - Bẩm Ông, ("thằng Rái Cá" lễ phép thưa) con có làm gì vĩ đại đâu! bơi lội là nghề của con mà... con cứu em là chuyện nhỏ, chuyện phải làm và cũng là chuyện thường đâu có gì khó khăn vĩ đại. Xin Ông đừng bận tâm !

    - Không đâu con ơi ! con đã cứu mạng con trai Ta, gia đình Ta và Hội Đồng Qúi Tộc mãi mãi mang ơn con, nay ta muốn đền ơn con, vậy con muốn điều gì hãy nói cho Ta biết.

    "Thằng Rái Cá" nghe hỏi vậy, ngập ngừng giây lát, rồi ngỏ ý muốn xin vài ổ mì dư thừa đem về cho cha mẹ. Lòng hiếu thảo của nó đã khiến cho Vị Qúi Tộc và nhiều du khách cảm động rơi lệ. Vị Qúi Tộc ôm nó vào lòng và nói:

    - Hỡi con, điều con vừa xin là chuyện nhỏ, và đó chính là bổn phận của Ta, Ta biết Ta sẽ phải làm gì cho con và gia đình con. Nhưng câu hỏi của Ta là sau này lớn lên con ước mơ sẽ làm gì ?
    "Thằng Rái Cá" chỉ tay vào vị Bác Sĩ khi nãy cấp cứu hồi sinh cho đứa trẻ bị nạn, trả lời:

    - Lớn lên, con muốn làm việc cứu người như ông kia.

    - Ồ, con muốn làm Bác Sĩ, tốt lắm! với Ta đó cũng là chuyện nhỏ thôi, Ta sẽ giúp con.
    Câu chuyện nhỏ trên đây, có phần kết luận không nhỏ mà thật là vĩ đại, bởi vì đứa trẻ bị chết đuối hụt, có tên là Winston Churchill, sau này là Vị Thủ Tướng đã làm rạng danh Nước Anh, một Vĩ Nhân cực kỳ tài giỏi lỗi lạc của Thế giới vào thời Đệ Nhị Thế Chiến.

    - Còn "thằng Rái Cá", cậu bé đã cứu mạng Churchill tên là Fleming, sau này trở thành Vị Bác Sĩ tài ba lừng danh hoàn cầu, Fleming chính là Nhà Bác Học đã tìm ra Thuốc Trụ sinh Penicilin, cứu mạng biết bao nhiêu người trên thế giới, Ông đích thực là vị Ân Nhân Vĩ đại của cả nhân loại.

    Từ khởi đầu, chuyện chỉ là một chuyện nhỏ, sự hi sinh, vị tha, sự cho đi rất nhỏ nhoi! nhưng nhờ đó, thành qủa sau này đem đến cho cả nhân loại đã vô cùng lớn lao kỳ vỹ.

    Câu chuyện còn thêm cho phần kết luận điều lý thú nữa, là một ngày nọ Thủ Tướng Churchill bị lâm trọng bịnh, đến nỗi đã hôn mê, nhiều Bác Sĩ phải lắc đầu, tính mạng Ông ở vào lúc nguy kịch nhất, thì Fleming xuất hiện như một tiền duyên định mệnh, và vị Bác Sĩ tài ba này, đã lại một lần nữa cứu sống người Bạn cố tri của mình. Khi tỉnh dậy sau cơn mê, mở mắt ra nhìn thấy Fleming, Churchill ngạc nhiên xúc động và nói rằng:

    - Fleming ! có phải cứ mỗi lần tôi sắp chìm, Chúa lại cho Bạn tới vớt tôi lên?

    - Churchill, chúng ta hãy cám ơn Chúa ! nhưng không hẳn là tôi (Fleming giơ ra một viên thuốc nhỏ tí xíu) bởi cái này đây, chính cái này đã cứu bạn đó ... chuyên nhỏ mà!
     
  17. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

    Vua Saapas của nước Ba Tư thời cổ thích dùng dụ ngôn để nói chuyện với các quan chức trong triều đình.
    Một hôm, ông hỏi các quan cận thần như sau:

    Âm thanh nào dịu dàng nhất? Người thì cho rằng, tiếng sáo là âm thanh thánh thót nhất, người lại thích tiếng đàn lục huyền cầm, người khác thì lại đề cao tiếng vĩ cầm, trong các quan cận thần, chỉ có ông Nasaky ngồi thinh lặng. Nhà vua vẫn chưa tìm được câu trả lời dứt khoát.

    Một hôm, ông Nasaky cho tổ chức một bữa tiệc khoản đãi nhà vua và các quan chức trong triều đình. Các nhạc công vận dụng mọi khả năng của mình để chào mừng các quan khách, nhưng hết nhạc khúc này đến nhạc khúc khác mà bàn ăn vẫn còn trống trơn. Không có thức ăn mà cũng chẳng có một giọt nước nào để cầm hơi, lúc đầu các thực khách còn chú tâm để thưởng thức âm nhạc, nhưng càng về khuya bụng càng trống. Lúc đó, không gì khó chịu cho bằng âm thanh dù đó là tiếng nhạc du dương, nhưng vì lịch sự và để giữ thể diện không ai dám lên tiếng thắc mắc.

    Vào đúng giữa khuya, ông Nasaky ra dấu gọi người quản tiệc đến, lập tức, một đội quân hầu bàn tiến đến phòng tiệc, mỗi người một mâm đầy của ngon vật lạ, lúc bấy giờ người quản tiệc dùng một chiếc nĩa lớn gõ vào mâm, tiếng kim khí chạm vào nhau tạo thành một âm thanh chát chúa, nhưng tất cả các thực khách đều thở ra nhẹ nhõm. Giờ đã đến, sự chờ đợi của họ đã được đáp trả. Để khai mạc bữa tiệc, nhà vua liền nói như sau:

    Tiếng va chạm muỗng nĩa lọt vào tai của một người đang đói. Đó là âm thanh dịu vợi nhất.
    **************************
    Một trong những ý nghĩa mà chúng ta có thể tìm thấy trong câu chuyện trên đây hẳn phải là: hãy sống và bằng lòng với giây phút hiện tại. Sống sung mãn thực sự thiết yếu là sống một cách tích cực giây phút hiện tại. Tại Las Vegas, thành phố cờ bạc nổi tiếng của thế giới người ta thường bắt gặp dòng chữ quảng cáo như sau:

    "Bạn hãy chú tâm vào hiện tại mới mong thắng cuộc".

    Nền văn minh tiêu thụ ngày nay không ngừng thôi thúc con người tích lũy, lắm khi con người bị chiếm hữu và giam giữ trong những xiềng xích của những thứ mình tích lũy. Chúng ta sợ mất mát, chúng ta sợ thất bại, chúng ta đồng hoá sự đơn giản với mất mát, sự thinh lặng với trống không và chính vì thế mà chúng ta tìm đủ mọi cách để lấp đầy nhà cửa, lấp đầy thân xác và nhất là lấp đầy tâm trí chúng ta với không biết bao nhiêu của cải và trò giải trí, nhưng càng bị vướng mắc trong màng lưới của của cải chúng ta càng nghèo nàn trong tinh thần. Khi tinh thần của chúng ta trở nên nghèo nàn trống rỗng thì dĩ nhiên phút giây hiện tại sẽ chỉ còn là cái độc điệu, buồn chán. Trái lại, khi tâm hồn con người được sung mãn, thì lúc đó mỗi một giây phút hiện tại sẽ là một kho báu độc nhất vô nhị.

    Ánh bình minh hay buổi chiều tà của ngày hôm nay sẽ mãi mãi không bao giờ được lặp lại. Tiếng cười của trẻ thơ hay ánh mắt thân ái của một người bạn sẽ không bao giờ đến lần thứ hai. Do đó, hiện diện trong giây phút hiện tại với những người đang có mặt và những gì đang đến là cách thế duy nhất để chúng ta cảm nhận được một cách sung mãn nhất sự diệu kỳ của cuộc sống. Ai đó đã đưa ra bí quyết của hạnh phúc như sau: Hãy xem việc bạn đang làm việc là việc quan trọng nhất và hãy xem người đang ở trước mặt là người quan trọng nhất. Niềm tin vào tình yêu quan phòng của Chúa luôn đòi hỏi các tín hữu Kitô chúng ta sống giây phút hiện tại với tinh thần ấy.
    **************************
    Lạy Chúa, xin ban cho chúng con tinh thần đơn sơ, nhỏ bé, để chúng con nhìn thấy Chúa đang đến trong mọi sinh hoạt và bổn phận hằng ngày của chúng con. Xin thánh hoá chúng con để chúng con biết đón nhận và sống một cách sung mãn từng giây phút hiện tại. Xin soi sáng để chúng con tìm thấy thánh ý Chúa trong mọi sự và sống đẹp lòng Chúa.
    R. Veritas
     
  18. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    LOI TU SU CUA M0T THÂN CÂY
    Hồi còn bé, tôi nào hiểu gì đâu. Khi lớn lên hơn và nhìn lại chính mình, tôi mới bắt đầu hiểu ra một điều gì đó. Tôi vốn nhỏ thó, sần sùi, đầy những cục u thô tháp. Bộ rễ bám chặt vào vách đá, tôi đứng nghiêng nghiêng, xô lệch. Rõ ràng tôi không to cũng chẳng đẹp bằng chị bằng em ở chung quanh mà mình nhìn thấy được.

    Anh Sồi đằng kia uy phong, chắc nịch, với tàng lá rậm rì, phủ rộng. Chị Linh Sam mảnh dẻ, ngạo nghễ vút cao. Chàng Sơn thích mỗi độ thu về khoe tán lá vàng rực quý phái. Bạn hiểu cho, chỗ [​IMG]tôi đứng là một bờ dốc đá. Từ thuở bé đến giờ, bộ rễ tôi phải lần dò men vào từng khe đá nứt, tìm chút đất ít ỏi lẩn khuất bên trong để làm điểm tựa sinh tồn. Tôi vẫn thường mơ mộng, ước gì mình cao lên, xõa cành duyên dáng cho gió vờn, cho mưa vỗ, và cho ánh nắng mặt trời vuốt ve. Nhưng mơ mộng chỉ là mộng mơ suông!
    Tôi vẫn vứ thấp bé, vẫn dáng đứng nghiêng lệch khom khom qua bao vòng tuế nguyệt. Gió đi qua, và cứ đi qua, xô thẳng vào vách núi đá dựng sau lưng và reo lên ở đó. Gió chẳng bao giờ buồn dừng lại đùa giỡn với tôi, vì cành tôi khẳng khiu và tàng lá tôi thưa thớt đến tội nghiệp. Mặt trời chỉ ghé lại chút xíu lúc giữa trưa, rồi cũng biến mất thật nhanh đằng sau vách núi. Tôi nhìn sang thung lũng bên kia, thấy những tầng cây ngập đầy ánh nắng mà nhiều khi không khỏi tủi xót phận mình. Tại sao số kiếp mình phải đứng ở nơi này? Một bờ dốc đá cỗi cằn, khuất lấp! Tôi buồn cho số phận mình hẩm hiu.
    Thế rồi, vào một sáng mùa xuân ấm áp, khi hương đất nồng nàn từ thung lũng dưới kia thoang thoảng dâng dâng, tiếng chim hót líu lo chào ánh bình minh tỏa ngợp chân trời, tôi nghe những tia nắng mới lãng đãng hôn lên cành, lên tán lá thưa của mình. Một cảm giác rạo rực tràn ngập toàn thân tôi, thấm sâu vào tận từng thớ thịt. Kìa, chung quanh tôi, đất trời sao xinh đẹp quá! Có lẽ không một cây nào khác có thể có được tầm mắt nhìn xa xuống bao quát cả một vùng thung lũng như tôi. Và tôi chợt nhận ra vách đá dựng sau lưng mình-vẫn đứng đó tự bao đời-để che chắn cho tôi khỏi cái lạnh buốt xương của khối núi băng sừng sững cao nghệu phía bên kia.

    Từ buổi sáng hôm ấy, tôi bắt đầu tỉnh ngộ. Tôi hiểu ra rằng mình không xoàng xĩnh hay hẩm hiu như mình vẫn tưởng. Thân tôi thấp cũn, sần sùi, tích chứa và phô diễn cái phong trần một cách điệu nghệ có một không hai đó chứ! Cành tôi ngắn, vặn vẹo díc dắc, nhưng rắn chắc cực kỳ! Bộ rễ tôi dẻo dai, xuyên ngang xẻ dọc, bám chặt vào các khe đá, hun đúc một ý chí sinh tồn lì lợm! Tôi nhận ra mình đã lớn lên và thích nghi tuyệt vời với chỗ đứng của mình. Tôi sung sướng tự hào về tôi và chỗ đứng của tôi giữa vũ trụ này. Thế đấy, bấy lâu nay mình không hề biết mở mắt và nhìn ra giá trị của mình! Vâng, những anh Sồi, những chị Linh Sam... dưới triền kia vẫn có nét đẹp của riêng mình. Chỗ đứng đẹp nhất của tôi là đây: Bờ dốc đá hẹp mà xưa nay mình vẫn đứng. Ồ! Vì sao mãi đến hôm nay mình mới hiểu ra điều này nhỉ?

    Theo "Những câu chuyện không để giải trí"
     
    Last edited by a moderator: 10 Tháng bảy 2009
  19. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le~ so^ng')

    Xin Chào Tất Cả :

    Xin lỗi cùng tất cả các bạn đã theo dõi mục này .... nhưng vì bận việc nhà, việc đơì lẫn việc riêng nên không thể tiếp tục đến mãi hôm nay mơí có thể chính thưc' thông báo cùng các bạn chuyên mục này lại tái hoạt động trỡ lại .... Tm sẽ cố gắng dành chút thơì gian để làm tốt cái mục này hầu mong ít nhiều gì giúp ích cho chính Tm, và tất cả các bạn hơn trong đơì sống phù phím này .... Chúc Tất cả 1 năm mớí , ngày mơí này tràn đầy niềm vuihạnh phúc ....

    To U All a ...
    ~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose ~_bighug~_bighug~_bighug~_bighug~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose~_rose

    TócMây
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tư 2010
  20. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LU*O*NG THU*C. HANG` NGAY`(le song)

    NẺO ĐƯỜNG HỒN NHIÊN CỦA TIN MỪNG (9): Trải nghiệm chay lạt của một linh mục

    Xin cảm ơn những bạn đọc đã gửi thư bày tỏ đồng cảm về nẻo đường chay lạt. Mùng 4 Tết, Lễ Tro, Mùa Chay của Năm Thánh 2010 khởi đầu. Tôi xin được tiếp nối câu chuyện bằng trải nghiệm của chính mình.

    Cái khó của tôi là làm sao có thể theo đuổi thực đơn chay khi hằng ngày phải dùng cơm chung với cộng đoàn. Khoảng năm 1985, tôi đang sống với anh em Don Bosco Đà Lạt, dịp may đã đến. Một số anh em rủ nhau “vô thất”, tuyệt thực theo tân dưỡng sinh Osawa – 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày. Ba bốn nhóm, tổng cộng trên mười người, trong đó có tôi. Sau khi nhịn đói, mỗi người phải dùng gạo lứt muối mè với thời gian dài hơn số ngày đã nhịn ăn. Quan niệm dưỡng sinh Osawa được cả cộng đoàn trân trọng. Sau “phong trào” ấy, tôi có thể ăn chay mà không sợ bị tiếng là lập dị. Tôi không xin nhà bếp nấu riêng. Tôi chấp nhận một giới hạn: dùng chung thức ăn với anh em nhưng không gắp thịt cá.

    Cuối năm 1996, về Sài Gòn sống chung với các sinh viên dự tu Dòng Cát Minh Về Nguồn, trong nhà chỉ có mấy người, tự nấu ăn với nhau, tôi có thể theo thực đơn chay cách triệt để hơn. Có chút đáng trách là tôi đã vô tình khiến một số bạn trẻ ngộ nhận không dám vào Dòng, tưởng rằng vào Dòng này phải ăn chay trường. Năm 2000, sang Tây Ban Nha, vào Nhà Tập Dòng Cát Minh, tôi đã xin và cha Tập sư đã đồng ý cho tôi ăn chay trường: “Anh có thể tùy ý chọn những gì được dọn ra trong nhà cơm, trên bàn ăn cũng như nơi bàn phục vụ, nhưng không được tự tiện lục tủ lạnh”. May mắn, thầy già Domingo phụ trách nhà bếp đã biết ý nên luôn dọn đủ các loại rau quả và phó mát ở bàn phục vụ, còn trên bàn ăn lúc nào cũng có dầu ôliu. Có một đồng bạn phản đối, sợ tôi không đủ sức khỏe, nhưng tôi bảo anh ta: “Bạn thấy đó, các bạn vào phòng ăn phải cầm theo thuốc, còn tôi thì không” – và anh ta thua! Thời gian học viện tại Philppines, tình cảnh dễ hơn. Trước khi tôi đến cộng đoàn, cha Thomas Martin, người Mỹ, đã dùng thực đơn vegeterian. Tôi chỉ đơn giản là đệ tử của ngài (đồng thời ngài cũng là cha giáo tập của tôi). Vào nhà cơm, hai cha con chúng tôi mỗi người nhận được một tô rau quả còn sống, những gì cần hấp chín thì chúng tôi cho vào lò vi ba. Cuối năm 2005 tôi bị đau nhức nặng. Lúc đầu bác sĩ chẩn đoán tôi bị bệnh gút. Một số anh em trong nhà kết luận vì tôi dùng nhiều đậu nành khiến lượng acid uric tăng cao. Để khỏi phụ lòng cộng đoàn, tôi chấp nhận ăn lại thịt cá. Thế nhưng cuối năm 2006, thực đơn chay tôi được minh oan. Một bác sĩ khác chứng minh rõ rằng tôi chỉ bị đa khớp thấp chứ không bị bệnh gút và chỉ cần kiêng những gì mình không thích. Thế là tôi được quyền quay về với thực đơn chay.

    Bây giờ tôi ở nhà hưu dưỡng linh mục tại Qui Nhơn. Khi ăn cơm khách, khi dùng bữa chung với anh em, tôi ăn những gì người ta dọn để không gây phiền cho ai (Để mưu tìm ơn cứu rỗi cho những người tâm trai thiện chí khắp nơi, phải sống chan hòa với anh em đồng đạo bên cạnh mình trước đã). Còn khi dùng cơm riêng, tôi dần dần thuyết phục nhà bếp loại bỏ thịt và cá ra khỏi bữa ăn của tôi. Có một điều lạ: với người đời, khi tôi ngỏ ý dùng thực đơn chay thì được vui vẻ chấp thuận ngay, còn với các nữ tu, thuyết phục cho được rất khó. Có vẻ như phần đông các nữ tu lo cơm nước cho khách vẫn nghĩ rằng phải là thịt cá mới bổ dưỡng (và mới là trọng khách) còn rau quả thì không. Họ có ngờ đâu với những người xác tín thực đơn chay thì không gì chán ngán cho bằng nhìn thấy thịt, cá, tôm, cua! Chỉ một số cộng đoàn thân quen, coi tôi như người nhà, vui vẻ dọn cho tôi rau quả, đậu phụ, tương chao và nấm…

    Vừa qua có những bài báo nhấn mạnh rằng việc truyền giáo tại Việt Nam ít kết quả và nêu lên những nguyên do. Với kinh nghiệm riêng, có thể chủ quan chăng, tôi nghĩ có hai điều sẽ đem lại kết quả lớn: Nhiệt tình truyền giáo của người tông đồ và kinh nghiệm chay lạt. Hồi trước tôi chỉ biết làm thơ mới. Khi làm linh mục rồi, dấn thân truyền giáo, gặp một số vị cao niên thích thơ Đường, tôi học làm thơ Đường để xướng họa với họ và dần dần nói cho họ nghe về Chúa. Khi bị bệnh khớp rồi được lành, chạy bộ ở bờ biển, tôi nói chuyện với những người đang tập đi về vật lý trị liệu. Đã tha thiết muốn chia sẻ Tin Mừng thì chuyện gì cũng có thể thành nhịp cầu, tuy nhiên mỗi lần chia sẻ bắt đầu từ kinh nghiệm chay lạt với những người ăn chay, bao giờ tôi cũng được đón nhận nồng nhiệt, và từ chuyện chay bắt sang chuyện đạo thật hồn nhiên. Tôi ăn chay lạt để tự nhắc mình nhớ đến ơn cứu rỗi của một lớp rất đông những người ăn chay lạt trên đất nước này và nhiều nơi khác tại châu Á…

    Trong thời gian bị kìm chân vì bệnh khớp, khi cầm đũa gắp cọng rau miếng đậu, tôi thường có một cảm giác êm đềm. Không còn được rong ruổi như Phanxicô Xaviê cũng chẳng được chôn mình trong cõi vắng như Têrêxa Hài Đồng Giêsu, cũng chẳng sao, tôi vẫn có thể góp phần truyền giáo cách bình thường lặng lẽ, hướng về những người đang cần ơn cứu rỗi trong tâm tình tạ ơn và khẩn nguyện của phút tâm trai. Và lòng lại dâng lên một khát khao mãnh liệt: phải chi ngày càng có nhiều chủng sinh, đệ tử, nam nữ tu sĩ và linh mục Công giáo cụ thể hóa lời nguyện truyền giáo bằng phát nguyện tâm trai đồng cảm với anh chị em phương Đông, mỗi tuần một ngày chẳng hạn. Chắc hẳn mùa gặt sẽ bội thu thấy rõ. Rồi lại theo một ước vọng khác: ước chi rồi sẽ có một thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục mời gọi tự nguyện ăn chay theo phương Đông! Tại sao lại không? Phải chăng vì quên nhấn mạnh lời mời gọi tự nguyện của Tân Ước, khoa giáo lý Công giáo đã vô tình đẩy tín hữu vào não trạng tiêu cực, loay hoay mãi với câu hỏi cái gì được phép, cái gì không, và vì thế khó vươn lên được những tầm cao trưởng thành? Khi phát nguyện ăn chay, người phương Đông chẳng vướng mắc gì với chuyện “bị cấm” hoặc “tội nặng” nhưng họ chỉ tự nguyện, tự răn, tự cấm lấy mình. Biết đâu nhờ phát huy tâm tình tự nguyện này mà Trưởng Nữ của Giáo Hội tại châu Á có thể góp phần tích cực vào việc phục hưng Giáo Hội tại Âu Mỹ!...

    Tôi nghĩ vấn đề nghiêm túc lắm. Khi nâng bánh rượu lên hiến thánh thành thịt máu Chúa, tôi hình dung thấy Thiên Chúa Tân Ước là Thiên Chúa của chay lạt. Giữa những tháng ngày rao giảng, vị Chúa làm người đã hòa mình với đám đông tội nhân, ăn uống như họ, đến độ bị mang tiếng là “tay ăn nhậu” (Mt 11,19). Thế nhưng Ngài đã vào bằng cửa của chúng ta và ra bằng cửa của Ngài. Trong bữa ăn thịt chiên Vượt Qua cuối đời, Ngài mở trang sử mới. Dấu chỉ của bí tích không phải thịt cá mà là bánh và rượu. Ngài tự nguyện nộp mình và đổ máu cho người người được ơn tha tội và, cùng lúc, chấm dứt việc đổ máu những con vật vô tội theo nghi lễ Cựu Ước.

    Hơn kém nửa thế kỷ qua, Cha Maria Maximô Đỗ Chính Thống ở đan viện Xitô Vũng Tàu, đã đi đầu trong kinh nghiệm trường trai. Rải rác đây kia hẳn vẫn có những người theo bước chân ngài, tu sĩ cũng như giáo dân. Có điều là, như lời chia sẻ của chị Đông A, giữa hàng trăm người đi qua kinh nghiệm này, chưa chắc đã có một người mạnh dạn viết lên kinh nghiệm. Cũng chính vì thế, tôi ước mong được nói lên tiếng nói của một số người thầm lặng. Và vui sao, một câu lạc bộ để chia sẻ kinh nghiệm về chay lạt Công giáo đang từng bước thành hình.

    Linh mục TRĂNG THẬP TỰ


     
    Last edited by a moderator: 2 Tháng ba 2010

Chia sẻ trang này