LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

Thảo luận trong 'Nghệ thuật sống là Lợi mình = Lợi người: Luôn đúng' bắt đầu bởi Toc'Ma^y, 26 Tháng chín 2006.

  1. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    CON LỪA BÊN MÁNG CỎ
     
    Tôi là con lừa đi từ Nazareth tới.  Tôi đã chở cô chủ đáng kính trên lưng tôi.  Đêm hôm ấy, khi không còn chỗ trong quán trọ, hai vợ chồng trẻ đã dẫn tôi về chuồng bò.
    Điều bực mình đầu tiên là trong chuồng bò có một... con bò.  Tôi, một con lừa, mà lại đi ở chung với một con bò à!  Các bạn biết không:  Nhìn cái tướng của đám bò là tôi đã thấy ghét cay ghét đắng: trên đầu đội hai cái sừng nhọn hoắc, miệng mồm thì lúc nào nước mũi nước miếng phều phào.  Đấy là chưa kể tôi còn có mối hận riêng.  Ông chủ cũ của tôi, trước khi bán tôi cho hai vợ chồng đáng quí này, đã từng rủa vào mặt tôi: “Con lừa này ngu như bò, bán quách cho xong.”
    Đấy, thế đấy, vậy mà đêm nay tôi phải hạ mình ở chung với một con bò.  Nhưng khi thấy người chủ của tôi kéo rơm ra làm chỗ nghỉ thì tôi chột dạ:  Họ là những con người mà vẫn ở được với bò, vậy sao tôi lại không?  Vì thế, tôi cũng tìm một góc để ngủ, và tránh xa con bò đang đưa cặp mắt ếch... xin lỗi... cặp mắt bò nhìn chúng tôi mà không một lời chào hỏi.  Nếu không dằn lòng thì tôi đã mắng cho một câu: “Đồ ngu như bò.”
    Nghĩ như thế, nhưng mệt quá tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.  Khuya hôm đó tôi chợt thức giấc một cách bất thường.  Nhìn về phía máng cỏ thấy cô chủ của tôi mệt mỏi nhưng đang âu yếm nhìn chăm chú vào bên trong.  Bên cạnh, con bò đang lúc lắc cặp sừng.  Tôi vội chạy đến để bảo vệ chủ. Nhưng khi đến gần, tôi thấy một hài nhi nằm trong máng cỏ.  Tôi không biết ai đã đem hài nhi xinh đẹp này đến, vì lúc đầu chỉ có hai người thôi mà.  Nhưng mà thôi, suy nghĩ làm gì cho mệt đầu.  Tôi vẫn âm thầm mang cái mặc cảm “ngu như bò.”
    Thì ra con bò không có ý hại chủ tôi, nó lắc lư cặp sừng để xua đuổi mấy con ruồi đang quấy phá giấc ngủ của hài nhi.  Tôi ngạc nhiên quá, chỉ biết đến nằm phủ phục bên máng cỏ mà không biết phải làm gì.  Con bò lợi dụng tình thế đến bên cạnh tôi.  Có bực mình không chứ?  Nếu không sợ hài nhi thức giấc thì chắc tôi đã tỏ thái độ. T hế mà không biết thân, nó còn ra mặt dạy đời:
    -          Hài nhi sắp thức giấc, chúng ta không nên đến quá gần.
    Tôi bực mình: - Chúng ta có phải là quái vật đâu?
    -          Nhưng mà mặt chúng ta không giống mặt cha mẹ hài nhi, hài nhi sẽ sợ đấy.
    -          Máng cỏ kìa, chuồng bò kìa, có giống mặt cha mẹ hài nhi đâu, nhưng hài nhi nào có sợ?”
    Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
    - Thật là đau đớn khi không thể đến gần một người mình thương, chỉ vì mình có cái tướng dữ dằn.  Phải chú ý để khỏi gây thương tích...  Mặc dù, bạn biết đó, bản chất tôi không bao giờ muốn làm hại ai, nhưng biết làm sao được, tôi đi đến đâu thì cũng phải mang theo cặp sừng.
    Tôi bỗng thấy hơi tội nghiệp nó, nhưng không làm sao ngăn được lời mỉa mai:
    -          Đúng đấy!  bạn không nên đến gần, cặp sừng của bạn sẽ đâm vào hài nhi đấy.  Còn tôi, tôi sẽ ngoe nguẩy đôi tai, và hài nhi sẽ thích thú...  Vả lại, bạn có thể nhiễu nước miếng vào mặt hài nhi.  À, tôi không hiểu tại sao khi bạn sung sướng, thì mồm của bạn lại trều trào nước miếng một cách... thiếu vệ sinh như vậy?
    Nó im lặng một lát rồi lẩm bẩm:
    -          Này hài nhi đáng kính, xin đừng xua đuổi tôi.  Cậu hiểu cho rằng cặp sừng này chẳng qua là một hình thức trang trí.  Tôi phải thưa với cậu rằng tôi chưa bao giờ sử dụng chúng.  Cậu hãy cho tôi một tí ánh sáng để tôi biết mình phải làm gì.  Bởi vì tôi sung sướng quá, bởi vì tôi mang ơn cậu nhiều quá.  Làm sao tôi có thể tạ ơn cậu vì đã cho tôi ở gần cậu như thế này, đã được sống thân mật giữa các thiên thần và các vì sao.
    Nghe nó nói, tôi hơi xúc động, nhưng để tỏ ra cứng đầu đúng với bản chất của mình, tôi rầy:
    -          Im đi, bạn làm gì mà rên rỉ vậy.  Bạn không thấy là bạn đang phá giấc ngủ của hài nhi với những lời lải nhải của bạn sao?
    Đáp lại, nó nói lên một câu thật dễ thương:
    -          Bạn có lý... cần phải biết im lặng khi cần thiết, dù mình có thấy một hạnh phúc to lớn đến độ không biết phải cất dấu nơi đâu.
    Ngày qua ngày, càng ở gần hài nhi, tôi lại thấy bò càng dễ mến.  Nhất là những lúc bò đến cuốn hết ruồi muỗi để chịu chúng đốt thay cho hài nhi, nhờ vậy mà hài nhi được yên lành trong giấc ngủ. Tôi vẫn chưa nói được một lời nhẹ nhàng nào với bò, nhưng đã cảm thấy gần gũi hơn trước nhiều... Bỗng một đêm kia, chủ tôi thức giấc, gọi vợ mình và nói: “Hãy sang Ai-cập vì Hêrôđê muốn giết hài nhi.”
     
  2. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
  3. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    <B>Chuyen thiep xem -Nơi Chúa Giêsu sinh ra 2000 [FONT=times new roman, new york, times, serif] Kinh chuc Binh An .
    [FONT=times new roman, new york, times, serif]

    [FONT=times new roman, new york, times, serif]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif]
    [FONT=helvetica, arial]

    [FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=verdana, helvetica, sans-serif]Mời quý vị và các bạn xem hình ảnh nơi Chúa sinh ra đời, nay thuộc phần đất của Palestine.
    Dù quý vị thuộc tôn giáo nào.. cũng nên xem "thánh tích" .. qua Internet.. cho biết !!!

    [FONT=verdana, helvetica, sans-serif]
    [FONT=times new roman, new york, times, serif]



    [FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif][FONT=times new roman, new york, times, serif]

    [FONT=lucida console, sans-serif]Hình ảnh hang đá Bê Lem . NơiChúa Giêsu sinh ra 2000 năm trước .


    Hang Đá Bê Lem - Nhà Thờ Giáng Sinh

    Grotto of Bethlehem - The Church of Nativity

    [B][FONT=Arial][COLOR=#333333]Tọa lạc cách thành phố Jerusalem 8 km về hướng Nam, nhà thờ Giáng Sinh ở Bêlem là một trong những nhà thờ cổ nhất trên thế giới có sinh hoạt liên tục từ lúc xây dựng vào thế kỷ thứ tư đến nay. [/COLOR][/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial]Nhà thờ được xây cất ngay trên hang đá Bê lem. Chứng cứ đầu tiên về hang Bê lem được tìm thấy trong quyển sách của ông Justin Martyr viết vào khoảng năm 160.
    Năm 327 thánh nữ Helène, mẹ của hoàng đế Constantin I cho xây cất nhà thờ Giáng Sinh. [/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial]Năm 529 nhà thờ bị đốt cháy trong cuộc nỗi dậy Samaritan. [/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial]Năm 565 hoàng đế Justinian I cho xây dựng lại và tồn tại đến nay. [/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial]Khi Bê lem bị người Ba Tư xâm chiếm vào năm 614, viên chỉ huy Shahrbaraz đã không ra lệnh tiêu hủy nhà thờ này vì nhìn thấy hình ba vị Vua phương Đông với trang phục của dân Ba Tư. [/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial]Trong các lần chiến tranh với Hồi giáo, nhà thờ đã ngụy trang bằng cách làm cổng vào nhỏ lại và mặt tiền không có vẽ là nhà thờ. Đó là lý do tại sao ngày nay nhà thờ Giáng Sinh không có chút gì uy nghi cao cả. [/FONT][/B]

    [B]
    [FONT=Arial][COLOR=#333333]Có lẽ nhờ thế, nhà thờ Giáng Sinh đã giữ được tinh thần đơn sơ khó nghèo như lúc Chúa sinh ra cách nay 2000 năm! [/COLOR][/FONT][/B]


    [​IMG]
    Khu nhà thờ Giáng Sinh nhìn từ quảng trường Máng Cỏ (Manger Square)


    [​IMG]
    Phải lại gần hơn mới thấy cổng vào nhà thờ



    [​IMG]

    Và phải cúi mình xuống mới vào được



    [​IMG]

    Chánh điện bên trong nhà thờ - Trên nền nhà là nơi khai quật...



    [​IMG]

    các nhà khảo cổ đã tìm được nền nhà thờ cũ từ năm 327



    [​IMG]

    Tới gần bàn thờ - chú ý phía bên phải nơi có người đứng là cổng xuống hang đá Bê Lem



    [​IMG]

    Bên trái bàn thờ có hình Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với nến cháy lung linh



    [​IMG]

    Và khi tắt nến



    [​IMG]

    Cổng bước vào hang đá Bê Lem



    [​IMG]

    Hành lang nhỏ dẫn tới hang đá Bê Lem



    [​IMG]

    Bước xuống các bậc thang là nơi Con Chúa Ra Đời

    Bên phải: nơi Chúa sinh ra – Bên trái: máng cỏ



    [​IMG]

    Máng cỏ nơi Chúa nằm sau khi sinh ra


    [​IMG]





    [​IMG]

    Nơi Chúa Giêsu sinh ra được đánh dấu với ngôi sao 14 cánh



    [​IMG]

    Các chữ vòng quanh bên trong ngôi sao: Hicde Virgine Maria Jesus Christus Natus Est
    Có nghĩa là: Nơi đây Trinh Nữ Maria đã hạ sinh Đức Giêsu Kitô




    [​IMG]

    Chính diện hang đá Bê Lem



    [​IMG]

    Các hàng cột bên trong nhà thờ



    [​IMG]

    Xen kẻ các bình đèn



    [​IMG]

    Theo kiểu Chính Thống Giáo



    [​IMG]

    Tạm biệt hang đá Bê Lem



    [​IMG]

    Tạm biệt nhà thờ Giáng Sinh



    [​IMG]

    Phía trước Nhà Thờ Giáng Sinh là Quảng Trường Máng Cỏ với đền thờ Hồi giáo.







    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]

    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]

    [/FONT]

    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]
    [/FONT]






    [/FONT]
    [/FONT]
    </B>
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười hai 2010
  4. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY



    [​IMG]CÔ BÉ BÁN DIÊM

    Ðêm giao thừa, mọi người sum họp dưới mái ấm gia đình để cùng nhau tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới trong không khí thiêng liêng, ngập tràn hạnh phúc. Riêng cô bé mồ côi mẹ, đầu trần, chân đất, váy áo phong phanh, bụng đói meo đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt ngày hôm nay, cô bé chẳng bán được bao diêm nào cả. Cô sợ về nhà, người cha tàn nhẫn sẽ đánh đòn.

    Lúc này, quang cảnh xung quanh đẹp đẽ, ấm áp lạ thường. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Những hình ảnh ấy gợi cho cô bé nhớ lại năm xưa được đón giao thừa cùng bà nội trong căn nhà xinh xắn có đầy dây thường xuân bao quanh. Nhưng rồi những tai họa liên tiếp xảy ra khiến gia đình cô tan nát.

    Cô bé đói và rét lắm! Giờ đây, cô ngồi nép trong một góc tường,g iữa hai ngôi nhà để tránh những cơn gió rét như roi quất vào da thịt. Cô không muốn về nhà, vì ở nhà thì cũng vẫn đói, rét như ở ngoài đường. Hai cha con cô bé sống trên căn gác sát mái và mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các khe hở lớn trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà.

    Giữa đêm cuối năm buốt giá, cô bé lủi thủi một mình với chiếc giỏ đựng diêm vẫn còn nguyên. Ðôi bàn tay nhỏ xíu cứng đờ vì lạnh. Cô ao ước được sưởi ấm, dù một chút thôi, bằng những que diêm. Cô rút một que diêm, tôi rơi ra theo, nằm ngay trên mặt giỏ. Cô bé quẹt que diêm vào tường, que diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

    Ngọn lửa soi tỏ niềm vui sáng ngời trong đôi mắt xanh tuyệt đẹp của cô bé tội nghiệp. Hơ bàn tay trên que diêm cháy sáng rực như than hồng, cô bé tưởng như đang được ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Cô bé nghĩ: “Chà! Khi tuyết rơi phủ kín mặt đất, gió bấc thổi hun hút, trong đêm đông rét buốt mà được ngồi hàng giờ như thế, trước một lò sưởi, thì thích biết bao!”.

    Nhưng cô bé vừa duỗi chân ra thì ngọn lửa vụt tắt. Que diêm đã tàn hẳn. Hình ảnh lò sửa cũng biến mất. Cô bé bần thần nhớ ra rằng cha bắt mình đi bán diêm. Vậy mà! Một thoáng sợ hãi vụt qua trong óc cô bé.

    Những hình ảnh đẹp đẽ do cô tưởng tượng ra khi ngắm nhìn ngọn lửa ở đầu que diêm thứ nhất cháy sáng rực đã lôi cuốn, thúc giục cô bé đốt que diêm thứ hai. Cô muốn được tiếp tục sống trong thế giới kì diệu ấy. Trước ánh lửa bập bùng, bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màu. Cô bé nhìn thấu vào tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Nhưng kì diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, nĩa cắm trên lưng, tiến về phía cô.

    Một ngọn gió ào qua, que diêm phụt tắt. Trước mặt cô bé vẫn là bức tường xám xịt và lạnh lẽo. Những ảo ảnh tươi đẹp chỉ hiện ra trong giây lát, còn cái đói, cái rét và bóng tối vẫn vây bủa, hành hạ cô bé đáng thương.

    Tuy vậy, cô bé vẫn không ngừng ao ước. Cô muốn đêm Giáng Sinh mình cũng có một cây thông Noel thật lớn, trang trí lộng lẫy. Cô quẹt que diêm thứ ba. Bỗng nhiên, một cây thông giống y như thế hiện ra trước mắt cô. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức tranh bày trong các tủ kính cũng hiện ra, đẹp tuyệt vời! Que diêm vụt tắt. Xung quanh cô bé vẫn là những bức tường lạnh lẽo và đêm tối. Cô chợt nghĩ đến người bà hiền hậu rất yêu thương cô. Nhưng bà đã mất rồi! Cô muốn được gặp bà biết bao!

    Cô bé tiếp tục bật que diêm thứ tư. Người bà kính yêu hiện ra trong ánh lửa lung linh với nụ cười hiền hậu. Cô bé tha thiết năn nỉ: “Bà ơi! Bà cho cháu đi theo với! Cháu biết que diêm này mà tắt thì bà cũng sẽ biến mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây thông Noel lúc nãy; nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này! Trước đây, lúc bà chưa về với Thượng Ðế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao! Dạo ấy, bà đã từng nhủ cháu rằng nếu ngoan ngoãn, cháu sẽ được gặp lại bà. Bà ơi! Cháu van bà, bà xin Thượng Ðế chí nhân cho cháu được về với bà. Chắc Người không từ chối đâu!”

    Que diêm cháy đến tận đầu ngón tay cô bé, nóng bỏng. Ngọn lửa đã tắt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt cô bé cũng biến mất.

    Lần thứ năm, cô bé quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Cô muốn níu kéo bà để được bà cho đi theo đến một thế giới không còn đói rét và đau khổ. Các que diêm nối nhau cháy sáng như ban ngày. Chưa bao giờ cô bé lại thấy bà mình to lớn và đẹp lão như thế này. Bà nhẹ nhàng cầm lấy tay cô bé rồi hai bà cháu cùng bay vút lên cao, cao mãi. Chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thượng Ðế.

    Sáng hôm sau, mọi người vui vẻ kéo nhau ra đường đón mừng năm mới. Rồi vài người phát hiện ra một cô bé có đôi mắt hồng hào và đôi môi đang mỉm cười. Cô bé đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. Họ bảo nhau: “Con bé đã đốt hết một bao diêm. Chắc nó muốn sưởi cho ấm”. Một ông khách nhặt que diêm còn sót lại rơi trên nắp giỏ, nói lớn: “Ô! Nó bỏ sót một que diêm đây này!”. Vâng! Que diêm đó chính là tôi. Vì thế mà tôi đã chứng kiến đầu đuôi câu chuyện về cô bé bán diêm vô cùng đáng thương ấy.

    Truyện cổ của Hans Christian Andersen
     
  5. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    NHÀ KHÔNG CÓ AI

    - Noel năm nay nhà mình có gắn đèn không con?
    - Dạ không.
    - Sao vậy?
    - Nhà không có ai.
    Câu nói của con làm tôi ngỡ ngàng và bừng tỉnh. Khi nhà vắng bóng một người, "Nhà không có ai.” Bao nhiêu ánh đèn muôn màu rực rỡ, bao nhiêu món quà qúy báu đến đâu cũng không làm tan cái giá lạnh đêm đông, lắp cho đầy khoảng trống mênh mông khi lòng thiếu vắng một bóng người, vì lúc đó "Nhà không có ai”
    Khi một người bỏ nhà ra đi, họ để lại trong lòng những người còn lại một khoảng nhớ thương sâu thẳm. Vắng bóng thằng con với cái đầu tóc như cái bờm ngựa, lỗ tai xỏ một bên, mặc quần xệ trông thật chướng mắt; vắng tiếng nói đứa con gái ngỗ nghịch, thích trả lời tay đôi; vắng khuôn mặt hay gắt gỏng của người chồng; vắng tiếng cằn nhằn, lải nhải đến nhàm tai của người vợ; những hình ảnh không đẹp, những lời nói khó ưa, những cử chỉ khó chấp nhận xẩy ra hằng ngày trong gia đình, vắng chúng làm trĩu nặng lòng người ở lại, vì khi đó "Nhà không có ai”

    *************************************
    “Anh ta còn đang ở đằng xa, thì người cha đã trông thấy”( Lk 15:20).
    Hôm con bỏ nhà ra đi, người cha đã không nổi giận; ngược lại, ông ôm nỗi nhớ thương nặng sâu đến đỗi ngày ngày ông đều ra đầu ngõ ngóng con. Nhà ông có nhiều đầy tớ, ông có thể cất đặt mỗi người một ngày hay một giờ trông hộ cho ông, nhưng ông không làm vậy. Ông muốn chính mình làm việc nầy vì trong tình yêu không có sự thay thế bằng vật chất, hay nhờ ai đó làm giùm cho mình.
    Những món quà, tặng vật quý giá đến đâu cũng không thể thay thế, sánh bằng tình yêu và thời gian dành cho nhau. Vì khi thiếu nhau, "Nhà không có ai”
    Thánh Luca kể tiếp: “Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để” (Lc 15:20)
    Ông đã tha thứ con từ giây phút con lấy hết gia sản ra đi. Ông không mượn rượu, cờ bạc hay những thú vui vật chất khác để tạm quên nỗi muộn phiền. Thay vào đó, ông kiên nhẫn chờ đợi, hy vọng có một ngày con quay về, để ông “hôn lấy hôn để”.
    Ông vui quá và mở tiệc mừng ngay, “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta ăn mừng.” (Lc15: 22). Nhưng tiệc mừng sẽ không trọn vẹn khi thiếu vắng một phần tử của gia đình. Ông dẹp bỏ tự ái và quyền hạn làm cha để ra khuyên người con trưởng vào nhà. “Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ.” (Lc15:28).
    Có những con đường tưởng đã cùn, có những gút mắc tưởng chừng như không thể gỡ, có những lầm lỗi khó tha thứ, nhưng với tình yêu, mọi sự đều có thể.

    **************************************
    - Con đó hả?
    - Dạ.
    - Giáng Sinh này ba sẽ về.
    **************************************

    Lạy Cha, qua bao thất bại ê chề, chua cay của cuộc sống, bao lầm lỗi với gia đình, tha nhân, con chỉ muốn rút lui, đóng kín đời mình. Ngay cả với Cha, con không muốn chuyện trò vì thấy mình bất xứng. Nhưng càng xa Cha, xa những người thân yêu, nỗi cô độc ngày mỗi lớn dần trong con, làm con ngột ngạt cạn dần sức sống, tin yêu, niềm lạc quan hôm nào.
    Lạy Cha! Tim con đang đập nhịp lo âu. Chân con đang bước từng bước ngập ngừng trên đường về. Xin Cha tiếp tục đồng hành với con, nâng đỡ khi con ngã và thêm sức để con tiếp tục cất bước mỗi ngày về nhà Cha.

    Lữ Khách
    Dec. 4, 2010
     
  6. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN GIỐNG NHƯ BẠN VÀ TÔI


    Có một câu chuyện cổ tích kể rằng: ở một vương quốc nọ. Có một vị vua cao sang quyền qúy, thế mà lại yêu say đắm một cô thôn nữ miền sơn cước. Nhà vua định cưới nàng làm hoàng hậu nhưng có quá nhiều trở ngại, khiến nhà vua phải nhiều đêm đắn đo suy nghĩ. Vì tục lệ chỉ cho phép nhà vua cưới các công nương vương triều. Tuy rằng ngài có đầy quyền lực để xem thường truyền thống nhưng ngài vẫn không dám quyết định. Hơn nữa, một ý nghĩ khác nảy sinh khiến ngài càng khó quyết định, vì nhà vua sợ sự khác biệt về địa vị khiến tương quan giữa hai người sẽ khó mà tự nhiên với nhau, cô gái có thể thán phục đức vua nhưng không thực sự yêu ngài. Vua vẫn là vua, nàng vẫn là thôn nữ chốn hồng hoang. Vua liền nảy sinh một sáng kiến, ngài từ bỏ ngôi vua để sống như một nông dân, để gần gũi và hoà đồng với nàng, nhưng nhà vua lại sợ, với cương vị một chàng nông dân liệu rằng cô thôn nữ còn yêu mình nữa hay không? Cuối cùng, vì quá yêu nàng, nhà vua vẫn đánh liều bỏ mọi sự để ngỏ lời yêu thương với nàng.

    ******************************************

    Câu chuyện bỏ ngỏ ở đây. Câu chuyện không dẫn thính giả đến lời đáp trả của nàng thôn nữ, có đón nhận tình yêu của nhà vua hay từ chối tình yêu. Nhà vua đã rời bỏ ngai vàng, đã chấp nhận trắng tay vì nàng, nhưng liệu rằng nàng có dám yêu anh “khố rách áo ôn”, khi địa vị, danh vọng, tiền bạc của nhà vua đã không còn? Câu chuyện cũng không dẫn độc giả tới tuyệt đỉnh của một tình yêu là “một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Câu chuyện không có đoạn kết, vì đoạn kết tùy thuộc vào tâm trạng của mỗi người đều có quyền điền vào cho hợp với ý của mình. Câu chuyện chỉ muốn gợi lên cho độc giả về một tình yêu cao cả mà nhà vua đã dành cho cô thôn nữ hèn kém này. Một tình yêu thật lớn lao đến độ dám từ bỏ ngai vàng vì một cô thôn nữ xa lạ chỉ một lần thấy thoáng qua trong đời.
    Vâng, câu chuyện chưa kết thúc, nó vẫn tiếp diễn. Đây là một câu chuyện có thực về tình yêu của Thiên Chúa đối với mỗi người chúng ta. Thiên Chúa hằng yêu thương bạn, yêu thương tôi. Ngài là một vị vua đã tự bỏ ngai vàng, cung điện và cả cung cách của một vì Thiên Chúa để mặc lấy thân phận tôi đòi như chúng ta. Ngài quá yêu chúng ta đến nỗi đã trở nên “đồng hình đồng dạng vì chúng ta”. Ngài đã trở thành một “Emmanuel vì chúng ta”. Nhưng tiếc thay nhân loại hôm qua cũng như hôm nay đã không nhận ra Ngài. Họ cần một vì Thiên Chúa đánh đông dẹp tây, quyền uy sang trọng. Họ cần một vì Thiên Chúa để họ điều khiển theo ý của họ. Họ đòi Thiên Chúa đáp ứng những nhu cầu, nguyện vọng của họ hơn là chính họ phải hành động theo ý của Thiên Chúa. Năm xưa dân Do Thái đã không nhận ra Chúa khi Ngài mang thân phận của một con người như họ. Họ còn xem thường về nguồn gốc của Ngài. Cho dù họ đã chứng kiến biết bao phép lạ phi thường mà chỉ có bàn tay Thiên Chúa mới có thể thực hiện được. Thế mà, họ lại xuyên tạc là nhờ tướng quỷ mà làm được những việc này việc nọ. Từ việc xem thường gốc gác về Ngài, họ đã đẩy Ngài đến án tử trên đồi Golgotha. Chúa vẫn một lòng yêu thương tha thứ, ngài vẫn tiếp tục yêu thương và yêu thương cho đến cùng, vì Ngài là tình yêu.
    Vâng, câu chuyện chưa kết thúc, nó vẫn tiếp diễn. Thiên Chúa vẫn đang gõ cửa từng cuộc đời chúng ta. Ngài hằng mong chúng ta đón nhận Ngài qua những con người túng thiếu cơ hàn, qua những mảnh đời tha phương cầu thực, qua những bất hạnh của những anh em đang ở bên cạnh chúng ta. Thiên Chúa đã trở nên đồng hình đồng dạng vì chúng ta, Ngài vẫn cần chúng ta trao ban cho Ngài những nghĩa cử yêu thương. Ngài vẫn đang cần chúng ta săn sóc Ngài trong tôn trọng và vị tha. Ngài vẫn cần chúng ta dâng hiến cuộc đời để phục vụ Ngài một cách quảng đại và bao dung. Ngài là một vì Thiên Chúa đã mặc lấy thân phận con người, nhưng liệu rằng, bạn còn yêu Ngài hay không? Chúng ta yêu một vì Thiên Chúa quyền uy thì dễ nhưng liệu rằng chúng ta có dễ dàng yêu một vì Thiên Chúa đã hoá thân làm người trong thân phận hài nhi yếu đuối, bị truy đuổi, bị loại trừ hay không? Chúng ta sẵn lòng cúi mình làm tôi cho những ai mang lại cho ta tiền bạc, danh vọng, niềm vui, nhưng liệu rằng chúng ta có muốn cùng Chúa đi trên con đường thập giá, đường hy sinh bản thân để trở nên nguồn hạnh phúc cho anh chị em mình không? [/font]
    [FONT='Times New Roman','serif']Hôm nay, là ngày lễ Chúa Giêsu là Vua, Giáo hội mời gọi chúng ta hãy sống đáp lại tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Vì yêu thương ta Ngài đã tạo dựng chúng ta giống hình ảnh Ngài, chúng ta hãy phục vụ Ngài qua anh em của chúng ta. Vì yêu thương ta, Ngài đã chấp nhận chết để cứu độ chúng ta, chúng ta hãy biết chết đi bản tính ích kỷ của mình, chết đi những toan tính tội lỗi của mình để sống xứng đáng với tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta. Nguyện xin Chúa Giêsu là Vua cai trị và dẫn dắt chúng ta đi trong đường chính nẻo ngay, và xin Ngài ngự trị thánh hoá cuộc đời chúng ta trong hồng ân và tình thương của Ngài. Amen!
    Lm. Jos Tạ duy Tuyền
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng mười hai 2010
  7. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Khi thú vật nhận connuôi
    Thú vật cũng có tình cảm y như người…
    Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều trường hợp những đứa trẻ bị mất mẹ hoặc bị bỏ rơi đã được những người nhân hậu nhận làm con nuôi. Tuy nhiên, việc làm này không chỉ xảy ra ở thế giới của loài người mà cả các loài động vật hoang dã cũng có. Hãy cùng xem những câu chuyện cảm động về việc những loài động vật nhận con nuôi!
    1. Mèo mẹ nhận nuôi sóc con
    Khi Lisa Reichel – một phụ nữ sống tại Wilmot, Mỹ, phát hiện thấy một chú sóc nhỏ bị rơi từ cây phong sau vườn nhà mình xuống đất, cô đã làm tất cả mọi thứ để cứu sống nó. Cô Reichel nhanh chóng gọi cho Trung tâm động vật hoang dã để nhận được sự giúp đỡ. Một nhân viên tại trung tâm này đã chỉ cho cô cách sử dụng bình sữa để chăm sóc chú sóc nhỏ này, tuy nhiên, phương pháp này thực sự không hiệu quả.
    [​IMG]
    Chú sóc con sống rất hạnh phúc với gia đình nhà mèo Jingles
    Cô Reichel cho biết: “Chú sóc còn quá nhỏ, thậm chí nó còn chưa mở mắt. Tôi nghĩ nếu tôi không làm điều gì đó khác thì có lẽ nó đã chết.”
    Khi đó, Reichel chợt nhớ tới “mèo mẹ” Jingles, cô mèo hiện đang chăm sóc 5 chú mèo con vừa mới sinh được vài ngày trước. Reichel đã nhẹ nhàng vuốt ve Jingles và đặt chú sóc nhỏ vào chung ổ với những chú mèo con để nhờ Jingles chăm sóc.
    [​IMG]
    Reichel cho biết cô rất bất ngờ là Jingles không có hề phản ứng gì. Nó chỉ liếm nhẹ và chăm sóc chú sóc đáng thương như những đứa con của mình. Thậm chí cả những chú mèo con khác cũng sống rất hòa thuận và chưa hề bắt nạt chú sóc này.
    [​IMG]
    2. Khỉ nhận mèo làm con nuôi
    Hình ảnh một chú khỉ đuôi dài chăm sóc một chú mèo con đã được nhiếp ảnh gia nghiệp dư Anne Young ghi lại trong kỳ nghỉ tại Monkey Forest Park – Bali, Indonesia.
    [​IMG]
    Trong khi ghi lại những khoảnh khắc thú vị này, con khỉ trở nên rất kích động khi Anne mạo hiểm tiếp cận quá gần để chụp ảnh. Có lúc, nhiếp ảnh gia này đã thấy con khỉ này cùng một con khỉ khác đã trải một chiếc lá to để thử đặt chú mèo vào đó. Mẹ khỉ cảnh giác ngay cả với những con khỉ khác và đặc biệt không cho phép những con đực khác tiếp cận chú mèo.
    [​IMG]
    Trong suốt thời gian quan sát, Anne thấy chú mèo con tỏ ra rất thích thú khi được “mẹ khỉ” ôm ấp, còn “mẹ khỉ” thì tỏ ra thuần thục với vai trò chăm trẻ. Có lẽ chú mèo con này sẽ cảm thấy như mình được bảo vệ khỏi bất cứ sự đe dọa nào.
    Người ta không biết làm thế nào chú mèo con đã đến được trong vòng tay của mẹ khỉ… nhưng hy vọng chú mèo sẽ sống bình yên với người mẹ nuôi này.
    [​IMG]
    3. Hổ và lợn sống hòa thuận
    Trên thực tế, tình bạn giữa lợn và hổ không bao giờ tồn tại. Thậm chí chúng không bao giờ gần gũi nhau và lợn đôi khi còn là miếng mồi ngon cho loài hổ. Nhưng tại công viên Sriracha Tiger ở Thái Lan, hai loài vật này lại chung sống với nhau trong một gia đình rất “hạnh phúc”. Không chỉ ăn chung, ngủ chung mà chú lợn nái tại công viên này còn đóng vai trò một bà mẹ mẫu mực cho các chú hổ con bú hàng ngày.
    [​IMG]
    “Hổ con” và “mẹ lợn”
    Còn tại một vườn thú ở California, Mỹ, một chú hổ mẹ đã sinh ra được ba chú hổ con, tuy nhiên do biến chứng trong thời gian mang thai, nên những chú hổ con này đã bị chết ngay sau khi sinh. Sức khỏe của chú hổ này bắt đầu sụt giảm sau biến cố trên. Các bác sĩ thú y cho rằng chính cái chết của những chú hổ con đã khiến nó rơi vào trạng thái trầm uất và bị ốm.
    [​IMG]
    Các bác sĩ thú y quyết định làm một điều gì đó mà chưa bao giờ được thử nghiệm trong môi trường vườn thú. Họ bọc một lớp da hổ quanh những chú lợn con và đặt chúng vào chung chuồng với chú hổ mẹ. Thật kỳ diệu là sức khỏe của hổ mẹ dần hồi phục và nó đã chăm sóc những chú lợn con như chính con đẻ của mình.
    [​IMG]
    [​IMG]
    “Mẹ hổ” và “lợn con”
    4. Chó mẹ nhận nuôi Hổ con
    Chó mẹ chăm sóc Hổ con có lẽ là điều hiếm thấy, tuy nhiên, tại một số vườn thú tại Trung Quốc, thì điều đó là hoàn toàn bình thường. Khi những chú hổ con bị bỏ đói do hổ mẹ không hứng thú với việc chăm sóc chúng, các nhân viên tại vườn thú đã phải nhờ đến sự trợ giúp của “mẹ chó” để chăm sóc những chú hổ con này.
    [​IMG]
    Chó mẹ và hổ con tại một vườn thú ở Hà Nam, Trung Quốc
    [​IMG]
    Chó mẹ và hổ con tại vườn thú Safari, Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc
    [​IMG]
    Chó mẹ và hổ con tại Thế giới hoang dã Diêm Thành ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
    [​IMG]
    4. Chó nhận dê làm con nuôi
    Một câu chuyện cảm động diễn ra tại Trung tâm động vật hoang dã Pennywell ở Anh khi chú chó có tên là Billy đã nhận một chú dê con tội nghiệp bị mẹ bỏ làm con nuôi.
    [​IMG]
    Chó bố Billy và dê con Lilly
    Lilly là con vật nhỏ nhất trong lứa dê 3 con mới được sinh ra tại Trung tâm này. Chính vì thế mà mẹ Lilly đã bỏ mặc nó để chăm sóc 2 đứa con khỏe hơn. May thay, Lilly đã được “bố” Billy nhận nuôi. Chú chó đô con này đã trở thành bạn đồng hành của chú dê con Lilly, ngủ cùng, liếm láp và bảo vệ Lilly khỏi những mối đe dọa.
    [​IMG]
    Bà Elizabeth Tozer – chủ của Billy, cũng chăm sóc Lilly. Bà cho biết: “Lilly đi theo Billy khắp nơi. Trông cảnh 2 “bố con” chạy loăng quăng tôi thấy rất vui. Billy ngủ cùng và chùi miệng cho Lilly sau khi nó ăn xong. Hai bố con Billy đã trở thành ngôi sao thu hút khách tham quan ở trung tâm.”
    6. Rùa nhận hà mã làm con nuôi
    Owen – tên của con hà mã nặng 3 tạ đã bị sóng thần cuốn trôi từ sông Sabiki – khu bảo tồn chim rất quan trọng của Kenya, đến biển Ấn Độ Dương, sau đó bị mắc kẹt tại bờ biển Kenya trước khi được các nhân viên kiểm lâm cứu sống và đưa về công viên Lafarge.
    [​IMG]
    Nhà sinh thái học Paula Kahumbu của Lafarge cho biết: “Sau khi bị cuốn trôi và mất mẹ, con hà mã chưa tròn một tuổi dường như đã bị tổn thương. Chúng tôi nghĩ rằng cần phải tìm một con vật nào đó thay thế cho mẹ của nó. Thật bất ngờ, khi được thả vào khu vực của một con rùa 100 tuổi, hai con ngay lập tức kết thân với nhau rất nhanh chóng.”
    [​IMG]
    Hai sinh vật này đã sống chung hoà thuận, cùng ăn, cùng bơi, cùng ngủ trong lãnh địa của con rùa. Con rùa già này dường như rất hạnh phúc với thiên chức làm mẹ. Owen đã theo sát con rùa y như là theo mẹ của mình. Nếu ai đó tiến gần đến chỗ con rùa thì lập tức Owen tỏ ra rất tức giận và muốn tấn công lại ngay lập tức.
    Cũng theo ông Paula Kahumbu, hà mã là loài động vật rất quấn quýt với mẹ. Thông thường mẹ của chúng sẽ chăm sóc và nuôi dưỡng hà mã con cho đến khi chúng được 4 tuổi mới thả cho chúng tự tìm mồi và sống tự do.
    [​IMG]
    Hai mẹ con trông thật tình cảm:-bd
     
  8. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    Bà nào muốn làm goá phụ sớm xin đọc

    “Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm.” Đâu phải tại yêu nhiều tim đau nặng,
    Trái tim nầy riêng tặng một người thôi.


    Nhiều người tưởng rằng, đau tim là bệnh của ai khác, chứ không phải họ. Lầm to, ai cũng có thể chết bất thần vì đau tim, mà không có một triệu chứng nào báo trước cả. Đau tim, một trong những bệnh giết chết nhiều người nhất tại nước Mỹ. Nhờ khoa học tiến bộ, biết đích danh chết vì bệnh tim. Chứ bên Việt Nam mình thì cứ gọi là “trúng gió”, trúng gió mà chết, nhiều lắm. Bị trúng gió, thì cạo gió, và xoa bóp huyệt đạo lung tung, cũng cứu được rất nhiều người. Đó cũng là một cách kích động cho trái tim đập lại, cho máu lưu thông, mà thoát chết. Cái gì cũng là “trúng gió” cả.


    Câu chuyện “trúng gió” tại Mỹ cũng rất nhiều. Trong sở tôi, có một ông chưa được 60 tuổi, buổi trưa gục đầu trên bàn và chết mà không ai biết. Ông bạn ngồi bên cạnh đến lay nhẹ và nói: “Dậy, dậy, trong giờ làm việc mà ngủ, người ta thấy kỳ lắm”. Ông nầy chết trong khi đang làm việc. Đâu phải công việc khó khăn, mệt nhọc và căng thẳng thần kinh lắm cho cam. Công việc cũng nhàn nhã, thong dong, không ai thúc hối, thế mà vẫn chết. Một ông khác, tuổi trên 50, còn độc thân, đi ăn trưa về, vừa buớc vào thang máy, thì quỵ xuống. Bạn đồng nghiệp kêu xe cấp cứu, đến bệnh viện thì đã chết rồi. Nhiều người ngạc nhiên, vì ông nầy trông trẻ trung, dáng vóc khỏe mạnh, lanh lẹ và độc thân, không có ai mè nheo, cằn nhằn đến độ bực mình mà chết.

    Một ông bạn, suốt đời không có triệu chứng gì về đau tim cả. Chỉ có bà vợ hay la mắng rầy rà làm ông buồn mà thôi.

    Một hôm ông ngồi đọc báo chờ vợ trước siêu thị. Bà vợ đẩy xe ra cửa, và nạt ông chồng: “Còn ngồi đó nữa sao? Không phụ tôi đẩy xe ư? Đàn ông gì mà lười biếng quá”.
    Ông vội vã đến đẩy xe cho vợ, mới đi được mấy bước thì quỵ xuống.
    Bà vợ nạt:
    “Già rồi mà đi đứng còn hấp tấp, không ý tứ gì cả. Sao không đứng dậy, mà còn định nằm vạ đến bao giờ?”
    Thấy chồng nằm vạ lâu, bà cúi xuống kéo áo ông, thấy hai con ngươi đứng tròng. Bà hốt hoảng la lên. Nhưng không kịp nữa. Ông đã bị đứng tim chết rồi. Chính bà kể lại và khóc lóc.

    Báo đăng, có ba ông bác sĩ gây mê, chưa đến 50 tuồi, đều chết vì bịnh tim. Cả ba ông đều không có triệu chứng gì về đau tim.

    Một ông vừa lái xe về nhà. Bà vợ ở phòng trên nghe tiếng ga-ra mở cửa. Chờ mãi không thấy chồng, chạy xuống ga-ra, thì thấy ông gục đầu trên tay lái mà chết. Ông đã bị đứng tim. Một ông khác, vừa chuyển thuốc mê vào cho bệnh nhân sắp mổ, thì gục xuống, và đi luôn. Một ông khác, cũng chết đột ngột tương tự. Đau tim mà chết. Không biết nghề bác sĩ gây mê nầy có lo lắng lắm không, mà giết chết nhiều người tuổi còn khá trẻ. Ngày nay, 50 tuổi được xem là còn trẻ, chứ ngày xưa, vua Khải Định đã ăn mừng “tứ tuần thượng thọ” rồi đó. Thời nầy, 40 tuổi thì xem như còn xuân xanh lắm, nhiều anh chưa chịu lấy vợ, nhiều chị chưa chịu lấy chồng, vì còn trẻ mà, vội chi?

    Bạn tôi, đi làm việc về, đút chìa vào ổ khóa cửa mãi mà không được, cứ trật ra ngoài hoài. Rồi bỗng nhiên quỵ xuống trước cửa nhà. Trong phút nguy cấp đó, anh biết không phải bị “trúng gió”, vội vã mò điện thoại cầm tay, kêu số cấp cứu 911. Anh được chở kịp vào bệnh viện, và đêm đó, bác sĩ đè ra mổ tim ngay. Cứu anh sống. Nhưng không làm việc được, tay yếu không lái xe, trí óc không còn sáng suốt. Vẫn sống bình thường. Hai năm sau, trong khi đang tắm, qụy xuống, và chết vì tim. Có người phỏng đoán, anh chết vì tắm nước quá mát. Máu dồn ra ngoài da để bảo vệ thân thể, tim không còn máu, nên “đi” luôn.

    Ông bạn ngồi cạnh tôi, người Mỹ, tuổi chưa được 50, dáng người gầy, thon thả, mỗi chiều sau khi tan sở, chạy bộ ven bờ sông. Một hôm nọ, vợ ông không thấy ông không về, điện thoại hỏi thăm khắp nơi. Hôm sau điện thoại vào sở xem ông có đi làm không. Đi tìm mãi, cảnh sát báo cho bà biết, tìm ra xác ông bên bờ sông. Ông chết vì bị đứng tim.

    Một ông bác sĩ mổ tim, tập thể dục mỗi ngày. Cũng không có triệu chứng gì trước về căn bệnh tim. Hôm đó ra sân quần vợt. Vừa đưa vợt lên, thì té qụy xuống, và chết luôn. Không cứu kịp. Một ông khác, trưa nào cũng lái xe đến sở của cô con gái, để cha con cùng đi ăn, và chuyện trò cho vui. Một hôm, trên đường đi, ông thấy đau trong ngực, và biết cần cấp cứu ngay. Ông rán hết sức, lái xe đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện và khai là đau tim. Nhân viên bệnh viện thấy ông còn lái xe được, và để ông chờ. Chờ lâu quá, ông chết ngay trong phòng làm hồ sơ tiếp nhận cấp cứu. Đáng ra, ông phải dừng lại, và kêu xe cấp cứu ngay. Bởi lái xe, nguy hiểm cho người khác nếu ngất xỉu trên tay lái. Hơn nữa, nếu đi xe cấp cứu, bệnh viện sẽ cứu ông ngay khi mới vào. Nhiều người rất sợ vào nằm chờ trong phòng cấp cứu của bệnh viện. Vì trên đường thì xe hú còi ầm ỉ, gấp gáp lắm, nhưng khi đến bệnh viện, thì để cho người bệnh nằm chờ dài cổ ra, chờ cho chán chê, mà chẳng ai dòm ngó đến. Rồi chán nản quá, họ đứng dậy, ra về mà không cần báo cho bệnh viện biết.

    Bạn tôi, buổi tối ngồi xem truyền hình với đứa con trai. Khi hết phim, cháu đến thức bố dậy đi ngủ: “Bố ơi, hết phim rồi, vào đi ngủ.” Lay hoài không thấy bố dậy. Cháu bé khóc: “Bố đừng làm con sợ.” Và bạn tôi đã chết tự bao giờ mà không biết. Chỉ có hai bố con sống với nhau. Tội nghiệp thằng bé, không biết phải làm gì trong tình thế đó.

    Nhiều trường hợp khác nữa, thấy tận mắt, nghe tận tai, nhiều quá không kể hết được. Thế mà, tôi cũng như mọi người khác, cứ tưởng bệnh tim là bệnh của ai, chứ không phải của mình. Y hệt chuyện chết chóc, ai đó chết, chứ mình thì không, như sống mãi muôn đời.

    Nhiều năm trước, khi đi ra ngoài trời lạnh, tôi cảm thấy nhói nhói trong tim. (Nói theo bạn tôi, là cảm thấy đau nhè nhẹ như khi bị phụ tình). Tôi cũng không cần báo cho bác sĩ biết. Một hôm đi khám bệnh, trong lúc nói chuyện đùa cho vui, tôi tiết lộ cái “nhói nhói như bị phụ tình” đó. Ông bác sĩ nầy tử tế, đưa tôi đi đo tâm động đồ. Không biết sao hôm đó, tâm động đồ của tôi bất thường, lặng đi hai nhịp. Nhiều người cho biết, bình thường thì cảm thấy tim đau, nhưng khi đo nhịp tim, thì tim đập bình thường, nên không có dấu hiệu nào cả, bác sĩ cho là tim đập bình thường. Sau đó, tôi được đưa đi thử nghiệm nhiều cách khác nữa. Làm luôn cả thử nghiệm “phóng xạ” (nuclear scanning), bơm chất cản quang vào máu, và soi xem các cơ tim hoạt động ra sao. Tôi được nằm và chuồi vào một cái máy, như sắp phóng tôi vào trong không gian, ở các phim giả tưởng. Sau đó, được xét nghiệm bằng siêu âm xem các van tim hoạt động có bình thường không. Bác sĩ gia đình nói cho tôi biết, có một mạch máu rất nhỏ dưới đáy nhọn của tim bị nghẹt nhẹ. Về sau, tôi nói điều nầy với ông bác sĩ chuyên môn bệnh tim, ông cười và mĩa mai tôi. Vì các thử nghiệm đó, không thể kết luận nghẹt mạch máu tim. Chỉ khi nào làm thử nghiệm soi mạch máu (angiography) mời biết rõ có nghẹt hay không.

    Bác sĩ gia đình cho tôi uống thuốc trừ mỡ trong máu (cholesterol) , uống mỗi ngày, uống đều đều. Một hôm tôi đọc được tài liệu cho biết, uống thuốc trị mỡ lâu ngày, có thể đưa đến bệnh gan trầm trọng. Bạn tôi cũng dọa tôi về bệnh gan, đưa cho tôi nhiều thống kê đáng sợ về những người bị hư gan vì uống thuốc đau tim. Có lẽ tôi thiên vị, thương lá gan hơn thương trái tim, cho nên tôi ngưng uống thuốc trừ mỡ. Sau đó, tôi thường nghĩ, đâu cần uống thuốc trừ mỡ, không uống, tôi vẫn sống nhăn răng ra đây, có can gì đâu.

    Cho đến một hôm, tôi thấy cánh tay trái mỏi trong bắp thịt, hơi tê tê, nhói nhói. Tôi tưởng vì cắt tỉa mấy cây hường mà ra. Nếu đau tay vì tỉa hoa, thì phải đau tay mặt mới đúng, nhưng tôi cố giải thích sao cho tự yên tâm mình. Nghĩ rằng, rồi bắp thịt sẽ hết đau. Nhưng sau đó, nhiều hôm đang tập thể dục nữa chừng, thì mệt dữ dội, phải ngưng tập năm bảy phút mới tập lại được. Sau đó, mỗi lần xách cái gì nặng, cũng mau mệt khủng khiếp. Những lúc đi ra ngoài trời lạnh, thì mệt ngất, đi không được, phải quay về. Thêm vào các triệu chứng đó, là thỉnh thoảng nghe nhói trong tim, ở ngực, nhưng không xác định được chắc chắn đau chỗ nào. Có đêm đang ngủ, nghe nhói tim thức giấc dậy. Những lúc nầy, là tim đau, nếu được “thăng” ngay, thì khỏe khoắn và nhẹ nhàng lắm. Không đau dớn chi nhiều cả.

    Với những lời khai bệnh như trên, ông bác sĩ gia đình vẫn cười, cho rằng chưa đáng chuyển qua bác sĩ chuyên môn, và chỉ cho uống thuốc. Dù ông nầy rất tử tế, rất tốt. Khi tôi khai có ngày bị đau nhói trong ngực và mệt đến hai ba lần, ông mới chuyển qua bác sĩ chuyên môn về tim. Qua lời khai, ông bác sĩ nầy biết ngay là tôi bị nghẽn mạch máu tim. Ông giải thích, và cho tôi biết có 3 cách chữa trị. Thứ nhất là uống thuốc để cầm cự. Thuốc không chữa được bệnh, mà chỉ làm mạch máu giản to ra, cho máu dễ lưu thông hơn, khi nào không uống thuốc, thì mạch máu không gỉản, và lúc đó có cơ nguy. Cách thứ hai là đút vào chỗ nghẽn một cái ống kim loại như cái lò xò lưới, rồi cho ống phình ra, ép chất mỡ vào thành mạch máu, để máu có thể lưu thông qua “ống cống” đó. Cách thứ ba, là lấy ống tĩnh mạch ở chân, rồi nối bắc cầu băng qua chổ nghẽn, cho máu lưu thông theo đường mới. Cả ba cách, chất mỡ vẫn còn nằm đó, nguồn bệnh vẫn còn đó, nhưng máu huyết được lưu thông, thì bớt đau, hoặc bớt nguy hiểm cho tính mạng. Ông hẹn ngày, và nói sẽ đút cái “ống cống” vào mạch máu cho tôi, dễ lắm, chưa đầy nữa tiếng thì xong. Chỉ nằm bệnh viện một hôm rồi về nhà. Tôi yên chí lớn. Sá gì một hai cái ống kim loại nằm trong thân thể.

    Đúng ngày hẹn, ông bác sĩ cho đè tôi ra, cắt mạch máu ở háng, đút cái ống thông lên tận tim. Thật lạ, tôi không thấy đau đớn chi cả. Chỉ khi ông bơm thuốc nhuộm vào mạch máu qua cái ống, thì cảm thấy nóng nóng, ấm ấm. Tôi nhìn vào màn truyền hình, thấy màu đen tỏa ra nhiều nhánh như hệ thống thượng nguồn của sông rạch. Ông bác sĩ chỉ cho tôi chỗ mạch máu bị nghẹt. Ông nói, mạch nầy đã nghẹt 100% nếu không thì sẽ thấy máu đi vòng qua bên kia. Ông cho biết hai mạch bị nghẹt nặng, một mạch khác bị nghẹt 60%. Không thể đặt “ống cống” thông (sten) được. Ông cắt cử bác sĩ giải phẩu cho tôi, và định luôn ngày mổ banh ngực. Tôi cũng hơi ngạc nhiên, và không ngờ tình trạng trái tim của mình tệ đến thế. Rồi tôi làm đủ các thủ tục. Được dặn dò điều gì phài làm trước ngày lên bàn mỗ. Cho tài liệu đọc, để biết sơ sơ về mổ cái gì, mổ ra làm sao, và làm cái gì trong lúc mổ.

    Để biết lý lịch và kinh nghiệm của ông bác sĩ sắp giải phẩu cho tôi, tôi mở internet ra, vào Google, rồi đánh máy tên ông bác sĩ vào. Mở cái web có tên ông ấy ra, tôi sẽ biết rỏ năm sanh, học trung học ở đâu, đại học ở đâu, tốt nghiệp năm nào, làm ở nhà thưong nào bao nhiêu năm, làm gì, đưọc huy chưong, tưởng thưởng nào. Tôi không ngờ, ông bác sĩ sẽ mổ cho tôi, là trưởng khoa tim ở bệnh viện tôi sắp nằm, và ông nầy có rất nhiều kinh nghiệm trong việc mổ tim.

    Tôi về nhà, lục internet xem về mổ tim. Qua mạng lưới Google, tôi tìm mục mổ tim (open heart surgery), tìm ra được rất nhiều bài viết, phim chiếu rất rõ ràng, hay. Có nhiều mục chiếu video cuộc mổ tim. Chiếu từ khi rạch ngực, cưa đôi cái xương sụn nối với các xương lồng ngực, banh lồng ngực ra, và khâu vá, mổ, đóng lại. Xem thì hơi ớn, vì thấy ghê quá, banh toác bộ xương sườn ra, mà mằn mò, khâu vá như một ông thợ may vụng về tập may, trong khi trái tim vẫn đập thoi thóp co bóp. Nếu không “cóc cần” mọi sự, thì e cũng lo lắm. Ai sắp mổ ngực, nếu sợ chết, thì đừng xem các video nầy mà sợ. Không thấy, không biết, thì yên tâm hơn. Đỡ sợ.
    Trước khi mổ tim mấy ngày, bệnh viện dặn dò tôi làm phải giữ gìn sức khỏe kỹ lưỡng, đừng để bị ho hen, cảm cúm, Vì nếu bị bệnh khác, thì cuộc mổ sẽ hoãn lại, hoặc bị nhiểm trùng trong khi nổ, rất khó bình phục và nguy hiểm. Họ phát cho tôi khá nhiều tài liệu để đọc, nhiều giấy tờ dặn dò làm việc gì trước, việc gì sau, phải ghi xuống giấy để nhớ theo thứ tự. Cái bàn của tôi, vung vải giấy tờ lộn xộn. Biết là có thể “đi đong” cái mạng già trong cuộc giải phẩu, tôi làm một bảng liệt kê nhắc nhở và dặn dò bà xã phài làm gì, làm gì, nếu tôi không còn nữa. Điều cần nhất là đừng có khóc lóc, buồn bả, vì chết cũng là một tiến trình của đời sống. Đừng có làm đám tang um sùm, đừng tụng kinh gõ mõ cầu siêu, cũng đừng cáo phó, đừng vòng hoa, đừng hòm tốt. Giản dị đem thiêu, rồi lấy tro. Sau đó, làm gì với mớ tro đó cũng được.

    Trước khi mổ mấy hôm, tôi giữ gìn vệ sinh kỹ lắm. Mặc thật ấm áp, ăn uống điều độ, ăn chất hiền lành, ngủ nghê đầy đủ. Ít dám đi ra ngoài, tránh đám đông. Thế mà trước khi mổ hai hôm, gia đình đứa cháu kêu điện thoại, nói là còn chừng bốn mươi lăm phút nữa thì sẽ ghé thăm. Họ đi xa bốn trăm dặm để thăm tôi, lẽ nào từ chối được. Họ nói là nghe cậu sắp đi mổ, đến thăm và chúc may mắn. Tôi và vợ vôi vã dọn dẹp lại căn phòng khách bừa bãi, lộn xộn, quét nhà, lau chùi, đang bệnh mệt, lại mệt thêm, giữa mùa đông mà mồ hôi vã ra. Mấy lần vợ chồng mệt quá, gắt nhau. Cả gia đình đưá cháu gồm năm người, vừa ho hen, vừa hít mũi sụt sịt. Họ ngồi trong phòng khách mà nhảy mũi lia lịa, làm bà xã tôi sợ hải, tái mặt. Tôi cũng ngại mình bị nhiễm bệnh, chỉ cười mà không dám nói ra. Họ ngồi chơi chừng một tiếng đồng hồ. Tôi cũng mệt lắm, nhưng không dám đi nằm. Sau khi gia đình đứa cháu đi rồi, chúng tôi vội vàng bày lại giấy tờ cần thiết ra bàn lại, và nhất định không bốc điện thoại. Ai kêu cũng không bắt. Bệnh viện có gì khẩn cấp thì nhắn lại trong máy. Bây giờ, tôi mới có cái kinh nghiệm là đừng đi thăm ai trước khi họ sắp lên bàn mổ, và đừng thăm họ sau khi họ mổ xong về nhà. Vì thời gian nầy, sức khoẻ của họ rất mong manh, rất dễ bị nhiễm trùng từ người khác. Vã lại, họ đang mệt, đừng làm họ mệt thêm, mình thì vì thương mến họ, đến thăm viếng, nâng đỡ tinh thần, và nếu không thăm, thì sợ bị trách là vô tình. Nhưng nếu chờ họ bình phục rồi đến thăm thì tốt hơn, vui hơn.

    Bệnh viện hẹn tôi 5 gờ sáng. Tôi phải dậy lúc 3 sáng giờ sửa soạn, 4 giờ thì anh bạn hàng xóm lái xe đưa tôi đi. Đến nơi, bệnh viện còn đóng cửa. May nhà tôi không xa bệnh viện, có nhiều bệnh nhân phải ngủ tại khách sạn đêm trước đó, để kịp giờ hẹn.

    Những y tá, nhân viên làm thủ tục giấy tờ trước khi lên bàn mổ rất dịu dàng, vồn vã, tử tế. Cũng làm cho tôi cảm thấy vui trước khi lên bàn mỗ. Nhắc tôi rằng, đời còn có nhiều người dễ thương lắm. Một ông y-tá già, cầm cái dao cạo điện, hỏi han tôi ngọt ngào, và ông bắt đầu cạo lông lá cho tôi, cạo từ dưới háng cạo lên bụng, ngực. Trơn tru, sạch sẽ. Ông vừa cạo vừa mĩm cười. Sau đó, tôi được đẩy vào phòng mỗ. Trên đường vào phòng mỗ, tôi nghĩ rằng, mình đã về hưu được đúng hai năm, đã được nghỉ ngơi, thong dong, đi chơi, vui thú, làm biếng, không lo lắng, không bận rộn, nhàn nhã, thảnh thơi. Thế thì hôm nay, nếu cuộc giải phẩu thất bại, cái thân nầy được chở xuống nhà xác, thì cũng khỏe, không có gì để tiếc nuối cả. Nghĩ thế, tôi sướng quá, và cười thành tiếng. Ông y-tá đẩy xe ngạc nhiên, chắc chưa thấy một “thằng điên” nào vui vẻ cười tươi như vậy trước khi được mổ tim, nguy hiểm đến tính mạng. Ông hỏi tôi cười cái gì, giờ nầy mà còn cười được, không lo lắng hay sao. Tôi cho ông biết lý do tại sao tôi cười sung sướng, ông vỗ vào chân cái bộp, và khen tôi chí lý. Thực tâm mà nói, thì sống chết đối với tôi, cũng không quan trọng lắm. Không chết trẻ, thì chết gìa. Không chết bây giờ, thì sau nầy cũng chết. Con người phải già, phải chết, để cho các thế hệ trẻ lớn lên thay thế, thế giới sung sức hơn. Cứ thử giả dụ như, con người không chết, thì bây giờ, cả thế giới đầy cả người già lụ khụ, già chiếm chín phần, trẻ chỉ một phần. Thế giới nây toàn ông bà già mấy trăm tuổi, chống gậy lê từng bước, xe lăn đầy phố phường, đường xá. Thế thì lấy ai mà sản xuất, nuôi nấng nhân loại.

    Bởi vậy, tôi bình tỉnh, và nghĩ rằng được sống cũng vui, mà được chết, cũng vui không kém.

    Vào phòng mỗ, từng y tá tự đến giới thiệu tên tuổi, và cho tôi biết phần hành của họ. Tôi cũng vui vẻ chào, nói vài lời xả giao bình thường. Khi bác sĩ gây mê đến, xưng danh, và nói cho tôi biết, ông sẽ chuyền thuốc mê cho tôi. Tôi chỉ kịp chào xã giao, và sau đó, mê man ngay, không còn biết trời trăng chi nữa cả. Giá như, có chết khi đó, thì cũng được nhẹ nhàng, êm thấm, mau và tiện lắm.

    Tôi hoàn toàn không biết việc gì đã xẫy ra. Chừng mười giờ sau, tôi mơ màng tỉnh dậy trong phòng “hồi sinh”. Nghe tiếng bà y tá kêu lớn, và vặn nhạc lớn, kêu tôi mở mắt ra, đừng nhắm mắt lại. Tôi cố gắng hết sức, mà hai mí mắt cứ kéo trì xuống, cứ he hé chút xíu, lại bị nhắm lại. Tôi cũng nhớ là mình đang qua cuộc giải phẩu tim. Nghe tiếng bà xã tôi phụ kêu với bà y tá, tôi cố gắng mĩm cười cho vợ yên lòng. Nhưng không biết miệng có cười được hay không. Khi tôi mở mắt đưọc, tôi thấy bà y tá, bà chị tôi và bà xã đang đứng bên giường lo lắng. Tôi đếm được hai mươi mấy cái ống nối vào ngực, vào họng, vào tay, vào mũi, và có tiếng xì xèo của cái máy bơm nào đó, mà tôi tưởng đâu bên cạnh giường có cái hồ nuôi cá, máy bơm nước đang chạy. Tôi thầm nghĩ, thế là cũng chưa “đi đong” cái mạng già được. Thuốc mê làm tôi hơi buồn nôn và chóng mặt.

    Suốt đêm hôm đó, một bà y tá da den, mập ú, thức và chăm sóc tôi. Chừng mươi phút, mười lăm phút, bà vào châm thêm thuốc vào bình dang treo, châm thêm máu, xem lại biểu đồ nhịp tim, ghi chú vào sổ. Công việc liên miên, không biết thủ tục bắt buộc, hay bà là người có lương tâm, nên làm việc hết lòng. Rồi rút máu tôi, tiêm thêm thuốc, nhiều lần kê lại gối nằm sau lưng tôi, hỏi han tôi rất tử tế, dịu dàng. Cổ tôi khô như đốt. Bà cho tôi cục nước đá nhỏ như viên kim cương, ngậm trong miệng cho đỡ khát. Khi đó, đúng là quý viên kim cưong ngậm trong miệng. Không được uống nước. Tôi khôi hài, tự ví bà y tá là Đức Bà Quan Âm đang ban giọt cam lồ (cục nước đá) cho người khổ nạn. Suốt một đêm, bà không ngủ, loay hoay quanh giường tôi. Tôi thật tình cảm động. Có những người vì nghề nghiệp, chỉ làm cho xong bổn phận, làm vừa phài thôi. Bà y tá nầy, làm với cả tấm lòng, tưởng như tôi là thân nhân ruột thịt trong gia đình.
    Vừa mổ xong chiều hôm qua, mà sáng nay, lúc 5 giờ sáng, y tá đã bắt tôi ngồi dậy trên ghế, dây nhợ lòng thòng hơn hai chục sợi dính từ mũi, miệng, ngực, bụng, chim. Tôi không thể tưởng tượng được, có là muốn hành hạ bệnh nhân chắc. Mệt và chóng mặt lắm. Bà y tá bảo tôi phải ngồi như vậy trong một giờ đống hố. Ngồi được chừng 25 phút, hết sức chịu đựng, tôi xin bà cho mằm, vì mệt quá.

    Nằm phòng hồi sinh được hai đêm, sáng hôm sau họ đẩy tôi xuống phòng bệnh thường, và bắt tôi tập đi bộ mỗi ngày và tắm. Khiếp, vết thương dài hơn hai tấc, còn rỉ máu còn tươi , và nhiều cái lỗ trên ngực, có ống lớn bằng ngón tay nối từ trong tim, trong phổi lòng thòng ra ngoài, dính với cái máy, cái bình. Thế mà bắt tôi tắm vòi sen, tắm xong y tá dùng khăn chậm khô ngực, không dám lau.

    Trước khi đi mổ, bà xã tôi ép ăn, để có đủ sức khỏe mà qua cuộc giải phẩu. Tôi ăn cho vợ vui. Nhưng sau khi mổ xong, bị bón. Cái ruột già căng cứng như muốn nổ ra. Ba bốn ngày không đi tiêu được. Không được rặn, vì sợ các mối chỉ may tại nơi mổ bung ra. Hai y tá cho tôi uống nước trái mân đen, cũng không hiệu quả. Tôi phải dùng đến thủ thuật đề cho phân ra, mà cũng vô hiệu. Cái bụng cứng ngắt, rất đau đớn, khó chịu. Y tá cũng không giúp tôi được gì. Đêm nằm trên giường, tôi nghĩ thầm, chắc mình không chết vì bệnh tim, mà chết vỉ vỡ ruột già. Cứ lăn lộn mãi, có khi thiếp đi chừng năm phút. Tôi gần như mê sảng. Trong thời gian đau ốm, bịnh hoạn, khi nào tôi cũng giữ được tinh thần khôi hài, ngạo nghễ, xem thường, thế mà hôm nầy, tinh thần tôi xuống lắm. Khi nữa đêm, tôi hé mắt ra, trong bóng mờ, thấy một bà y tá da đen. Lúc nầy là đổi phiên trực gác của các y tá chăm sóc con bệnh. Ngọn đèn phiá sau người y tá làm thành một vòng hào quang trên đầu bà. Tôi vốn không tin theo một tôn giáo nào, và cũng chẳng tin vào thần thánh, nhưng buột miệng thều thào hỏi: “Có phải bà là thiên thần mà Thượng Đế gởi xuống để giúp tôi không?” Bà cười, nhẹ nhàng đặt tay lên trán tôi, và hỏi, bà có thể làm gì để giúp tôi không. Tôi nói với bà, là tôi có cảm tưởng cái ruột già của tôi sắp nổ tung vì bón mấy hôm nay. Bà mau mắn cho tôi thuốc nhét hậu môn. Không kết quả. Bà bảo tôi nằm nghiêng, co chân, và trải nhiếu khăn ra giường, quấn nhiều khăn làm vòng đai bao quanh vùng khăn trải. Rồi bà đưa ngón tay vào hậu môn, mà móc phân ra từ từ, từng chút một. Cẩn thận, nhẹ nhàng. Khi phần cứng của phân moi ra hết, thì phần bên trong chạy phọt ra. Tôi thấy người nhẹ như đang bay bổng lên không trung. Như trên vai mọc cánh, đang bay lượn giữa trời. Khỏe hẵn. Bà y tá dọn giường, và cho tôi viên thuốc ngủ. Tôi cám ơn bà. Nụ cười trên môi bà hiền từ làm tôi liên tưởng đến những bức tượng Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi nắm lấy tay bà mà cám ơn. Dù đã được uống viên thuốc ngủ, nhưng khi bà đi rồi, tôi vẫn cảm động thao thức mãi. Nằm không yên, tôi lấy giấy bút, trong cơn xúc động vì lòng tử tế, vì tình người lai láng, tôi viết một bài thơ, nhan đề là “Belinda”, tên của bà y tá. Có lẽ cũng là loại thơ con cóc. E rằng, lời lẽ cũng ngô nghê như một ông ngoại quốc làm thơ bằng tiếng Việt. Viết xong bài thơ, tôi yên tâm ngủ một giấc dến sáng. Đêm hôm sau, tôi đưa cho bà. Đọc xong, bà cảm động, ôm tôi mà khóc. Bà nói riêng cho tôi biết, bà là nữ Mục Sư đang điều hành một nhà thờ tin lành trong thành phố nầy. Đúng là bà có trái tim của một nữ Thánh. Có lẽ, trước khi đi mổ lớn, chỉ nên ăn thức ăn lỏng, đừng ăn chất đặc, chất xơ, vì thế nào cũng bị bón.

    Ông bác sĩ giải phẩu cho tôi cũng rất tử tế. Nhiều hôm sau ca mổ, đã 9 giờ đêm, ông còn ghé thăm tôi, hỏi han kỹ lưỡng, dịu dàng. Cái lưng ông còng xuống, có lẽ do cứ cúi xuống lâu trên bàn mổ mải thành còng lưng. Tôi nghĩ, đa số những người làm việc trong bệnh viện nầy, ngoài mục đích mưu sinh, còn cả một say mê nghề nghiệp, và cả tấm lòng nhân từ.

    Sau khi mổ, vết cắt lớn, mà tôi không thấy đau đớn, nhức nhối gì cả. Hồi phục rất mau, vết thương kéo da cũng nhanh, làm các y tá và bác sĩ ngạc nhiên. Cũng nhờ một ông bà con có kinh nghiệm dặn, khi nào cảm thấy đau nhức sơ sơ, thì xin thuốc giảm đau ngay, đừng để cho đau quá, vì phải có thời gian, thuốc mới hiệu nghiệm. Trong thời gian dưỡng bệnh, tôi ráo riết ôn lại tiếng Pháp để chuẩn bị đi chơi Âu Châu, nên cũng không có thì giờ nghĩ đến bệnh, đến đau đớn.

    Dẫm lên chân bác sĩ, tôi viết sơ về các bệnh dau tim, như múa một đường quyền hoang dại. Sách viết rằng, bệnh liên quan đến tim, rất nhiều khi là “những bước chân âm thầm”, không báo trước. Bệnh tim có nhiều loại khác nhau. Thông thường nhất là suy tim, nghĩa là tim không chuyển vận máu đủ cho nhu cầu. Cứ 100 ngưòi Mỹ, thì có 1 người bị bệnh nầy. Nước Mỹ có hơn 2 triệu người suy tim. Tốn phí bệnh viện rất lớn. Trong một năm, những người bị suy tim chết đến 15%, Kế dến dau tim bẩm sinh, sinh ra đã bị đau tim rồi, vì cấu tạo tim mạch không được bỉnh thường. Cứ 1000 em bé sinh ra, có đến 6 đến 8 em bị đau tim bẩm sinh. Bệnh nầy chữa được, bác sĩ sẽ mổ và điều chỉnh lại. Sau nữa là nghẽn mạch máu tim và động tim. Một năm có hơn 1.5 triệu người Mỹ bị bệnh nầy. Sẽ có hơn 500 ngàn ngưòi chết, và khoảng 300 ngàn người đưọc mổ tim. Kế đến là bệnh tim đập sai nhịp và bất tỉnh. Sau đến là van tim bị hư hỏng, rồi đến bệnh mạch máu bị thương tật, bị phình, teo. Cuối cùng là màng bao tim bị bệnh. Ai muốn biết rõ hơn, xin vào thư viện mượn cuốn “Mayo Clinic Heart Book” mà đọc, rất hay, viết cho người thường đọc.

    Kinh nghiệm của những người đau tim cho biết, khi có ít hay nhiều triệu chứng sau đây, thì đừng nên coi thường: đau ngực, thở gấp, hay mệt, sưng, bất tỉnh, nhức đầu lâm râm, nhịp đập tim bất thường, tê tay hay chân, màu da không bình thường, té xỉu, thay dổi bất chợt về thị giác, nói năng, và cảm xúc.

    Khi nào thì nên đi bác sĩ? Khi triệu chứng đau tim mới có, triệu chứng càng lúc càng nặng, triệu chứng trở nên trầm trọng, triệu chứng làm thành lo lắng, triệu chứng tái diễn.

    Những người yêu nhiều thì thường bị nhói tim, không biết có chuyển qua bệnh đau tim không. Nhưng những người ăn nhiều chất béo bổ, chắc chắn sẽ đau tim, cho nên có rất nhiều người sợ các chất béo, ngọt, mặn, như sợ thuốc độc. Lo lắng, bị áp lực, muộn phiền nhiều cũng sinh ra đau tim.

    Bởi vậy, có ông Mỹ đau tim nằm chung bệnh viện với tôi, nói đùa rằng:

    “Bà nào muốn làm goá phụ sớm, thì cứ cằn nhằn ông chống cho nhiều vào, rồi thế nào cũng được mãn nguyện sớm.” Mấy bà nghe, háy nguýt ông sắc như dao chém./.
     
  9. Toc'Ma^y

    Toc'Ma^y New Member

    Tham gia ngày:
    10 Tháng chín 2006
    Bài viết:
    475
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    SỰ NGẮN NGỦI CỦA ÐỜI NGƯỜI
    Ðời người không đáng là bao, và tất cả những gì có cùng có hạn đều chẳng đáng là bao. Sẽ đến lúc mà một người xem ra rất lớn lao đối với ta sẽ không còn nữa, lúc mà người ấy sẽ như một em bé chưa được sinh ra, lúc mà người ấy không còn nữa. Người ta có sống trên đời này lâu dài bao nhiêu, cho đi một nghìn năm, thì rồi cũng đến ngày hết hạn. Chỉ có thời gian tôi sống mới làm cho tôi khác với những gì chưa xuất hiện bao giờ, nhưng cái khác biết này cũng quá nhỏ nhoi, vì cuối cùng tôi cũng sẽ hòa tan vào cái gì không có, và rồi sẽ đến ngày chẳng những hình như tôi đã có, và tôi có sống được bao lâu đi nữa thì cũng chẳng đáng kể là bao, vì tôi sẽ không còn nữa. Tôi bước vào cuộc đời với định luật là phải ra khỏi đời này, tôi đến đóng vai trò của tôi, tôi đến để trình diễn như mọi người: rồi sau đó, tôi phải biến đi. Tôi đã thấy nhiều người đi qua trước tôi, rồi những người khác sẽ thấy tôi đi qua; rồi chính những người này cũng hiến cho những người đến sau họ một cảnh tượng tương tự; và cuối cùng tất cả mọi người đều sẽ đến hoà mình trong cái hư vô.
    Cuộc đời tôi sống được tám mươi tuổi là cùng; cho được một trăm tuổi đi nữa, đã có một lúc tôi chưa có! Và đến một lúc tôi sẽ không còn nữa! Và thời gian tôi sống, tôi chiếm một chỗ quá ít ỏi trong vực thẳm vĩ đại của thời gian! Tôi chẳng là gì cả; cái khoảng thời gian ngắn ngủi đó không thể làm cho tôi khác biệt nhiều với cái hư vô mà tôi phải đi đến. Tôi đã đến trong cuộc đời để cho thêm một con số, mà rồi người ta cũng chẳng biết làm gì với tôi; và vở hài kịch sẽ được diễn xuất chẳng kém hơn, một khi tôi sẽ trở vào hậu trường sân khấu. Vai trò tôi phải diễn xuất thì quá nhỏ nhoi trên đời này, và quá ít quan trọng đến nỗi, khi tôi nhìn kỹ, tôi có cảm tưởng là một giấc mộng đã thấy tôi có ở đây, và tất cả những gì tôi thấy cũng chỉ là điều hão huyền: “Bộ mặt thế gian này đang biến đi.” (1 Cor 7, 9).
    Ðường đời tôi đi chỉ được tám mươi năm là cùng, và để đi đến đó, tôi phải vượt qua biết bao nhiêu hiểm nguy, biết bao nhiêu bệnh tật, v.v..? Vì đâu mà cuộc hành trình ấy đã không ngừng ở mỗi giây phút? Tôi đã không nhận ra bao nhiêu lần tôi phải ngừng sao? Tôi đã thoát chết ở cuộc gặp gỡ này ở cuộc găp gỡ nọ: nói tôi thoát chết là nói sai; tôi tránh được hiểm nguy này, nhưng không phải tránh được cái chết: cái chết đang giăng nhiều cạm bẫy đủ loại trước mặt chúng ta; nếu tránh được cạm bẫy này, chúng ta lại rơi vào cạm bẫy khác; cuối cùng chúng ta phải rơi vào hai cánh tay của thần chết. Giống như tôi trông thấy một cây to bị gió đánh nghiêng ngả, có nhiều lá rụng xuống từng lúc; có những lá cầm cự được lâu hơn, có những lá khác chịu đựng được ít hơn: mà nếu có những lá cầm cự qua được cơn giông tố, thì luôn luôn mùa đông sẽ đến làm cho chúng héo đi và rụng xuống đất, hoặc như trong một cơn bão lớn những người này bất thần bị ngạt thở, những người khác nằm trôi trên mảnh ván chịu buông xuôi theo làn sóng; và lúc mà họ tưởng đã thoát khỏi mọi hiểm nguy, sau khi đã cầm cự được khá lâu, thì một ngọn sóng đẩy họ đập vào một tảng đá ngầm, thế là tan xác. Cũng vậy, một số đông người chạy cùng một con đường đời, chỉ có vài người mới chạy được đến cùng; nhưng sau khi đã tránh được những cuộc tấn công khác nhau của thần chết, đã đến được cuối cuộc hành trình mà họ đã vươn tới giữa biết bao nhiêu nguy hiểm, họ lại gặp ngay thần chết và rút cục ngã quỵ ở cuối hành trình: đời họ vụt tắt như cây nến đã tiêu hao hết chất đốt của nó.
    Cuộc đời tôi sống được tám mươi năm là cùng; và trong tám mươi năm ấy, có bao nhiêu năm được gọi là đáng kể trong cuộc sống của tôi? Giấc ngủ thật giống như cái chết; thời thơ ấu là cuộc sống của một con vật. Bao nhiêu thời gian của thời thanh xuân, tôi muốn xoá đi? Và khi tôi có tuổi, tôi còn muốn xoá đi bao nhiêu nữa! Thử tính xem tất cả thời gian ấy thu lại còn được cái gì? Vậy tôi sẽ đếm được những gì? Vì tất cả những thứ ấy sẽ không còn nữa. Thời gian mà tôi cảm thấy thoả thích, thời gian mà tôi có được vài danh vọng chăng? Nhưng thời gian ấy đã quá thưa thớt trong cuộc sống của tôi biết bao! Nó tựa như những cái đinh được đóng vào một bức tường dài, trong một khoảng tường nào đó: có lẽ bạn nói là những cái đinh đó chiếm nhiều chỗ quá, thu nhặt lại thì chúng chẳng chiếm được cả lòng bàn tay. Nếu tôi loại đi khỏi đời tôi giấc ngủ, các bệnh tật, các nỗi lo âu và bây giờ tôi thử tính tất cả thời gian mà tôi có được vài thoả thích hoặc vài danh vọng, thì cái thời gian đó đưa tới được cái gì? Nhưng các thoả thích ấy, tôi có được cùng một lúc không? Tôi được nó có khác gì hơn là những thoả thích vụn vặt? Nhưng tôi có được những thoả thích ấy mà không vướng một lo âu nào, và nếu có lo âu, tôi sẽ đặt những thoả thích ấy vào thời gian mà tôi quý trọng hay vào thời gian mà tôi không kể đến? Và khi đã không có được thời gian ấy cùng một lúc thì ít ra tôi có được thời gian thoả thích ấy tức khắc không? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn chia tách hai lần thoả thích ra sao? Chẳng phải nỗi lo âu luôn luôn gieo trở ngại để ngăn cản các lần thỏa thích không nối liền với nhau sao? Nhưng các thoả thích ấy còn để lại gì cho tôi? Những thú vui chính đáng thì chỉ là một kỷ niệm vô ích; những thú vui bất chính thì lại là một mối ân hận, là một sự ràng buộc dẫn tới hỏa ngục hoặc là phải sám hối, v.v…
    A! Ta rất có lý mà nói rằng ta sống cho qua thời giờ! Thật vậy, ta sống cho qua thời giờ và ta qua đi với nó! Tất cả con người tôi thu gọn trong một giây lát; và đó là điều phân cách tôi khỏi cái hư vô; giây lát ấy trôi qua, tôi bắt lấy giây lát khác; giây lát này trôi qua sau giây lát khác, tôi nối kết giây lát này với giây lát kia, cố gắng làm cho mình an tâm, mà tôi không nhận thấy rằng những giây lát ấy đang từ từ lôi cuốn tôi đi với chúng, và tôi sẽ thiếu thời gian, chứ không phải thời gian thiếu tôi. Cuộc đời tôi là thế đó; và điều đáng ghê sợ là nó trôi qua đi đối với tôi, chứ trước mặt Chúa, nó vẫn tồn tại. Nhưng sự việc này liên quan đến tôi. Cái gì thuộc về tôi, nhưng cái tôi có tùy thuộc vào thời gian,vì chính bản thân tôi cũng tuỳ thuộcvào thời gian; nhưng cái tôi có thì thuộc về Chúa, trước khi tôi xuất hiện; nó tùy thuộc Thiên Chúa trước khi tùy thuộc thời gian; thời gian không thể lôi nó ra từ thế giới của mình, vì thế giới ấy ở trên thời gian; đối với Chúa, những cái đó vẫn tồn tại và được kể vào kho tàng của Người. Ðiều gì tôi sẽ đặt vào trong kho tàng ấy, tôi sẽ tìm thấy lại, điều gì tôi làm trong thời gian, sẽ từ thời gian mà đi vào vĩnh hằng; vì lẽ rằng thời gian nằm trong cái vĩnh hằng và dưới cái vĩnh hằng, cũng dẫn đến vĩnh hằng. Tôi chỉ được hưởng những giây lát của cuộc sống này trong lúc nó trôi qua; khi chúng trôi qua rồi, tôi phải chịu trách nhiệm như thể chúng vẫn còn tồn tại. Nói như vậy chưa đủ các giây lát ấy đã qua, tôi không còn nghĩ đến nữa. Chúng đã trôi qua, quả thế, đối với tôi, nhưng không phải thế, đối với Thiên Chúa; và Người sẽ đòi tôi phải trả lẽ. Vậy, hỡi linh hồn tôi, cuộc đời này có phải là cái gì đáng kể lắm không? Và nếu cuộc đời này chẳng đáng kể là bao, vì nó sẽ qua đi, thì những thú vui không kéo dài cả đời sống và sẽ qua đi trong chốc lát có nghĩa lý gì? Nó có đáng để ta bị đọa đày không? Nó có đáng để ta bỏ ra bao nhiêu công lao vất vả, để ta tỏ bày bao sự khoe khoang không? Lạy Chúa, con hết lòng quyết tâm suy nghĩ về cái chết, mỗi ngày, trước mặt Chúa, ít nữa trước khi đi ngủ và lúc mới thức dậy. Với suy tưởng này: “Tôi có ít thời gian, nhưng lại có nhiều điều phải làm, có thể tôi còn có ít thời gian hơn tôi tưởng,” tôi sẽ ngợi ca Chúa đã lôi kéo tôi ra nơi đây để nghĩ đến việc ăn năn thống hối, và tôi sẽ thu xếp công việc của tôi, để nghĩ đến việc xưng tội, đến những việc đạo đức cách nghiêm chỉnh, với nhiều can đảm và cần mẫn; suy nghĩ không phải đến những gì qua đi, mà đến những gì còn tồn tại.

    Jacques Bénigne Bossuet (1627-1704) - Phan Minh Thiện chuyển dịch - maranatha-vietnam.net

    Tác giả soạn bài này là một chủng sinh viết trong dịp cấm phòng để chuẩn bị chịu chức phụ phó tế (sous-diacre), tháng 9 năm 1648, lúc thầy mới 21 tuổi. Sau này thầy thăng tiến làm linh mục, rồi giám mục giáo phận Meaux, được mệnh danh là "Aigle de Meaux" về tài hùng biện xuất chúng của ngài. Ngài là một trong hai giám mục được vào danh sách những văn nhân của nước Pháp, có tác phẩm trong chương trình học về văn chương. (Giám mục kia là Fénélon).
     
  10. thosan2

    thosan2 New Member

    Tham gia ngày:
    27 Tháng mười hai 2010
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: LƯƠNG THỰC TRONG NGAY

    bài viết hay quá
     

Chia sẻ trang này