Ngũ vận hành đại luận

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi phantiensinh, 18 Tháng mười một 2007.

  1. phantiensinh

    phantiensinh New Member

    Tham gia ngày:
    17 Tháng mười 2007
    Bài viết:
    29
    Điểm thành tích:
    0
    Ngũ khí: hàn, thử, táo, thấp, phong của trời, ngũ hành: mộc, hỏa, thổ, kim, thủy của đất, chúng không ngừng vận hành biến hóa, đó chính là “ngũ vận hành”.
    Trong sách “ Hoàng đế nội kinh” có ghi rõ những điều Hoàng đế, Kì Bá thảo luận về quy luật vận động biến hóa của ngũ(lục) khí và ngũ vận và tác dụng ảnh hưởng của nó đối với nhân thể cũng như sự sinh hóa của vạn vật. Cho nên nội dung của sự thảo luận này được mệnh danh là “Ngũ vận hành đại luận”.
    Hoàng đế và Kì Bá đã bàn rất nhiều về tác dụng to lớn của lục khí đó là: phong, nhiệt, táo, hàn, hỏa. Nếu tàc dụng của chúng khác thường thì sẽ gây ra nhiều thiên tai và làm cho con người bị bệnh tật.
    Sinh lý và bệnh lý cùa nhân thể có mối quan hệ tương hợp với lục khí: hàn, thử, táo, thấp, phong, hỏa như sau:
    • Mộc khí, phong khí, gan
    Phương đông tương ứng với mùa xuân, là nơi dương khí bắt đầu đi lên, phong khí phát sinh làm cho cỏ cây mơn mởn tươi tốt. Mộc khí có thể sản sinh vị chua, vị chua có thể nuôi dưỡng gan, khí huyết của gan có thể nuôi dưỡng gân cốt. Trong quan hệ ngũ hành thì mộc có thể sinh hỏa mà tim thuộc hỏa, cho nên nói có thể sinh tâm hỏa.
    Phong khí ở trên trời biểu hiện rất ảo thâm huyền viễn, biến hóa vô cùng. Trong nhân thể biểu hiện thành quy luật có thể điều khiển sự tiến hóa phát triển của sự vật. Trên mặt đất thì biểu hiện thành khiến cho vạn vật sinh hóa, phát triển không ngừng. Nó là phong khí trong lục khí trên trời, là mộc khí trong ngũ hành của quả đất, trong cơ thể là gân cốt. Tính đất của nó trong vạn vật là mềm dẻo, trong nội tạng là gan. Tính chất khí của phong mộc là ôn ấm, phẩm chất của nó là hòa bình, đặc điểm công năng của nó là dao động, màu sắc là màu xanh xám, kết quả sự biến hóa của nó là mơn mởn xanh tươi. Khí của phong mộc nuôi dưỡng động vật thuộc về loại có lông. Tác dụng của nó là phân bố rộng khắp, ôn hòa. Nếu khí của phong mộc biến hóa khác thường sẽ khiến cho vạn vật bị suy tàn, hủy hoại. Thiên tai do nó gây ra làm cho cỏ cây bị gẫy gập, rơi rụng. Vị của nó thuộc chua, tính tình thuộc về phẫn nộ vì vậy phẫn nộ thái quá sẽ làm tổn hại đến gan. Nhưng táo khí lại có thể chế ngự được phong khí, khi vị chua thái quá sẽ làm tổn hại đến gân cốt song vị cay có thể chế ngự được vị chua.
    • Hỏa khí, nhiệt khí, tim
    Phương nam tương ứng với mùa hạ. Dương khí thịnh vượng sẽ sản sinh ra nhiệt khí, nhiệt có thể sinh hỏa. Hỏa khí có thể sản sinh ra vị đắng, vị đắng có thể nuôi dưỡng tim, tim có thể sinh ra huyết dịch. Trong mối qua hệ của ngũ hành thì hỏa có thể sinh thổ, tì thuộc thổ, cho nên nói huyết dịch có thể sonh tì thổ.
    Hỏa khí ở trên trời là nhiệt khí của lục khí, trên quả đất là hỏa khí của ngũ hành, trong cơ thể là các mạch quản, tính chất của nó trong vạn vật là sự sinh trưởng xum xuê rậm rạp, trong nội tạng là tim. Tính chất của nó là thử nhiệt, phẩm đức của nó là sáng sủa, minh bạch, công năng của nó là tác động cấp tốc, màu sắc của nó là màu đỏ, kết quả sự biến hóa của nó là làm cho vạn vật phồn vinh, hưng thịnh. Khí của hỏa nhiệt nuôi dưỡng động vật thuộc về loài lông vũ. Tác dụng của nó là chiếu sáng khắp nơi, đặc điểm khí hậu thời lệnh của nó là nhiệt độ cao, sôi động. Nếu nó biến hóa khác thường thì nhiệt độ cao, đốt cháy các tân dịch. Tai hại của nó có thể gây nên sự đốt cháy. Vị của nó là đắng, tính tình của nó thuộc về vui vẻ. Nếu vui mừng thái quá sẽ làm tổn hại đến tim. Nhung sự lo sợ lại có thể khống chế sự vui mừng cho nên hỏa nhiệt thái quá sẽ tổn hại đến tim. Nhưng hàn khí lại có thể hạn chế được khí của hỏa nhiệt. Nếu vị đăng thái hóa sẽ làm tổn thương tới tâm khí. Vị mặn có thể khống chế được tâm khí, vì nó có thể hạn chế được vị đắng.
    • Thổ khí, thấp khí, tì
    Ở giữa (trung ương) tương ứng với trưởng hạ (đã vào quá giữa mùa hạ). Khí hậu lúc đó nhiều mưa sinh ra thấp khí. Sự tấp nhuận có thể nuôi dưỡng thổ khí của vạn vật phát triển. Thổ khí sinh ra vị ngọt, vị ngọt có thể nuôi dưỡng tì, tì có thể nuôi dưỡng cơ bắp phát triển mạnh mẽ. Trong quan hệ ngũ hảnh thổ sinh kim mà kim thuộc phế, cho nên nói cơ bắp có thể sinh cho phế kim.
    Thấp khí, trên trời là thấp khí trong lục khí, dưới đất là thổ khí của ngũ hành, trong thân thể là cơ bắp. Khí của thấp thổ có thể khiến cho vạn vật được đầy đặn sung sức, trong nôi tạng là tì của ngũ tạng. Tính chất của nó là trầm tĩnh, hòa nhập vạn vật; phẩm chất của nó là nhuận ướt; đặc điểm công năng của nó là sinh hó liên tục không ngừng; mảu thuộc màu vàng; kết quả biến đổi của nó là làm cho vạn vật được đầy đặn viên mãn. Khí của thấp thổ nuôi dưỡng động vật thuộc loài lõa thể. Tác dụng của nó là yên tĩnh, ôn hòa; khí hậu thời lệnh của nó là mây chuyển động. Sự biến hóa khác thường của khí thấp thổ sẽ gây ra mưa như trút nước, hoặc mưa liên miên dầm dề. Vị của nó thuộc vị ngọt, tính tình thuộc về suy tư. Nếu suy tư thái hòa sẽ tổn hại tì, nhưng tính tình phẫn nộ có thể hạn chế bớt sự suy tư. Nếu thấp khí thái quá sẽ làm tổn thương cơ bắp, song phong khí có thể hạn chế được thấp khí. Vị ngọt thái quá sẽ làm tổn thương tì, nhưng vị chua có thể khắc chế được vị ngọt.
    • Kim khí, táo khí, phổi(phế)
    Phương tây tương ứng với khí mùa thu. Mùa thu mưa bắt đầu giảm, trời khô ráo. Táo khí có thể trợ giúp sự thu liệm kim khí mát mẻ. Kim khí có thể sinh ra vị đắng, vị đắng có thể nuôi dưỡng phế, phế có thể nuôi dưỡng da và lông. Trong quan hệ ngũ hành kim sinh thủy, mà thận thuộc thủy, cho nên nói lông da sinh thận thủy.
    Táo khí, trên trời là táo khí của lục khí, dưới đất là kim khí của ngũ hành, trong nhân thể là lông da của cơ thể. Khí của táo kim cí thể khiến cho vạn vật thu liệm. Trong nội tạng là phế. Tính chất của nó là mát mè, phẩm đức của nó là trong veo, tĩnh lặng, công năng của nó là vững chắc, màu sắc là màu trắng, kết quả thay đổi của nó là khiến cho vạn vật được thu liệm. khí của táo kim nuôi dưỡng động vật thuộc loại giáp sát. Tác dụng của nó là làm cho vạn vật cứng cáp, có lực; khí hậu thời lệnh la sương mù sanh ra sương giáng. Sự biến đổi khác thừơng của kim khí là làm cho vạn vật chết chóc, điêu tàn. Vị thuộc vị cay, tính nết thuộc về lo buồn. Lo buồn thái hóa sẽ làm tổn thương phế nhưng vui mừng sẽ khống chế dược sự lo buồn. nhiệt khí thái quá sẽ làm tổn thất lông da, song hàn khí có thể khắc chế được nhiệt khí, tức là nói vị cay thái quá có thể là tổn thất lông da, song vị đắng có thể hạn chế bớt vị cay.
    • Thủy khí, hàn khí, thận
    Phương bằc tương ứng với mùa đông. Âm khí thịnh sẽ sinh ra hàn khí. Hàn khí có thể bảo hộ cho thủy, cho nên nói hàn khí có thề trợ giúp cho thủy. thủy có thể sản sinh vị mặn, vị mặn nuôi dưỡng thận, thận có thể khiến cho xương tủy được sung mãn. Trong qua hệ ngũ hành, thủy sinh mộc, mà gan thuộc mộc, cho nên nói xương tủy có thể sinh gan mộc.
    Hàn khí, trên trời là hàn khí của đại khí, dưới đất là thủy khí của ngũ hành, trong thân thể là xương tủy. khí của hàn thủy có thể khiến cho vạn vật được cứng chắc, trong nội tạn là thận. Tính chầt của nó là lạnh mát, phẩm đức của nó là hàn lạnh, công năng của nó là tàn chứa, màu sắc thuộc màu đen. Kết quả biến hóa của nó là làm cho vạn vật tĩnh lặng lại. Khí hậu thời lệnh của nó là lạnh cứng. Sự biến hóa khác thường của khí hàn thủy là gây cho mọi vật đóng băng, đông cứng. Tác hại của nó là gây ra mưa đá bất thường. Nó thuộc vị mặn, tính tình thuộc về khiếp sợ. khiếp sợ thái hóa sẽ làm tổn hại đến thận, nhưng sư lo nghĩ có thể hạn chế bớt sự khiếp sợ. Hàn khí thái quá sẽ làm tổn thương huyết dịch, nhưng khí táo nhiệt có thể hạn chế bớt hàn khí. Vị mặn thái quá làm tổn thương huyết dịch, vị ngọt có thể hạn chế bớt vị mặn.
    Ngũ khí vận hành luân phiên thay đổi có thứ tự trước sau theo quy luật. Nếu trong ngũ khí xuất hiện thời lệnh mà nó không đáng xuất hiện thì nó là tà khí. Ngược lại nếu ngũ khí và thời khí tương hợp nhau thì khí hậu sẽ bỉnh thường.
    Khi khí của ngũ vận thái quá không những dẫn đến sự khắc chế khí khác một cách qua mức mà còn làm tổn hại đến bản thân khí ngũ vân đó. Khi khí của ngũ vận bất cập thì không những gặp khó khăn trong sự khắc chế khí khácmà mặt khác còn tự coi thường bản thân nên dễ bị xâm phạm trở lại mình. Cho nên nói: đối với ngũ khí vận hành, khắc chế được khí khác thì bản thân nó cũng dễ bị tà khí xâm nhập vào. Sở dĩ như thế vì nó lộng hành, ngang ngược với khí khác, dẫn đến làm giảm yếu sức phòng ngự của bản thân
    Hiểu được như thế thì cơ bản nắm được đạo dưỡng sinh vậy
     

Chia sẻ trang này