Người có Duyên và Vô Duyên với Phật Pháp - Pháp Sư Tịnh Không giảng

Thảo luận trong 'Tu Phật pháp- Thuốc hay: Trị Bách bệnh và Quỷ Thần' bắt đầu bởi tutru, 30 Tháng tám 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Lời Khai Thị Của Pháp Sư Tịnh Không
    24 Tháng 8 lúc 21:05 ·
    Kinh này lại nói: “Do từng cúng dường các Như Lai nên có thể hoan hỷ tin được sự này” và “thân người khó được, Phật khó gặp, tín huệ nghe Phật pháp là điều khó nhất trong các điều khó”).

    Trong kinh, đức Phật nói mấy câu này, nói rõ trong thời kỳ Mạt Pháp mà gặp gỡ pháp môn này, có thể tin tưởng, có thể hoan hỷ, sẽ là hạng người nào? Trong đời quá khứ, quý vị đã từng cúng dường Như Lai. “Chư Như Lai” ở đây bao gồm bốn mươi mốt địa vị Pháp Thân đại sĩ. Trong đời quá khứ, quý vị đã từng gặp gỡ, từng tiếp nhận giáo huấn của các vị Phật, Bồ Tát ấy, nhưng tu hành chưa thành công, nên vẫn phải luân hồi trong lục đạo. Trong đời này, thiện căn trong đời quá khứ chín muồi, duyên ấy lại tiếp tục, lại tiếp nối duyên ấy. Vì thế, nhà Phật thường nói: “Phật chẳng độ kẻ vô duyên”, hữu duyên là gì? Trong đời quá khứ từng cúng dường chư Như Lai, đấy là kẻ hữu duyên. Quý vị tiếp nhận, hoan hỷ tiếp nhận, ắt có thể hoan hỷ tin tưởng chuyện này. Nếu tiếp xúc nhưng chẳng sanh tâm hoan hỷ, tiếp xúc bèn có lắm nỗi hoài nghi, tức là chẳng có duyên với Phật!

    Hai câu kế tiếp đã được lịch đại tổ sư trích dẫn rất nhiều: “Nhân thân nan đắc, Phật nan trị”, [có nghĩa là] khó được làm thân người, khó nghe Phật pháp, mang ý nghĩa này. Được làm thân người, chưa chắc trong đời này quý vị đã có thể nghe Phật pháp. Chỉ cần chúng ta lắng lòng quan sát cặn kẽ, sẽ thấy chuyện này ở ngay trước mắt. Trên thế giới hiện thời, dân cư cả thế giới thường được phỏng đoán là trên dưới sáu mươi lăm ức, trong sáu mươi lăm ức người như thế, được mấy phần có dịp nghe Phật pháp? Nói thông thường, trên thế gian hiện thời, trong những người có tín ngưỡng tôn giáo, do Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo tuyên truyền rộng rãi nhất, số lượng tín đồ thường được nói đại khái là từ hai mươi ức người trở lên, là tôn giáo lớn nhất trên thế giới này. Kế đó là đạo Y Tư Lan (đạo Hồi), tôi tiếp xúc với họ rất nhiều, có người bảo tôi, đại khái trên cả thế giới tín đồ đạo Hồi có chừng mười lăm ức. Theo cách nhìn của tôi, dẫu chưa đến mười lăm ức thì chắc chắn cũng không ít hơn mười ba ức, đây là một tôn giáo lớn trên thế giới. Thứ ba phải là Phật giáo, người theo tín ngưỡng Phật giáo chưa được một nửa của họ, tôi tin người có tín ngưỡng Phật giáo trên cả thế giới chẳng vượt quá sáu ức. Hiện thời, trên toàn cầu, người có tín ngưỡng tôn giáo mỗi năm một ít hơn. Thống kê [số lượng tín đồ] Phật giáo vô cùng khó khăn, vì mọi người trong Phật giáo không coi trọng chuyện này. Con số thống kê của Cơ Đốc giáo và Thiên Chúa giáo tương đối đáng tin, vì họ có người chuyên môn làm công việc này, [thống kê] mỗi năm có bao nhiêu người chịu phép rửa tội. Năm nay chịu rửa tội ít hơn năm ngoái rất nhiều, mỗi năm một ít hơn, họ nói rất chính xác. Do nguyên nhân nào? Khoa học phát triển, tinh thần khoa học chẳng có chi khác, chẳng đưa ra được chứng cứ, người ta sẽ không tin. Họ nói: “Các ngươi lý tưởng, chẳng phải là sự thật”, họ đòi hỏi chứng cứ!

    Khéo sao mấy năm nay, khoa học tiên phong, tiên phong tức là chưa chín muồi, vừa mới đề ra khái niệm khoa học mới, chẳng hạn như đối với nguyên khởi của vũ trụ, đối với nguyên khởi của sanh mạng có cách nhìn mới mẻ, lập luận khác với những nhà khoa học trước kia. Cách nhìn mới mẻ ấy ngày càng gần với cách nói trong tôn giáo, nhưng vẫn cần phải thông qua thí nghiệm để chứng minh thì mọi người mới tin tưởng, chẳng còn hoài nghi. Chúng tôi nghĩ tối thiểu vẫn phải mất năm năm hay mười năm nữa, hiện thời loại khoa học ấy mới manh nha, đến khi ấy sẽ chín muồi! Đây là một chuyện tốt đẹp, những chuyện đã nói trong kinh điển nhà Phật đều được chứng minh, dùng khoa học để chứng minh, khiến cho chúng tôi nghĩ tới người trong thời cổ, đối với những lời kinh điển dạy, họ vừa nghe liền tin tưởng, chẳng hoài nghi, chúng ta chỉ có thể tán thán họ có thiện căn sâu dầy nên có thể tin tưởng. Chúng ta hoài nghi, phải trải qua vài chục năm học tập mới thật sự tin tưởng, chẳng hoài nghi; người ta vừa tiếp xúc bèn tin tưởng, chẳng hoài nghi. So giữa chúng ta và họ, họ đỡ tốn thời gian mười mấy năm hay hai mươi năm. Nếu họ có thể thật sự thâm nhập một môn, huân tu dài lâu, thành tựu của họ nhất định cao hơn chúng ta, chúng ta chẳng thể đuổi kịp họ. Tiếp đó, [sách Chú Giải] viết: “Thử Tịnh Độ Tông, thị nan tín pháp. Nhược năng tín nhập, giai nhân túc cụ huệ căn” (Tịnh Độ Tông là pháp khó tín. Nếu có thể tin nhập đều là do đã có huệ căn từ đời trước). Trong đời đời kiếp kiếp quá khứ, người ấy đã trọn đủ huệ căn nên mới có thể tin tưởng và khế nhập. Những điều này đều nói về tín tâm, tín tâm rất quan trọng.

    TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH GIẢI DIỄN NGHĨA – Tập 97 __(((卍)))__
    Giảng Kinh Vô Lượng Lần Thứ XI - Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải
    Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

    “Một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu”, đây là quan niệm lý luận học tập. Phương pháp thì sao “Sách đọc ngàn lần, nghĩa kia tự hiểu”.

    Trọn bộ 600 tập MP3 viên mãnhttp://www.tinhthuquan.com/PhapAmViet/tinhdodaikinhgiai.htm
    Bản chú giải: PDF
    http://amtb.vn/download/tai-lieu/vo-luong-tho-lan-11/
    http://www.tinhkhongphapngu.net/
    Trang Facebook: https://www.facebook.com/T%E1%BB%8Bnh-%C4%90%E1%BB%99-%C4…/…
    Từ bi trùm pháp giới – Thiện ý khắp nhân gian.
    NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT.

    [​IMG]
    Nguồn: https://www.facebook.com/permalink....16423183&id=1488158954819355&substory_index=0
     

Chia sẻ trang này