Nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện

Thảo luận trong 'Ngoại cảm' bắt đầu bởi cabachlong, 28 Tháng ba 2007.

  1. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Tìm mộ ở Vân Nam

    Lớp ván thiên bằng gỗ Ngọc Am sau bốn chục năm vẫn còn nguyên, đen nhánh và toả mùi hương ngai ngái. Hai chị em bà Khanh bật khóc khi gạt sạch đất trên nắp ván và nhìn thấy một điểm gỗ bị mục nhỏ khoảng 2 centimet vuông ở mép ván thiên phía Đông Nam. Những gì cô Nguyện nói hoàn toàn chính xác...

    Gia đình ông Tập là người VN nhưng vì sinh nhai nên có một thời gian sống ở Mông Tự, Vân Nam, Trung Quốc. Lúc bà Tập mất, vì hoàn cảnh khó khăn, ông Tập phải chôn cất vợ nơi đất khách quê người và đưa các con về cố hương với tâm niệm sẽ sớm quay lại đưa bà về nước.

    Nhưng rồi ông mất năm 1954, khi chưa thực hiện được niềm mong mỏi ấy. Các con ông là bà Khánh và cậu em tên Niên mãi đến năm 1998 mới có điều kiện đi tìm mẹ. Lúc này bà Khánh đã 80 tuổi. Hai chị em sang Vân Nam, lần tìm lại những thông tin xung quanh việc an táng mẹ nhưng những gì hai chị em nhận được không chứa nhiều hy vọng: cả khu nghĩa địa đã bị san phẳng, không có "điểm chuẩn" nào để xác định nơi xưa bà Tập nằm. Ngày xưa, đây vốn là khu nghĩa địa dành riêng cho Việt kiều (ngày ấy còn gọi là người An Nam), mộ của bà Tập được xây to đẹp như một cái am thờ, chỉ đứng sau ngôi mộ của viên cố đạo người Pháp. Sau Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, tất cả đã bị phá lấy hết gạch đá, giữa bình địa chỉ còn có cỏ. Thất vọng, hai chị em quay về, trong lòng rất buồn và nuôi hy vọng vào một dịp khác.

    Nghe bạn bè mách bảo, tháng 7/2000, hai chị em bà Khánh tìm đến Ban ngoại cảm tìm mộ thuộc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA gặp được cô Nguyễn Thị Nguyện (thường gọi là "cậu" Nguyện). Cảm động trước tâm sự của hai người con đã bạc tóc hướng về người mẹ đã khuất, nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện đã nhận lời tìm giúp.

    Sau khi nghe bà Khánh, cậu Niên kể tỉ mỉ gia thế và những gì còn sót lại trên mảnh đất nghĩa địa, cô Nguyện bắt tay vào vẽ sơ đồ. Nhìn những con đường, sông, suối, cây cối, chùa... lần lượt hiện lên dưới nét vẽ của cô Nguyện, chị em bà Khánh không khỏi nghi ngại khi thấy một người ngồi ở Hà Nội mà vẽ bản đồ một địa điểm cách gần 1.000 km ở tận Vân Nam, Trung Quốc rõ ràng đến từng chi tiết. (Sau đó, bà Khánh đưa tấm bản đồ này cho một người bạn là Việt kiều ở Mông Tự xem và đối chiếu địa hình địa vật, anh bạn này thốt lên:
    "Thật tuyệt! Ngồi cách Trung Quốc gần 1.000 km mà vẽ được thế này thì thật là kỳ lạ". Và ông xác nhận bản vẽ này đúng tới trên 80%).

    Cô Nguyện còn dặn dò: trên đường đi đến nghĩa địa sẽ thấy một ngôi chùa, ở đó có một người Hoa họ Chu sẽ dẫn đi tìm mộ. Khu nghĩa địa đối diện con suối lớn, cạnh dãy núi đất Hắc Long Đàm, trườn từ Đông Nam lên Tây Bắc... có miếu thờ, cây to và 2 ngôi mộ của họ Nguyến... Từ suối lên chừng gần 90 m, ngôi nấm đất trần có bông hoa cáy, lá giống hoa hồng nhưng không phải hoa hồng, phía bên dưới đất trũng, mé bên Tây có gốc gai đứng gần... chính là mộ bà Tập.

    Niềm tin được củng cố, chị em bà Khánh lại khăn gói lên đường...

    Sau những thủ tục hành chính ở cửa khẩu Lào Cai, chưa đầy một ngày, chị em bà đã tới huyện Mông Tự, Vân Nam.

    Khu nghĩa địa khối Thủ Trại này bỏ hoang khoảng 40 năm nay, nằm trong khu vực địa hình đồi núi khó xác định, người dân quanh vùng lại không cùng tiếng nói nên việc thăm dò, hỏi đường của chị em bà Khánh gặp rất nhiều khó khăn. Bằng trí nhớ và những thông tin thu thập được về ngôi mộ mẹ, kết hợp với sơ đồ cô Nguyện cung cấp, bà Khánh bắt đầy tìm kiếm. Hết cuốc lại đến khoan, cả một buổi chiều đầy mệt nhọc qua đi mà chưa hề tìm thấy dấu vết.

    Ông Niên chợt nhớ đến người bạn cũ, ông Đào Đình Quang, Chủ tịch phân hội Việt Kiều từ những năm 60, với ý định nhờ dẫn đường chỉ lối. Dù giờ đây không còn ở cương vị ấy nhưng ông vẫn được mọi người quý mến. Ông Quang là thổ công ở đất này, nên ông Niên bắt đầy hy vọng. Hai ông tìm ngay đến ngôi chùa theo sơ đồ chỉ dẫn với hy vọng gặp được người Hoa họ Chu nhưng chùa thì có mà người chẳng thấy đâu. Dân ở đây cho biết ngôi chùa đã bị niêm phong hơn một năm do hoạt động Pháp luân công, người trong chùa cũng tứ tán không ai biết.

    Dấu hiệu đầu tiên không mang lại kết quả, đành phải bám vào sơ đồ. Họ tìm đến khu nghĩa địa đối diện con suối lớn, cạnh dãy núi đất Hắc Long Đàm, trườn từ Đông Nam lên Tây Bắc nhưng cũng không thấy 2 ngôi mộ của họ Nguyễn như cô Nguyện nói.

    Trong khi ông Niên còn đang lo lắng, buồn rầu thì đã nghe tiếng ông Quang mừng rỡ reo lên: "Đây rồi!". Ông đã nhận ra nét quen thuộc ở ngay cái nền mộ ngày xưa của viên cố đạo người Pháp (trước đây, có lần giúp một Việt kiều tìm mộ, ông cũng đã phải lấy ngôi mộ này làm chuẩn). Bật lại băng ghi âm lời cô trong băng ghi âm, thấy hiện trường với những cây lá, địa hình đúng như cô Nguyện đã tả, cả nhà mừng rỡ vì đã tìm được mộ bà. Vết tích của một ngôi mộ xây to như cái am thờ đã bị san bằng ngay bên trái nền mộ cũ của viên cố đạo đã dần dần hiện lên.

    Sáng sớm hôm sau, chị em bà Khánh thuê 3 người dân trong xóm ra đào. Nhưng đào đâu cũng thấy gạch, cả buổi sáng trôi qua vẫn không thấy gì. Ông Niên bắt đầu hoang mang nhưng suy xét lại: những người đào thuê chỉ gạt đất xác định phạm vi phần mộ, khi thấy gạch mà họ không nậy gạch lên để đào sâu thêm thì làm sao thấy được? Ông muốn họ đào sâu hơn nhưng do bất đồng ngôn ngữ, cả nhà đành chịu.

    Mãi quá trưa, khi ông Quang tới "phiên dịch" thì công việc mới tiếp tục như ý muốn. Tới chiều tối, chỗ đào bới hiện ra một khuôn hình chữ nhật khoảng 4m x 3m. Theo chỉ dẫn trong băng ghi âm của cô Nguyện: "Chân quay Đông Nam, đầu quay Tây Bắc" đối chiếu thì thấy chính xác nên cho đào đến 6 giờ tối thì xác định được đúng phần đất có mộ. Dù làm tích cực, công việc vẫn phải dừng đến ngày mai với kế hoạch sẽ đào khơi rộng và sâu thêm.

    Trong lúc còn đang bàn bạc, một người làm thuê cuốc thêm một nhát nữa, bỗng nghe tiếng bập vào gỗ. Tất cả ùa lại. Họ gạt đất, thấy lộ ra phần ván thiên đen nhánh. "Bà chưa sang cát. Ván quan tài bằng gỗ đặc biệt, gỗ tốt lắm, còn nguyên, nhưng có mục một tý", lời cô Nguyện văng vẳng. Chuyện bà Tập chưa được sang cát là đúng thật, điều này chị em bà Khanh biết. Nhưng, cỗ quan tài bằng gỗ đặc biệt, gỗ tốt lắm, sau 82 năm trong lòng đất vẫn "còn nguyên", điều này thì chỉ có riêng chị em ông mới hiểu được tại sao.

    Khi ông Tập còn sống, ông thường kể lại cho hai con nghe về thời kỳ còn sinh sống tại Vân Nam. Ông làm trong nhà thương huyện của người Pháp ở Mông Tự (vào đầu thế kỷ XX). Nhờ có tâm đức, lại được trời phú cho biệt tài cứu chữa người bệnh qua cơn hiểm nghèo nên một lần, ông đã giúp vợ viên quan tri huyện được "mẹ tròn con vuông". Để trả ơn, viên quan huyện biếu ông một tấm vóc đỏ rất quý. Ông đem vuông vải ấy may áo cho vợ. Chẳng ngờ đâu chính ông phải mặc tấm áo ấy cho bà vào lúc tiễn bà "về nơi chín suối" sau khi bà sinh con được 12 ngày. Cảm cái ơn của ông, viên quan tri huyện đã biếu một cỗ quan tài bằng gỗ Ngọc Am để khâm liệm bà (cây gỗ này trên trăm tuổi), và giúp ông xây cho bà ngôi mộ lớn, đẹp vào hàng nhất nhì ở khu nghĩa địa khối Thủ Trại...

    Chi tiết "gỗ tốt, còn nguyên" đã được xác định nhanh chóng. Chị em bà Khánh mừng lắm. Ông Niên cẩn thận xem xét phần gỗ, lấy thử một mảnh nhỏ, ông ngửi thấy mùi còn thơm ngái. Cả hai chị em lặng người vì xúc động. Mọi thông tin đúng quá, duy có chi tiết "gỗ mục một ít" thì phải để đến ngày mai mới xác định được, vì trời đã quá tối. Vậy là, lại lấp đất lên tạm qua đêm.

    Ngày thứ ba. Lớp đất phủ lại quan tài đêm qua được gạt ra. Gia đình phải thuê thêm 3 người dân nữa cùng xuống hố xúc đất chuyển lên để nới rộng phạm vi chôn hài cốt. Ông Niên để ý thấy nắp quan tài không hề hấn gì. Sự lo lắng, mệt nhọc đến giờ phút này đã vơi đi 7 phần. Mọi người ai nấy đều phấn chấn. Duy có ông Niên vẫn canh cánh nỗi băn khoăn. Theo cô Nguyện nói: "gỗ tốt, trang phục còn, người còn, nhưng nếu mở ra chỉ sau 10-15 phút sẽ tan hết". Trong thâm tâm ông Niên, với quan tài bằng gỗ Ngọc Am, ông tin rằng thi thể mẹ vẫn vẹn nguyên như lời cô Nguyện dự báo, và trước khi đi, gia đình đã bàn bạc, thống nhất: nếu tìm thấy đúng là quan tài của mẹ bằng gỗ Ngọc Am, sẽ không mở quan tài nữa, chỉ xác định và xây lên. Nhưng ngay bây giờ, ông cần tìm cho được vết "mục một tý" để xua bằng hết mọi nghi ngờ.

    Gạt sạch lớp đất trên mặt ván, hai chị em lần tìm từng cm.. Ông phát hiện ra điểm mục khoảng 2 cm x 2 cm ở mép ván thiên phía Đông Nam. Thở phào, ông như vừa trút được một gánh nặng. Bà Khánh bật khóc. Con tìm được mẹ, cháu tìm được bà. Tất cả không ai cầm được nước mắt.

    Dù còn một vài chi tiết do cô Nguyện cung cấp mà gia đình chưa xác định được hết, nhưng nhờ vào những thông tin cơ bản và cá biệt có một không hai gia đình bà Khánh đã khẳng định được đây đúng là phần mộ của mẹ.Với trên 80% số thông tin cô Nguyện cung cấp đều đúng về cơ bản, gia đình bà quyết định xây mộ cho mẹ.

    Theo nền cũ, gia đình quyết định xây từ mặt quan tài lên mặt đất 1m và xây cao thêm 1m về phía đầu, 50cm về phía chân. Với 8 xe đá hộc (mỗi xe chừng hơn 1m3 ) ngôi mộ được xây chắc chắn: Bức tường phía bờ suối xây dày 80cm, 3 phía còn lại từ dày 40-50cm. Sau 6 ngày, "ngôi nhà" của ngưòi mẹ thân yêu đã hoàn tất. Ngôi mộ bề thế, nghiêm trang bên dòng suối xanh mát, là một phần tấm lòng của các con dành cho bà sau cuộc tìm kiếm gian nan.

    Gần đây, nhà ngoại cảm nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Nguyện đã giúp ông Vũ Đức Thật ở thôn Trung Thịnh, Trường Thịnh, Ứng Hòa, Hà Tây tìm được người em trai tên Thà còn sống sau 60 năm thất lạc. Khả năng ngoại cảm đặc biệt của cô Nguyện đang được các nhà khoa học ở UIA nghiên cứu.

    (Bài viết sử dụng thông tin do UIA cung cấp)

    N.H.



    ( Ngôi Sao)
     
    Last edited by a moderator: 28 Tháng ba 2007

Chia sẻ trang này