PHÁ CHẤP CHO PHẬT TỬ-BƯỚC QUAN TRỌNG ĐẦU TIÊN ĐỂ TU HÀNH

Thảo luận trong 'CẢI MỆNH NHIỆM MẦU: Tu là sửa chính Mình - Không yêu cầu người khác sửa đổi theo mình' bắt đầu bởi tutru, 24 Tháng bảy 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    PHÁ CHẤP CHO PHẬT TỬ

    Vào một ngày, Đức Thầy dẫn học trò xuống núi đi hóa duyên.

    Buổi trưa hai thầy trò gặp một gia đình. Gia đình này tuy ăn ở lương thiện, chăm chỉ làm lụng nhưng cuộc sống quanh năm vẫn vất vả. Hỏi ra mới biết họ tuy tin tưởng Trời, Phật nhưng chưa biết tu học. Đức Thầy mới khuyên họ lên trên chùa thỉnh tượng phật về thờ, ngày đêm niệm phật cầu nguyện với Trời, Phật để giải được nghiệp chướng mà bớt đi phần nào vất vả.

    Buổi chiều, hai thầy trò nghỉ chân ở một gia đình khác. Gia đình này đã biết thờ kính Trời, Phật. Đã lập bàn thời, thỉnh tượng phật trên chùa về nhà và ngày đêm kính cẩn thắp nhang, xì xụp khấn bái tụng kinh niệm phật trước bàn thờ. Đức Thầy mới khuyên họ mang tượng phật lên chùa trả lại vì Phật không có trong tượng cốt, cũng không ở trên bàn thờ để thọ dụng lễ bái, phẩm vật. Phật ở trong tâm, chỉ cần tâm hướng phật, niệm phật trong tâm và làm lành tránh dữ, tu tâm dưỡng tánh là đủ rồi.

    Buổi tối, hai thầy trò lại đến một gia đình khác. Gia đình này tu học đã lâu, họ nói với đức thầy là đã hiểu thế nào là hình, danh, sắc, tướng, hiểu phật ở trong tâm mà không ở trong tượng cốt nên bày tỏ ý định đem trả lại tượng cốt để không còn vướng bận làm cản trở quá trình tu học. Đức thầy mới khuyên họ cứ giữ lại vì nếu đã hiểu và không chấp vào đó thì việc bỏ đi hay giữ lại là như nhau!

    Đêm về, học trò mới thắc mắc với đức thầy rằng: tại sao buổi sáng thầy khuyên người ta thỉnh tượng phật về thờ, đến trưa thầy lại khuyên người khác đen trả lại tượng cốt, và rồi đến tối khi người ta muốn đem trả lại tượng cốt thì thầy lại khuyên người ta giữ lại. Vậy là cớ làm sao?

    Đức thầy mới trả lời rằng: buổi sáng gặp người mới tu học thầy khuyên người ta thỉnh tượng về thời để người ta có chỗ mà hướng tâm vào. Đến buổi trưa, gặp người đã biết tu học, tâm đã hướng phật nhưng họ bị chấp vào hình thức. Thầy phá chấp về hình, danh, sắc, tướng cho họ. Buổi tối, gặp người tu lâu họ đã phá được cái chấp vào hình thức, phá được cái chấp vào hình, danh, sắc, tướng thì họ lại bị chấp vào "không hình, danh, sắc tướng". Chấp có cũng là chấp mà chấp không cũng là chấp vì vậy thầy mới giúp họ phá cái "chấp không hình, danh, sắc tướng".

    Tuy vậy, đây chỉ là cách dạy cho người sơ cơ, chưa biết tới đạo. Bởi vì họ chưa có TÂM ẤN của Chư Phật nên không giao tiếp được với Thần Linh, chưa thấy được nội dung bên trong của đạo, còn chấp mê vào hình thức. Có TÂM ẤN rồi sẽ hiểu được rằng: Trời, Phật, Thánh, Thần ngự trong cõi vô hình, không có hình, danh, sắc, tướng vì vậy sẽ không ở trong đền, chùa, tượng cốt...hay những hình thức thờ tự khác.

    LỜI BÀN:

    Qua câu chuyện thấy rằng:

    - Cùng là việc thờ phụng, người chấp vào hình thức mà thờ khác hoàn toàn với người không chấp vào hình thức mà thờ. Người không chấp hình thức nhưng vẫn thờ có thể họ không thờ vì bản thân họ mà họ thờ để hướng cho con cháu họ tới Trời, Phật.

    - Khi hiểu đạo rồi, biết được Trời Phật ở trong cõi vô hình rồi thì bàn thờ, đền, chùa, miếu mạo, tượng cốt, nghi lễ rườm rà khác không còn quan trọng nữa. Quan trọng nhất là có được TÂM ẤN của Chư Phật, biết cầu nguyện lên Chư Phật bằng cái tâm thành kính, cái tâm chân thật, cái tâm lương thiện...

    - Trên con đường học đạo, tại mỗi thời điểm ta đều bị vướng chấp vào cái gì đó. Nếu ta không chịu khiêm tốn học hỏi để phá cái chấp này thì trình độ của ta sẽ mãi ngừng lại ở mức đó mà thôi. Chấp thì phải phá chấp rồi mới chấp vào cái khác và lại phải phá chấp...mỗi lần phá được chấp là trình độ tâm thức của ta đã tiến bộ thêm 1 bậc.

    - Vấn đề đốt vàng mã cũng vậy. Khi con người ta chưa có niềm tin vững chắc vào tâm linh, còn nghi ngờ về thới giới vô hình thì việc các vong nhập về đòi hỏi cúng kiến, đốt vàng mã là cần thiết vì nó gần gũi với đời thường. Nhưng khi học lên cao rồi thì phải thấy rằng: Trời, Phật, Thánh, Thần, ông bà gia tiên không thọ dụng đồ của thế gian, chỉ chứng cho cái tâm, chứng cho tâm lòng của con cháu thôi. Vì vậy việc đốt vàng mã sẽ là một nét đẹp văn hóa nếu mọi người chỉ đốt tượng chưng để bày tỏ tấm lòng nhớ ơn tổ, tiên và định hướng tâm linh cho lớp con cháu. Và nó sẽ là hủ tục mê tín nếu con người ta tin rằng: đốt càng nhiều ông bà nhận được nhiều, không cần phải làm lụng gì để có nhiều thời gian về phù trì cho con cháu...

    - vutruhuyenbi.com -

    (Inbox để được hướng dẫn thọ nhận lễ điểm đạo, trực diện chứng nghiệm sự hiện hữu của siêu hình)

    [​IMG]


    ThíchHiển thị thêm cảm xúc
    Bình luận
    Nguồn: https://www.facebook.com/groups/152020515324141/permalink/215811918945000/
     

Chia sẻ trang này