Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

Thảo luận trong 'Kiến thức Phong Thủy: Sơn quản Nhân đinh, Thủy quản Tài' bắt đầu bởi cabachlong, 6 Tháng tám 2006.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Đây là một bài phân tích đáng lưu ý của bác Theanh-vnpt trên thegioibuangai.com.


    Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch (Phần 1)
    - Vậy các cọc này là gì???
    Là gì thì chưa thể biết rõ ràng được.
    Nhưng chắc chắn đây không phải là Thánh Vật như cái tít bài báo trên.
    Trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ được sắp xếp để trấn long hãm địa như vậy mà lại dùng đến lối trấn ác độc mức cao nhất của Phong Thủy rõ ràng là hành động tàn ác phi nhân tính,không thể gọi là Thánh Vật được.

    Theo như cách trấn long tàn độc này thì trong Huyền Không học có ghi rõ,cần 8 cái trụ để lập trận, chôn sống theo nó là 8 người con trai(tráng nam) khỏe mạnh,8 người con gái trinh tiết(đồng trinh) và 8 đứa trẻ con(đồng tử) để dùng oán khí cộng hưởng của họ tạo thành bức tường bảo vệ trận. Về cơ bản đây là lối trấn mạnh mẽ nhất và cũng là tàn ác nhất.

    Nếu như bài báo ghi là đã trục vớt được 7 cái cọc, tôi nghĩ vẫn còn sót 1 cái. Việc nhổ cọc và làm thoát tà khí-oán khí tích tụ hàng trăm năm khiến người xung quanh bị ảnh hưởng là chuyện dễ hiểu. Nhưng đã chôn cất hài cốt,làm lễ siêu độ rồi mà vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến vậy có lẽ không hẳn trong đó chỉ có oan hồn không siêu thoát, hoặc là cách trấn ác độc này gìm giữ không cho các linh hồn siêu thoát, hoặc là trên chúng có diêm thần,diêm tướng chỉ huy nên việc phá trận là rất nguy hiểm với người phá trận.

    Việc Thủ tọa Thích Viên Thành (xem kỳ 1 để biết là ai) muốn hàn lại long mạch và phải hóa, có lẽ một phần do ý của thầy. Tôi vẫn nhớ hồi đó tôi đi theo chân sư phụ dạy Pháp cho tôi là Đại Đức Cổ Vân, theo đoàn của Thầy Thích Thanh Từ của phái Trúc Lâm lên Chùa Hương bởi lúc đó Thầy Thanh Từ và sư Ni Toan(sư Ni tu tại gia nhưng rất giỏi) gặp nhau có xem thiên tượng và tính ra được quẻ đại hung với thầy Thích Viên Thành nên lên Chùa Hương để giúp giải hạn. Thầy Thích Thanh Từ nói rằng sư thầy trụ trì chùa Hương cần lập đàn tràng cầu siêu,thỉnh 100 vị sư giỏi các nơi đến cùng làm lễ trong 49 ngày thì may ra mới giữ được tính mạng. Thầy Thích Viên Thành đã từ chối và nói sống chết có số, không nên vì cái nhục thân của mình mà làm khổ đến người khác phải lao tâm, cái chết cũng chỉ là 1 cách giải thoát để tới thế giới cực lạc. Thầy tự biết mình hết số và cũng không muốn xin kéo dài thêm dương thọ. Vì vậy sau đó thầy Thích Thanh Từ đã về lại Trúc Lâm dẫn 9 đại đệ tử lên núi nhập thất. Một thời gian sau, thầy Thích Viên Thành quả nhiên mất thật,trước lúc hóa,có nói nguyên nhân hóa của mình là vì không đủ sức mà vẫn cố phá giải trận Bát Quái Tiên Thiên Đồ trấn theo lối Thiên Môn ác độc kia.

    Tôi thì không rõ nguyên nhân vì học vấn của mình về lý số và phong thủy rất nông cạn, nhưng tôi nhớ sư phụ tôi có lần nói lại rằng, sư phụ của thầy(thầy Thích Thanh Từ) có nói chuyện Thầy Thích Viên Thành mất vì cách thầy muốn hàn lại long mạch là sai,và sức của thầy cũng không đủ để phá trận nhưng vì giữ danh tiếng bản thân(là bậc thầy phong thủy trong chuyện hàn long mạch) nên vẫn cố thực hiện và kết quả dẫn đến vong thân.Khi tự biết hết số lại không muốn phải xuống nước nhờ vả người khác giúp mình nên tự chấp nhận xuôi tay,như vậy chưa dứt được hết trần tục.
    Còn quan điểm của riêng tôi là không nên phá trận, bởi trận lập đã nhiều năm oán khí chất chồng giải không hết được.Dòng sông và long mạch cũng đã bé lại thành 1 cái cống thoát nước,dẫu hàn lại thì có được lợi ích bao nhiêu ? Giả như 1 đoạn sông khác bị lập trận trấn vào mắt rồng ,tạo thành thế Độc Nhãn Long(1 thế trấn ác độc nhằm hủy hoại long mạch) thì khi sống lại,con rồng lại thành tà ác quấy phá có khi lại làm hại hơn.

    Thế đất Hà Nội là thế đất trũng,địa tầng địa chất kém,việc trấn sông làm con rồng chết cứng không thể vẫy vùng có thể cũng là 1 cách tốt làm cho đất cứng lại tiện cho xây dựng,nếu phá đi,thế đất sẽ xấu đi và hạ tầng đất sẽ bị lún,sạt lở khi long mạch chuyển động. Như vậy việc xây dựng và phát triển hóa đô thị còn tồi tệ hơn.

    Cách giải quyết ổn thỏa,tạm thời tôi không nghĩ được ra và cũng nhiều người vẫn đau đầu về vấn đề này. Nhưng hy vọng trong thời gian tới,sẽ có người tìm ra được câu trả lời thỏa đáng.
    Bên lề về cọc trấn yểm sông Tô Lịch (Phần 2) -Một câu hỏi lớn không lời đáp???
    Nên phá hay nên giữ?

    Giống như cách chế thuốc giải độc, tốt nhất là biết thành phần độc tố, chế thuốc sẽ dễ dàng và chính xác hơn, tuy nhiên có những độc tố hoàn toàn không có cách giải. Các thầy đều là những vị cao tăng, uyên thâm phong thủy, giống như là dược sư, nhưng chất độc này hoàn toàn không rõ cách trấn thế nào, thành phần độc tố ra sao, nên e là sẽ khó mà giải được.
    Còn ai trấn, trấn mục đích gì, theo tôi, chính Cao Biền trấn, trấn nhằn triệt tiêu khí vượng của Đại Việt. Nếu giải trấn chắc chắn sẽ phát khí, nước nhà sẽ hưng vượng. Vì bản chất vượng khí luôn phải là khí tốt, thầy Thích Viên Thành cũng biết điều đó, nên cố gắng tìm cách phá trấn, dù biết hại đến tính mạng. Nếu khí là tà khí thầy chắc chắn sẽ không phá làm gì.
    Thời Pháp, Pháp cho lấp sông Tô Lịch, phá huỷ đền thờ đại vương Tô Lịch, chắc trong người Pháp có các thầy địa lí người Tàu, giúp đỡ người Pháp làm việc ấy. Vì long mạch kinh đô bị trấn làm đất nước ta suốt bao đời nay cứ đấu tranh chống ngoại xâm hoài, biết bao giờ khá được, chưa "triều đại" nào của đất nước ta hưng thịnh nổi quá 3 thế kỉ Theo tôi, đây là cơ hội cực kì thuận tiện để phá thế trấn yểm quá ư tàn độc này, tồn tại ngay ở thủ đô đã hơn nghìn năm nay


    Tại sao các nhà ngoại cảm không vào cuộc? Phá nó thì có lợi hại gì?

    Trận đồ trấn trên sông Tô Lịch thuộc về huyền cơ cao nhất của phong thủy phái Huyền Không. Cách phá giải trận là tìm ra điểm yếu của trận để phá trận. Người làm được điều này phải là người có kiến thức uyên thâm về Phong thủy am hiểu cả 2 phái Bát trạch và Hình thế.
    Những nhà ngoại cảm bạn đề cập trên phần lớn những người có khả năng và tài năng cao nhất đều đã tham dự cuộc họp để làm sáng tỏ vấn đề này và họ cũng đều đã lắc đầu không giải thích được, bởi đơn giản đó không phải là sở trường của họ. Tôi rất khâm phục tài năng của chị Bích Hằng và chính gia đình đã được chị giúp tìm được mộ người thân như một huyền thoại, nhưng trong vấn đề này, tôi nghĩ chị không có khả năng. Thậm chí, nếu cố làm điều ngược với thiên ý thì bản thân chị sẽ mắc họa sát thân như chơi.
    Như tôi đã nói trên kia, đầu tiên là việc phá trận không biết đã có ai đủ tài làm việc đó hay chưa, và phá trận rồi thì sẽ mang lại kết quả gì. Theo như sách vở để lại thì Hà Nội được bao bọc trọn trong hệ thống các sông(Hà Nội nghĩa Hán là trong sông), ngọn núi khởi nguồn của long mạch Việt Nam(Tổ Long Sơn) bắt nguồn từ khu vực núi Tản Viên-Ba Vì, như vậy Long Mạch của hệ thống sông Tô Lịch sẽ chạy từ núi Tản Viên dọc theo hình thế đất xuống đến Hà Nội và điểm trấn long huyệt nằm trong lòng con sông Tô Lịch. Do có thế đất trũng và hạ tầng đất yếu, việc xây dựng thành rất khó khăn vì móng không chắc chắn(bác nào học về xây dựng chắc biết vấn đề thoát nước và móng của Hà Nội phức tạp thế nào). Có lẽ do đó để xây dựng, 1 bậc đại tôn sư về dịch lý phong thủy nào đó đã dùng cách lập trận này để ép đất cứng hơn bằng cách trấn long bằng Bát Quái Tiên Thiên Đồ. Làm con rồng không cựa được và bị giam cứng trong đất, như vậy đất sẽ cứng hơn và xây dựng dễ dàng hơn. Nếu như mở lại được long huyệt, tất nhiên long khí sẽ được khai mở,nhưng con rồng bị giam lâu năm chưa chắc đã là vượng khí,thậm chí có khi còn thành tà khí. Nhưng điều quan trọng và nguy hiểm hơn khi mở huyệt sẽ dễ dấn đến động đất khi rồng hồi sinh,chuyển động của nó có thể làm suy chuyển và biến đổi cơ cấu hạ tầng đất,làm giảm độ cứng của nền móng và làm đất đai không vững chãi như trước. Nếu như vậy thì việc xây dựng và phát triển đô thị e rằng khi đó còn khó khăn hơn.
    Trận đồ Bát quái hiện tại có lẽ không giải được vì đồ hình chi tiết và các yếu quyết của nó hiện nay đã thất truyền, nó cũng tương tự như thạch trận Khổng Minh dùng đá xếp để cầm chân quân Ngô trong Tam Quốc vậy. Việc hóa giải vô cùng phức tạp bởi không ai còn biết chính xác vị trí các phương vị và xắp xếp quẻ trong trận này, nếu như giải nhầm hướng sinh 1 bước mà lỡ chân đi vào hướng cửa Tử hay Họa Hại thì khó mà bình yên trở về. Việc này các nhà ngoại cảm không thể làm được,bởi các tà khí do các xác chết tụ hợp thành đã làm cho họ không thể có khả năng liên lạc được với cõi âm. Nơi nào mà la bàn phong thủy không thể xác định được vị trí phương hướng và điểm trung cung(rất hiếm) thì nơi đó là nơi được gọi là nơikhông thuộc trời, cũng không thuộc đất.
    Để giải quyết vấn đề này, có lẽ cách thích hợp nhất là làm 1 cuộc họp mặt các nhà phong thủy danh tiếng các nơi cùng ngồi bàn nhau tìm cách phá trận hoặc tìm cách giải quyết. Biết đâu ai đó còn giữ lại được đồ hình chi tiết của trận pháp huyền thoại Bát Quái Tiên Thiên đồ,hay trong Huyền Không học còn gọi là Bát Quái Thiên Môn trận.
    Nếu có 1 cuộc họp như vậy, nhất định tôi sẽ theo dõi nó thật sắt sao.


    Thế nếu nhánh Thanh Long được khơi lại thì Việt Nam sẽ phát triển như thế nào ?


    Thì sau đó phải kết hợp thành 1 bố cục phong thủy tài vượng để khai thông hết các vượng khí của nhánh Thanh Long, Bạch Hổ với 2 nhánh Chu Tước và Huyền Vũ. Để tính toán bố cục và vị trí chuẩn xác hơn thì còn phải tìm được vị trí hai nhánh con của nó là Câu Trận và Đằng Xà nữa.
    Việc Việt Nam phát triển như thế nào,còn phải tùy vào vượng khí nhiều hay ít và cách xắp xếp ảo diệu đến đâu.


    Tại sao các sư tăng lại có khả năng huyền diệu này (tức khả năng nhận ra "tà khí"?

    Vì Phật Pháp tu luyện theo phái Mật Tông có những khả năng siêu phàm thoát tục khó có thể nói được. Đạo gia hay Đạo sĩ phái Huyền Không thì dùng trận phá trận,dùng trí đấu trí,dùng máu đổi máu. Nhà Phật lại chủ trương dùng 1 chư Tâm, dùng lòng từ bi hỉ xả để phổ độ chúng sinh,giải thoát nghiệp chướng.
    Thông thường để trừ tà một cách bình thường, nhà Phật dùng chủ yếu là Kinh Kim Cương, phẩm Phục Ma, còn gọi là kinh Kim Cương Phục Ma-tâm pháp để trấn trạch,trừ tà,đuổi ác và song song dùng kinh A di đà siêu độ các vong linh. Nhưng tác dụng còn phụ thuộc vào mức độ tà khí và đạo hạnh của người lập đàn tràng. Nhiều vị cao tăng ngoài kinh pháp ra còn nghiên cứu và tinh thông phong thủy,lý số thì sẽ kết hợp các yếu tố trên để sử dụng.
    Trường hợp của sông Tô Lịch, thực sự rất khó giải thích,chỉ có thể đoán là lực lượng đó quá mạnh và đạo hạnh người giải trấn là không đủ, thậm chí vong thân như sư thầy Thích Viên Thành. Người được như vậy hiện tại rất hiếm nên cách có thể khả thi được, đó là nghiên cứu tinh yếu của trận để phá trận.


    Tại sao khi thượng tọa Thích Viên Thành phá trận lại bị họa sát thân?



    Về các đạo nói chung, thực ra đều không có ranh giới, cũng như võ thuật không có môn phái nào là mạnh nhất và hoàn thiện nhất bởi mỗi môn có điểm mạnh và yếu riêng. Ta chỉ có thể nhận xét trình độ học về đạo của họ thôi. Ở đây tôi không chắc lắm về nguyên nhân, xong tôi thấy như thầy Thích Thanh Từ(Viện trưởng thiền viện Trúc Lâm) nói thì cách làm của thầy Thích Viên Thành hàn long mạch là không đúng. Bởi thầy dùng tấm lòng từ bi hỷ xả của nhà Phật (thầy tu theo mật tông và đã đạt đến trình độ thiên nhãn/nhĩ thông nên ở trên tôi nói đến khả năng của phái mật tông) , thầy cũng chấp nhận hy sinh cả bản thân mình để hóa giải oán khí. Nhưng sai lầm của thầy là oán khí quá nặng không thể giải mà lại ám vào mình, sau đó lại không muốn lập đàn tràng cầu xin dương thọ hưởng thêm 1 giáp nên kết quả là 1 tháng sau đó - thầy viên tịch.
    Cách của thầy tứ phủ tôi không biết lắm, ở nhà cũng có sách vở nhưng toàn chữ Hán Nôm tôi không không đọc được, nhưng có lẽ cách của thầy tứ phủ không phải là siêu độ mà là làm triệt tiêu bớt oán khí, và cũng đã giữ ở mức độ vừa phải không để xâm hại đến mạng mình. Nên làm được công trình nhưng sau vẫn có chuyện xảy ra với mọi người và bản thân thầy cũng điêu đứng.
    Tất cả những điều này tôi nói bằng suy đoán đơn phương của mình thôi.
    Để giải được thế trận này thực tế không phải là không thể làm được.Vấn đề là phải tìm sao cho ra đồ hình và cách bố trận,trấn yểm chi tiết của trận đồ để tìm các phương vị trọng yếu của nó để phá hủy. Nôm na cách phá trận Thiên Môn của Bát Quái Tiên Thiên đồ cũng giống như cách bắt cua vậy, muốn con cua hết cựa quậy thì hãy tìm cách bẻ từ từ hết càng và các chân của nó, đến khi gãy hết càng hết chân thì dù để im nó cũng chỉ là vô dụng thôi và sự nguy hiểm của nó đã được phá bỏ. Vấn đề là đồ hình này đã bị thất truyền từ rất lâu, hiện ngay ở bên Trung Quốc cũng không còn gì ngoài những huyền thoại được tương truyền. Nếu như có được trong tay tấm đồ hình chi tiết này, chuyện phá giải trận pháp sẽ có 1 lối đi sáng sủa hơn rất nhiều.


    Trận Bát Quái tiên thiên đồ có 8 cọc vậy một cọc nữa nằm ở đâu? Kinh Dịch ở đâu mà ra?



    Trận Bát Quái không thể thiếu một phương vị, một đại tông sư cỡ Cao Biền cũng không thể đọc nhầm sách vở mà lập trận Bát Quái bằng ... 7 cái cọc được. Trong Phong thủy nếu lập trận sai thì sẽ không có tác dụng hoặc là không nằm trong tầm kiểm soát của mình. (Như vậy theo phỏng đoán là lận Bát Quái, nhưng thiếu mất một cọc. Có thể là do trong quá trình xây dựng bị bật gốc hay lâu ngày cọc bị bật tui (rongchaua) nghĩ vậy.)


    8 cái cọc được dựng theo hình thế sau đây,mỗi cọc là 1 quẻ trong bát quái,trong 8 quẻ chia ra cửu cung và 64 quẻ nhỏ,trong 64 quẻ có chia ra các phương vị và sơn hướng từ điểm trung cung.

    Cách chia cụ thể như thế nào thì hiện tại không còn tư liệu nào ghi chép cả. Chỉ còn lý thuyết ghi lại chung chung đại khái vậy thôi. Người phá được trận Bát Quái chắc chỉ là người thời xưa, khi mà đồ hình chi tiết chưa thất lạc. Người phá được thế trận này, theo tôi nghĩ lịch sử nước nhà có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

    Còn chuyện bàn về Kinh Dịch ai nghĩ ra là chuyện cách đây khá lâu ,tầm 2 năm trước, hồi đó tôi thấy nhiều người cũng hùng hổ tranh cãi,xong kết luận lại,có là của ai thì cũng chỉ đến thế mà thôi. Điều quan trọng là hiện tại chúng ta đã gìn giữ và áp dụng nó như thế nào,có hiệu quả không chứ không phải là nhìn vào quá khứ và tự hào về mình. Mà thực tế đáng buồn là hiện tại di sản văn hóa này đang dần càng mai một,sách vở bậy bạ tràn lan mỗi người mỗi nhà viết 1 kiểu không biết thật giả thế nào nữa...



    Chuyện tâm linh là có thật và không thể bàn cãi, chẳng qua dư luận cũng như những ai quan tâm muốn một câu giải thích chi tiết hơn, xác đáng hơn.

    Thiết nghĩ bởi vì đây là một sự kiện mang tính lịch sử, chưa thể lý giải.
    Hino đã hỏi 1 người, người này nếu nói ra mọi người chắc không tin, trưởng ban ngoại cảm việt nam. Và câu trả lời là Đó là thuộc về phạm trù lịch sử, nếu nói ra thì ta cũng không hiểu.
    Vì đó là giao của 3 con sông, và là 1 trấn ải quan trọng của Đại La từ thời xưa.
    Như ta đã biết, những địa danh mang tính chất lịch sử và hào hùng như vậy, xưa kia biết bao con người đã đổ máu và hi sinh tại nơi đây, cần phải đc trân trọng và Nhà nước nên ghi nhận di tích và tu tạo. Tiếc thay, biết bao nhà lãnh đạo của Hà nội lên nắm quyền đều không làm đc điều này, mặt khác họ lại còn san lấp để lấy đất cho dân ở... Di tích đã dần dần bị mai một và mất đi.
    Và cái đền thờ ở đó thực chất là đã bị di dời.

    Trong 3 nhánh sông hoà làm 1 đó, 1 nhánh tựa như Rồng bơi, 2 nhánh còn lại tựa như Hổ phục. Và chúng ta đã phá vỡ nó, lại không tôn thờ theo đúng nghĩa. Thiết nghĩ đó cũng là sự trừng phạt của thế giới bên kia, bởi nếu k xảy ra những chuyện thương tâm xung quanh những người liên đới tới công trình thì làm sao chúng ta lại phải nghiên cứu lại về di tích này và hiểu rõ giá trị của nó. Và nếu k có những chuyện như vậy liệu chúng ta có biết đc điều này k, và một di tích như vậy sẽ bị lãng quên theo time không?
    Hino nghĩ sự việc xảy ra như vậy cốt là để giữ lại di tích lịch sử và mong chúng ta phục hồi lại nó đúng như giá trị thật của nó.
    Đó là những gì bề nổi chúng ta thấy, còn lại thì chuyện tâm linh khó lý giải...
    Những con người trần mắt thịt chúng ta k có khả năng hiểu đc điều đó, chỉ chờ thời gian khi có những bậc cao nhân, cao tay nghiên cứu và cho chúng ta biết mà thôi.
    (thegioibuangai.com, theanh-vnpt)
     
  2. manutd

    manutd New Member

    Tham gia ngày:
    19 Tháng mười 2006
    Bài viết:
    162
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Châu Anh nghĩ sao về hiện tượng này ? Các bác dcba, bác Helen, chị Tocmay, anh Dangnguyenvu, mong được nghe ý kiến và suy nghĩ của mọi người về vấn đề này.
     
  3. Theanh

    Theanh Hội viên Kim Cương

    Tham gia ngày:
    4 Tháng tám 2006
    Bài viết:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Nam Mô A Di Đà Phật !!!
    Kính Chào Bạn Thái Dương !!! có nhầm lẫn gì không !? lâu lắm rồi mình không có thời gian qua bên thế giới bùa ngải với lại trình độ it tờ i ti như mình thì sao có được bài viết hay như vậy chứ ! Làm ơn sửa giùm cái nhé ! Tiện đây xin hỏi các bạn Vanhoaphuongdong.com sao mấy hôm nay không vào được vậy ?
    Kính Chúc Các Bạn Vui Khỏe !!!
     
  4. Admin

    Admin Administrator

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    86
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    "Vanhoaphuongdong.com sao mấy hôm nay không vào được vậy ?" ---> Bạn xem tại đây:
    http://www.nhantrachoc.net.vn/nthportal/forum/showthread.php?threadid=2440&goto=newpost
     
  5. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yẻm

    Về mặt học thuật thì em không biết gì, chỉ dựa cột nghe thôi ạ.
    Về mặt đời sống thì đọc thấy cũng hay hay, hihihi mình có đi qua đấy cũng toàn bằng xe bus nên không sợ gặp ma, ặc ặc.~_crdrk
     
  6. Nguyệt

    Nguyệt New Member

    Tham gia ngày:
    12 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    336
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Quan điểm của các nhà khoa học:Ý kiến của các nhà khoa học

    --------------------------------------------------------------------------------

    Từ sau sự kiện đội thi công 12 thi công kè bờ sông Tô Lịch đoạn ngang đền Quán Đôi đã khai quật được một trận đồ trấn yểm lạ kỳ, đã có nhiều cuộc họp hội thảo của các cơ quan chức năng và các nhà khoa học về sự kiện này. Để góp phần lý giải những hiện tượng lạ kỳ đã xảy ra chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến trong các cuộc hội thảo đó:

    Cố giáo sư Trần Quốc Vượng: Bằng những kinh nghiệm ở công trường xây dựng Lăng Bác 1973 và khu vực 42 Trần Phú hiện nay, thì chúng tôi có giả thuyết rằng khi xây dựng Hoàng Thành cũng như La Thành ở khu vực phía Tây đã từng diễn ra những lễ hiến sinh người và hiến sinh các loại động vật khác nhau như trâu bò lợn chó mèo…Đấy là điều thường thấy trong những nghi thức xây dựng thời cổ trung đại. Việc những thân nhân của anh em công nhân đội 12 thi công gặp những chuyện bất hạnh rất cần quan tâm suy nghĩ và đưa ra lời giải thích. Do vậy dù tin hay không tin nhà nghiên cứu đều cần tìm hiểu những tri thức về phong thủy học những nghi thức hiến sinh ngày xưa.

    TS. Ngô Văn Sở: Tôi không tin chuyện quỷ thần vì nếu có quỷ thần thật thì tất cả bọn tội phạm đã bị trừng trị. Còn trong thực tế nhiều tội phạm tham nhũng những tên kẻ cướp mặc dù phạm tội nghiêm trọng vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Vì vậy chúng ta cần luôn cảnh giác. Việc ở sông Tô Lịch chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên hoặc tự tưởng tượng ra.

    TS. Phạm Quốc Quân (Viện trưởng viện bảo tàng lịch sử): Các nhà khoa học nên phân tích rõ hơn về các cổ vật nhưng cũng giải quyết về mặt tâm linh. Cũng nên lưu ý cho là khi nhà nghiên cứu khu vực ấy ngay bên kia có một cái đền. Trong dó có thờ thần Rắn. Tất cả những chuyện đó là bình thường với những cư dân ở dọc dòng sông. Nghe nói các cọc gỗ được chôn theo hình bát quái, nhưng theo tôi chưa chắc, có thể nó chỉ là mọt công trình giả cổ gì đó htôi vì có thể thành hồi đó phải kè. Tôi chưa thấy một công trình nào như vậy ở VN. Tôi đào ở Lam Kinh sớm hơn thành Đại La nhưng người ta yểm cũng đơn giản thôi. Tôi nghĩ rằng nên nghiên cứu nhiều hơn về mặt khoa học về khí độc. HIện nay khu vực ấy có thêểbị ô nhiễm. Để giải toả về tâm linh rất cần có sự nghiên cứu để định lượng các phán đoán khoa học.

    Kỹ sư Trần Mạnh Linh (Bộ giao thông vận tải): Theo kinh nghiệm của tôi thì đây là một trấn đồ và nếu đúng như vậy thì cách đây khoảng từ 70-140m sẽ có một cái như thế này nhưng nhỏ hơn. Loại vực cát thế này rất nguy hiểm khi thi công ở trong những trường hợp thế này phải cẩn thận.

    Ông Trần Việt Dũng (Thư ký toà soạn báo BVPL cuối tuần): Theo tôi những việc như anh Cường và đội thi công 12 gặp phải khi kè bờ sông Tô Lịch không phải là một việc quá kỳ lạ. Trong đời sống người ta vẫn gặp nó, có thể ở quy mô nhỏ hơn cũng có thể lớn hơn. Vậy tại sao báo của chúng tôi lại đưa tin về nó ? Cũng có lý do riêng. Ít lâu nay người ta cũng bắt đầu nói tới vấn đề tâm linh, về những thế lực siêu nhiên có sức mạnh kỳ lạ mà bằng những kiến thức khoa học chưa thể giải thích được. Chuyện các nhà ngoại cảm tìm mộ, chuyện gọi hồn, chuyện công năng khí công có thể tác động cách không, có thể hút đồ vật cso thể phát sáng, phát cháy… Và cũng với nó là các nhu cầu giải thích bằng nguyên lý khoa học.
    Chúng ta có thể không cần giải thích lắm chứ. Cũng cần tinh như làm việc xấu, không chỉ công an bắt mà còn bị trời phạt và ở hiền thì chắc chắn gặp việc lành. Bên cạnh nỗi sợ vi phạm pháp luật cũng đã đến lúc phải sợ cả quỷ thần. Theo tôi đó là tinh thần điều chỉnh của đạo đức. Về sự việc cụ thể ở đoạn sông Tô Lịch qua làng An Phú có thể thấy đây là mọt công trìh trấn yểm theo quan niệm địa lý cổ truyền xuất phát từ đoạ giaá Trung Hoa. Từ việc trấn yểm dẫn đến việc thờ cúng kéo dài nhiều trăm năm tại đây và vì thế các di vật có niên đại rất khác nhau. Đến một lúc nào đó có thể do sự xâm lấn của con sông việc thờ cúng chấm dứt và công trình bị lãng quên cho đến lúc thi công bờ sông thì công trình trấn yểm mới lộ ra. Theo tôi việc trấn yểm này có thể diễn ra vào khoảng thế kỷ thứ IX sau công nguyên. Bởi vì sau đó đạo phật bắt đầu trở nên phổ biến và trấn yểm không còn được coi trọng nữa.
    Còn các sự không may mà anh Cường và các công nhân gặp phải rất có thể trong số các sự kiện được kể ra nhiều việc do ngẫu nhiên và cũng có thể trong đó có một số việc được kể theo suy diễn chủ quan, võ đoán của người trong cuộc. Cúng lễ và sửa mình đó là cách mà các cụ ngày xưa đã dạy và đức sống sẽ thắng mọi tai ách. Đó là quan điểm của tôi.

    Tiến sỹ Phạm Như Hồ (Viện khảo cổ học): Chuyện thân nhân gia đình các anh gặp phải tôi cho rằng nên tách ra khỏi sự kiện này. Tôi cũng đồng tình là có thể ở vùng này có những khí độc. Viện chúng tôi cũng đã có người chết vì khoa học khi anh vào một cái hang trên tây bắc mà người dân truyền rằng đây là hang ma, ai vào đấy cũng chết vì một bệnh không thể lý giải được. Anh này khi về nhà một tháng thì bị bệnh máu trắng mà chết, hoá ra trong hang ấy có chất phóng xạ Uranium. HIện tượng các anh bị ngất tôi cho rằng là do sông Tô Lịch có những khí độc như thế nào đó. Nhiều khi bắt gặp một sực việc không giải thích được người ta hay gắn cho nó một thế lực siêu phàm, nhưng thựuc tế anh em đào đâu cũng làm lễ và anh viện trưởng của chúng tôi ra khấn…thật ra làm thế để những người xung quanh và bản thân mình cũng thấy thanh thản mà làm. Chứ nếu có lực lượng siêu nhiên thì cái Viện khảo cổ đã bị xoá sổ từ lâu rồi.

    (Theo báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần số 21/4/07)

    ( theo bivedo-vietlyso.com)
     
  7. uyenuyen

    uyenuyen Guest

    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Bỏ điều nhìn được
    Yêu cái nghe thấy
    Xe nặng, đường yếu ?
    Thành chuyện Cao biền !
     
  8. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Kỳ 4: Chuyện lạ về đền Quán Đôi

    --------------------------------------------------------------------------------

    Vào năm 1986 tôi là một thanh niên trẻ của làng An Phú bên sông Tô Lịch. Làng An Phú lúc đó thuộc thị trấn Nghĩa Đô huyện Từ liêm. Ở ngay bên bờ sông có miếu Đôi Cô nay là đền Quán Đới, đối diện khu đất sau này đội thi công 12 thuộc công ty VIC đào phải trận đồi trấn yểm gây ra bao chuyện kỳ lạ cũng như bất hạnh cho nhiều người. Những chuyện tôi kể dưới đây là chuyện tôi đã trải qua cũng rất kỳ lại. Tuy nhiên do liên quan đến nhiều người còn sống nên cho tôi được giấu tên thật của họ.

    Vào năm đó 1986 tôi được làng chọn làm dân phòng, một loại nhân viên an ninh tự nguyện để phối hợp với công an bảo vệ trật tự an ninh xóm làng. Vào lúc đó miếu Đôi Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ gồm một gian nhà xây lợp ngói một mái. Trước cửa miếu có cây đa khá xanh tốt trong miếu trên bệ thờ nhỏ (hình như là tượng Cô) và mấy bát hương cũng rất nhỏ. Nhưng cũng lạ lùng là miếu rất nhỏ nhưng lại đông người đến lễ vào những ngày sóc vọng (mồng một, ngày rằm). Ở đó thường có một ông thầy Tứ Phủ từ thôn Vòng (Dịch Vọng Hậu) đến chủ trì lễ bái gọi hồn ốp đồng. Chính quyền thị trấn vào những năm đó do bà Nguyễn Thị Sang làm chủ tịch UBND, ông N.L làm phó chủ tịch UBND, ông M.G làm bí thư đảng uỷ xã. Trong phong trào chống mê tín dị đoan, bảo vệ trật tự an ninh cơ sở, miếu Đôi Cô được UBND và Công an thị trấn coi là một điểm đến cần được giải toả. Công an thị trấn Nghĩa Đô và dân phòng thôn An Phú quyết tâm bắt quả tang một vụ hầu đồng để giải toả cả miếu Đôi Cô này. Và cơ hội đã tới. Nghe cơ sở báo tới ngày rằm tháng 10/1986 sẽ có một vụ lên đồng tại miếu Đôi Cô, anh Chung ,công an khu vực thôn An Phú cùng ông N.L chủ tịch UBND thị trấn dẫn các dân phòng phục sẵn gần miếu. Nghe tiếng lần rầm có tiếng “lạy cô, lạy cô” từ bốn phía anh em ập vào bắt quả tang hơn mười bà cùng ông thâầ tứ phủ đang lên đồng, chúng tôi thu hết lễ vật đưa toàn bộ các bà cùng thầy tứ phủ lên trụ sở UBND. Ông N.L còn ra lệnh thu hết đồ thờ cúng mang lên trụ sở UBND. Chúng tôi liêề thu hết cả bát hương tượng thờ cả rắn thờ, nón thờ… mang lên để một góc phòng UBND. Theo đúng lệ luật thầy tứ phủ và các bà tham gia lên đồng bị phạt hành chínnh rôồ gần sáng công an thả hết về nhà. Còn lại một đống lễ vật và cả đồi áo mũ để lên đồng, tôi còn nhớ có cả miếng khăn phủ diện màu đỏ, chất ở góc phòng không biết xử lý ra sao. Ông N.L đề nghị anh Chung công an xin ý kiến ông M.G về cách xử lý. Ông M.G đến xem sau đó phán một câu xanh rờn: “Các cậu ném hết xuống sông Tô Lịch cho tôi”
    Sau này tôi nghĩ có lẽ ông M.G cũng không chủ định như vậy nhưng lúc đó do hứng chí nên ông phán như vậy. Tôi bàn với anh Chung nên xem xét lại, đừng ném đồ thờ xuống sông. Sau đó ông N.L và anh Chung quyết định xuống chùa Bái Ân (thôn Bái Ân) lúc đó cũng thuộc địa phận thị trấn Nghĩa Đô mời sư thầy Đàm Thanh xuống nhận đồ thờ cúng mang về cất ở chùa. Ngay sau đó sư thầy Đàm Thanh lên nhận hết đồ, chở bằng xe đạp về chùa Bái Ân. Hiện nay các ông có tên trên vẫn sống. Anh Chung nay là thiếu tá công tác tại đội 113 công an quận Cầu giấy, sư thầy Đàm Thanh vẫn trụ trì chùa Bái Ân. Sự việc bắt giữ và thu đồ của miếu Đôi Cô cũng qua đi, bởi ngay sau đấy những người đến thờ cúng tại miếu lại săm đủ đồ thờ và mọi việc lễ lạy lại y như cũ. Chỉ có chúng tôi thấy mọi sự không yên được. Đêm này thường hay mộng mị những chuyện ma quái. Thêm nữa ngay trong những người tham gia vụ bắt giữ đồ thờ cũng đã xảy ra nhiều chuyện mâu thuẫn. Rồi dần dần những việc lớn xảy ra.
    Trước khi kể chuyện này tôi cũng xin được thanh minh một chút, những việc xảy ra đều có nguyên nhân rất cụ thể và đều đã được pháp luật xử lý nghiêm minh, những người vi phạm kỷ luật cũng được chính quyền và tổ chức Đảng xử lý kỷ luật. Cái điều tôi băn khoăn là mọi việc đều tập trung vào những người đã liên quan tới vụ bắt giữ đồ thờ ở miếu Đôi Cô. Vì vậy tôi xin kể để xin ý kiến các chuyên gia giải thích cho tôi bớt băn khoăn. Những việc trùng hợp có thể là ngẫu nhiên. Nhưng việc đầu tiên xảy ra là với ông N.L chỉ sau đó ít lâu ngay kỳ bẩu cử hội đồng nhân dân thị trấn, ông N.L không trúng cử và mất chức phó chủ tịch UBND thị trấn. Sau thời gia bắt vụ miếu Đôi Cô khoảng gần một năm vợ ông M.G bị bệnh về mắt lúc còn rất trẻ (mới hơn 40 tuổi). Cũng chỉ sau đó ít lâu con trai ông M.G tham gia một vụ dùng súng cướp tài sản công dân. Súng đã nổ may mà không có ai dính đạn. Ngay sau đó con trai ông bị bắt nhà ông M.G bị khám nhưng không tìm ra khẩu súng tang vật. Nhưng cay đắng là khi công an khám phòng làm việc của ông M.G ở thị trấn thì phát hiện khẩu súng được cất trong tủ tài liệu. Ồng M.G khai rằng thấy khẩu súng ở nhà sợ con ông phạm tội nên đã đem cất vào phòng làm việc. Lúc thu khẩu súng tôi cũng có mặt ở đó và không hiểu tại sao tôi thấy nết mặt ông rất giống cái lúc ông nói câu: “Ném tất cả xuống sông Tô Lịch cho tôi” Hơn một năm sau vụ án sai phạm về đất đai tại UBND thị trấn Nghĩa Đo vỡ lở, bà Nguyễn Thị Sang chủ tịch UBND thị trấn người chỉ đạo vụ bắt giữ đồ thờ ở miếu Đôi Cô, người chịu trách nhiệm về các sai phạm ở UBND thị trấn Nghĩa Đô bị bắt và xử 2 năm tù. Anh Chung công an sau đó chuyển công tác sang quận Tây Hồ và nhiêề nơi, trong công việc có nhiều lận đận. Cá nhân tôi cũng gặp nhiều chuyện rủi ro tuy nhiên tôi vẫn tự nhủ mình là do tôi là chính.
    Bây giờ miếu Đôi Cô đã thành đền Quán Đôi khang trang đẹp đẽ nhưng chuyện cũ vẫn làm cho tôi đôi chút băn khoăn.

    Nguyễn Văn Hải

    (Theo Bảo vệ pháp luật cuối tuần số 21/4/07)
    ( bivedo-vietlyso.com)
     
  9. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Thánh vật sông Tô – Không tin

    Báo Văn Hóa vừa có bài phản đối nội dung bài Thánh vật Sông Tô đăng ba số đầu tiên trên ấn phẩm thuộc chủ quản của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
    Ngay sau khi ba số đầu tiên của bài “Thánh vật ở sông Tô Lịch” được đăng trên báo Bảo Vệ Pháp Luật (cơ quan ngôn luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao), báo Văn Hóa (cơ quan ngôn luận của Bộ Văn hóa Thông tin) đăng trả lời phỏng vấn của nhà sử học Dương Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn của tác giả Nguyễn Hùng Cường.


    PV: Thưa ông, gần đây có những tờ báo kể những câu chuyện được gọi thánh vật ở sông Tô Lịch khiến cho dư luận quan tâm một cách thái quá, thậm chí chuyền tay nhau đọc và bàn tán xôn xao. Ông có nghe thông tin này không và ông có suy nghĩ gì?

    Nhà sử học Dương Trung Quốc: Theo tôi, riêng cái việc dùng từ thánh vật trong bài báo cũng mang tính báo chí, chủ yếu để gây sự tò mò, thu hút người đọc. Vụ việc này diễn ra cách đây mấy năm rồi. Tôi còn nhớ hồi đó báo chí đề cập đến một cách rất nghiêm túc. Lúc đầu cũng có những ý kiến khác nhau.

    Vào thời điểm này, chúng ta không còn ở thời kỳ chủ nghĩa vô thần thô mộc nữa. Chúng ta tin rằng có đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh ấy là một phần giá trị của đời sống thực, nó giúp cho đời sống thực tốt hơn bằng những nguyên lý mang tính đạo đức.

    Tôi lấy thí dụ, ở hiền thì gặp lành, ác giả ác báo, v.v… Tôi nhớ hồi còn bé, khi đời sống tâm linh phong phú, người ta sợ quỷ thần hai vai hơn là sợ ông cảnh binh đội sếp.

    Thế nên, đời sống tâm linh có mặt tích cực của nó. Nhưng cũng không đến mức chúng ta phải vận vào mình một cách không có cơ sở như thế.

    Bởi vì, theo tôi được biết, tác giả bài báo ấy là một người trong cuộc, người từng tham gia xây dựng tuyến kè ở sông Tô Lịch vào thời điểm ấy, rồi muốn thể hiện, giãi bày mình gặp rủi ro trong cuộc sống, trong kinh doanh dẫn đến phá sản và giải thích gắn với hiện tượng của khúc sông ấy.

    Về cá nhân tác giả bài báo ấy, chắc cũng không có lỗi gì cả, họ nghĩ sao viết vậy nhưng khi đưa thông tin không có lời giải thích khoa học, rõ ràng.

    Người viết mang nặng cảm tính, vấn đề vượt ra khỏi khuôn khổ là những trải nghiệm cá nhân dẫn đến những suy luận mang tính xã hội, liên quan đến người khác. Điều đó là không bình thường.

    Cách đây khoảng ba, bốn năm, sau khi đơn vị thi công tại đoạn sông Tô Lịch đó phát hiện được nhiều di vật, hiện vật, cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành khai quật chữa cháy. Lúc đó ông đứng ra chủ trì cuộc tọa đàm với sự góp mặt của các nhà chuyên môn để nhận định về sự phát hiện khảo cổ này. Khi đó các nhà chuyên môn nhận định ra sao?

    Tôi nhớ hồi đó giới chuyên môn cũng đưa ra nhiều hiện tượng về sự cố của đơn vị thi công. Ngay sau khi phát hiện, những cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội cũng vào cuộc như bảo tàng, Sở Văn hóa Thông tin.

    Tin rằng, bây giờ tìm lại hồ sơ khá đầy đủ. Khi đó, ai cũng thấy rất rõ và được giải thích rằng sự bất trắc của đơn vị thi công tại khu vực đó là bởi ở đây có thể xuất phát từ địa tầng không ổn định do nó nằm giữa nơi hội tụ của ba dòng sông.

    Và có lẽ, chính điều đó khiến cho việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế, dẫn đến thiệt thòi cho doanh nghiệp. Điều này cũng được đề cập trong cuộc tọa đàm.

    Và nữa, vì là nơi hợp thủy của ba dòng sông nên trong quan niệm phong thủy cổ điển chắc chắn cũng có yếu tố phong thủy. Quan sát hiện trường chưa rõ lắm nhưng cũng có người giả thiết rằng, những dấu vết còn lại cho thấy có một sự yểm nào đó.

    Nếu có đi chăng nữa thì cũng rất bình thường trong kiến trúc cổ truyền của người xưa, và nhất là không loại trừ yếu tố của thời kỳ tiền Thăng Long, của thời nhà Đường chiếm đóng, thời Cao Biền.

    Nhưng vận nó vào những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể, tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ.

    Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà hệ quả mang tính chất thuần túy là sự trả giá về mặt tâm linh.

    Còn đương nhiên, nó vẫn là những giả thuyết. Chúng tôi tôn trọng những giả thuyết ấy. Nhưng hồi đó cũng đưa ra cũng đưa ra những căn cứ khác nhau để cho dư luận xã hội lựa chọn một nhận thức khả dĩ nhất.

    Sau đấy mọi chuyện cũng lắng dịu. Việc này không phải không có sự chia sẻ với doanh nghiệp thi công ở đấy nhưng lúc đó không đến mức độ như hiện nay.

    Tôi thấy rất nguy hiểm ở chỗ này, sự trải nghiệm của cá nhân doanh nghiệp ấy chúng ta có thể chia sẻ nhưng sau đó vận vào cái chuyện thí dụ như một lời cầu khấn nào đó có thể mang lại tai họa cho người khác thì khó lòng chấp nhận.

    Trong loạt bài báo vừa rồi, tác giả đề cập mang tính ám chỉ chuyện GS Trần Quốc Vượng mất là cũng có liên quan đến việc này. Với tư cách là Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, ông có ý kiến gì về chi tiết này?

    Việc sở hữu cổ vật hợp pháp, rất nhiều người và những nhà khảo cổ có uy tín như thầy Vượng, chắc cũng có một số cổ vật do sưu tầm hoặc do người khác tặng để làm cơ sở nghiên cứu.

    Cái cổ vật thầy nhận vào thời điểm đó hoặc những cổ vật khác thì cũng như nhau. Tôi nghĩ vận vào việc thầy bị mất là điều vô căn cứ, phần nào đó xúc phạm đến thầy.

    Chúng ta đều biết, thầy Vượng mất đều có bệnh lý hẳn hoi, có cả một quá trình. Cho nên chuyện đó rất không nên đặt ra trên mặt báo.

    Tôi xin nhắc lại là, những gì bản thân người viết báo ấy phải trải qua, ta cũng có thể chia sẻ nhưng cũng phải là chuyện đưa lên báo vào thời điểm này.

    Còn vận vào những chuyện khác mang tính suy luận như thế tôi cho là không nên làm, tạo ra sự hoang mang trong đời sống, vì nó muốn khai thác mặt trái của tâm linh.

    Như tôi nói, tâm linh có mặt tích cực để điều chỉnh đời sống xã hội. Còn điều này mang lại sự phân tâm, lo lắng không bình thường.

    Khi nhận được những thông tin gọi là thánh vật như thế, ông nghĩ sao?

    Tôi nghĩ, việc này các cơ quan chức năng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vấn đề này liên quan đến đời sống xã hội rất phức tạp, đa dạng cho nên cần thận trọng khi xử lý.

    Điều quan trọng ở đây là vai trò của cơ quan báo chí. Mình cần chủ động điều chỉnh nó. Tôi lấy ví dụ, trước đây cơ quan báo chí cũng phản ánh, thậm chí tổ chức tọa đàm mời các nhà khoa học đến, sau đó phản ánh trung thực với phát biểu. Đó được xem như một biên bản, không đi đến kết luận. Và dân dựa vào đấy để có những ứng xử hợp lý.

    Vụ việc này diễn ra lâu rồi và bây giờ bất kỳ ai có thái độ nghiêm túc muốn đề cập đến thì cần tìm đến cơ quan chức năng để nghiên cứu lại hồ sơ.

    Theo Văn Hóa
    (thegioibuangai.com)
     
  10. cabachlong

    cabachlong New Member

    Tham gia ngày:
    20 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    1,152
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    GS Dương Trung Quốc đánh đố bà con quá, mua tờ photo thì được chứ ai công đâu đến hỏi hồ sơ lưu trữ của nhà chức trách. Bác nói thế chịu rồi !!!
     
  11. Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Nghe nói tối qua chương trình Thời sự của Đài truyền hình Việt nam có nói về vấn đề Tô Lịch. Không rõ họ nói thế nào?
    Anh em ai biết xin kể lại giùm với?
    Cám ơn nhìu nhìu!!!
     
  12. luc_thao

    luc_thao New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Cứ hàng chiều, bác nào có điều kiện thì dạo dọc theo sông Tô Lịch, cầu Sắt (cũ) hiện nay là Cầu T11 (T là ký hiệu Tô Lịch, 11 là cầu số 11 dọc sông Tô - tôi đoán vậy ) cầu này bắc qua sông Tô Lịch, nối đường Đông Quan, lên Ngã 3 đường Bưởi, cắt tại lối xuống cầu T11, ở đây có các hàng quán đã mọc lên để cung cấp lễ vật lên ĐỀN, và một vài sạp báo bán bản photo các bài báo cho thiện nam tín nữ,
    (cụ thể hơn là cầu T11 là lối rẽ từ đường Bưởi xuống đường ĐÔNG QUAN,
    ĐÔNG QUAN chạy vào khu làng An Phú, và nối thẳng sang khu Nghĩa Đô,)
    Các cụ cũng có nói, Linh tại ngã, bất linh tại ngã,
    Thôi thì cũng vì dư luận
    Kính,
     
  13. luc_thao

    luc_thao New Member

    Tham gia ngày:
    15 Tháng ba 2007
    Bài viết:
    4
    Điểm thành tích:
    0
  14. ducngatam30

    ducngatam30 New Member

    Tham gia ngày:
    30 Tháng một 2007
    Bài viết:
    9
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Cam om ban luc_thao nhe . ban co duong link tuyet cu meo.
     
  15. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Chuyện "thánh vật" - 90% là bịa?

    PGS.TS Đỗ Văn Ninh
    "Tôi rất lấy làm lạ là ai đó đã "phát động" nên chuyện này. Tôi tưởng rằng mọi chuyện hồi đó đã dừng lại từ lâu, và người ta đã xây dựng kè sạch đẹp cho người dân đi dạo, nào ngờ lại "thành chuyện" như hôm nay" - PGS.TS Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học) nói.

    Ngay từ ngày đó, tôi đã nói rằng tôi không tin có trấn yểm. Vì việc trấn yểm đã lụi tắt từ trước công nguyên rồi. Trong sử sách từ Lý - Trần và mãi sau này có thấy ai viết về trấn yểm.

    Thời xưa người ta chỉ trấn yểm ma tà bằng những loài động vật như rắn, ngựa, bò, trâu… chứ có trấn yểm bằng người đâu. Ông Nguyễn Hùng Cường nói có thấy hình bát giác. Theo tôi hiểu là ông ta định nói tới trận đồ bát quái tại khúc sông này.

    Nhưng xin thưa, ngày đó, tôi đếm thì chưa đến 8 cột gỗ do máy xúc lấy lên từ sông (tôi nghi ngờ là mấy cột gỗ này được đóng xuống để kè sông). Cột gỗ dài nhất cũng chỉ vài mét. Hơn nữa, hôm đó các nhà khảo cổ có ai dám lội xuống sông Tô Lịch đen ngầu để kiểm tra xem có phải là bát quái không?

    Chỗ khác, ông Cường lại nói là phát hiện được 8 bộ di cốt người. Khi chúng tôi đến đã đem đi chôn rồi. Vậy thì dựa vào đâu để ông Cường xác định là 8 bộ di cốt?

    Ngành khảo cổ chúng tôi muốn nhận định đấy đúng là một bộ di cốt người, nam hay nữ thì còn phải nghiên cứu chán, các nhà nhân chủng học phải đối chiếu, so sánh nghiên cứu mới đưa ra được kết luận. Còn nữa, dựa vào đâu để xác định niên đại là sáu, bảy trăm năm. Xác định niên đại đâu phải dễ, dựa vào hiện vật chỉ là một phần còn phải kiểm tra đủ thứ nữa mới có kết quả chứ. Cho nên nói vậy là thiếu căn cứ.

    Còn nhớ ngày đó, tôi và TS Vũ Quốc Hiền đi khảo sát một vài điểm xung quanh, khi phát hiện ra chỗ này thì tôi cùng TS Hiền đi khảo sát một vài điểm gần đó và đã phát hiện một ngôi mộ.

    Không phải là nhận định nữa, cách đây vài chục năm, bờ bên này của sông Tô Lịch rộng lắm, cây cối xum xuê nên người ta thường tổ chức chôn cất người thân sau khi mất.

    Sau này có kế hoạch mở rộng nên nhiều ngôi mộ phải bốc đi nơi khác. Từ thực tế đó cộng với lịch sử ghi nhận sự đổi dòng của dòng sông Tô và khi mùa lũ về nên rất có nhiều khả năng là không ít ngôi mộ ở trên bờ bị sạt lở xuống sông.

    Cũng vì thế, những di cốt người phát hiện ở chỗ đấy là do sạt lở ở trên bờ mà thôi. Nói tóm lại, những chuyện anh Cường kể là bịa đến 90%.

    "Nói đến vấn đề tâm linh phải khách quan"


    GS.TS Đỗ Quang Hưng

    GS.TS Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) nói:

    Chuyện tâm linh hay một niềm tin đặc biệt nào đó nó luôn biến đổi và ngày càng phức tạp. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng phải nên tôn trọng nó.

    Tôi đồng tình với quan điểm của nhà sử học Dương Trung Quốc, rằng trong đời sống tâm linh có những mặt tích cực của nó để góp phần cho xã hội ngày càng tốt hơn.

    Thế giới tâm linh từ Á sang Âu đang trở thành vấn đề của nhân loại, có liên quan mật thiết, gần gũi với đời sống tôn giáo. Trong cái thế giới ấy, có những điều có thể thấy ngay, nhận thức ngay được nhưng cũng có những điều cần phải tiếp tục nghiên cứu.

    Tôi lấy thí dụ, người ta bảo có hồn, nhưng người khác lại bảo không có. Cho nên nghiên cứu về đời sống tâm linh thực sự rất khó. Vì vậy, cũng phải ghi nhận những tình tiết đó để xem xét, nghiên cứu, nhất là ở khúc sông Tô Lịch đó có liên quan đến không gian, văn hóa lịch sử Hoàng thành Thăng Long.

    Hiện nay đời sống tâm linh phong phú đang quay trở lại. Một số cũng tin vào điều đó nhưng cũng có không ít người không tin. Vấn đề nằm ở chỗ phải tiếp tục nghiên cứu.

    Nhưng trong khi giới khoa học chưa thể khẳng định, kết luận chuyện đó là A hay là B thì không nên phản ánh như thế. Bản thân tâm linh là cái hộp đen mà người ta đang nghiên cứu.

    Anh phản ánh, tuyên truyền điều gì liên quan đến tâm linh thì phải hết sức khách quan và cần tôn trọng nó. Anh có thể chia sẻ những trải nghiệm cá nhân chứ không thể đưa ra kết luận để mà dấy lên điều gì đó. Như thế là không được.

    Trong đời sống tâm linh có mối quan hệ với môi trường xã hội dân sự. Khi những thông tin về tâm linh chưa được nghiên cứu, kiểm chứng mà vội tuyên truyền thì ngay lập tức ảnh hưởng đến môi trường xã hội.

    Tôi lấy ví dụ, bây giờ giả sử UBND thành phố cho nạo vét lòng sông để tăng lưu lượng dòng chảy, làm cho nước sạch hơn thì cũng sẽ bị thánh vật và không làm nữa hay sao? Và khi thông tin chưa được kiểm chứng mà bị lan truyền rộng thì trở thành thứ siêu hình.

    Cuộc sống là một dòng chảy liên tục trong đó có cả xã hội dân sự và đời sống tâm linh. Nhưng trong cuộc sống đó không thể đề cao yếu tố nào hơn yếu tố nào mà cần phải có sự hài hòa.

    Theo Tiền Phong

    ( giadinh.net.vn)
     
    Last edited by a moderator: 24 Tháng tư 2007
  16. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    GS Đỗ văn Ninh nói thời xưa không có trấn yểm bằng người, đúng là... bó tay ( thế mà cũng...)
     
  17. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    10 người ở Hà Nội, 7 người biết chuyện "thánh vật"

    Trên sạp bán vàng hương ngay cạnh đền Quán Đôi có thêm cả những bài viết về "thánh vật" được phô tô bán vội vã (Ảnh chụp chiều 22/4).
    Giadinh.net - Một cuộc điều tra nhỏ của chúng tôi cho thấy, trong 10 người được hỏi bất kì ở Hà Nội, thì có 7 người biết đến chuyện "thánh vật" ở sông Tô Lịch qua kênh đọc từ mấy bài báo được phô tô!

    >> Thánh vật hay... "người vật"?

    >> Xuyên tạc về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành và GS Trần Quốc Vượng

    "Không biết đường nào mà lần"

    Những ngày vừa qua, dư luận trong tình trạng nhiễu loạn về chuyện "Thánh vật ở sông Tô Lịch" được đăng tải trên một tờ báo của ngành pháp luật.

    Tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, từ người lái xe ôm, khách gội đầu cắt tóc, bà cụ bán hoa quả cho đến công chức viên chức, cán bộ về hưu, đâu đâu cũng thấy bàn tán xôn xao về chuyện "Thánh vật ở sông Tô Lịch". Hàng vạn bản photocopy với nội dung bị cắt xén, thậm chí sai chính tả bán chạy như tôm tươi với giá khoảng 2.000đ được truyền tay nhau.

    Đặc biệt, trên các tuyến phố như Thụy Khuê, Bưởi, Cầu Giấy, Kim Mã, Hoàng Quốc Việt... thì hầu hết những người được hỏi bất kì đều nhận mình có biết về bài báo “thánh vật“ trên sông Tô Lịch.

    Ông Hà Minh Tần, số 109 đường Thụy Khuê, cho biết ngay sau khi bài báo đầu tiên ra, một số người trong xóm đã phô tô thành tập lớn và phát cho bà con lối xóm đọc cho biết. Chị Hồng Thuỷ, chủ cửa hàng tạp hoá số 363 Thụy Khuê thì cho hay, chị đã biết chuyện này từ báo GĐ&XH năm 2002. Gần đây lại thấy đồn đại chuyện này ghê gớm quá.

    Đặc biệt, ngày 21/4 vừa qua, chị có đọc một bài báo có nói “thầy Thích Viên Thành ở Chùa Hương chết nhưng lại... chưa bao giờ đến lập đàn giải trấn yểm” thì chị... không biết đường nào mà lần nữa (!).

    Chuyện "thánh vật" lên web nước ngoài, blog

    Độ "lây lan" của câu chuyện "thánh vật" không chỉ dừng ở các bài báo phô tô, mà còn có không ít trang web nước ngoài đăng tải lại gần như nguyên xi những gì một vài tờ báo trong nước đề cập, đồng thời cũng tổ chức phân tích khoa học về vấn đề này. Các trang nhật ký điện tử (blog cá nhân) đua nhau đăng lại các bài về "Thánh vật" để thu hút lượng truy cập và bình luận (comment) của những người thân quen nằm trong danh sách bạn bè (friends list)...

    Blog Lazy’s, chủ nhân của nó là nhà báo, biết câu chuyện này “có gì đó không ổn” nhưng vẫn chịu khó đăng tải tất cả các bài có trên mặt báo vừa qua trên nhật ký điện tử của mình cho mọi người bình luận.

    Thuỳ Dương, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, một người bạn của Lazy, bình luận: “Những bài báo về Thánh vật ở sông Tô Lịch” có nhiều chi tiết rất không chính xác, rất bất hợp lý. Các bạn cứ đọc kỹ sẽ thấy ngay. Thế mà nhiều người tin thế”.

    Góc_vuông, một sinh viên Việt Nam tại Mỹ bình luận ngắn gọn: “Nghe hoang đường quá”.

    Nhân vật Alex R lại nhận xét: “Không hiểu có đúng không, nhưng chuyện như vậy ba Alex gặp hoài đó. Có lần thi công đường Hùng Vương – Tuy Hoà - Phú Yên, giữa ban ngày ban mặt cả đoàn xe ủi tự nhiên tắt máy, thợ đến sửa thì nổ nhưng về lại không chạy được. Phải thắp nhang cúng bái hết một đêm mới trở lại bình thường. Sự thật 100% luôn. Sợ thật”.

    Một người khác tên là Khuê nói: “Đi đâu cũng nghe tin này, choáng. Nhà mình gần phải mò ra xem mới được”. Còn người tự gọi mình là 21 thì nhận định: “Đọc mà cũng thấy ghê ghê sợ sợ”.

    Lazy’s blog chỉ là một trong hàng trăm, hàng ngàn bog cá nhân như vậy. Họ không phải là những người mua báo và gõ lại chữ đưa lên nhật ký. Họ chỉ copy ở hàng loạt các trang web như vuinet.info, Vietscience... Một đồn mười, tin tức cứ thế truyền đi như vệt dầu loang!

    * Ngay từ hồi năm 2002, nhóm phóng viên GĐ&XH là những người đầu tiên đến hiện trường, tận tay cầm những bát hương cổ, những món vật cổ... đưa lên từ đáy sông, nhưng suốt 5 năm qua vẫn sống hoàn toàn yên ổn, không ai bị "vật" cả!

    Nhóm PV Xã hội

    ( giadinh.net.vn)
     
  18. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Xuyên tạc về cái chết của Thượng tọa Thích Viên Thành và GS Trần Quốc Vượng

    GS Trần Quốc Vượng mất vì bị ung thư chứ không phải bị "thánh vật" như tờ báo nọ nói.
    Giadinh.net - Trong bài loạt bài kể chuyện "thánh vật" của tờ báo nọ đã nêu ra những chi tiết kỳ bí xung quanh cái chết của một số nhân vật được rộng rãi công chúng biết đến như Thượng toạ Thích Viên Thành (lúc đấy là trụ trì chùa Hương, Hà Tây) và cố GS Trần Quốc Vượng - một trong tứ trụ (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) của giới sử gia đương đại.

    >> Thánh vật hay... "người vật"?

    >> 10 người ở Hà Nội, 7 người biết chuyện "thánh vật"

    Khi tờ báo trên (bắt đầu từ số 13 ra ngày 31/3/2007) đăng loạt bài dài kỳ “Chuyện khó tin: Thánh vật ở sông Tô Lịch” của tác giả Nguyễn Hùng Cường - Đội trưởng Đội xây dựng số 12, trực tiếp chỉ huy thi công đoạn sông qua làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng dư luận bán tín bán nghi không cưỡng lại được.

    Trong bài báo đã nêu ra những chi tiết kỳ bí xung quanh cái chết của một số nhân vật được rộng rãi công chúng biết đến như Thượng toạ Thích Viên Thành - lúc đấy là trụ trì chùa Hương (Hà Tây) và cố GS Trần Quốc Vượng - một trong tứ trụ (Lâm, Lê, Tấn, Vượng) của giới sử gia đương đại.

    Nghi ngờ về độ chân thực của những lời kể trên, chúng tôi đã lật lại các tư liệu cũ và gặp gỡ một số người thân của 2 nhân vật trên để có được câu trả lời về vấn đề này.

    Thượng tọa Thích Viên Thành chưa từng đặt chân đến vị trí "thánh vật"

    Trên tờ báo này số 13, ông Cường viết: “Đến tháng 11/2001 nhờ tích cực vận động, tôi đã mời được Thượng toạ Thích Viên Thành ở Chùa Hương về làm lễ cúng cho tôi ở hiện trường. Vừa đến hiện trường, thầy đã ngồi xuống nhắm mắt niệm Phật. Niệm một lúc thầy đứng lên nói: Đây là trận đồ trấn yểm rất nguy hiểm; Vì vậy các đệ tử thầy sẽ lập đàn tràng hoá giải. Sau đó thầy lập đàn tràng ở bờ sông hoá giải trấn yểm. Lễ xong, thầy Thích Viên Thành nói với mọi người: “Mặc dù thầy đã cố hoá giải nhưng anh em phải cẩn thận, còn anh Cường thì phải chịu nhiều hậu quả, gia đình, anh em con cháu cũng gặp hoạ”. Rồi buồn buồn thầy nói: “Vì cái đàn tràng này tính mạng thầy cũng khó giữ”. Ba tháng sau, thầy Thích Viên Thành hoá. Các đệ tử nói thầy mất vì trận đồ trấn yểm ở sông Tô Lịch”.

    Sau khi đọc được thông tin này trên mặt báo, Đại Đức Thích Minh Hiền - Phó Trưởng ban Văn hoá Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hương, đệ tử chân truyền của Thượng tọa Thích Viên Thành, đã không giấu được tâm trạng bức xúc. Bởi lẽ, Đại đức là người biết rất rõ cố Thượng toạ Thích Viên Thành, thầy mình, chưa một lần đặt chân tới nơi được coi là vị trí “thánh vật trên dòng sông Tô Lịch”!

    Sau khi Đội thi công số 12 nhiều lần cử người lên mời thầy đến trấn yểm, Thượng toạ đã cử một số đệ tử đến cúng lục đạo, tức là cúng chúng sinh ở khu vực sông để làm an những linh hồn trú ngụ ở nơi đó. Mà cúng chúng sinh là việc làm rất thường xuyên của tất cả các đền, chùa, kể cả các cửa điện tại gia của các thầy bà trong thiên hạ. Vì vậy, không thể nói cố Thượng toạ Thích Viên Thành viên tịch vì đã lập đàn tràng hoá giải trận đồ trấn yểm nơi khúc sông Tô Lịch.

    Hơn nữa, các đệ tử của Thượng toạ Thích Viên Thành đều khẳng định rằng, phút lâm chung, thầy không hề nói gì đến việc trận đồ trấn yểm ở khúc sông đó. Đại đức Thích Minh Hiền buồn buồn nói giữa một cõi núi rừng miên man, chìm lắng: “Thầy ra đi vì thầy đã mãn nghiệp, đã hết duyên với cõi sa bà. Thầy kết thúc kiếp đời này để tái sinh trong một kiếp luân hồi khác. Đó là quy luật, đã hết duyên thì không thể níu kéo được, đừng cố gán cho nó một nguyên nhân và đừng đổ tội cho ai gây ra điều đó”.

    Cũng trong loạt bài này trên số báo 15 ra ngày 14/4/2007, ông Cường viết về việc đem chiếc tước cổ đem bán để lấy tiền trang trải cuộc sống nhưng kỳ lạ là khi “khách mang tiền đến, chưa kịp đếm tiền thì thật là kinh hãi, chiếc tước không ai đụng tay vào tự nhiên vỡ đôi, rồi vỡ vụn. Khách co giò bỏ chạy. Ngay sau đó tôi cũng sợ hãi quá, mang nốt mấy cái đồ cổ còn lại ra Hà Nội gặp GS Trần Quốc Vượng và cho hết ông. GS Trần Quốc Vượng lúc đó vừa lấy vợ mới đang rất vui vẻ, ông cứ cười tôi về sự yếu bóng vía. Ông giải thích cho tôi là đồ ngâm lâu dưới nước, khi đưa ra ngoài không khí nước bốc hơi làm cho gốm bở ra rất dễ vỡ, nhắc lên nhắc xuống nhiều nó sẽ tự nứt vỡ. Chuyện cái tước không có gì liên quan đến tâm linh. Tôi thì quá sợ nên không dám giữ một món đồ nào nữa. Tôi không ngờ đó là lần gặp gỡ cuối cùng của tôi với GS Trần Quốc Vượng, vì chỉ ít lâu sau ông mất đột ngột. Trong thâm tâm tôi có cảm giác mấy món đồ cổ từ trận đồ trấn yểm đã làm hại ông. Tôi cũng nhớ ông có xin mấy món đồ lúc ông đến công trình”.

    GS Trần Quốc Vượng mất vì căn bệnh ung thư

    Chúng ta đều biết rằng đến năm 2005, tức là sau 4 năm khi xảy ra sự kiện “sông Tô Lịch”, GS Trần Quốc Vượng mới phát hiện ra căn bệnh ung thư quái ác.

    Cô Bảy, vợ GS từng kể lại rằng: Hôm đó là vào ngày lễ ông Công, ông Táo Tết ất Dậu, gia đình vừa có đại tang. Phương Anh, con gái của giáo sư Vượng và người vợ đầu tiên vừa mất được hơn một tháng vì căn bệnh ung thư khi cô vừa 30 tuổi. Rất đau buồn, giáo sư không ăn uống mấy và nuốt rất khó khăn. Cô Bảy nghĩ rằng chồng chỉ bị viêm họng thông thường nhưng vẫn bắt ông đi khám. Sau một cuộc hành trình đằng đẵng qua nhiều bệnh viện, kết quả xác định căn bệnh ung thư di truyền quái ác đã làm choáng váng cả gia đình giáo sư. Hai người con gái của giáo sư Vượng với vợ đầu đều phải sống chung với căn bệnh quái ác này.

    Cô Bảy xác định chắc chắn căn bệnh ung thư xuất hiện vào khoảng cuối tháng 2, lúc đó đã di căn vào gan và tiến triển rất nhanh. Gia đình đã cố gắng tìm mọi thầy hay thuốc tốt, nhưng cũng không thể kìm hãm nổi sự tàn phá rõ rệt đến từng giờ từng phút của căn bệnh này. Đến tháng 4 thì giáo sư đã không thể ăn uống được nữa mà phải đặt ống thực quản. Cuối tháng 6, giáo sư nhập viện. Lần nhập viện này chỉ kéo dài được đúng 1 tháng 19 ngày thì giáo sư mất.

    Qua đó có thể thấy, GS Trần Quốc Vượng không hề mất đột ngột như lời ông Nguyễn Hùng Cường kể mà mất sau một thời gian dài lâm trọng bệnh. Và căn bệnh này có tính chất di truyền khi đã cướp đi ba người thân yêu của ông trong gia đình. Phải chăng việc gán ghép sự “ra đi” của GS Trần Quốc Vượng với việc ông xin một số đồ cổ tìm thấy trên sông Tô Lịch là một sự cố ý của người viết. Không hiểu khi đưa việc này chỉ đơn thuần là do sự duy tâm, sự thiếu thông tin hay còn vì một lý do nào đó?

    Không lẽ những người cầm vào cổ vật đều... chết cả?


    TS Nguyễn Văn Khải - Viện Công nghệ Môi trường: "Có biết bao nhiêu người đã động vào những thứ đồ cổ đó mà có phải ai cũng chết cả đâu?".

    Bình luận về những thông tin này, TS Nguyễn Văn Khải - Viện Công nghệ Môi trường - khẳng định, ông cực kỳ phản đối việc nói GS Trần Quốc Vượng “mất là do cầm cổ vật trên sông Tô Lịch”. Có biết bao nhiêu người đã động vào những thứ đồ cổ đó mà có phải ai cũng chết cả đâu? Nếu cầm vật mà chết thì dưới góc nhìn của khoa học là do chất độc hoặc bức xạ từ vật phát ra mà gây tử vong cho người cầm. Khoa học Việt Nam giờ hoàn toàn có thể kiểm tra đựơc việc này. Nếu đúng là thế thì khi nào có kết quả chính xác hãy phát ngôn cũng không muộn.

    Còn việc Thượng toạ Thích Viên Thành lập đàn tràng ở đất hiểm mà bị chết, TS Khải cũng không cho là đúng. Vì nếu thế chẳng ai còn dám đi lập đàn nữa, vì sao biết trước được lành dữ thế nào, hoặc trước khi đi lập đàn thì phải... thảo sẵn di chúc cho người ở lại. “Tôi lấy ngay ví dụ như dòng họ nhà tôi, chỉ trong vòng 3 năm mất đến cả chục người. Những người đó đều không quá 60 tuổi. Thế họ nhà tôi phải đổ lỗi cho ai? Thực ra họ đã tận dụng một cái mà mọi người không để ý đó là xác suất thống kê. Trong một phạm vi rất rộng và trong một thời gian rất dài như thế thì vô số sự việc tốt xấu có thể xảy ra” - TS Khải khẳng định.

    Không chỉ có vậy, việc nói: “GS Trần Quốc Vượng qua đời do lấy đồ từ sông Tô Lịch” đã gây ra sự phản ứng từ nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội khoa học Lịch sử VN. Phát biểu trên báo Văn hoá, ông Dương Trung Quốc cho rằng, đây là việc xúc phạm đến người đã mất.

    Ông Dương Trung Quốc nhận định ngay từ ban đầu, việc dùng từ “thánh vật” trong bài báo chỉ nhằm vào việc “gây sự tò mò, thu hút người đọc”. “Tôi là học trò của cố GS Trần Quốc Vượng. Thầy Vượng là nhà khảo cổ, việc thầy giữ một số hiện vật mà do những hoàn cảnh được luật pháp cho phép thì điều đó là rất bình thường. Trên thực tế không chỉ riêng thầy. Thế nhưng vận cái chuyện đó vào thầy và thầy mất sau đó là không có căn cứ vì có hồ sơ bệnh án khoa học. Như thế, trong chừng mực nào đó là xúc phạm đến người đã mất”.

    Nhóm PV Xã hội

    ( giadinh.net)
     
  19. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Giadinh.net - Sau khi nhận được lá đơn của ông Nguyễn Hùng Cường, PV GĐ&XH đã tỏa các mũi đi tìm hiểu thông tin. Câu trả lời chúng tôi nhận được là những thông tin xuất phát từ giác độ khoa học của những nhà nghiên cứu hàng đầu.

    Các mũi tìm hiểu thông tin được chia ra như sau: gặp GS Trần Quốc Vượng, GS Đỗ Văn Ninh, nhà sử học Dương Trung Quốc... để hỏi về các vấn đề khoa học lịch sử; gặp Thiếu tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn cận tâm lý (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) để hỏi về các vấn đề tâm linh...

    Sau khi tổng hợp tất cả các thông tin từ nhiều nguồn, chúng tôi tiếp tục gặp ông Vũ Duy Thông, Vụ trưởng Vụ Báo chí - Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, để nhờ ông Thông thẩm định và cho ý kiến báo GĐ&XH có nên đăng tải loạt bài này hay không?

    Lời kể của ông Nguyễn Hùng Cường

    Khi các mũi tìm kiếm thông tin đang toả đi thực hiện thì sáng 19/9/2002, ông Nguyễn Hùng Cường gọi điện đề nghị đến ngay lán thi công để chứng kiến một việc mà họ đương lo sợ. Khi PV đến, anh Trần Văn Dũng, công nhân của đội, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình đang nằm trong lán. Anh vừa tỉnh lại sau một giờ đồng hồ hoàn toàn mất ý thức.

    Những người làm bên cạnh anh Dũng kể lại rằng, khi anh đang đứng nắn ghi, tự nhiên ngã lăn ra đất, chân tay co rúm cứng đờ, lưỡi thè ra ngoài. Anh em xung quanh sau khi lấy tre ngáng vào miệng để tránh tình trạng cắn phải lưỡi, đã đi tìm bác sĩ, nhưng khi về đến lán thì anh đã tỉnh lại. Anh Dũng chưa bao giờ gặp phải hiện tượng này (theo lời kể của anh em công nhân).

    Đội trưởng Nguyễn Hùng Cường cho biết, hiện tượng anh Dũng vừa gặp phải rất giống hiện tượng anh Hùng lái máy xúc gặp phải trong ngày đầu tiên phát hiện ra cổng thành cổ, chỉ có điều anh Hùng mất ý thức lâu hơn, trong khoảng thời gian chừng 6 tiếng.

    Ông Cường kể lại những chuyện bất thường có liên quan đến anh em trong đội kể từ mấy tháng trở lại, và đều là những người đã từng trực tiếp liên quan đến việc tìm thấy hài cốt và các đồ tuỳ táng. Như vậy, chỉ có anh Dũng và anh Hùng đến thời điểm đó là có các biểu hiện bất thường về sức khỏe, còn lại những bất hạnh khác đều là nghe kể từ người thân thiết và những người ở quê xa.

    Cũng theo ông Cường kể, ngày 24/9/2001 cả đội ngăn đoạn đầu tiên bơm nước, ngay tối hôm ấy, máy xúc Komasu lao xuống sông. Chưa ai biết gì. Hôm sau, khi móc xuống cao trình, vỡ âm 3m chỉ trong vòng 3 phút, nước luồn xuống mặt bùn trồi lên, mọi người bắt đầu nghi ngờ có gì đó dưới lòng sông. Hai ngày sau, tấm cừ ngăn ngước tụt xuống, bắt đầu thấy xương và cổ vật.

    Ông Cường một mặt thông báo cho nhà thầu chính, phụ, Sở VHTT, UBND TP. Hà Nội... đến quan sát những gì đội tìm thấy, mặt khác vẫn quyết tâm làm đến cùng. Nhưng làm đến đâu sập đến đấy, có khi bơm cạn 5h chiều, 8h tối vỡ, đóng đến 4h sáng hôm sau, gần trưa lại vỡ tiếp. Có những lỗ rò âm tới 6m, xử lý mất 14 triệu, đến khi xong thì... vừa ném bao đất xuống bên này đã lại thấy nổi sang bên kia bờ chắn. Địa tầng khu vực rất phức tạp, không giống như những khảo sát ban đầu. Một năm trời công việc của đội vẫn chưa tiến triển được là bao - ông Cường kể.

    Câu chuyện ông Cường kể với chúng tôi rất dài, nhưng chúng tôi quan tâm tới một chi tiết, đã thử đưa la bàn đến khu vực này, và kim la bàn quay tít, có thể từ trường nơi phát hiện cổ vật không bình thường, từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy tiếp theo. Cho đến lúc đó, chưa có thêm một nghiên cứu hiện trường nào. Mọi chuyện đang cần tới các nhà khoa học, nếu GĐ&XH lên tiếng.

    Còn nhớ cái đêm chúng tôi gõ cửa nhà GS Trần Quốc Vượng tại căn nhà chung cư cũ ở phố Kim Liên, GS nhìn chúng tôi qua khe cửa và tủm tỉm hỏi trước: “Nhà cháu giúp quý báo được gì đây?”. GS có thói quen hay dùng từ “nhà cháu” và với cán bộ của GĐ&XH, ông coi như người nhà. GS vốn là một người điềm đạm, có chút gì đó hơi lạnh lùng, nói ít, nói thẳng, sắc sảo, đôn hậu, đi đến tận cùng sự việc.

    Sau khi hỏi chúng tôi các mũi thông tin khác đến buổi tối hôm đó đã có những thông tin gì, GS hỏi câu quan trọng nhất: Các bạn nếu đăng tải các bài viết này là với mục đích gì? Chúng tôi đưa ra những lý do về lịch sử.

    Lúc đó, GS mới trả lời: “Trước đây, cổng Hoàng thành ngoài lính còn có “thần” trấn giữ 4 cửa (Thăng Long tứ trấn) và có yểm bùa hay còn làm lễ hiến sinh. Như vậy, đây là cổng thành phía Tây của La Thành. Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của tiền và đại đa số đồ gốm: bát, hòn kê... cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ XI cho đến đầu XIV, thuộc vào thời Lý – Trần Việt Nam hay thời Tống của Trung Quốc.

    Hiện tượng có dải cát dài khoảng 200m, khác hẳn so với những đoạn sông khác có thể là vào thời Lý, do sự hợp lưu của sông Tô và sông Nhuệ đã làm đổi dòng chảy của sông Tô và đây có thể là nơi mà con sông Tô đổi dòng, vì vậy, đã tạo cho địa tầng nơi đây bị tụ cát thành một dải dài như vậy. Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà vua bị đau, đã tạo nên một lễ trấn yểm, trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng (?).

    Bước đầu tôi đưa ra những kiến nghị sau: UBND thành phố có quy hoạch khảo cổ (giao cho Bảo tàng Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử, Đại học Quốc gia, Viện Khảo cổ thực hiện); giữ lại vị trí nơi đây, tiến hành khai quật khảo cổ học “chữa cháy”; phải giữ lại Ủng thành, nghiên cứu, tôn tạo lại Ủng thành – cổng thành phía Tây của thành Đại La – đây là một công trình thiết thực để kỷ niệm Thăng Long tròn tuổi 1.000 vào năm 2010; Ban giám đốc Sở Văn hoá Thông tin, Bảo tàng Hà Nội phải có biện pháp khẩn trương, thiết thực giữ lại khu vực này. Trong ủng môn hiện có nhà dân đang ở lấn chiếm, đề nghị phải xử lý”.

    Ông chỉ nói vậy, những điều thuần về sử học và tiễn chúng tôi khi đêm đã khuya khoắt ánh đèn. Thật khó tin rằng, 5 năm sau, cái chết của ông lại trở thành lời đàm tiếu, gán ghép đầy nghi vấn!

    Nhà sử học Dương Trung Quốc khi đó cũng đến hẳn tòa soạn để gặp chúng tôi về vấn đề này. Có chút gì đó đắn đo, thận trọng trong suy nghĩ của ông, nhưng rút cục, ông đồng ý giúp báo đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo khoa học hoàn toàn nghiêm túc.

    Tìm đến nhà GS Đỗ Văn Ninh phía sau khách sạn Deawoo, chúng tôi ghi được một nghi vấn khoa học: Đây là một trong 6 “ủng môn” còn sót lại duy nhất, khá rõ nét, đáng tin cậy để nghiên cứu về những ủng thành khác đã được nhắc và ghi lại trong một số bản đồ cổ; coi hiện tượng này là một hiện tượng trấn yểm mà bất kỳ công trình xây dựng nào lớn thời xưa cũng phải có lễ trấn yểm, động thổ, đặc biệt là đối với một vị trí quan trọng như cổng phía Tây của La Thành.

    Còn TS Phạm Quốc Quân – Bảo tàng Lịch sử VN thì có ý kiến ban đầu rằng, vấn đề được đặt ra là sự kết hợp giữa Bảo tàng Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử để xem xét, chỉnh lý khoa học hiện vật. Đồng thời, là sự kết hợp giữa kinh tế và khoa học, khảo sát theo dõi công trường, đào thám sát nhỏ, để đánh giá đúng giá trị của di tích này.

    KS Trần Mạnh Linh - Bộ GTVT - thì cho rằng, một hiện tượng có thể gọi là “trận đồ”. “Theo như tôi được biết, đây là một cái vực cát, và theo dự định của tôi thì cách một khoảng không xa trong vòng từ 70 – 140m sẽ có một hiện tượng tương tự nhỏ hơn. Vì vậy, phía công trình thi công phải hết sức cẩn thận” - KS Linh đã cảnh báo.

    Và TS Phạm Như Hồ – Viện Khảo cổ học - thì cho rằng: Vấn đề trước mắt là phải tiến hành khai quật tại địa điểm hiện đang nằm dưới lòng sông. Bởi vì, chỉ có như thế mới có những cơ sở kết luận xác đáng được. Tất cả đều là các ý kiến thuần tuý về mặt khoa học.

    Cẩn thận hơn nữa, chúng tôi đã lên gặp Vụ trưởng Vụ Báo chí Vũ Duy Thông, với một bản thảo đánh máy sẵn. Ông Thông còn suy nghĩ lâu hơn cả GS Trần Quốc Vượng và ông Dương Trung Quốc. Cũng vẫn là những câu hỏi đầy cẩn trọng: “Các bạn đăng loạt bài này với mục đích gì? Theo các bạn liệu có ảnh hưởng gì xấu nào tới dư luận xã hội không?”.

    Sau khi nghe chúng tôi trình bày “ý kiến phản biện”, ông Vũ Duy Thông hạ bút ký vào góc trái tập bản thảo...

    (Còn nữa)

    Nhóm PV Xã hội-- Giadinh.net
     
  20. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Ðề: Sông Tô Lịch và trận đồ trấn yểm

    Giữa năm 2002, ông Nguyễn Hùng Cường (người kể câu chuyện "thánh vật" đăng trên tờ báo nọ) đã từng gửi đến tòa soạn GĐ&XH một lá đơn kêu cứu vì quá trình thi công của họ gặp nhiều điều mà họ cho là kỳ lạ. Dưới đây là nội dung lá đơn.Đội thi công số 12 được giao cải tạo sông Tô Lịch từ mặt cắt TEI+447 đến TEI+653 thuộc địa phận làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy.

    Ngày 24/9/2001, chúng tôi tiến hành bơm nước và đào hố móng tại mặt cắt TEI+603 đến TEI+653. Khi đào qua lớp bùn mỏng, tiếp tục cho đào sâu khoảng 2,5m thì thấy lộ ra 7 cọc gỗ được chôn thẳng đứng với những khoảng cách đều đặn và cứ mỗi khoảng cách cột là có 2 cái liễn sành chôn chính giữa. Cho nhổ 2 trong 7 cọc gỗ đó để tiến hành thi công thì tầng cát đen bị vỡ, nước ập vào rất nhanh, không thể thi công được nữa.

    Trong đống đất máy đào lên chúng tôi phát hiện có 3 – 4 bộ xương người không được chôn trong hòm hay tiểu sành, rất nhiều xương động vật cỡ lớn (voi và ngựa) cùng các đồ tuỳ táng như kim khâu, dao, đồ trang sức, tiền đồng, lọ sành, bát đĩa, gốm sứ mà chúng tôi cho là đồ vật cổ. Thấy tình hình cụ thể như vậy.

    Chúng tôi đã báo cho Bảo tàng Hà Nội. Đến ngày 4/10/2001, đoàn cán bộ của Bảo tàng Hà Nội, có TS Đặng Kim Ngọc và TS Bùi Văn Liên, đã xuống hiện trường khảo sát.

    Ngày 7/10/2001, chúng tôi khắc phục sự cố của bờ vây ngăn nước để tiếp tục thi công thì nhận ra tất cả những cọc gỗ chôn tại hiện trường được đóng theo hình bát giác và tiếp tục cho tìm kiếm thì thấy thêm 3 bộ xương người, xương động vật và những hiện vật tương tự như trên. Ngay sau đó bờ vây ngăn nước lại vỡ, chúng tôi phải dừng thi công ở đoạn này đến 4 lần nhưng vẫn không khắc phục nổi, đồng thời tất cả mọi việc để tiến hành thi công của đội đều bị rối tung không theo sự sắp đặt và tính toán. Chúng tôi đã buộc lòng phải tìm thầy cúng (theo phong tục của dân tộc), và xin về ý kiến của họ để tham khảo...

    Ngày 9/10/2001, chúng tôi mời được một thầy theo đạo tứ phủ, theo nhận định của thầy thì đây là một đạo bùa bát quái trận đồ đã được chôn yểm lâu đời để trấn long mạch của khu vực này... Trong thời gian này anh em cán bộ công nhân của đội đã gặp những chuyện rất kỳ lạ, khác thường trong công việc cũng như đời sống sinh hoạt. Chúng tôi lại mời Sư ông Chùa Duệ Tú đến hiện trường làm lễ.

    Đến thời điểm này chúng tôi đã có công văn gửi lên cấp trên xin ý kiến về việc này, đồng thời chôn cất các bộ xương đã tìm thấy ngay trong khu vực thi công. Cùng thời gian này, chúng tôi đã nhận được thông tin của đoàn cán bộ của Bảo tàng Hà Nội và khảo cổ. Họ cho rằng Đạo bùa này đã được chôn yểm cách đây dưới 1.000 năm – đồ vật tìm thấy tại đây mang phong cách đời Lý và Lê Sơ. Còn công việc thi công của chúng tôi thì vẫn rất khó khăn, hầu như không thể ngăn nước để thi công được. Nói một cách chính xác là đã 14 lần bị vỡ bờ vây dưới mọi hình thức khác nhau. Tất nhiên cũng không loại trừ do tầng địa chất tại khu vực này rất phức tạp, cát chảy, đất trượt.

    Là những người thi công trực tiếp tại đây rất mong được cấp trên và các cơ quan, ban ngành hữu trách cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết việc này cho hợp lý về nhiều mặt, như an ninh, văn hoá, xã hội cũng như việc thi công của chúng tôi được tốt đẹp. Kính mong sự quan tâm giúp đỡ.

    (Đội trưởng Nguyễn Hùng Cường)
    ( giadinh.net)
     

Chia sẻ trang này