Sự thật về " phẫu thuật ngoại cảm"

Thảo luận trong 'Ngoại cảm' bắt đầu bởi Thái Dương, 27 Tháng tư 2007.

  1. Thái Dương

    Thái Dương New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    184
    Điểm thành tích:
    0
    Sự thật về “phẫu thuật ngoại cảm”

    Nguyên Anh (tổng hợp)

    (Cập nhật: 20/4/2007)


    Phẫu thuật ngoại cảm được mệnh danh là “siêu năng” trong điều trị các bệnh nan y. Các “phẫu thuật gia” không cần bất cứ dụng cụ nào, họ thực hiện ca đại phẫu bằng “năng lượng siêu nhiên”. Vậy sự thật của “siêu năng” là gì?

    “Siêu năng”... siêu lợi nhuận


    Một màn trình diễn phẫu thuật thôi miên.

    Ở Manila (Philippines) không ai lạ gì Alex Orbito, một “chuyên gia” của môn “phẫu thuật ngoại cảm”. Alex sinh năm 1940 tại Cuyapo gần Manila trong một gia đình có mẹ là dân nghiền “lên đồng”. Không biết có phải do ảnh hưởng của mẹ không nhưng mấy anh em Alex sau này đều hành nghề “phẫu thuật ngoại cảm”. Một buổi “đại phẫu” của ông ta thường diễn ra với cùng một kịch bản. Bệnh nhân (thường là những người có các khối u, sỏi trong cơ thể) được nằm lên bàn trước sự chứng kiến của rất đông người. Sau đó “bác sĩ” Alex bắt đầu tập trung năng lượng siêu nhiên bằng cách lầm rầm cầu khấn, khoa tay trên người bệnh nhân ở khu vực có khối u. Trong trạng thái nửa tỉnh nửa mê, bàn tay của Alex sẽ nhận được năng lượng siêu nhiên và tương tác với người bệnh để phát hiện khối u và “làm sạch” chúng. Thậm chí, nhiều trường hợp, năng lượng siêu nhiên còn điều khiển bàn tay của “bác sĩ” móc thẳng các khối u đó ra trước con mắt kinh ngạc của những người chứng kiến.

    Những cuộc “đại phẫu” của Alex chỉ diễn ra trong 15-30 phút, bệnh nhân sau đó không cần điều trị hậu phẫu và trở lại bình thường ngay lập tức. Theo ông ta thì bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn, “khối u bị cô lập, hoặc tiêu diệt” mà không để lại một vết sẹo nào, không bao giờ bị nhiễm trùng (vì năng lượng siêu nhiên là tiệt trùng).

    Alex Orbito chỉ là một trong số 400 “chuyên gia” trong môn này ở Philippines. Rất dễ dàng có thể tìm được họ thông qua các dịch vụ ở khách sạn, thậm chí có cả bản đồ hướng dẫn. Điều này cũng đủ thấy môn này dễ kiếm tiền đến mức nào.

    Sư tổ của môn này là người Philippines có tên là Eleuterio Terte những vào năm 1940. Sau đó nó lan rộng ra khu vực Trung Phi, Brazil. Bí quyết của các “chuyên gia” là tập trung năng lượng siêu nhiên vào đôi bàn tay. Thường thì các “chuyên gia” sẽ rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê, hai mắt nhắm nghiền và miệng thì lầm rầm các câu thần chú.

    Năng lượng siêu nhiên sẽ điều khiển bàn tay kiểm tra các bộ phận trên cơ thể người bệnh để phát hiện các vết thương, xương, sụn, sỏi và các thực thể khác trong cơ thể.

    Đôi khi tâm linh chỉ đạo bàn tay của “chuyên gia” xọc hẳn vào người của bệnh nhân để hút những mô bệnh. Những năng lượng siêu nhiên từ đôi bàn tay của chuyên gia có khả năng mở các mô giống cách các bác sĩ sử dụng dao mổ để làm việc đó.

    Sau cuộc “phẫu thuật” và nhiều nghi lễ khác, cơ thể vẫn bình thường, chỉ riêng các mô bệnh là không còn dấu hiệu tồn tại. Sự tác động của năng lượng siêu nhiên loại bỏ mô bệnh, làm lành những tổn thương và sau đó làm sạch cơ thể.

    Bộ mặt thật của các “chuyên gia”

    Năm 1959, “phẫu thuật ngoại cảm” đã gây một cơn sốt tại Hoa Kỳ sau khi nó được giới thiệu trong một bài viết về hiện tượng siêu nhiên. Với cái tên mỹ miều là “phẫu thuật 4 chiều” (trong đó chiều thứ tư được lý giải là sức mạnh của thượng đế), nó được quảng cáo là chữa được bách bệnh đặc biệt là các loại ung thư. Trên các trang nhất của các báo lá cải ra rả đăng tin về hiện tượng siêu nhiên này và chỉ chấm dứt khi xảy ra quá nhiều trường hợp tử vong (do bệnh nhân tin rằng mình đã khỏi bệnh và không điều trị kịp thời).

    Điển hình là vụ nghệ sĩ hài nổi tiếng Hoa Kỳ Andy Kaufman. Ông này bị phát hiện mắc bệnh ung thư phổi nhưng đã không điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ mà bay tới Baguio City (gần thủ đô Manila, Philippines) để “bác sĩ” Jun Labo điều trị bằng “phẫu thuật ngoại cảm”. Cuộc “đại phẫu” của Andy được loan báo là thành công, nhưng chỉ sau đó ít tuần ông đã chết tại quê hương. Các bác sĩ cho rằng trường hợp của Andy sẽ khác nhiều nếu được điều trị kịp thời bằng Tây y.

    Ngay tại nơi sinh ra “phẫu thuật ngoại cảm”, môn này đã bị phản đối kịch liệt. Hiệp hội y tế Philippines coi đây là một trò lừa đảo nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mệnh của người bệnh. Người ta giải thích rằng sở dĩ trò lừa bịp này tồn tại được là do một số trường hợp chữa khỏi bệnh do bệnh nhân bị ảo giác bệnh tật, hoặc bị bệnh nhẹ và cơ thể tự điều tiết. Tác dụng của “phẫu thuật ngoại cảm” không vượt ra ngoài việc “giải phẫu” (điều trị giả nhằm giải quyết vấn đề tâm lý cho bệnh nhân).

    Sau này người ta đã phát hiện ra những khối u mà “chuyên gia” Alex lấy ra khỏi người bệnh trong các cuộc “đại phẫu” chỉ là những tạng của động vật mà ông ta đã chuẩn bị sẵn trong người và khéo léo móc ra như một trò ảo thuật. Chính Alex đã bị chính quyền Canada bắt vì tội lừa đảo.

    Vì chứa đựng nhiều tính bi hài nên môn “phẫu thuật ngoại cảm” đã được các nhà điện ảnh hài dùng làm chất liệu cho nhiều phim hài như Penn and... Teller, Man on the moon (dựa theo câu chuyện về cái chết oan uổng của nghệ sĩ Andy Kaufman).

    ( SK& ĐS)
     

Chia sẻ trang này