Thần Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni

Thảo luận trong 'BỐ THÍ VẠN SỰ LÀ PHƯƠNG PHÁP CẢI MỆNH TUYỆT ĐỈNH' bắt đầu bởi tutru, 29 Tháng ba 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    Xin giới thiệu với quý vị: Thần Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni và giải thích tường tận Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn với Ngàn Tay Ngàn Mắt có ý nghĩa như thế nào, cực hay.

    KINH ĐẠI BI TÂM ĐÀ RA NI
    Đời Đường, Sa môn Dà Phạm Đạt Mạ
    Dịch Giả: Thích Thiền Tâm

    Như thế tôi nghe, một thời đức Phật Thích Ca Mâu Ni (2) ngự nơi đạo tràng Bảo Trang Nghiêm, trong cung điện của Quán Thế Âm Bồ Tát ở tại non Bổ Đà Lạc Ca (3), đức Phật ngồi nơi tòa sư tử, tòa này trang nghiêm thuần bằng vô lượng ngọc báu tạp ma-ni, xung quan treo nhiều tràng phan bá bảo.

    Khi ấy, đức Như Lai ở trên pháp tòa, sắp muốn diễn nói môn tổng trì đà ra ni (5), có vô lương số Bồ Tát ma ha tát câu hội, các vị ấy là: Tổng Trì Vương Bồ Tát, Bảo Vương Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Hoa Nghiêm Bồ Tát, Đại Trang Nghiêm Bồ Tát, Bảo Tạng Bồ Tát, Đức Tạng Bồ Tát, Kim Cang Tạng Bồ Tát, Hư Không Tạng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát (7), Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (8)...

    Mời đọc bản gốc có dịch nghĩa trực tiếp các từ, cụm từ để hiểu rõ hơn về Thần Chú
    https://thuvienhoasen.org/a15195/kinh-dai-bi-tam-da-ra-ni

    Ngoài ra, còn có bài kinh giải thích tường tận cho qúy vị về ý nghĩa Thiên Thủ Thiên Nhãn - NGHÌN TAY NGÌN MẮT VÀ CÁC MẶT của Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn, hay tuyệt.
    https://kinhmatgiao.files.wordpress.com/2014/06/thien-thu-thien-nhan-phap-kinh.pdf

    Bài viết giải nghĩa Thiên Thủ Thiên Nhãn khác cũng rất hay:
    ............

    Người đời thường do lục căn dính mắc với lục trần sanh ra lục thức, và bắt đầu tạo nghiệp, thường là nghiệp chẳng lành. Người tu muốn phát sanh trí tuệ phải nhận rõ nguyên nhân bị cuốn vào sanh tử luân hồi là do sự dính mắc.

    - Nếu mắt thấy sắc, tâm không phê phán đẹp xấu, khỏi bị trói buộc.

    - Nếu tai nghe tiếng, tâm không phê phán, khỏi bị não phiền.

    - Nếu mũi ngửi mùi, tâm không phê phán, khỏi bị bực mình.

    - Nếu lưỡi nếm vị, tâm không phê phán, khỏi tạo nghiệp chướng.

    - Nếu thân xúc chạm, tâm không phê phán, khỏi bị tham đắm.

    - Nếu ý nhớ tưởng, tâm không phê phán, khỏi khởi sân hận, hay luyến tiếc, nhớ thương.

    Tâm không phê phán nghĩa là không dính mắc, không nhiều chuyện, không chạy theo sự suy nghĩ sanh diệt, chứ không phải không nhận thức rõ đẹp xấu, đúng sai, ngon dở.

    Thiền sư Bá Trượng Hoài Hải có dạy: "Tâm và cảnh không dính nhau là giải thoát".
    ..........................................................................
    Đức Phật Thích Ca chứng đắc tam minh: Thiên nhãn minh, Túc mạng minh, Lậu tận minh. Mắt trí tuệ của Ngài thấy được tam thiên đại thiên thế giới, thấy nhân quả trong nhiều đời nhiều kiếp, phá vô minh phiền não chấp ngã chấp pháp không còn sanh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi. Lục đạo là sáu cảnh giới luân hồi mà con người phải đầu thai chuyển kiếp, nếu chưa sạch hết nghiệp chướng, gồm: Thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh.

    Cõi Thiên:
    Sanh về cõi thiên, nơi cực lạc thế gian, hưởng phước báo thiện căn nhiều đời, được giàu sang, đủ ăn đủ mặc, có người hầu hạ, nhà cao cửa rộng, an lạc hạnh phúc.

    Cõi Nhơn:
    Sanh vào cõi người, giàu có nghèo có, ưa thích làm việc phước thiện, cũng có khi tạo nghiệp bất thiện, hưởng phước báo và cũng chịu quả báo đau khổ, sanh, lão, bịnh tử.

    Cõi A Tu La:
    Sanh vào nhà quyền quí, hưởng phước tốt của gia đình, có danh tiếng, có tiền của, tánh tình nóng nảy và kiêu mạn, thích bạo động, có trí thức đời và thông minh, không khéo dễ tạo nghiệp ác.

    Cõi Địa Ngục:
    Sanh vào cõi đau khổ, vì nghiệp ác hại người sâu nặng, bị hành hạ tra tấn ngày đêm, sống không được chết không xong, đau khổ vô cùng.

    Cõi Ngạ Quỉ:
    Sanh vào nơi bất tịnh, vì nghiệp bỏn sẻn, thường bị hãm hại, không chỗ dung thân, luôn đói khát, không có sức tự kiếm ăn, sống nhờ vào lòng tốt của mọi người.

    Cõi Súc Sanh:
    Sanh vào nơi cầm thú, vì nghiệp sát quá nặng mà đọa vào cõi nầy, lúc nào cũng sợ bị giết, sống nơi ẩm thấp rừng sâu nước độc, mang lông đội sừng suốt kiếp.

    Mời bạn đọc tiếp tại bản gốc:

    http://chuaphuclam.vn/index.php?/ph...hin-mat-nghin-tay-cua-bo-tat-quan-the-am.html

    Mời bạn xem Clip về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni - Phim Hoạt Hình Phật Giáo.avi



    Clip này thì bạn có thể hiểu rõ từng câu Thần Chú tương ứng với hình ảnh của Bồ Tát thị hiện



    Chúc quý vị tinh tấn.
     
    Chỉnh sửa cuối: 29 Tháng ba 2017

Chia sẻ trang này