Thập Như Thị - Mười phạm trù: Hiện hữu, Bản tính, Biểu hiện ....

Thảo luận trong 'Những câu truyện Tu hành có thành tựu - Đạt danh hiệu cấp bậc Tâm linh' bắt đầu bởi tutru, 29 Tháng mười 2017.

  1. tutru

    tutru Ban Quản Trị

    Tham gia ngày:
    14 Tháng mười một 2009
    Bài viết:
    513
    Điểm thành tích:
    18
    Giới tính:
    Nam
    THẬP NHƯ THỊ
    Tác Giả: Nikkyò Niwano
    Anh dịch: Kòjirò Miyasaka
    Việt dịch: Cư sĩ Trần Tuấn Mẫn

    ...Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ? Vì Pháp mà đức Phật đã thành tựu là Pháp chủ yếu chưa từng có và khó hiểu. Chỉ có Phật cùng với Phật mới thấu hiểu chân tướng của tất cả các Pháp, tức là mọi hiện hữu có hình thái như thế (như thị tướng), bản tính như thế (như thị tính), biểu hiện như thế (như thị thể), năng lực như thế (như thị lực), hành tác như thế (như thị tác), nguyên nhân như thế (như thị nhân), duyên cớ như thế (như thị duyên), kết quả như thế (như thị quả) báo đáp như thế (như thị báo) và toàn bộ nền tảng rốt ráo như thế (như thị bổn mạt cứu cánh)”.

    ( Nhân Trắc Học tóm tắt đoạn trên: Hiện hữu có hình thái - Bản tính - Biểu hiện - Năng lực - Hành tác - Nguyên nhân - Duyên cớ - Kết quả - Báo đáp - Toàn bộ;

    * Một giải nghĩa tương tự về Mười Pháp “ Tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo, đầu cuối ” đều như vậy, đều Như. Thấy mười pháp ấy đều tướng Như, đó là điều kinh Pháp Hoa nói là tri kiến Phật. Mười pháp ấy là tất cả Hình tướng, sinh thành, chuyển động, tương tác, thời gian (đầu cuối) nhân quả của vũ trụ. Vũ trụ ấy là vũ trụ Như, hay nói theo kinh điển, là Pháp giới Chân Như, Pháp giới Nhất chân. Xem nguồn - Rất hay )

    Mười phạm trù này được gọi là học thuyết Thập Như thị (jù-nyoze) vì chúng gồm mười thuật ngữ đằng trước có từ “như thị”. Học thuyết Thập Như thị là chân lý áp dụng cho tất cả mọi sự vật trong vũ trụ,...(http://thuvienhoasen.org/p17a1486/pham-2-phuong-tien)

    Học thuyết này gồm mười từ mở đầu bằng “như thị”: “như thị tướng” (nyoze sò), “như thị tính” (nyoze shò), “như thị thể” (nyoze tai), “như thị lực” (nyoze-riki), “như thị tác” (nyoze sa), “như thị nhân” (nyoze in), “như thị duyên” (nyoze en), “như thị quả” (nyoze ka), “như thị báo” (nyoze hò), và “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (nyoze hommatsu kukyò-tò).

    Học thuyết này làm hiển lộ chân lý sâu xa nhất về sự hiện hữu của tất cả các sự vật trong vũ trụ, được gọi là nguyên lý về Thực tính của Mọi Hiện hữu (Shohò jussò; chư Pháp thực tính). Khoa học hiện đại đã phân tích các chất thể vật lý đến mức độ các hạt hạ nguyên tử. Nhưng nguyên lý Thực tính của Mọi Hiện hữu cònsâu xa hơn sự phân tích ấy rất nhiều, mở rộng cả đến cõi tâm thức nữa.

    Từ như (nyo) của Hán ngữ nghĩa là chân như (shinnyo), tức là “cái gì hằng cố và bất biến” Như thị (nyoze) nghĩa là “như thế” hay “như vậy” và cũng có nghĩa là “một cách nhất định”, “không hư bại”, hay “không lầm lạc”.

    Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng. Đây gọi là “như thị tướng”. Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là “như thị tính”. Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là “như thị thể”. Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “như thị lực”. Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “như thị tác”. Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, cácchức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượng khác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “như thị nhân”.

    Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó khôngtiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Chẳng hạn, lúc nào cũng có hơi nước trong không khí như là nguyên nhân chủ yếu của sương. Một cơ hội hay điều kiệnnhư thế được gọi là “như thị duyên” (nguyên nhân thứ yếu như thế). Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “như thị quả”.

    Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Ví dụ, kết quả của việc hình thành sương sẽ gây một cảm giác thích thúcho một người ưa cái thể cách sương tạo ra trên các ô kính cửa sổ, trong khi cũng kết quả ấy lại gây một cảm giác bực bội cho một người khác, có những vụ mùa bị hư hại vì sương. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “như thịbáo”.

    Hẳn nên giải thích kỹ hơn về nhân, duyên, quả và báo. Giả như một người nhường chỗ ngồi của anh ta trên tàu cho một bà lão. Trong tâm ý anh, anh sở hữu, như là nhân, cái năng lực mong được tử tế đối với người khác. Khi cái nhân như thế (nguyên nhân chủ yếu) tiếp xúc với một duyên (nguyên nhân thứ yếu), ở đây là sự việc anh ta thấy một bà lão đang lảo đảo trong khi đang cố đứng trên tàu, cái nhân này tạo ra cái kết quả là anh nhường chỗ ngồi cho bà ta. Sau đó anh cảm thấythanh thản và nghĩ rằng “Ta đã làm điều thiện”. Đây là báo (sự báo đáp). Sự báo đáp này phát sinh từ trong tâm người ta hoặc từ bên ngoài. Sự báo đáp đến với ta trước, và đây là sự báo đáp quan trọng nhất.

    Chín như thị nêu trên xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp,con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng cácnhư thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luậtnày. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối).
    Tất cả các pháp kể cả con người, và những liên hệ giữa các pháp với nhau, điều này được thiết lập bởi quy luật gọi là Thực tính của Toàn bộ Hiện hữu (Chư phápthực tính).

    Một trăm cõi nêu trên đây vận hành theo mười cách mà luật Thập Như thị nêu tỏ. Mười nhân một trăm là một ngàn; do đó một trăm cái tâm có một ngàn chức năng.

    (Trích từ sách:
    [​IMG]Đạo Phật Ngày Nay
    Tác Giả: Nikkyò Niwano - Anh dịch: Kòjirò Miyasaka - Bản Dịch Anh ngữ: Buddhism For Today: A modern Interpretation Of The Threefold Lotus Sutra, Kose Publishing Co. Tokyo - Việt dịch Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam TP. HCM ấn hành 1997)


    Nguồn: https://thuvienhoasen.org/a22019/thap-nhu-thi
     

Chia sẻ trang này