Đông y điều trị chứng uất

Thảo luận trong 'Cải mệnh = Hatha Yoga và Dưỡng Sinh Thuận Theo Tự Nhiên' bắt đầu bởi Tử Vi, 11 Tháng sáu 2007.

  1. Tử Vi

    Tử Vi New Member

    Tham gia ngày:
    22 Tháng bảy 2006
    Bài viết:
    427
    Điểm thành tích:
    0
    Uất là tên chung cho loại bệnh chứng có nguyên nhân là tính khí uất kết làm cho khí cơ uất trệ, rồi lần lượt đến thấp, đờm, nhiệt, huyết, thực uất. Khí uất còn có thể thương âm. Sách xưa đã ghi: Bắt đầu là thương khí, rồi đến thương huyết, cuối cùng thành hư lao. Đây là bệnh hay gặp, nhất là ở phụ nữ và những người hay thắc mắc, hay suy nghĩ.
    [​IMG]Bạch thược.
    Chu Đan Khê cho là “nếu khí huyết xung hòa, thì không thể sinh bệnh, song nếu có uất thì có thể sinh ra mọi bệnh”. Khi có uất ức, bực tức, khí cơ bị rối loạn, can sẽ mất sự điều đạt và can khí sẽ uất lại. Khí uất lâu có thể hóa hỏa gây hỏa uất. Khí là soái của huyết, khí uất có thể gây huyết uất. Khi có suy tư, thắc mắc nhiều thì can khí sẽ khắc tỳ, tỳ bị khắc thì khả năng kiện vận sẽ giảm sút và sinh đờm thấp. Khi đó đờm và khí cùng kết uất lại thành đờm khí uất kết. Khi thấp trọc không hóa được, thì thức ăn không được tiêu hóa tốt, ứ trệ gây thực trệ và dẫn đến thực uất. Đờm thấp uất lâu cũng dễ hóa nhiệt. Khi bị uất lâu sự thăng giáng của khí không thông lợi, tỳ mất kiện vận, việc sinh sản ra khí huyết sẽ giảm, làm cho tâm tỳ hư. Còn khi uất đã hóa hỏa thì có thể làm tổn thương âm huyết, tức là tổn thương can thận. Như vậy khi khí uất dẫn đến thấp đờm uất, huyết uất, thực tích thì còn là chứng thực. Song khi bệnh lâu sẽ dẫn đến tỳ hư, tâm hư, can thận hư. Bệnh tình sẽ phức tạp hơn lên.
    Trong điều trị, điểm tương đồng giữa các chứng uất là dùng thuốc tân khổ, lương nhuận, tuyên thông, song điều quan trọng là phải khuyên nhủ và để người bệnh tự giải quyết các phiền uất của mình, có làm được như vậy thuốc mới phát huy được tác dụng.
    Các bệnh suy nhược thần kinh, rối loạn mãn kinh và stress thời công nghiệp nằm trong phạm trù chứng uất của Đông y; cách điều trị các thể bệnh như sau:
    Can khí uất kết
    Biểu hiện: Tình chí uất ức, tâm thần không ổn định, ngực căng tức, hay thở dài, bụng trên trướng, ợ hơi, ợ chua, hoặc đau đầu, hoặc đại tiện thất thường, mạch huyền.
    Phép điều trị: Sơ can lý khí.
    Bài 1: Cam thảo 6g, chỉ thực 6g, sài hồ 6g, thược dược 9g, hương phụ chế 4g, uất kim 4g, thanh bì 3g.
    Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần.
    Cam thảo để ích khí kiện tỳ, sài hồ để thâu tà sơ uất, chỉ thực để hành khí, phá kết (sài hồ đi lên, chỉ thực đi xuống cùng để điều khí) thược dược để ích âm, dưỡng huyết, các vị hương phụ, uất kim và thanh bì để lý khí giải uất.
    Bài 2: Xuyên khung 12g, bạch thược 12g, đương quy 16g, hồng hoa 8g, thục địa 12g, đào nhân 8g, táo nhân 10g.
    Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần.
    Bài 3: Trần bì 6g, sài hồ 6g, xuyên khung 4g, hương phụ chế 4g, chỉ xác 4g, thược dược 4g, cam thảo 2g.
    Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
    Chỉ xác, trần bì, xuyên khung, hương phụ để tăng sơ can hành khí, hòa huyết, chỉ thống. Phương này chữa khí trệ huyết ứ, song khí trệ là chính.
    Bài 4: Sài hồ 30g, đương quy 30g, bạch thược 30g, bạch truật 30g, phục linh 30g, cam thảo 16g. Tất cả các vị tán mịn, sấy khô, mỗi lần dùng 8g bột trên bọc vào vải xô cho thêm 1g gừng tươi và 2g bạc hà đổ 400ml nước sắc còn 300ml uống trong ngày.
    Sài hồ để sơ can giải uất, đương quy, bạch thược để dưỡng huyết nhu can. Bạch truật, phục linh để kiện tỳ trừ thấp, để phục hồi chức năng vận hóa của tỳ, cam thảo để ích khí bổ trung hoãn can, gừng tươi để ôn hòa vị trung, bạc hà để tán can uất.
    Khí uất hóa hỏa
    [​IMG]Sài hồ.
    Biểu hiện: Đau đầu từng cơn do hỏa bốc, mồm khô đắng, cáu gắt, đau cạnh sườn, phiền khát mệt mỏi, đau bụng, kinh nguyệt không đều (nữ), lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền sác.
    Phép điều trị: Tả uất hỏa.
    Bài 1: Thương truật 20g, hương phụ chế 8g, xuyên khung 16g, thần khúc 20g, chi tử 20g, tất cả sấy khô, tán mịn làm hoàn với mật ong mỗi viên 2g, ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.
    Hương phụ để hành khí giải uất chữa khí uất, xuyên khung để hoạt huyết khử ứ, chữa huyết uất, chi tử để thanh nhiệt tả hỏa chữa hỏa uất, thương truật để táo thấp, vận tỳ chữa thấp uất, thần khúc để tiêu thực đạo trệ chữa thực uất.
    Bài 2: Hoàng liên 150g, ngô thù du 30g. Hai vị sấy khô, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia làm 2 lần.
    Hoàng liên (khổ hàn) để tả hỏa, ngô thù du (tân nhiệt) để vào can giáng nghịch làm cho can vị điều hòa.
    Đờm khí uất kết
    Biểu hiện: Có cảm giác vướng ở cổ họng khạc không ra, nuốt không xuống (mai hạch khí- dị cảm), ngực đầy không khoan khoái, mạch huyền hoạt.
    Phép điều trị: Lợi khí hóa đờm hoặc sơ uất hóa đờm.
    Bài 1: Bán hạ chế 4g, hậu phác 12g, phục linh 16g, sinh khương 20g, tô diệp 6g.
    Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia 2 lần.
    Bán hạ để hóa đờm tán kết, giáng nghịch hòa vị, hậu phác để hạ khí trừ mãn giúp bán hạ để tán kết giáng nghịch, phục linh để thảm thấp, sinh khương để hòa vị, chỉ ẩu, tán kết, tô diệp để lý phế khai uất.
    Bài 2: Bán hạ chế 8g, trúc nhự 60g, chỉ thực 60g, trần bì 90g, phục linh 40g, cam thảo 40g, đại táo 20g.
    Tất cả các vị sấy khô, tán bột mịn.
    Cách dùng: Mỗi ngày dùng 16g bột trên cho vào túi vải khô, cộng thêm 2g gừng tươi và 1 quả táo. Cho 400ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, chia 2 lần uống trong ngày.
    Bán hạ để giáng nghịch hòa vị, táo thấp hóa đàm, trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm, chỉ nôn trừ phiền, chỉ thực để hành khí tiêu đờm, trần bì để lý khí táo thấp, phục linh để kiện tỳ trừ thấp, đại táo, cam thảo để ích tỳ hòa vị điều hòa các vị thuốc.
    Tâm tỳ đều hư
    Biểu hiện: Hay suy nghĩ căng thẳng (làm tỳ tổn thương), ăn ít, người mệt mỏi, đại tiện thất thường, tim đập hồi hộp hay quên, ngủ ít, lưỡi bệch, mạch tế nhược.
    Phép điều trị: Bổ ích tâm tỳ (kiện tỳ dưỡng tâm)
    Bạch truật 32g, phục thần 10g, hoàng kỳ 32g, long nhãn 32g, toan táo nhân 32g, nhân sâm 16g, mộc hương 16g, cam thảo chích 8g, đương quy 6g, viễn chí 6g. Tất cả các vị sấy khô, tán bột mịn làm hoàn với mật ong, mỗi viên 2g, ngày uống 8 viên chia 2 lần uống lúc đói.
    Uất lâu thương thần
    Biểu hiện: Buồn rầu bi ai, hay khóc, hay hoảng hốt, hay thở dài, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch huyền tế. Đó là do khí cơ bị trở ngại, dinh huyết đến nuôi tâm thần không đủ gây nên.
    Phép điều trị: Dưỡng tâm an thần.
    Cam thảo 12g, tiểu mạch 16g, đại táo 5-7 quả.
    Cách dùng: Cho 800ml nước sắc còn 200ml, sắc 2 lần, ngày uống 1 thang chia làm 2 lần.
    ( Sức Khỏe Đời Sống)
     

Chia sẻ trang này